26/01/2021

20 món đồ phụ nữ trung niên cần tránh

 Trích từ https://womentales.com/



Giờ đây, ra đường bạn dễ dàng bắt gặp một người phụ nữ ăn vận không phù hợp với tuổi tác. Bạn có thể gặp những người này trên đường đi ăn trưa hoặc ngay giữa những trung tâm thương mại sang trọng.

Một số phụ nữ tìm được niềm vui trong thời trang nhưng nhiều người khác thì lại thấy đó là không cần thiết.

Một số phụ nữ rất giỏi trong việc phối đồ, một số khác lại không. Chắc chắn rằng có những phụ nữ tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn có thân hình đẹp và muốn bắt kịp những xu hướng dành cho các cô gái trẻ.

Câu hỏi đặt ra là họ có nên làm như thế không?

Dưới đây là một số lời khuyên về những mẫu quần áo mà phụ nữ trung niên không nên mặc.

1. Áo phông in chữ

Chắc chắn rằng chúng rất thu hút và bạn thường thấy người nổi tiếng mặc những món đồ này nhưng nếu bạn ở độ tuổi bốn mươi, có lẽ bạn chỉ nên chọn một chiếc áo phông trơn bằng vải cotton loại tốt mà bạn có thể mặc kể cả khi cần lịch sự cũng như khi cần ăn vận thoải mái.

Những chiếc áo phông in thông điệp vốn được lăng – xê bởi giới nghệ sĩ trẻ nổi loạn nhưng ban đầu đây là cách để họ thể hiện bản thân, mà thực ra, chủ yếu là để bày tỏ sự thất vọng của họ.

Bạn muốn có một vẻ ngoài lịch sự?

Hãy nhớ rằng áo phông in chữ không phù hợp với mong muốn của bạn.

2. Quần Jean theo mốt

Khi bạn đến một độ tuổi nhất định, một vài mẫu quần áo phong cách denim sẽ không còn dành cho bạn.

Nếu quần jean của bạn có các miếng vá, vài chỗ rách hay hình thêu hoặc cạp trễ thì đó là quá nhiều đối với một phụ nữ lớn tuổi.

Bạn sẽ chỉ trông lạc lõng khi bước xuống phố với những chiếc quần như vậy hoặc thậm chí có vẻ như bạn đang cố gắng níu kéo tuổi thanh xuân của mình một cách vô ích. Thay vào đó, hãy chọn những màu sắc an toàn hơn và những đường cắt đơn giản hơn.

3. Quần áo không vừa hoặc không giữ phom dáng

Bạn nên tránh bất cứ thứ gì quá chật hoặc quá rộng.

Điều chỉnh phần hông váy bút chì để vừa với bạn hoặc cố định phần gấu váy sẽ giúp bạn trông thanh lịch hơn vì khi đó trông bạn sẽ chỉn chu hơn.

Quần áo bó sát chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu và trông không thoải mái. Người khác sẽ nhìn bạn chằm chằm khi bộ quần áo bạn mặc khiến bạn thậm chí không thể đi đứng bình thường.

Hãy lưu ý về size quần áo và chỉ mua những thứ vừa vặn với mình.

4. Giày hóa trang

Tất cả mọi người, hoặc hầu hết mọi người, đều hối tiếc khi mua những đôi giày không sử dụng được thường xuyên.

Nói cách khác, bạn không nên mua những đôi giày chỉ đi được vào một vài dịp hiếm hoi. Ví dụ như giày cao gót đế đúp, giày nhựa trong suốt hoặc là một đôi cao gót 15cm mà bạn biết rằng mình không thể đi quá xa.

Nếu bạn đã lớn tuổi, hãy tránh xa những đôi giày hóa trang hoặc theo mốt này hoặc chí ít cũng giảm bớt sự điệu đà của nó đôi chút.

Tốt hơn hết là nên đi những đôi giày thoải mái nhưng vẫn trông sang trọng, chọn những đôi có gót vuông có thể giúp bạn cảm thấy chắc chắn hơn.

Hãy nhớ rằng khi chúng ta già đi, lớp đệm mỡ có tác dụng nâng đỡ bàn chân sẽ mất dần đi.

5. Chân váy siêu ngắn

Tôi chắc rằng bạn đã từng thấy một số phụ nữ lớn tuổi mặc những chiếc váy ngắn cũn cỡn như ca sĩ Madonna phải không?

Vấn đề là nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh bạn mặc nữa. Cô ấy có thể mặc chúng trên sân khấu nhưng thành thật mà nói, một người phụ nữ lớn tuổi sẽ trông rất kỳ cục khi mặc một chiếc váy ngắn đi đi lại lại.

Làm thế nào để vừa có một chút quyến rũ mà vẫn sang trọng?

Một chiếc váy bút chì chẳng hạn. Nó sẽ cho phép bạn thể hiện vừa đủ. Bạn chỉ cần tránh bất cứ món đồ nào cao hơn đầu gối từ 10cm trở lên.

6. Áo hai dây trắng bó sát

Chúng ta đang sống trong thời đại mà những người nổi tiếng luôn mặc những thứ phù hợp với các cô gái trẻ, kể cả khi họ đã lớn tuổi.

Đừng để bị lừa mà mặc thử những trang phục đó.

Ví dụ, nếu bạn ở độ tuổi bốn mươi, hãy tránh mặc những chiếc áo hai dây màu trắng, bó sát. Thay vào đó, hãy chọn một chiếc áo thun cổ tròn từ một thương hiệu uy tín. Nó vẫn sẽ giúp bạn khoe được vóc dáng một cách phù hợp.

7. Những món đồ hở hang

Nếu bạn là một người phụ nữ đứng tuổi, bạn không cần phải khoe cơ thể quá nhiều vì đôi khi, hở một chút thôi là đủ. Hãy để việc mặc hở hang quá mức đó cho các cô gái trẻ.

Bạn luôn có thể chọn một chiếc áo cánh đẹp, chỉ cần thả một vài khuy áo và thế là xong. Bạn sẽ trông quyến rũ nhưng sang trọng theo cách đó.

8. Phụ kiện cho tóc

Những chiếc dây buộc tóc bằng vải có họa tiết hoa, những chiếc kẹp hình con bướm nhỏ hoặc quả chuối dễ thương và những phụ kiện tóc kỳ dị khác không phù hợp với một phụ nữ đã trưởng thành. Chúng sẽ khiến bạn trông rất lố bịch.

Tại sao một người phụ nữ trưởng thành lại cài lên tóc những thứ mà đứa con gái năm tuổi của họ cũng dùng?

Chắc chắn là bạn không muốn bị chú ý theo cách đó. Hãy chọn phụ kiện cho tóc thật tinh tế.

9. Túi xách quá nhiều họa tiết

Không có gì lạ khi dạo quanh và thấy những cô gái trẻ hoặc những người nổi tiếng trên TV với những chiếc túi lớn nổi bật được trang trí sặc sỡ.

Bạn nên tránh xa chúng. Chắc hẳn bạn không muốn xuất hiện với một chiếc túi có gắn chuông và còi. Đôi khi, đơn giản là tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng không nên đeo một chiếc túi ngoại cỡ.

Hãy chọn một chiếc túi có thể chứa những vật dụng cơ bản chứ không phải chứa cả thế giới.

10. Đồ lót rẻ tiền và xấu xí

Nhiều phụ nữ không biết chính xác kích cỡ đồ lót phù hợp với họ, đặc biệt là đối với áo ngực.

Khi tuổi tác tăng lên, ngực bắt đầu chảy xệ và việc sử dụng áo lót chất lượng tốt trở nên vô cùng quan trọng.

Đừng thỏa hiệp về điều này.

Hãy nhớ rằng, tiền nào của nấy. Đôi khi, các cô gái có thể bỏ qua việc mua những chiếc áo lót cơ bản nhưng phụ nữ lớn tuổi thì không nên làm như vậy.

Tránh xa dây áo ngực có màu hoặc quá lộ liễu và nếu được thì nên mặc quần lót không đường viền.

11. Phụ kiện rối rắm

Mặc dù các phụ kiện mang phong cách Gothic như thắt lưng đính đá, hoa tai nhựa và các loại phụ kiện to bản khác có vẻ “ngầu”, nhưng chúng lại chỉ dành cho độ tuổi nhất định.

Bạn sẽ không muốn mình trông như một người vừa càn quét một bữa tiệc qua đêm.

Đừng kết hợp quá nhiều xu hướng khi sử dụng phụ kiện.

Nếu bạn tham gia một hoạt động nào đó sôi nổi, chỉ cần một thứ mà thôi. Có thể là một chiếc khăn choàng hoặc vòng đeo tay nhưng đủ sức làm lu mờ những thứ khác.

12. Áo ống

Những thứ này hoàn toàn không phù hợp cho phụ nữ lớn tuổi. Chúng có thể trông rất hợp thời khi bạn mười tám tuổi nhưng thành thật mà nói, chúng không hỗ trợ nhiều cho phần thân trên.

Chúng gần như chẳng có tác dụng gì với bộ ngực.

Lời khuyên cho bạn là hãy chọn một bộ bodysuit đẹp có tác dụng định hình. Bạn cứ thử xem, sẽ rất thoải mái và giúp bạn tự tin hơn.

13. Quần short siêu ngắn

Bạn có thể có đôi chân đẹp nhất thế giới nhưng đừng bước ra ngoài khi mặc quần short quá ngắn. Chỉ vì bạn có dáng đẹp không có nghĩa là bạn nên tiếp tục mặc kiểu quần như vậy.

Thực sự sẽ rất là phản cảm khi để lộ vòng ba của mình.

Hãy chọn thứ gì đó lịch sự hơn để mặc.

14. Dép xỏ ngón đế xuồng

Chúng có thể giúp “ăn gian” chiều cao nhưng chúng không giúp bạn trở nên sành điệu, thậm chí chúng còn không thoải mái. Chúng thường trông rất thô và cục mịch.

Nếu bạn muốn tăng thêm vài cen-ti-mét chiều cao, hãy tìm một đôi giày đế xuồng thoải mái hoặc đi một đôi sandal. Chúng đẹp và phù hợp hơn nhiều.

15. Quần tất diêm dúa

Mặc dù chúng có thể trông rất thời trang hoặc bắt mắt ở một độ tuổi nhất định, nhưng bạn đừng nên mặc chúng khi đã qua giai đoạn đấy.

Sự lựa chọn đúng đắn cho bạn là những loại quần tất trơn hoặc ít trang trí, ít họa tiết nếu bạn thực sự thích mặc thêm thứ gì đó bên trong.

Quần tất sẽ giúp đôi chân bạn trông sang trọng và dài hơn; ngoài ra, chúng sẽ giúp giữ ấm trong những ngày lạnh.

16. Những món đồ dùng được hai mặt

Mặc dù chúng tôi đánh giá những bộ đồ như vậy có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian giặt giũ, nhưng sự thật là, đến một độ tuổi nhất định, những bộ đồ này trở nên quá sến đối với phụ nữ trưởng thành.

Đừng lười biếng. Chỉ cần mua một món đồ bình thường mà bạn có thể kết hợp với hầu hết mọi thứ trong tủ quần áo của mình.

Một món đồ linh hoạt là thứ bạn cần chứ không phải những món đồ mà bạn có thể dễ dàng lộn từ trong ra ngoài.

17. Chân váy công chúa (váy tutu)

Chúng tôi biết váy tutu rất xinh xắn, dễ thương.

Những thứ này có thể khiến người mặc trông như một nàng công chúa, đó cũng là lý do giải thích tại sao chúng rất phù hợp cho các bé gái.

Tuy nhiên, phụ nữ có tuổi nên tránh xa chúng, nếu không muốn bị người khác tưởng rằng họ đang ở một bữa tiệc hóa trang.

Thay vào đó, bạn nên mặc một chiếc váy chữ A vừa vặn, như thế trông bạn sẽ vẫn đẹp, phù hợp với lứa tuổi và sang trọng.

18. Giày thể thao rách tả tơi

Mặc dù thế hệ trẻ có nhiều cách làm cho những đôi giày thể thao rách trở nên hay ho, nhưng là một phụ nữ lớn tuổi, bạn nên tránh chúng. Chúng sẽ chỉ làm cho bạn trông “dị hợm”.

Nếu bạn có một đôi giày thể thao đã gắn bó với bạn đến mòn cả đế, có lẽ đã đến lúc bạn tự thưởng cho mình một đôi giày mới với kiểu dáng đẹp.

Mẹo nhỏ, một đôi giày màu trắng sẽ giúp bạn phối đồ rất linh hoạt .

19. Những món đồ thời sinh viên

Bạn có thể giữ chúng để lưu giữ những kỉ niệm về thời sinh viên sôi nổi nhưng đừng giữ chúng với ý định để mặc, đặc biệt nếu thời đi học đã qua lâu rồi.

Hãy tìm những chiếc áo hiện đại hơn và phù hợp với lứa tuổi.

Mục tiêu không phải là để trông trẻ, cũng không phải là để trông trẻ mãi không già. Khi thanh xuân đã qua, hãy học cách chấp nhận nó.

20. Băng đô mới lạ

Nhược điểm của băng đô là một số người cho rằng chúng chỉ là phụ kiện còn một số khác lại cho rằng đó là một phần của trang phục.

Khi bạn lớn tuổi, bạn không muốn mang trên người những thứ có thể bị hiểu nhầm là một phần của trang phục. Vì thế hãy loại bỏ chúng và tìm vài món phụ kiện cho mái tóc sang trọng hơn, chẳng hạn như một chiếc khăn lụa thật đẹp mà bạn có thể thắt theo nhiều cách khác nhau.

 

16/01/2021

Bài tập mở khớp vai

 








Nội các Trần Trọng Kim

   Mình thích lịch s và văn hiến Việt Nam nên đã đọc nhiều sách và tài liệu v chủ đ này, trong đó có cuốn “Việt Nam sợc” của ông Trần Trọng Kim. Tìm hiểu v ông qua báo Nhân dân, Viện bảo tàng Lịch s Việt Nam và Wikipedia… nên mạo muội gửi tới các bạn 1 giai đoạn ngắn của lịch s Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

   Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam.   

   Một chính phủ được thành lập trong bối cảnh lịch sử như chính phủ Trần Trọng Kim, thông thường dễ bị coi là thân Nhật, là tay sai Nhật. Và thực tế đã bị coi như vậy. Giáo sư Đinh Xuân Lâm có viết: "Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh… Họ đều là giáo sư, luật gia, nhà báo, chưa hề dính líu với bộ máy quan trường, trước đó lại có nhiều hoạt động thể hiện có tư tưởng yêu nước, có tinh thần dân tộc, nên được nhiều người ngưỡng mộ…".

   Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.

Theo tác giả Lê Mạnh Hùng, với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chính đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà Chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc giành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Tuy nhiên, trong tình huống Đông Dương vào năm cuối của Thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Chương trình chính phủ theo lời nói của ông Hoàng Xuân Hãn là làm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi Thế chiến thứ hai chấm dứt.

Trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất Nam kỳ vào đất nước Việt Nam; và thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Hành chính được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lĩnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty của người Trung Hoa.

Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.

Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Vũ Trọng Khánh, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.

Thứ tự

Chức vụ

Tên

Nghề nghiệp

Chức vụ sau cùng

1

Nội các Tổng trưởng

Trần Trọng Kim

Giáo sư sử học

2

Phó Nội các Tổng trưởng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao

Trần Văn Chương

Luật sư

Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ.

3

Bộ trưởng Nội vụ

Trần Đình Nam

Bác sĩ

Niên trưởng Giám sát Viện Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam

4

Bộ trưởng Tư pháp

Trịnh Đình Thảo

Luật sư

Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

5

Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ

Hoàng Xuân Hãn

Thạc sĩ Toán

6

Bộ trưởng Tài chính

Vũ Văn Hiền

Luật sư

7

Bộ trưởng Thanh niên

Phan Anh

Luật sư

Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Phó chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8

Bộ trưởng Công chính

Lưu Văn Lang

Kỹ sư

9

Bộ trưởng Y tế và Cứu tế

Vũ Ngọc Anh

Bác sĩ

tử thương vì máy bay Đồng Minh oanh tạc 23 tháng 7/945

10

Bộ trưởng Kinh tế

Hồ Tá Khanh

Bác sĩ

11

Bộ trưởng Tiếp tế

Nguyễn Hữu Thí

Cựu y sĩ

*

Khâm sai Bắc Bộ

Phan Kế Toại

Tổng đốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*

Khâm sai Nam bộ

Nguyễn Văn Sâm


*

Đốc lý Hà Nội

Trần Văn Lai

Bác sĩ

Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính TP Hà Nội

*

Tổng đốc Nghệ An

Đặng Văn Hướng

phó bảng

Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*

Đốc lý Hải Phòng

Vũ Trọng Khánh

Luật sư

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*

Đô trưởng Sài Gòn

Kha Vạng Cân

Kỹ sư

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam

Đây là tên nước 'ước mơ' của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.

Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.

Được Nhật Bản trao trả 'độc lập', vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.

Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.

Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.

Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.

Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.

2. Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục

Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.

Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.

Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.

Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.

3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ

Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.

Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.

Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).

Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.

Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.

Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.

Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.

Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận - cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ - mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.

4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập

Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận - bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật - Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp.

Sau khi trao quyền lại cho chính phủ Cách mạng Việt Minh, cựu hoàng Bảo Đại khi đó ngoài 30 tuổi, giữ chức Cố vấn tối cao một thời gian với cái tên công dân Vĩnh Thụy

Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.

Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.

Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.

Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.

Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, cựu hoàng Bảo Đại đã viết:

"Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.

Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân."

Đặc biệt, theo lời cựu hoàng, "Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả."

Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.

Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.

5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng

Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.

Nội các này đã tan rã trong làn sóng cách mạng nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.

Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.

Được biết cựu hoàng Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.

Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam rút lui để cũng khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang Cách mạng và cộng hòa

Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.

Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.