29/06/2023

Bật lửa Zippo Replica 1941

 

Zippo là một trong những thương hiệu nổi tiếng và lâu đời của Mỹ, thành lập năm 1932. Qua 91 năm phát triển, hãng có mặt ở hơn 160 quốc gia, vượt mốc 600 triệu bật lửa ra đời. Zippo có mặt tại chính thức tại thị trường Việt Nam từ năm 1999 với tên Zippo Việt Nam.

Năm 1941 do nguồn nhiên liệu khan hiếm, hãng Zippo đã quyết định ngừng cung cấp bật lửa ra thị trường mà chỉ tập trung sản xuất để phục vụ riêng cho quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ lúc này đang tham gia vào cuộc chiến tranh gay gắt. Chính vì được sinh ra từ hoàn cảnh đặc biệt này cho nên bật lửa Zippo 1941 được mệnh danh là: nồi đồng, cối đá. Không chỉ sở hữu độ bền siêu khủng mà những họa tiết hoa văn được trang trí trên chiếc bật lửa cũng vô cùng tinh tế.

Zippo 1941 là một dòng Zippo khá cổ điển vừa tinh tế lại vừa mang ý nghĩa về lịch sử cho nên ai cũng mong muốn được sở hữu. Khi chiến tranh kết thúc đã có rất nhiều người đi tìm kiếm dòng zippo này nhưng không thành công vì nó rất hiếm.

Nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người dùng, vào cuối năm 2001, đầu năm 2002 hãng Zippo đã chính thức tung ra thị trường phiên bản bật lửa Zippo replica 1941.



Mức độ hot của bật lửa Zippo replica 1941 là điều chúng ta không có gì phải bàn cãi. Bởi ngay từ khi ra đời sự lưu thông của dòng sản phẩm này đã chứng tỏ tình cảm của các dân chơi dành cho nó.

Nó được thiết kế khá giống so với phiên bản gốc, sở hữu vẻ bề ngoài hoàn hảo. Thay vì dáng vẻ vuông vức, cổ điển như phiên bản cũ thì zippo replica 1941 được thiết kế bo tròn, đầy tinh tế, bao xung quanh chiếc bật lửa là những đường thẳng đẹp mắt và thu hút.

Bật lửa Zippo “Replica” trong tiếng Anh có nghĩa là bật lửa Zippo “Tái bản”, bật lửa Zippo Replica là một trong những dòng sản phẩm nổi tiếng của hãng Zippo được các nhà sưu tầm vô cùng yêu thích.

Sản phẩm này đã có mặt ở khắp các đơn vị phân phối bật lửa Zippo chính hãng trên toàn thế giới. Với nét đẹp hiện cổ điển, thiết kế vỏ độc đáo,bật lửa Zippo Replica được xem là loại bật lửa có một không hai và là biểu tượng đặc trưng cho sự cổ kính, nam tính.

Hiện nay bật lửa Zippo Replica là sản phẩm rất phổ biến trên thị trường mà bất kỳ ai cũng có thể sở hữu được. 

Bạn có thể nhận biết bật lửa Zippo replica 1941 thông qua các đặc điểm đặc trưng như sau: Lớp vỏ ngoài được làm bằng chất liệu đồng thau hoặc thép, nền được mạ crom, sơn tĩnh điện …, thiết kế các góc cạnh tròn, các nắp được gắn với nhau bằng một bản lề bốn chấucó mộc đáy bằng,còn phần ruột được làm bằng thép có buồng đốt 14 lỗ, bánh xe đánh lửa được tán dính bởi một chốt rỗng.

- Âm thanh mở nắp: tiếng mở nắp của dòng zippo này nghe trong trẻo và rất vang.

- Vỏ của bật lửa: lớp vỏ bên ngoài được làm bằng chất liệu đồng thau mạ vàng hoặc mạ bạc có đầu tròn, phần mộc đáy lồi và bản lề 4 chấu.



- Ruột của Zippo replica 1941: ruột bật lửa không gỉ, buồng đốt có 14 lỗ tương ứng với mỗi bên có 7 lỗ, đặc biệt bạn cần phải chú ý nó có bánh xe xỏ chỉ.



- Mộc đáy: Phần mộc đáy của bật lửa zippo replica 1941 cũng được in logo zippo và các ký tự biểu thị tháng và năm sản xuất.



- Hộp đựng: mỗi sản phẩm bật lửa zippo replica 1941 chuẩn chính hãng đều có hộp giấy kèm theo, bạn có thể sử dụng nó như hộp quà tặng. Phần nắp của hộp có màu bạc được in hình ảnh nhà máy Zippo rất tinh tế. Phía bên trong hộp có 1 tờ hướng dẫn sử dụng, còn đằng sau hộp sẽ có tem bảo hành do nhà phân phối lưu hành.





Tính năng sử dụng: Dòng bật lửa này có hiệu quả dự trữ xăng, đánh lửa và có khả năng chống gió siêu đỉnh khi sử dụng đúng các phụ kiện chính hãng Zippo như: xăng, đá, bấc…Khi bạn sử dụng xăng zippo chuyên dụng sẽ mang đến hiệu quả vượt trội, không có khói đen, cho ngọn lửa đẹp và không bị dập tắt trước gió, giúp giữ xăng lâu hơn. Trung bình nếu một ngày bạn sử dụng 20 lần và thời gian sử dụng mỗi lần là 3 giây cùng điều kiện buồng đốt sạch, tim trắng thì bạn có thể sử dụng được 1 tuần mới hết xăng.

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ này các bạn sẽ có cho mình thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn được một chiếc Zippo chính hãng, đạt chuẩn.

28/06/2023

Xà mâu và Bát xà mâu

Đang đọc truyện, tự thấy thắc mắc nên có bài này.

Đây là những loại binh khí có cán dài và mũi kim loại nhọn gần giống như ThươngPhàm loại nào biến thể từ thương mà ra, có hình thù quái lạ, mũi nhọn thì gọi là Mâu; nếu phần lưỡi dài được uốn cong như hình con rắn (xà) thì gọi là Xà mâu.

Xà mâu và Bát xà mâu

Trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, tác gia mô tả  Báo Tử Đầu – Lâm Xung là hảo hán sử dụng thương và các biến thể của thương rất điêu luyện, là món nghề gia truyền.

Tại hồi “Lều tranh mưa tuyết – Lâm Xung giết bạn dứt nghĩa tình” mô tả rất chân thực cảnh Lâm Xung giết Lục Khiêm bằng ngọn Thương. Còn trên đường bị đày ải ra biên thùy, Lâm Xung bị Hồng Giáo Đầu xem thường hạ nhục; dù thân mang gông cùm Lâm Xung vẫn một gậy đánh ngã Hồng Giáo đầu…

Lâm Xung

Lâm Xung cùng ngọn Xà Mâu trong Tân Thủy Hử

     Nói chung, tất cả các món binh khí cán dài như côn (gậy), thương (giáo), xà mâu mà vào tay Lâm Xung đều đủ khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.

Xà mâu và Bát xà mâuChữ Bát trong tiếng Hán

    Trong tiếng Hán, chữ Bát ngoài ý nghĩa phổ biến nhất là Tám được viết bởi hai nét gần giống chữ Nhân (người) thì chữ Bát còn có nhiều cách viết khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau… Trong trường hợp này, ta có chữ Bát mang nghĩa Gạt, đạp (ra) và một chữ Bát mang nghĩa Ngang tàng, hung tợn…

Hai cách viết chữ Bát khác.

Vậy thì chữ Bát trong Bát Xà Mâu có nghĩa là gì?

 – Là ngọn Xà mâu có phần đầu mũi tõe ra hai bên giống như chữ Bát (Tám)? Hay là:

 – Ngọn Xà mâu uy lực của vị dũng tướng có tính khí ngang tàng với khả năng áp đảo, đánh bạt (Bát) vũ khí của đối phương?

Trương Phi

Tượng Trương Phi cùng trượng Bát Xà Mâu huyền thoại tại Đền thờ Trương Phi, Trùng Khánh – Trung Quốc.

Bát Xà mâu Trương Phi     Tạo hình Bát Xà Mâu của Trương Phi – Một trong những binh khí lợi hại và nổi tiếng nhất xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

    

 Với chiến mã “Ô Vân Đạp Tuyết” cùng Bát Xà Mâu trong tay, Trương Phi đã tung hoành khắp các chiến trường nổi tiếng nhất thời Tam Quốc như cùng Lưu Bị đánh quân Khăn Vàng, đụng độ Lã Bố ở Hổ Lao quan, đánh Tào Tháo ở đại chiến Xích Bích. Trương Phi rất hãnh diện với món binh khí của mình. Địch thủ biết rằng Trương Phi là mãnh tướng nổi tiếng ngang tàng và hung bạo; nếu chẳng may lĩnh một cú đâm của món binh khí này thì cái chết rất là đau đớn nên kẻ địch thường bị Trương Phi dọa cho khiếp vía.

     Xà Mâu và Bát Xà Mâu đều có phần lưỡi kim loại uốn lượn như hình con rắn nên khi bị đâm bởi thể loại này vết thương thường mở rộng dẫn đến mất máu nhiều, tăng độ sát thương so với giáo (thương).

     Bát Xà Mâu vì có chi tiết như chữ Bát giống hình lưỡi rắn ở phía mũi nên trông dữ tợn và tính năng đa dạng hơn Xà Mâu. Bát Xà Mâu có thể móc – cắt chậm chí chặn được vũ khí đối thủ nhờ đầu mũi hình chữ Bát. Đòn đánh Bát Xà Mâu cũng linh hoạt uyển chuyển không kém gì Xà Mâu hay thương (giáo); có điều người sử dụng Bát Xà Mâu thường có sức khỏe hơn người mới đủ sức đâm xuyên được đối thủ.

     Theo ý kiến chủ quan của mình thì Bát Xà Mâu là binh khí độc quyền của Trương Phi. Chữ Bát ở đây vừa thể hiện tính tượng hình của chữ Bát (tám), vừa mang ý nghĩa là loại vũ khí uy lực có khả năng đánh bạt đối thủ của vị dũng tướng nổi tiếng ngang tàng, dữ tợn ấy chính là Trương Phi. 

 

23/06/2023

Chín chắn và Hời hợt

 

Thưa các bạn, trải qua nửa đời người mình mới thấy một điều đơn giản mà ta cứ tưởng là cao siêu lắm: Người Thành công là người biết CHỜ ĐỢI, kiên nhẫn lựa chọn – Còn thì ngược lại.

Các bạn hẳn sẽ ngạc nhiên, tại sao vậy ?

Vâng, các bạn hãy quan sát con trẻ xung quanh hoặc cố nhớ lại những kỷ niệm về bạn bè mình, bạn sẽ thấy.

Những đứa trẻ cẩn thận lựa chọn món đồ yêu thích như cái kẹo, que kem hoặc quyển sách.v.v. và những đứa trẻ vội vàng lựa chọn ngay cùng món đồ đó.

Qua thời gian, đến khi trưởng thành, các bạn nhận ra là những đứa trẻ, những người chậm rãi chọn lựa sẽ thành công vượt trội.

Điều này có nhiều lý giải, nhưng mình nghĩ: Đứa trẻ đó đã sớm có tư duy một cách chín chắn – còn những trẻ khác vội vàng sẽ sớm tạo thành thói quen suy nghĩ và hành động hời hợt.

Vậy Thành công sẽ dành cho ai hẳn các bạn bằng thực tế đã đưa ra kết luận rồi.

19/06/2023

Tạm biết về Tứ tượng trong Phong thuỷ

 st trên net




Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
  • Thanh Long của phương Đông

  • Bạch Hổ của phương Tây

  • Chu Tước của phương Nam

  • Huyền Vũ của phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật

Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).

Tương ứng với Ngũ hành

Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:
  • Thanh Long của phương Đông: Mộc

  • Chu Tước của phương Nam: Hỏa

  • Bạch Hổ của phương Tây: Kim

  • Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy
Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay “Hoàng Lân của Trung tâm”. Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của “trung tâm” là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.


Trong thiên văn

Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông – Tây – Nam – Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.

Đông: Thanh Long

Chòm Thanh Long (rồng xanh) gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm: Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)

Tây: Bạch Hổ

Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)

Nam: Chu Tước

Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) gồm: Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)

Bắc: Huyền Vũ

Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)

Trong thuyết Âm-Dương

Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)


Tứ tượng gồm:
  • Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền

  • Thiếu dương: tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên

  • Thiếu âm: tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên

  • Thái âm: tượng hình bởi hai vạch đứt

Đồng thời Tứ tượng cũng tương ứng với bốn phần của vòng tròn Thái cực đồ

Trong phân chia thiên thể

Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:
  • Nhật (Mặt Trời) – tương ứng với Thái dương

  • Nguyệt (Mặt Trăng) – tương ứng với Thái âm

  • Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm

  • Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương
Trong phong thủy

Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.


Các ý tưởng khác

Tứ tượng còn tương ứng với bốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc; bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông . Không hiểu do trùng hợp mà tứ tượng lại tương ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của truyền thuyết châu Âu là nước (xanh biển – Thanh Long), lửa (đỏ – Chu tước), gió (trắng – Bạch Hổ) và đất (đen – Huyền Vũ)

Tình nghĩa Bạn Bè

 


Sống trên đời,việc kết giao giữa người với người, hãy nhớ rằng không nên quá gần, cũng không thể quá xa, hãy giữ cho mối quan hệ “nhạt như nước” giống như các bậc quân tử khi xưa vậy. Giữa người với người, thêm một sự thông cảm thì sẽ bớt một chút hiểu lầm. Giữa tâm với tâm, có thêm một phần bao dung, sẽ bớt đi một số tranh chấp.

1. Quá thân thiết chính là sự khởi đầu của tai họa

Trong cuộc sống, ngoại trừ người thân của chúng ta ra, còn lại nếu quá thân mật với bất cứ ai cũng có thể là sự khởi đầu của tai họa, ngay cả khi đối phương là bạn tốt của chúng ta.

Bởi vì người lạ không biết chút gì về chúng ta, còn bạn bè thân thiết lại tường tận mọi thứ, kể cả điểm yếu của chúng ta, do đó khả năng gây ra những tổn thương cũng là cực lớn.

Có lẽ trong chúng ta không ít người đã từng kể với người bạn thân về những bí mật riêng tư của mình, còn nhắc nhở đối phương rằng không được nói lại chuyện này với bất kỳ ai. Nhưng không lâu sau đó, rất nhiều người lại đều biết về bí mật của bạn.

Bí mật riêng tư, nó cũng giống như “lá bài tẩy” của bạn, cho nên đối với bất kỳ ai, cũng không thể dễ dàng đưa ra lá bài tẩy, bởi vì nó chính là ranh giới an toàn cuối cùng của bạn.

Cho nên nói, bất kể mối quan hệ bạn bè tốt đẹp tới đâu, cũng đều phải có giới hạn và khoảng cách, không thể xích lại quá gần với bất cứ ai, nếu không đó chính là sự khởi đầu cho một tai họa.

2. Dễ dàng làm tổn thương lẫn nhau

Trong chuyện tình cảm cũng tuân theo quy luật “vật cực tất phản”, ý nói một sự việc khi đi đến điểm cực độ thì sẽ có thay đổi, từ tốt chuyển thành xấu, từ xấu lại chuyển thành tốt. Tương tự như vậy, càng yêu sâu đậm, thì hận cũng càng sâu đậm; đấu gạo nuôi ơn, gánh gạo nuôi thù cũng là mang hàm nghĩa tương tự.

Quan hệ giữa người với người cũng giống như giữa hai con nhím vậy, nếu khoảng cách quá gần sẽ gây tổn thương cho đối phương, nếu khoảng cách quá xa sẽ trở thành lạnh lùng vô cảm. Cho nên phải chú ý, không nên quá gần, cũng không cần quá xa, duy trì một khoảng cách nhất định, tôn trọng lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau là tốt nhất.

Khi chúng ta quá thân thiết với ai đó, thì thường sẽ vì một chút chuyện nhỏ mà “từ yêu biến thành hận”, mối quan hệ thay đổi từ ấm áp sang giá lạnh, cuối cùng đường ai nấy đi. Đây cũng chính là ứng với câu nói: Tình cảm giữa người với người lúc bắt đầu ngọt ngào bao nhiêu, thì khi kết thúc lại có nhiều buồn phiền bấy nhiêu.

Tình bạn quá thân mật có thể dễ dàng đi đến cực đoan và cuối cùng rất khó để duy trì lâu dài. Còn tình bạn chân chính chưa bao giờ ồn ào náo nhiệt, mà lại giống như các bậc quân tử “chi giao nhạt như nước”.

 

3. Bên nhau dài lâu dễ sinh ra chán ghét

Người xưa có câu: “Vàng ngọc đầy nhà, lâu dần không còn thấy sự quý giá; Hoa lan hoa huệ mọc đầy sơn, ở lâu sẽ không còn ngửi thấy mùi thơm”.

Cũng giống như khi bạn quá gần gũi với bạn bè đồng nghiệp sẽ thiếu đi sự tôn trọng và lịch sự nhất định với nhau. Lâu dần những người khác đều cảm thấy rằng những phó xuất của bạn là đương nhiên, cuối cùng sẽ chỉ khiến cảm tình đôi bên rạn nứt.

Hoặc giống như người thân lâu ngày không gặp sẽ rất nhớ nhung, quyến luyến; nhưng nếu mỗi ngày đều ở bên nhau, lâu ngày sẽ sinh chán ghét, luôn vì những chuyện nhỏ nhặt mà cãi vã, không còn hiểu được cảm ơn và quý trọng.

Cho nên nói, những người thực sự thông minh, khi ở cạnh người khác luôn biết giữ một khoảng cách nhất định, giữ lại một chút cảm giác thần bí, để tránh bị đối phương nhìn thấu, cũng để tránh “ở lâu sinh ra chán ghét”.

Sống trên đời, có thể tìm được một người tri âm tri kỷ quả là không dễ dàng. Nhưng khi tìm được rồi, không cần vội vàng xích lại quá gần hay giao thiệp quá sâu, bởi vì “vật cực tất phản”, thịnh quá lại hóa suy.

Rất nhiều người không hiểu: “Tại sao coi trọng đối phương nhưng lại phải duy trì một khoảng cách nhất định?” Bởi vì chúng ta càng coi trọng đối phương, càng muốn mối nhân duyên này được lâu dài, thì càng không nên để phần tình cảm này phải chịu đựng những công kích của nhân tính và khảo nghiệm thế tục mà tan thành mây khói.

Nếu bạn thực sự muốn kết giao cả đời với ai đó, hãy cố gắng duy trì một mối quan hệ “nhàn nhạt như nước”, nhưng cũng không phải là một mối quan hệ bí mật, bởi vì mật thì nhất định không thể lâu dài. Hãy học theo “đạo kết giao” của cổ nhân: “Trước nhạt sau đậm, trước thưa sau dày, trước xa sau gần”.

08/06/2023

Mắm tôm, mắm tép

 Người xưa đúc kết, đến nay rõ ràng "Nam nhân xấu - Nữ nhân yêu". 

Mỉa mai, nhưng là sự thật. Thấy đàn bà lẳng lơ, dễ dãi đàn ông ai chả muốn ngắt tới tay một lần; đàn ông trai lơ, đĩ tính, đàn bà đều thầm mơ hiến dâng. Nhìn xung quanh xem, sẽ thấy dù vẫn hy vọng ít nhiều vẫn còn có người có liêm sỉ.

Trên đời này, mấy ai lộ ra bộ mặt thật của mình. Vì ai cũng nguỵ trang khéo (trừ kẻ yếu đuối và ngốc ngếch), người đời lại chỉ nhìn dưới một góc độ để đánh giá, đó là đương nhiên vì ai cũng muốn an toàn cả mà. Nhưng Dục vọng muốn ẩn cũng khó, trước sau cũng hiện ra, sớm hay muộn mà thôi do nếp nghĩ và thói quen của họ.

Vẫn biết và hiểu chữ Lợi - Dục - Tình là hại người nhất, nên sao còn có Nhân Nghĩa - Đạo đức và Liêm sỉ. 

Đừng hy vọng mà phải nghĩ: Ta đau buốt khi người lừa dối ta sau lưng. Ta buồn vì từ bây giờ ta không còn tin người được nữa.

Nghĩ cho cùng, đời là một cuộc dạo chơi ý mà. Không tận hưởng thật phí hoài.

 


05/06/2023

Xin lỗi

 Thời gian này mình hơi mệt và bận nên không có bài viết mới.

Mong các bạn quan tâm thông cảm.

Trân trọng.