Nghe nói thiên hạ tụ đến đền
Trần, Nam Định đông lắm, thức suốt đêm, tìm mọi cách để cướp, rước ấn về
nhà mong sẽ vinh hoa, phú quý, tiến quan… nên tôi xin kể chuyện này.
Vì dốt Sử nên có trích dẫn có chút sai sót, mong mọi người bỏ qua.
Quê cụ Trạng
Trình lừng danh nghe nói ở Vĩnh Lại (chữ Ta: Vưỡn như cũ). Dân Vĩnh Lại hiếu học, trọng khoa cử…
nhưng hầu như không đỗ đạt. Họ mới kéo đến nhà Trạng chất vấn.
Cụ Trạng
không nói gì, nhưng làm một con ngựa đá, khắc mấy chữ, dịch nghĩa là: “Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại
quận công cả làng”, rồi đặt bên này bờ sông.
Đến cuối đời
Hậu Lê, sông lở, cát bồi, một đêm dân Vĩnh Lại thức dậy, thấy con ngựa đá đã
qua sông. Dân chúng vô cùng sung sướng, hồ hởi, đi đâu cũng nói về con ngựa đá.
Con gái khắp nơi thi nhau lấy chồng về làng Vĩnh Lại, mong có ngày trở thành bà
đô đốc hay bà quận công.
Rồi, Nguyễn
Huệ sai tướng Vũ Văn Nhậm đem binh tiến ra Thăng Long. Nguyễn Hữu Chỉnh đem vua Lê Chiêu Thống chạy
trốn. Nửa đường, Chỉnh bị quân Nhậm bắt sống, Lê Chiêu Thống phải giả dạng dân
thường mang ấn trong người chạy trốn đến vùng Vĩnh Lại. Dân làng Vĩnh Lại cho
rằng đó là điềm trời xui, mới rước vua về đình và thảo hịch chiêu mộ quân sĩ
chống lại quân Tây Sơn. Sẵn ấn tín, dân làng bức vua phải ký giấy phong tước
cho mình.
Chỉ trong phút chốc, dân làng đều được phong thành quận công, đô đốc đúng như lời sấm Trạng
Trình.
Có một anh cu
đen đang cấy lúa ngoài đồng sâu ở thì vợ ra kêu về nhận ấn của vua.
“Ấn gì?”
“Là nhà mình thành quận công, đô đốc, quý tôc!”
Anh cu đen
không ngước đầu lên, cạu với vợ:
“Có
quận công cũng phải cắm mặt xuống đồng mới có miếng ăn. Danh hão, nhận làm gì!”
Rồi anh ta cứ
thế chổng mông lên trời tiếp tục cấy lúa.
Tương truyền,
Vũ Văn Nhậm đem quân tràn đến. Dân làng Vĩnh Lại chống cự không được, bao nhiêu
đô đốc, quận công đều bị giết hoặc bị bắt, máu chảy, đầu rơi…
Chỉ có mấy
mạng sống sót.
Trong đó có
anh cu đen đang cấy lúa ngoài đồng!
Sau anh Cu này được tôn xưng Thần hoàng làng đó.