31/07/2024

Bộ ghế trắc khảm Bát tiên cách đây khoảng 150 năm

 Ảnh từ Cổ học tinh hoa.


Tay nghề dân mộc mỹ nghệ và thợ khảm xà cừ của xứ Việt giỏi lắm. Hồi mình vào miền Tây Nam bộ, được đến thăm 1 gia đình người Việt ở vùng sâu, không hiểu lẽ gì mà còn tồn tại toàn vẹn căn nhà và đồ đạc từ hồi ông cụ cố tạo dựng. Hiếm lắm. 

Vì lý do tế nhị, gia đình họ không muốn phô ảnh và nêu địa chỉ.

Đồ gỗ của nhà, nghe người chắt Cụ Cố kể, toàn do người Bắc được mời vào tạo nên. Đẹp và hiếm lạ vô cùng. Lòng cứ ước ao, sẽ còn nhiều, còn nhiều những bảo vật như vậy vẫn tồn tại để các thế hệ sau này biết và tự hào.

Lang thang trên net, tình cờ tìm thấy một cổ vật gần nguyên vẹn nên giới thiệu tới mọi người.

Ban đầu, bộ ghế trắc khảm tích bát tiên là của một gia đình có quyền thế ở Thanh Hóa thời Nguyễn. Sau cải cách ruộng đất, nhà ông may mắn có được và giữ gìn và coi như một vật gia bảo trong nhà cho đến nay, nhà sưu tầm chia sẻ.

Hiện vật gồm 4 ghế gỗ trắc rất dày dặn, nét đục sắc nét, khuyết mất chiếc bàn. Sau hơn 100 năm, ghế khảm lành nguyên, giữ được nét đẹp nguyên bản từ vân gỗ cho đến chi tiết khảm ốc.

Mỗi ghế khảm một tích Bát tiên riêng, chung quanh khảm tứ quý với các chữ Phúc – Lộc – Thọ. Đó là họa vị tiên Hòa Hợp, tiên Yên Hài, Vương Mẫu… có sự tích được viết trong sách đông du bát tiên. Tích Bát tiên là biểu trưng của sự trường sinh và những điềm lành.

Về phong cách tạo hình, ở đây có sự kết hợp giữa 3 phong cách Việt, Trung Hoa và phong cách Louis XIV của Pháp. Ta thấy nét đục đẹp cùng tạo hình gậy như ý theo lối Trung Hoa, trong khi lối khảm ốc Việt chi li, rất đẹp. Ngoài ra, ghế có tay vịn và chân tạo dáng nai vuốt rất đẹp mang phong cách đồ thời Louis XIV của Pháp (còn gọi là phong cách Baroque vì sự lộng lẫy huy hoàng và vinh quang). Đây là 1 trong 3 thời vua làm nền tảng cho phong cách nội thất cổ điển Pháp.

Đây là một hiện vật quý hiếm, gỗ cổ, khảm cổ được nhiều người yêu thích cổ ngoạn và nhà sưu tầm lâu năm, khó tính đánh giá đẹp nhất ở Hà Nội hiện nay, chủ nhân cho biết.

 















30/07/2024

Những bức ảnh Thật như Giả

 Nguồn: Brightside


     Ban đầu ai nhìn vào cũng nghi nó là đồ giả nhưng thực chất, chúng là người thật, việc thật và chưa từng được chỉnh sửa bởi photoshop.

Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 1.

VĐV bơi lội Nhật Bản chụp ảnh cùng đàn cá.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 2.

 Hiện tượng nhật thực xảy ra ở Arizona. Mọi thứ đều hoàn hảo từ khung cảnh đến ánh sáng giúp bức ảnh trông đẹp đẽ đến ma mị.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 3.

Thành phố đầy dãy nhà cao tầng nhưng cũng vô cùng tuyệt đẹp.

 

Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 4.
Con đường đi đến thiên đường?


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 5.

Thác nước bốc lửa vào lúc hoàng hôn.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 6.

Ngọn núi lửa vô cùng tỏa sáng.

Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 7.
Sét đánh thôi cũng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. 

 

Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 8.
Chẳng có gì là giả ở đây cả, đây chính là tảng băng mà chiếc thuyền kia đang đi ngang qua.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 9.
Sự sáng tạo của tạo hóa, thiên nhiên luôn vượt xa tưởng tượng của loài người.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 10.
Đây chẳng phải là một ngôi nhà nào cả mà chính là không gian bên trong cây đàn piano.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 11.
Hình ảnh phản chiếu của bầu trời trên mặt nước trông như thể một thế giới khác.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 12.
Đây là khung cảnh khó tin của nước Cộng hòa Altai khi bên dưới mùa xuân mà bên trên thì tuyết vẫn đang rơi.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 13.

Tất cả mọi thứ trong bức ảnh này dường như đang dừng lại.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 14.
Chỉ là những cái cây đổ rạp cũng đủ đánh lừa thị giác của con người.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 15.
Hoàng hôn trên biển là đẹp nhất và khung cảnh này hẳn ai phải may mắn lắm mới có cơ hội chiêm ngưỡng.


Loạt ảnh thật nhưng luôn bị nghi là đồ giả, thậm chí còn đánh lừa thị giác khiến con người tạm thời bị lú - Ảnh 16.

Bức ảnh như bị chia cắt làm 2 nhờ vào tài sơn gốc cây tài tình của con người.

26/07/2024

Tính cách người thể hiện trên bàn ăn


Đọc cuốn “Lễ ký” của Khổng Tử có câu: “Bắt đầu của lễ là ăn uống”. Ăn uống tưởng chừng như chuyện nhỏ, nhưng lại là bước khởi đầu của lễ nghi và phép tắc. Khi mọi người đang ăn, họ ở trạng thái thoải mái và tự nhiên nhất, như vậy họ sẽ bộc lộ những thói quen thường ngày và toàn bộ nhân cách.

Trên bàn ăn, mỗi lời nói và hành vi đều có thể phản ánh sự tu dưỡng của một người. Nếu bạn muốn nhìn rõ một ai, cách trực tiếp nhất là cùng họ dùng bữa.

Ông bà ta để lại nhiều câu nhắc nhở tế nhị trên bàn ăn cho con cháu như:

- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

- Lựa cơm gắp mắm.

- Ăn miếng ngọt, trả miếng bùi.

- Trời đánh còn tránh miếng ăn.

- Ăn bớt bát, nói bới lời...

1. Người ăn uống đoan chính là người được giáo dục tốt

Có câu nói:“Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, ăn có tướng ăn”. Tướng ăn, có nghĩa là hình thức biểu hiện và thái độ ứng xử của một người trong bữa ăn. Một bữa ăn thường có thể tiết lộ sự giáo dưỡng thực sự của một người.

Một người có giáo dục thường ăn uống đúng mực. Họ biết tiết chế chính mình, cũng biết tôn trọng người khác.

Trước khi vào bàn ăn, họ dựa theo tôn ty, để bậc trên ngồi trước, rồi mới theo sau. Khi bắt đầu bữa ăn, họ để các bậc trên động đũa gắp trước, là vãn bối nên gắp sau, tỏ vẻ tôn kính. Khi gắp thức ăn, không tùy tiện gắp lật ngửa lựa chọn, không ưng liền gắp sang miếng khác mà gắp theo trật tự.

Khi ăn, họ ăn chậm, nhai kỹ, môi miệng, thức ăn và bát đũa gọn gàng lịch sự. Không chơi trò chơi trong điện thoại, không nói lảm nhảm, không cười nói bậy bạ. Sau khi ăn xong, nhẹ nhàng sắp xếp bát đũa ngay ngắn, lau miệng sạch sẽ, chào hỏi và rời bàn một cách lịch sự.

Đối với bậc lão niên, họ biết kính sợ, đối với thức ăn thì ăn với thái độ biết ơn, không coi nhẹ, phung phí, quý hạt cơm như vàng, cố gắng ăn hết lượng cơm trong bát và ăn hết phần thức ăn đã gắp, khăn ăn dù là đồ bỏ đi cũng chú ý để gọn gàng.

Trong “Đạo Đức Kinh” có câu: “Thiên hạ đại sự, tất tá ư tế”, tức là mọi việc lớn trong thiên hạ đều phải làm chi tiết. Phàm làm việc gì, chi tiết quyết định thành bại. Những sự việc diễn ra trên bàn ăn tuy vặt vãnh, nhưng lại chứa đựng quá nhiều quy tắc và lễ nghi. Nếu tướng ăn tốt, đồng nghĩa người này được giáo dục tốt, có thể được mọi người hoan nghênh, coi trọng và chúng ta nên kết bạn với họ.

2. Mời người gọi món, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét

Gọi món là phần quan trọng nhất của bữa ăn. Có vẻ như gọi món là cách dễ dàng, nhưng đó là cả một kiến ​​thức tuyệt vời.

Những địa điểm khác nhau có các món ăn khác nhau, và những người khác nhau có sở thích ăn uống khác nhau. Do đó, gọi món không chỉ có thể quyết định chất lượng bữa ăn mà còn bộc lộ khí chất của một người.

Có người khi mời người ta đi ăn thì niềm nở, hiếu khách. Nhưng khi gọi món thì tự họ đứng lên chọn món cho hết thảy mọi người. Họ tự cho mình là trung tâm bữa tiệc, chỉ quan tâm đến thị hiếu và sở thích cá nhân mà không quan tâm đến khẩu vị của người khác. Hoặc họ chỉ hỏi lấy lệ mà không cho người khác xem thực đơn tự chọn. Nói chung họ rất nhất thống, lộ vẻ kiêu ngạo và ích kỷ.

Một người thực sự lịch sự có thể đứng ở góc độ của đối phương mà dàn xếp một bữa ăn khiến mọi người đều thỏa mãn. Người này không chỉ hào phóng, mà còn chủ động yêu cầu mọi người chọn món. Họ tích cực giới thiệu các món ăn, các món đặc sản và đồ uống phù hợp, nhưng tùy ý để mọi người chọn lựa.

Ngay cả khi đối phương chân thành nói rằng: “Bạn có thể gọi bất cứ thứ gì bạn muốn”, người lịch thiệp cũng sẽ cân nhắc. Họ đặt mình vào vị trí của người khác, xem xét sở thích của nhau, thậm chí để ý cả quan niệm tiêu dùng để mọi người được chọn món ăn họ yêu thích.

Người xưa có câu: “Tá nhất ban dĩ khuy toàn báo, dĩ nhất mục tận tinh thần”; đại ý là nhìn thoáng qua để thấy toàn bộ con báo, và thấu tận tinh thần chỉ bằng một cái liếc mắt.

Người biết đặt mình vào vị trí của người khác, có trình độ văn hóa sẽ tôn trọng lựa chọn của người khác khi gọi món. Họ đủ nhạy bén để quan tâm đến sở thích và chú ý đến sự không thích của người khác. Người dùng trái tim để đặt món là những người chu đáo về mọi mặt, và họ là những người thực sự có trách nhiệm và ấm áp.

3. Người chủ động thanh toán hóa đơn, coi trọng tình bạn

Trên bàn ăn luôn có một số người ăn uống kiểu tranh thủ cơ hội. Họ nói về các món ăn, họ cho người ta cảm giác rằng họ sẽ là người thanh toán hóa đơn, nhưng họ không thật sự muốn chi trả. Khi bữa tiệc kết thúc, họ nhanh chóng tìm cớ để lẻn đi trước.

Những người như vậy tàn nhẫn, ích kỷ và đạo đức giả. Họ đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi thứ, trên cả tình nghĩa và danh dự của bản thân. Bên cạnh một số người “khôn lỏi” như vậy thì luôn có những người – họ không những sẽ lần lượt thanh toán hóa đơn mà còn thể hiện thái độ tích cực thanh toán.

Những người này không ngốc, không thiển cận, không ham tiền, chỉ là họ coi trọng tình nghĩa và lẽ phải. Trong lòng họ, tình người quan trọng hơn tiền bạc, và họ không quan tâm đến giá trị nhỏ nhoi của một hai bữa ăn. Trong cuộc sống, mọi người sẽ luôn tương hỗ cho nhau và không có gì nên hay không nên.

Tuy nhiên, rốt cuộc, tiền không phải từ trên trời rơi xuống, vì vậy chúng ta không nên coi việc người khác trả hóa đơn là điều hiển nhiên. Nếu ai đó sẵn sàng chủ động thanh toán hóa đơn, chúng ta nên trân trọng họ và biết cách đền đáp tinh tế vào những dịp khác.

4. Người biết kiềm chế uống rượu có tính kỷ luật cao

Nhân gian có câu: “Không có rượu thì không thành tiệc”. Trong nhiều trường hợp, việc uống rượu là điều không thể tránh khỏi trên bàn ăn. Uống rượu không chỉ là một trò tiêu khiển, mà còn tăng thêm phần sôi động cho bầu không khí.

Nhưng một số người uống rượu là không còn quan tâm đến hình ảnh của bản thân, tửu lượng cũng như sức khỏe của người khác. Bản thân họ uống rất nhiều, họ cũng lại dùng đủ mọi lời lẽ thuyết phục đối phương phải uống theo họ, trong khi tay thì rót rượu hết chén này đến chén khác, như thể nếu không uống nhiều thì không vui, không uống là không nể mặt nhau.

Thậm chí vì uống quá nhiều rượu, kiểu người này sẽ nói năng bậy bạ hoặc bắt đầu gây sự. Một người như vậy nhất định thường ngày phải có rượu để uống. Họ không có tính kỷ luật, tự giác trong cuộc sống. Nhân cách của họ cũng không đạt tiêu chuẩn.

Không có gì sai khi uống rượu trong khi ăn, nhưng trước mặt mọi người, họ không có ý muốn kiềm chế bản thân. Cuối cùng, những kẻ say xỉn chỉ có thể khiến mọi người chê cười và tệ nhất hơn cả là gây ra các rắc rối cãi vã.

Có những người trong bữa tiệc, họ không từ chối uống rượu. Họ vẫn nâng cốc chung vui, nhưng không say mê mùi vị này. Họ cũng không cố thuyết phục người khác phải uống với họ. Người này vui vẻ từ trong tâm hồn của họ và nâng ly chỉ là để phù hợp với hoàn cảnh. Khi dùng bữa với một người như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ.

Có câu nói rất hay: “Cách uống rượu cũng là nhân cách”, tửu lượng của một người chính là phong cách và tính cách của người đó. Những người trên bàn tiệc vui vẻ, đã uống rượu mà vẫn có khả năng tự kiểm soát mạnh mẽ và khí chất xuất chúng; sống bên cạnh người như vậy chúng ta sẽ luôn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và may mắn.


25/07/2024

Phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ cắt cơn cao huyết áp

 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TP.HCM

Động tác trong bài tập Dịch cân kinh

Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do khí huyết dồn lên hệ tuần hoàn trên, trong đó có não.

Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho huyết khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ chạy xuống phía dưới hệ tuần hoàn dưới và tỏa ra lớp da ngoại biên của cơ thể. Nghĩa là mở đường cho máu đang dồn lên não, chạy đi nơi khác như về các bắp thịt lưng, ngực, bụng, chân, tay… để tránh vỡ mạch máu não.

Có những phương cách đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện để hạ huyết áp, hoặc người thân có thể làm để hạn chế phần nào những tác hại của nó, có thể ngăn chặn những diễn biến xấu hơn như tai biến mạch máu não trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Vuốt hai vành tai

Vành tai có những huyệt, điểm phản xạ tương ứng với cột sống, nội tạng như gan, phổi, tim, tuỵ tạng, lách, bao tử… Vuốt vành tai cũng là kích thích các huyệt này tác động vào cột sống và nội tạng làm điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở hệ kinh bàng quang, phân bố dọc hai bên sống lưng.

Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới ít nhất 20 lần. Nhờ người dùng bàn tay vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến thắt lưng sẽ tăng thêm tác dụng.

Vuốt dọc hai bên mũi

Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ khoảng 20 lần. Kích thích huyệt ấn đường ở giữa hai đầu chân mày, có tác dụng phóng thích chất endorphine nội sinh làm an thần, hạ huyết áp.

Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh, là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần dưới, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch máu não.

Vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc mai ít nhất 10 lần.

Vùng chân mày có những điểm phản xạ tương ứng hai cánh tay, động tác này ngoài việc giải tỏa xung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh và bàn tay, giúp nhẹ áp lực ở đầu.

Xoa bóp

Làm ấm lưng, ngực, tay, chân để làm giãn các mạch máu nơi này ra, giúp phân tán máu đang dồn lên đầu chảy về các nơi khác cũng giảm được tai biến mạch máu não, giảm huyết áp não.

Tập dịch cân kinh

Là tạo lực ly tâm và giúp cơ bắp hoạt động bằng cách đánh tay theo hướng trước-sau. Động tác này trợ giúp cho máu lưu thông tốt, làm huyết áp giảm 10mmHg sau khi tập ít nhất 800 lần đánh tay.

Ngồi hoặc nằm thư giãn

Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuống thư giãn hít thở điều hòa, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì ý ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí huyết đang dồn lên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí.

Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.

Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ... người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 6 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

Ngoài việc áp dụng để hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.

 


24/07/2024

Vài nét về gốm sứ cổ

Theo truyền thống gia đình, mình cũng là người ham mê đồ cổ như tranh vẽ, văn thơ, vũ khí, tiền cổ,... trong đó quan tâm nhiều nhất là gốm sứ Tàu. 

Cũng chịu khó tìm hiểu, thưởng lãm, sưu tầm (một ít thôi, do kinh tế chưa phù hợp), còn có đồ gia truyền nên cũng có chút hiểu biết về gốm sứ.

Nói thật với các bạn, để biết và hiểu gốm sứ Tàu, có nhẽ chỉ có các bậc tựa ông Vương Hồng Sển mới có thành tựu chứ bây giờ mấy ai dám vỗ ngực.

Danh từ “ceramics” nghĩa là gốm sứ, xuất phát từ chữ “keramos” tiếng Hy Lạp nghĩa là “vật nung”. Ngày nay ở thủ đô Athens, Hy Lạp vẫn còn một khu phố tên là Kerameikos, nơi ngày xưa người ta sản xuất đồ gốm. Kỹ thuật làm đồ gốm Hy Lạp và Etruria được người La Mã tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ.

Gốm được cho là xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, tuy nhiên cũng có nguồn thông tin cho rằng đồ gốm đầu tiên được con người tạo ra cách đây khoảng 28.000 năm trước công nguyên trong thời kỳ đồ đá cũ, là tượng một người phụ nữ tên là thần vệ nữ của Dolní Věstonice ở gần Brno thuộc Cộng hòa Séc.


Gốm thì được làm từ đất sét, có độ kết dính và dẻo cao. Khả năng thấm hút nước yếu, khi đánh vào phát ra âm thanh rè rè. 

Sứ thì được làm từ đất sét, fenspar và thạnh anh. Không hút nước, chống ăn mòn và có kết cấu cứng, chắc, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh giòn.

Ở Trung quốc, thời kỳ đồ đá, đã có đồ gốm sơ thô và đồ gốm đen đơn giản.

Đến thời nhà Thương (tk XVI TCN – XI TCN), đồ gốm tráng men và gốm tráng men cứng bắt đầu xuất hiện với những đặc tính cơ bản của đồ sứ.

Đến thời nhà Ngụy và Tấn (220 – 429 sau CN), Trung Quốc đã hoàn thành phát minh quan trọng là dùng lửa nhiệt độ cao để làm ra đồ sứ rắn.

Vào thời nhà Đường (618 – 907), công nghệ sản xuất gốm sứ và sáng tạo nghệ thuật gốm sứ đã đạt đến trình độ rất cao.

Vào thời nhà Minh và Thanh (1368 – 1911), công nghệ gốm sứ tráng men đều vượt trội hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Thời Tống có 5 loại sứ “ Nhữ, Quân, Quan, Ca, Định” nổi tiếng và ảnh hưởng nhất định đến các dòng sứ sau này như sứ Cảnh Đức, Giang Tây...

Đồ gốm sứ Trung Quốc nổi bật do có chất lượng tốt. Tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú và độc đáo.

Đồ gốm sứ Trung Quốc cũng vô cùng nổi tiếng với gốm sứ trắng, dòng sứ tưởng chừng như dễ nhưng lại khó đẹp và đạt chất lượng nhất. Cần phải đạt tới tiêu chí “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông”.

Trung Quốc nổi tiếng với 4 loại gốm sứ trứ danh: Sứ thanh hoa, Sứ linh lung. Sứ men hồng (hồng nhung và hồng sậm) và Sứ men màu (đỏ, xanh, lam, vàng và đen).

Bôi uống rượu huynh đệ Mai Tử – Long Tuyền , sứ Thanh hoa màu ngọc bích
Sắc màu sứ Thanh hoa thời Nam Tống

Bát sứ Linh lung Cảnh Đức trấn
Lọ sứ Lung linh
Nai thuý hồng - sứ men hồng

Bình Mai men ngọc đời Đường
Nậm rượu sứ đời Càn Long
Bát sứ thời Minh
Chậu sứ đời Ung Chính


Ấm sứ tứ phương đời Thanh
Ấm sứ cổ mất nắp có giá tương đương 18 tỷ VND
"Bảo nguyệt bình" của vua Càn Long
Bát vẽ chim yến
v.v. 
Nhưng nói chung, về mặt giá cả, những thứ minh hoạ ở trên đều cao ngất ngưởng mà đa số nhà sưu tầm không với tới được.

Như trên mình đã nói, để hiểu về gốm sứ Tàu cổ ta phải chịu khó tham quan các bảo tàng, các triển lãm, các bộ sưu tập đồ cổ, các chợ...; được mạnh dạn tiếp xúc nhiều món cổ vật, kể cả đồ giả; phải vô cùng kiên trì tìm hiểu, ví dụ như các đường dẫn sau tạm để các bạn tham khảo. Còn thực tế, khó hơn nhiều lắm...:

   https://covattinhhoa.vn/news/detail/1203/dac-trung-cua-5-loai-su-nha-tong-va-phuong-phap-giam-dinh.cvth

https://nghethuatxua.com/hieu-de-tren-do-su-ky-kieu/

https://nguyenhadesign.wordpress.com/2024/03/23/van-tu-de-khoan-tren-vai-mon-su-co/

- ...

Gốm Việt Nam có một lịch sử lâu đời trải dài từ vài nghìn năm trước đây, bao gồm một thời gian dài trước thời kỳ Bắc thuộc thông qua các chứng cứ khảo cổ học.

Ở Việt Nam mình, ngoài gốm, sứ thì còn có đồ sành (dù không phải chỉ riêng ta có và phát minh ra nhưng hay nói đến: sành sứ) vì nó được sử dụng nhiều, phổ biến trong dân gian cách đây chưa xa như các đồ gia dụng như chum, vại, chậu... và trang trí cùng đồ sứ trong các công trình kiến trúc như chùa, điện, phủ...

Nhiều đồ gốm sành sứ Việt Nam trong và sau thời kỳ Bắc thuộc bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật, kiểu dáng gốm TQ nhưng nguyên liệu chế tạo xương và men của đồ gốm thời kỳ này được khai thác tại chỗ; nhiều loại hình nồi, vò, vẫn giữ được nguyên dáng của truyền thống gốm Đông Sơn trước đó. 

Do vậy, gốm Việt Nam giai đoạn 10 thế kỷ sau CN, các nhà nghiên cứu quốc tế đã thừa nhận rằng, họ không nhìn thấy sự giống nhau giữa gốm thời Đông Hán ở Trung Nguyên với gốm Việt. Đây quả là sự tài tình của cha ông ta, vừa giữ gìn bản sắc, vừa lựa chọn tiếp thu kỹ thuật bên ngoài, để tạo nên nền móng vững chắc cho kỹ thuật gốm men truyền thống VN. Người Việt còn thêm vào những nét đặc sắc đến từ các nền văn hóa khác như là Kh'me, Ấn Độ và Chăm Pa...

Ở VN mình có các làng gốm truyền thống như Kim Lan, Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Phước Tích, Bạch Liên, Gia Thuỷ, Bàu Trúc, Chu Đậu, Biên Hoà...

Nhưng do mình ham thích đồ sứ Tàu nên không có nhiều kiến thức về đồ Việt Nam ta, thành ra cũng chả dám bi bô.

 

Vò gốm, thế kỷ 5 - 6 của VN
Liễn và ấm men trắng, thế kỷ 11 - 13 của VN

Ấm men trắng, thế kỷ 12 - 13 của VN

Bát men lục, thế kỷ 13 - 14của VN

Ấm men nâu, thế kỷ 13 - 14 của VN

Lư hương gốm men lam xám, thế kỷ 16 của VN
Cổng đồng ở hai đầu cầu Trung Đạo trong Hoàng thành Huế được trang trí bằng các ô Pháp lam.
Đồ sứ sử dụng kỹ nghệ Pháp lam thời Nguyễn đang được trưng bày trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Ảnh minh hoạ là mình nhặt từ nhiều nguồn của các viện bảo tàng, các cuộc triển lãm, đấu giá... đăng trên net.