Mấy hôm rồi, đọc cuốn sách cũ từ thời Pháp thuộc mà đắc ý đoạn này:
Chữ hiếu, nó là gốc rễ của
toàn bộ hành vi đạo đức, cũng là cội nguồn của giáo hóa, tứ chi thân thể, lông
tóc da thịt đều do cha mẹ ban cho, không được hủy hoại tổn thương, đó là khởi
đầu của hiếu thuận. Con người sống trên đời phải tuân theo nhân nghĩa đạo đức,
để lại thanh danh cho hậu thế, từ đó làm phụ mẫu vinh diệu hiển hách, đó là mục
tiêu cuối cùng của chữ hiếu. Cho nên hiếu là bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ, góp
sức cho quốc quân để dựng công lập nghiệp, công thành danh toại.
Hiếu không phân thứ dân hay
hoàng đế, hiếu chỉ có một, không có ba sáu cấp hay bảy hai đẳng, người yêu
thương cha mẹ mình thì sẽ không ghét cha mẹ người khác, người tôn kính cha mẹ
mình cũng không lạnh nhạt cha mẹ người khác...
Chớ để tới cái tuổi xế chiều rồi mới biết chân tình quý giá. Già rồi, làm cái gì cũng muộn, trừ tưởng niệm
ra thì không thể sữa chữa được nữa.
Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày
tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông
thuyền chài.
Thơ cổ thời Đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét