21/12/2019

Tản mạn về Anh hùng




Tôi thế hệ 6x chắc giống nhiều người trước và đến thế hệ 7x hoặc cả lớp trẻ sau này đều đọc và thích rồi ngưỡng mộ các nhân vật trong các tác phẩm văn học Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Thuyết Đường, Thủy hử vv... với các nhân vật như Hàn Tín, Hạng Vũ, Khổng Minh, Chu Du, Quan Công, và vô số  các anh hùng khác.

Mình thấy Trung Hoa là cái nôi sản sinh không ngừng các danh tướng kiệt xuất của nhân loại.

Nhưng, lùi xa một chút, có một cảm giác không hẳn là ổn. Lịch sử Trung Hoa chứa đựng một quá trình chiến đấu không ngừng với các bộ lạc phương Bắc. Và xem ra, họ không mấy thành công. Để tiện so sánh, tính từ thế kỷ 10 khi Việt Nam giành độc lập cho đến thời cận đại, Trung quốc trải qua bốn triều đại phong kiến Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Hai trong số đó (Nguyên và Thanh) được lâp ra qua sự xâm lược của người Mông cổ và người Mãn, các bộ tộc phương Bắc có dân số kém Trung quốc mấy chục lần. Dưới triều đại nhà Tống, Trung quốc cũng có đến quá nửa thời gian khốn đốn đối phó với các cuộc xâm lược của Liêu và Nữ Chân, và chịu mất một nửa lãnh thổ cho đến khi bị diệt vong. Trong cùng thời gian đó, người Việt chỉ có chừng 20 năm mất tự chủ sau khi nhà Hồ bị đánh bại.

Vậy trong thời gian rất dài đó, các tướng như vậy ở Trung Hoa kiệt xuất ở đâu ?

Nếu để ý, các nhân vật lỗi lạc được nêu ở trên, và phần lớn các tướng Trung Hoa oai phong mà các bạn biết, đều là anh hùng của các cuộc nội chiến.

Không lẽ Trung quốc không sản sinh ra một đội ngũ đông đảo các tướng lĩnh ngang tầm trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, diễn ra trong một quá trình rất dài ? Hay đơn giản là các viên tướng của những kẻ xâm lược đã xuất sắc hơn họ ?

Lan man thêm một chút, Trung Hoa là nước có chữ viết rất sớm. Các sự kiện, hay truyền thuyết, được ghi lại rất chi tiết. Các ghi chép công phu cùng số lượng không nhỏ các truyền thuyết về một nhân vật nôi tiếng là nguyên liệu dồi dào cho các nhà văn. Tầm vóc của các bác tướng Trung Hoa chắc phải cảm ơn rất nhiều ngòi bút siêu việt của các nhà văn đồng hương.

Trong một ví dụ tiêu biếu, ta thử phân tích sự nghiệp của Khổng Minh, có thể nói là một soái được nhắc tới nhiều nhất như một quân sư đại tài trong lịch sử Trung quốc.

Không nghi ngờ gì, Khổng Minh là môt người thông minh và có kiến thức cao trong rất nhiều lĩnh vực, liêm khiết và tận tâm với nhiệm vụ. Nhưng thiên tài quân sự của ông phần nhiều được tưởng tượng ra bởi La quán Trung, tác giả tiểu thuyết Tam quốc có ảnh hưởng rất sâu rộng trong văn học sử và cả đời sống hàng ngày.

Các mưu mẹo tuyệt vời của Khổng Minh được viết đến cực nhiều trong Tam quốc, và vô số sách “ăn theo” sau đó (Tam quôc ngoại truyện, vvv). Nhưng nếu đọc kỹ, rất khó có thể phân biệt giữa truyền thuyết và sự thật, và khá nhiều chi tiết mang tính thần thánh hoá, cho trẻ con đọc cho vui (chẳng hạn Thạch trận đồ). Để khách quan, ta sẽ dựa vào các nét lớn được lich sử ghi nhận mà thôi.

Công bằng mà nói, viên tướng xuất sắc nhất trong quân Thục, chính là Lưu Bị. Hai chiến dịch thành công lớn, lấy Đông Xuyên và Tây Xuyên, đều do ông trực tiếp chỉ huy, với tham mưu là Pháp Chính, Bàng Thống, chứ không phải Khổng Minh.

Khi Lưu Bị lên ngôi, Pháp Chính là ngừoi nắm quyền cao nhất. Nguỵ Diên được làm thái thú Hán Trung, vị trí quan trọng sau Thành đô, cũng nhờ công lao của ông ta trong hai chiến dịch trên.

Sau khi Lưu Bị mất, các chiến dịch do Khổng Minh chỉ huy chống lại nước Nguỵ, mặc dầu được tả hết sức hấp dẫn với nhiều mưu mẹo tuyệt vời làm mọi người thích mê, đã không thu được lợi ích gì nhiều.

Quân Thục dưới quyền Khổng Minh chưa bao giờ tiến sâu được vào nước Nguỵ, và sau 6 lần xuất quân, đường biên giới hai nước gần như không thay đổi. Trong toàn bộ cuộc chiến, trận đánh lớn nhất ở Nhai Đình, quân Thục thua và thiệt hại rất nặng.

Trong khi đó, Hàn Toại và Mã Siêu, trước đó không lâu, đã chiếm được Tràng An, thành phố trung tâm về phía Tây của nhà Nguỵ, môt cách tương đối dễ dàng.

Chíến dịch thành công nhất của Khổng Minh là cuộc chinh phục các bộ tộc phương nam (bình Mạnh Hoạch). Các chi tiết được La quán Trung mô tả rất ly kỳ, nhưng đã được đẩy cao lên quá tầm quan trọng của chúng.

 Đây là lần đầu tiên Khổng Minh trực tiếp cầm một đạo quân lớn, và để chắc ăn, ông mang theo ba viên tướng giỏi nhất lúc đó của nhà Thục là Triệu Vân, Nguy Diên và Mã Đại, mà có lẽ bất kỳ ai trong số họ cũng đủ sức điều khiển toàn bộ chiến dịch thành công.

Vài năm trước đó, Tào Chương (con trai Tào Tháo) bình đinh bộ lạc Ô Hoàn ở miền Bắc, một nhiệm vụ không kém khó khăn, mà không dùng bất kỳ đại tướng nào của bố.

Khổng Minh chọn Khương Duy, học trò cưng của mình, làm người kế nghiệp về mặt quân sự. Kế tục sự nghiệp của thầy, Khương Duy tiếp tục tấn công nước Nguỵ. Các cuộc ra quân liên miên này không mang lại ích lợi gi đáng kể , và đã làm nước Thục kiệt quệ về mặt kinh tế, dẫn tới sự sụp đổ chỉ 30 năm sau khi Khổng Minh mất.

Một nhân vật Việt Nam có hoàn cảnh tương tự như Khổng Minh là Đào Duy Từ. Trong thời ông (thế kỷ 17), bối cảnh Việt Nam khá giống thời Tam Quốc.

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Đào Duy Từ (chữ Hán: 陶維慈1572-7/12/1634) là nhà quân sựnhà thơ[1] và nhà văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong. Vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.[2])

Chúa Trịnh lập vua Lê lên ngôi, nhưng giữ hết quyền hành. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng, xây dựng căn cứ phía Nam. Ngoài Bắc con cháu nhà Mạc vẫn giữ Cao Bằng.

Đến lúc Đào Duy Từ lên nắm quyền (1627), nhà Mạc đã về hàng chúa Trịnh, Trịnh Tráng quyết tâm bình định phương Nam. Thế lực họ Trịnh hơn họ Nguyễn nhiều lần. Về qui mô, số dân Đàng trong và Thục có lẽ cũng xấp xỉ nhau (nươc Thục thời Tam quốc có chừng 1 triệu dân).

Giống Khổng Minh, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn tin dùng, cất nhắc từ thư sinh lên làm tể tướng. Ông chấp chính, đắp luỹ để phòng thủ. Đàng Trong lực lượng mỏng hơn nhưng nhờ chiến luỹ chắc chắn chặn được biết tiến của chúa Trịnh, quân dân không bị tổn hại nhiều. Ông không Bắc tiến, mà chủ trương Nam tiến khai khẩn bờ cõi, cùng lúc giúp chúa Nguyễn xây dựng được đinh chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng cho một thể chế lâu dài.

Đào Duy Từ cầm quyền vỏn vẹn 8 năm, mà đặt được nền móng 100 năm cho cơ nghiêp của các chúa Nguyễn, được nối tiếp thêm bởi các vua nhà Nguyễn sau đó, tồng cộng hơn 300 năm.

Những người được ông tiến cử như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến chẳng những giữ được thế cân bằng về quân sự với Đàng Ngoài, mà còn góp phần quyết định cho cuộc khai khẩn phương Nam của người Viêt. Con trai của Nguyễn Hữu Dật là Nguyễn Hữu Cảnh là người xác định chủ quyền của người Việt tại Sài gòn-Gia Định.

Đến đời Nguyễn Ánh, Đàng Trong và Đàng Ngoài đã có dân số xấp xỉ nhau. Sự trù phú của đất phương Nam và ảnh hưởng của các chúa Nguyễn ở đây là yếu tố quyết định giúp ông thống nhất được Viêt Nam sau một cuộc nội chiến dai dẳng. Về sự nghiệp mà nói, có thể nói Đào Duy Từ đã thành công hơn người đồng nghiệp phương Bắc Khổng Minh rất nhiều.

Như vậy, đọc internet và sách báo Lịch sử Ta tôi mới Ngộ ra là thần tượng vốn dĩ tồn tại chỉ do Ta không chịu khó đọc sách và suy nghĩ mà thôi.

Nước Việt nhỏ nhưng Anh Hùng đâu ít … Xa như dưới thới Bắc thuộc không có tài liệu và sách nhưng sau thới đó thì sao ?... và cả nay nữa ?

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét