Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn Hương rừng Cà Mau. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn Hương rừng Cà Mau. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

18/09/2022

Hết thời oanh liệt - trích trong "Hương rừng Cà Mau" - Nhà văn Sơn Nam

 


 

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay đọc lại quyển Truyện đời xưa của cụ Trương Vĩnh Ký. Cụ có nhắc lại câu chuyện cọp ở vùng Gò Quao. Cọp ta đi dạo xuống bãi sông để tìm mồi, rủi bị kẹt đuôi trong bụi dừa nước... Rõ ràng thời ấy cọp quá lộng hành dám bỏ rừng sâu, bén mảng đến các xóm nhà sát mé sông, nơi mà chúng bị cô lập, thất thế nhứt. Ông cha ta đã đánh đuổi lũ cọp ấy như thế nào? Có người đáp: nhờ các thầy võ giỏi chuyên môn đánh cọp xuất thân ở các trường võ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gặp lúc nước nhà loạn lạc, các thầy chạy vào vùng Cà Mau mà ẩn lánh. Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thôi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày ngay đánh một con mèo hoặc một con chó con...

Người khác bảo rằng: họ đã từng gặp mấy ông thầy bùa Xiêm, chuyên môn dụ dỗ cọp. Các thầy Xiêm nằm ngửa dưới gốc cây giữa rừng mà thổi kèn, nói đúng hơn là thổi vào một miếng lá tre. Tức thời cọp mẹ, cọp con chạy lại, quỳ xuống hầu hạ canh gác cho thầy ngủ. Sau khi thức dậy, thầy xiêm vỗ về từng con, nhổ vài sợi râu hoặc vài sợi lông để nuôi sâu. Lông cọp, râu cọp được đem về cắm trong măng tre đang mọc. Vài hôm sau thì ô hô, mỗi sợi là một con sâu. Tục truyền rằng loại sâu ấy lớn bằng cườm tay, mặt đỏ hói, mình mảy vằn vện, có đuôi dài ngoe nguẩy. Nhiều người nuôi nó trong một cái hũ kín mít để giữ nhà. Khi có khách đến sâu cọp nhảy dựng trong hũ nghe rổn rảng rồi la hét! Ngoài ra, cứt của loại sâu này rất quý giá vì nó là vị thuốc độc, giết người trong nháy mắt. v.v...

Sự thật ra sao?

Cọp U Minh, cọp Gò Quao ngày nay bị tiêu diệt hoặc bị xua về Bảy Núi, về Tà Lơn phải chăng là nhờ các thầy võ Quảng Nam hoặc các thầy Xiêm có bùa phép?

Trả lời câu hỏi ấy, cách hay nhứt là đến tìm các ông bà lão hiện còn sống ở vùng Gò Quao, Trà Ban. Mấy ông này nếu không trực tiếp đánh cọp thì ít ra cũng đã thấy và nghe rõ ràng hơn chúng ta. Vậy xin mời các bạn đọc thân mến đến phỏng vấn và nghe các ông trả lời.

- Thưa ông, ông xuống đây lập nghiệp từ hồi nào?

- Ðiều đó không nhớ chắc chắn ngày tháng. Nhưng mà mấy cháu nên nhớ: hồi Tây đánh nước mình, miệt Rạch Giá, Cà Mau còn hoang vu. Ngoài biển, có ghe đánh lưới của người Hải Nam. Còn trong đất liền chỉ có mấy nhóm người Triều Châu, Phước Kiến qua đây từ đời ông Mạc Cửu. Họ ở gần chơ Rạch Giá, chợ Bạc Liêu bây giờ. Kỳ dư, có vài sóc người Miên ở giữa đồng. Thưa thớt lắm. Sông Cái Lớn, Gò Quao này nhiều khi chèo ghe suốt ngày mà không gặp một nhà nào. Nghe nói hồi Gia Long tẩu quốc, nhiều người cất nhà ở Tân Bằng, Cán Gáo, Tàu Dừa, Cái Nước. Hồi tôi xuống Gò Quao này, ở miệt dưới đã có vườn tược, có cau lão rồi. Nhưng đó là chuyện xa xôi, cách mình một khoảng rừng trên trăm cây số. Nghe nói chớ tôi chưa từng đi tới.

- Lúc đó miệt Trà Ban này phải chăng là hoàn toàn không có ai ở?

- Sự thật như vậy. Vài nhà người Miên ở tận giữa đồng nhưng họ không làm ăn chung đụng với người mình. Kỳ dư, ven sông Cái lớn này toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu. Mình chèo ghe ban ngày, chừng vài trăm thước là thấy sấu nổi trước mũi ghe. Trời chạng vạng, nghe cọp rống, mấy ổng úp mặt xuống đất nên có tiếng dội...

- Hồi mới tới cất nhà, chắc cọp khuấy rối mình dữ lắm!

- Không có! Không có! Mình ngu dại gì, vô tuốt trong ngọn cùng mà cất chòi. Làm như vậy có hai điều lợi. Một là mong mấy ngọn rạch không có rừng già. Rừng chỉ ăn dài theo mé sông cái, bề sâu vô chừng hai ba ngàn thước... Phía trong toàn là sậy, đế, cây mốp, rừng chồi. Mình có thể phá gấp sậy để đó để làm ruộng trước, có lúa gạo mà ăn liền. Ðiều lợi thứ hai là ở xa cọp. Lúc mới xuống làm ăn, mình cần sự yên ổn. Hơi đâu mà lo chuyện đánh cọp, trong lúc mình không rành võ nghệ.

- Ở hẻo lánh như vậy, chắc sợ cọp dữ lắm. Cọp ưa tìm người mà ăn thịt...

- Vài người lo xa. Họ rào chung quanh chuồng heo. Sợ nhứt là khi mình đi ruộng, cọp lén vào nhà bắt con nít. Lần đó, cọp tới sân nhà tôi chạy vòng quanh tìm cách vô nhà. Ðứa con tôi ở một mình. Nghe tiếng động đậy nó chạy ra sát hàng rào. Cọp ta không phương thế nào vào trong được nên day lại, thò đuôi vô kẽ hàng rào. Trưa về nhà nghe con tôi nói lại: "Ba ơi! Hồi ba đi ruộng, có con mèo vện lại đây, thò đuôi vô. Con nắm đuôi mà nó mạnh lắm, kéo ra được chạy vuột." Chừng đó, lối xóm ai cũng hoảng sợ xây hàng rào chung quanh nhà. Ðêm cũng như ngày chỉ nghe động tịnh là nghĩ tới cọp. Nhưng dân mình gốc ở hai huyện (Cần Thơ, Vĩnh Long) xuống đây. Ở đó, đất khai khẩn lâu đời rồi nên phần đông nghe tới tên cọp là sợ chớ ít ai thấy tường tận ông cọp lần nào. Có một cô nọ ngồi rửa chén sau nhà, thấy cái tàu mo cau rụng xuống bèn vụt chạy vô nhà, đóng cửa lại: "Má ơi, cọp! cọp!." Hỏi cọp ra sao. Cô ta nói nó cao lắm, lưng nó vàng, bụng nó rằn. Chừng xem kỹ lại rõ ràng là tàu cau... Có bà lão khác ngồi câu cá dưới gốc cây xộp. Cọp trong rừng men chạy ra chụp một cái. Bà nọ té nhào bên một gốc cây. Nhờ vậy mà cọp chụp hụt. Sau đó cọp chạy cong đuôi vô rừng. Bà ngồi dậy mở mo trầu ra ăn rồi lững thững về nhà nói lại. Bữa nay xui xẻo quá. Câu cá không được con nào, nhè gặp heo rừng ra nhát. Chừng cả nhà hồ nghi trở ra gốc xộp mà xem kỹ, rõ ràng là dấu móng cọp. Kể từ đó, thiên hạ ưa bàn tán về cọp, bắt đầu lo ngại. Có người bàn: nên thành lập một đội binh để vô rừng đánh cọp. Công việc đầu tiên là đốn tre tầm vông vạt nhọn để sẵn. Khi gặp cọp thì đánh trống lên, cả xóm xách tầm vông tới nghinh chiến. Mới nghe qua, dường như có lý. Nhưng sau đó, ở rạch Cái Cam, Phong Ðiền, Cần Thơ, có người xuống cho hay: "Ở xứ tôi, có bố trí như vậy nhưng thất bại. Gặp cọp, đánh trống lên, ai nấy xách tầm vông chạy tới. Cọp im lặng, trụ hình một chỗ. Thinh không, ổng hét lên. Tức thì ai nấy chạy tán loạn. Có người thiếu điều đổ ruột vì chạy càn đụng nhằm ngọn tầm vông của bạn mình. Về sau, có người gài bẫy được một ông cọp. Họ đút mũi tầm vông vô miệng cọp để đâm. Dè đâu cọp nhai nát như... mình ăn mía."

- Vậy làm thế nào mà đánh cọp đến đỗi không còn sót một con như ngày nay?

- Chuyện đó phải làm lần hồi. Bố trí một đạo binh đánh cọp không xong, dân xóm này mới bày đặt cất miễu thờ cọp. Ðó là ngụ ý: "Chúng tôi là người làm ăn, không dám đả động tới ông, xin ông cứ ở trong rừng để chúng tôi được yên ổn!." Cất miếu xong, chạng vạng có người tới đốt nhang. Mấy hôm đầu, ông cọp đi vòng quanh miếu, đứng nhìn nhang rồi về. Bữa sau đem ra cúng một cái đầu heo rừng. Cọp mừng lắm. Từ đó xóm giềng được yên.

Nhưng tạo hoá vần xoay, dân miệt trên xuống đây khai khẩn ngày thêm đông.

Ðất giữa đồng khai thác hết. Bấy giờ chỉ còn là đất rừng sát mé sông, nơi cọp ở. Ðó là hồi nguy nan nhất cho dân mình và cũng cho cọp. Nhiều người làm gan cất nhà sát mé rừng. Ban đầu, đôi ba nhà, sau, năm mười nhà. Họ thấy ở gần rừng mé sông tuy là nguy hiểm nhưng có nhiều huê lợi khác: ăn ong, làm rẫy. Một công rẫy trúng mùa được tới một trăm hai chục giạ khoai lang. Lúc này, nhiều người chết vì đi một mình vô rừng bị cọp chụp bất thình lình. Họ sắm mác thông, thứ có cán dài để ứng phó. Nhưng ở chỗ rừng dày, con người khó bề xoay trở để thủ thế.

Thời thế tạo anh hùng. Bận đó, ông thầy râu (thầy thuốc Nam, vì có râu dài nên gọi là thầy Râu) có đứa con gái bị cọp vồ. Tức mình ông cầm mác rượt theo tận giữa rừng, chém cọp rớt một cẳng. Tư Ngạn bị cọp cõng mất một con heo nái. Chú rượt theo cầm cự với cọp suốt buổi trưa. Nhờ lối xóm tiếp cứu nên mới thoát nạn. Từ đó về sau, chú ưa uống rượu, cặp mắt luôn luôn đỏ ngầu.

Kinh nghiệm là không nên đánh cọp nơi chật chội, tứ bề có cây cối. Cọp sợ con người. Bằng cớ là ở giữa đồng trống, mình cầm mác thét lớn là cọp chạy mất. Vì vậy, khi dân mình phá động rừng, cọp tản mác, kiếm nơi khác mà hùng cứ. Rạch Cái Bần này lần hồi còn sót lại được ông Mun.

- Tại sao ông Mun dám ở lại?

- Vì ông thuộc về lại cọp già, đã từng chống chọi nhiều phen với loài người. Cọp nhỏ thì đi. cọp già ở lại. Thứ già là thứ dữ. Mỗi rạch chỉ còn sót lại một hai ông. Dân trong xóm đều quen mặt nên đặt tên. Có hai ông, Ông Vện với Ông Mun. Vện là cọp đực. Ông Mun là cọp cái.

Trời đất dành riêng cho đôi cọp này số phận riêng. Trước hết xin nói về ông Mun.

Thường ngày ông tới lui vàm Xẻo Gừa - một xẻo nhỏ, có cây gừa to lớn, nhỏ gừa (rễ thòng xuống) buông xuống hàng trăm cây to bằng cổ tay, bằng cây cột nhà. Ông Mun ngủ sát gốc, chung quanh có nhỏ gừa che chở nhiều lớp.

Ông dạn lắm. Sáng đi, chạng vạng về. Tháng Tư năm đó, ông sanh được bốn ông Mun con...

Thật là khủng khiếp, lạ thường. Xưa nay, cọp sanh một hay sanh đôi là cùng. Ðàng này sanh tới bốn con. Dân làng nhìn nhau lắc đầu, tưởng tượng một ngày kia bốn ông Mun nhỏ lớn lên, sung sức.

Phải đối xử bằng cách nào?

Bắt bốn ông Mun con chăng? Chuyện đó rất dễ. Ông Mun mẹ thường đi tìm mồi, để bầy con bơ vơ ở gốc cây gừa. Nhưng mất con, ông Mun mẹ sẽ đổ quạu, trả thù, gây nhiều chuyện bất an cho xóm.

Lo xa rồi lại nghĩ gần, ông thầy Râu, ông Hương Văn Huệ, ông Tri Khách lừa bày ra một kế: bắt bớt ba, chừa lại một.

Thi hành xong, ba ông đem ba con cọp nhỏ về nhà. Xóm giềng rất đỗi vui mừng. Nhưng ba ông không yên trí, sợ ông Mun mẹ đánh hơi theo tìm con để trả thù...

Sau rốt, các ông mua nhang đèn về dựng bàn thờ trước nhà mà khấn vái:

- Xin trình cúng ông Mun được hay: Thói thường xưa nay một mẹ thì một con. Ðằng này, ông sanh tới bốn con. Dân làng chúng tôi lo sợ nên thừa lúc ông đi vắng có tới xin bớt ba con, chừa lại cho ông một con. Như vậy không mích lòng ông mà cũng không hẹp bụng chúng tôi.

Ông Mun về ổ, thấy mất con, gầm thét, rồi vài hôm sau dẫn đứa con còn lại đi đâu mất.

Bây giờ làm sao để nuôi ba ông cọp con nọ?

Cọp con hiền lắm, mình mẩy mềm mại, bò tới bò lui, cái lưng uốn éo như con mèo lớn. Tối ngày, mấy cậu cứ đòi sữa. Biết được chuyện ấy, mấy người đàn bà động lòng, xúm xít lại, đặt mấy cậu ngồi giữa bộ ván, ai nấy ngồi vòng quanh mà dòm ngó cho mãn nhãn. Các cậu đánh hơi rồi từ từ bò ngay lại người đàn bà nào có sữa để đòi bú. Bà chủ H. Cho bú thử. Kết quả, vài ngày sau vú sưng lên làm độc, đau sứt núm vú, bấy giờ thiên hạ càng lo ngại. Sau cùng, chở ba cậu ra chợ Rạch Giá để nạp cho quan phó chủ tỉnh. Ông phó tên Quitxy thưởng cho hai mươi lăm đồng bạc trắng.

- Còn ông Vện?

- Ông Vện có lẽ là chồng ông Mun cha của mấy cậu nọ. Phải chăng vì già nua bịnh hoạn mà ông Vện không theo vợ theo con. Buổi sáng đó người ta thấy ông Vện nằm dài trên bờ rẫy, sát mí rừng. Ban đầu ngỡ là ông ngủ trưa. Chừng mặt trời lên cao, ngạc nhiên làm sao, ông vẫn nằm ì không nhúc nhích. Thiên hạ xúm lại gần, lấy đất chọi thử rồi lấy cây dài đem chọc, chừng đó mới biết ông chết. Họ thui râu của ông, lấy thước đo ông dài một thước sáu. Người khác đòi, khiêng lên cân thử. Các bậc kỳ lão cản ngăn, cho rằng làm vậy là quá khinh thị mạt sát kẻ đã chết.

Rạch Cái Bần không còn cọp nữa. Các rạch khác cũng nỗ lực như vậy. Lần hồi, ghe xuồng đi thông thương ngày đêm từ ngọn Cái Cau đến vàm sông Cái Lớn. Câu hát thời xưa: "U Minh Rạch Giá thị quá sơn trường, Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp tha" không còn. Ghe xuồng tàu bè tấp nập, bọn sấu phải lui về vàm. Cũng thời câu hát xưa, thiên hạ sửa lại như vầy:

Bông sậy là nơi đã khai thác thành rẫy. Lòng dạ con người thơ thới hơn. Không còn sợ cọp, sợ sấu. Họ rảnh trí mà ngắm cảnh nhớ tình. Nhớ ai bây giờ? Trai nhớ gái. Vợ nhớ chồng. Người nay nhớ công ơn người xưa đã đánh cọp để tạo lập nên làng nên xóm. Họ không phải là thầy nghề võ, thầy bùa.

Chẳng qua là họ muốn sống nên phải ráng sức cùng nhau, mỗi người ráng một ít. Sự thật về chuyện đánh cọp Gò Quao là vậy. Nó dễ mà khó, khó mà dễ. Người đánh cọp thời đó không bao nhiêu, tên tuổi của họ không cần bia đồng tượng đá. Vậy mà về sau này có bao nhiêu người tự xưng là thầy đánh cọp thời xưa để hát thuật Sơn Ðông, bán thuốc trật gãy xương hoặc bán bùa Xiêm để dụ dỗ gái tơ.

Thiệt đáng trách biết chừng nào!

28/12/2024

Xuất xứ chuyện cổ tích Thạch Sanh

 Hồi nhỏ, những năm 70  thế kỷ trước, đọc quyển Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam hay lắm, trong đó có tích truyện Thạch Sanh. Đọc rồi để đấy thôi, cũng như các truyện khác mà, chả suy nghĩ nhiều - trẻ con vậy.

Hôm rồi, tính cớ gặp chuyện của vợ chồng An Chu kể về chuyến đi phượt về miền cực Nam tổ quốc, tỉnh Kiên giang. Qua câu chuyện mới biết, hoá ra câu chuyện xuất xứ từ đây.

Đầu TK 18, năm 1708, di thần nhà Minh là Mạc Cửu, không chịu phục nhà Thanh, dong thuyền về min Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Chu thu nhận và phong làm Tổng trấn Hà Tiên. Chuyện Thạch Sanh có nhẽ xuất hiện thời Mạc Thiên Tứ - hay còn là Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu) thừa kế chức vụ của cha.

Thạch Động, nơi khởi xướng tích tuồng chàng trai Thạch Sanh đốn củi khỏe mạnh, nghèo nàn cứu công chúa Huỳnh Nga. Đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên hang mà về.  

Công chúa Huỳnh Nga có nhẽ liên quan đến Chúa Nguyễn Ánh, vì có thời kỳ dài ông trốn tránh quân Tây Sơn ở vùng này.

Hang “Cội Hàng Gia” ở sườn núi Đá Dựng được cho là nơi sinh sống của Thạch Sanh. Ở trước cửa động có nhiều phiến đá ghép mí, chồng khít lại với nhau tạo thành một mái vòm tự nhiên. Theo truyền thuyết, một buổi sáng xưa kia, từ nơi đây, Thạch Sanh đã giương cung bắn chim đại bàng yêu tinh đang cắp nàng công chúa bay ngang qua núi Đá Dựng.

Hồi xưa vùng này thú dữ nhiều và to lắm, những năm 60 TK trước, có chuyện, người dân đi rừng ở  Phú Quốc, ngồi nghỉ trên khúc cây chắn ngang giữa đường. Châm lửa nấu cơm, khúc cây chợt động, phóng vụt vào rừng. Húa vía, là con trăn gió đang nằm. (đọc những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, các bạn sẽ biết, ví như quyển Hương rừng Cà Mau chả hạn). Chắc trằn tinh mà Thạch Sanh giết là con trăn giống con này.

Chàng Thạch Sanh năm nào xuống hang cứu công chúa, chẳng biết có lưu lại bà con anh em gì không chớ người dân Khmer xung quanh đây cùng họ Thạch cũng khá nhiều.

Vài hình ảnh về núi Đá Dựng do vợ chống An Chu Cung cấp

 


 

 

     Một vài thông tin các bạn tham khảo.

27/07/2015

Ải Nam Quan ngày xưa


Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: “Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có”Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có”Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”

 Theo “Ðịa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Ðỗ Ðình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng Ðăng lên cửa Nam Quan có 5 km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km.”

 Các bức ảnh trong bài này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu – Trung Quốc. Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.

La région de Dong Dang au début du XXe siècle.

Hình 1: Thị xã Đồng Đăng nhìn từ đỉnh cao của trạm quan trắc, nơi đóng quân của một đội trưởng bộ binh bản xứ và một trung úy Pháp. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906 – trang Ecpad)

 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 2: Ga Đồng Đăng, ga cuối trên biên giới của tuyến đường sắt đường sắt Hà Nội – Vân Nam. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906).
 
Ai Nam Quan (2)
Hình 3: Một trong những bức ảnh của tạp chí LIFE về Việt Nam thời thuộc Pháp. Hình ảnh chuột Mickey cầm súng đứng gác giúp ta ước đoán bức ảnh được chụp vào những năm 30, khi hình tượng chuột Mickey trở nên nổi tiếng khắp thế. Bảng chỉ dẫn mang dáng hình cửa ải ghi rõ khoảng cách từ Đồng Đăng đến Nam Quan là 4 km. Hoạt động canh giữ cửa khẩu biên giới thể hiện qua số lượng binh sĩ và các xe quân sự
 
Ai Nam Quan (1)
Hình 4: Chỉ dẫn ghi trên tường: Đường sang Trung Hoa qua cửa Nam Quan
 
 
(Hình 5: Ảỉ Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng)
 
 
Ai Nam Quan (35)
Hình 6: Đường lên biên giới Việt – Trung đi qua những ngọn núi. Đường mòn quanh co, gập ghềnh qua những sườn dốc nguy hiểm.
 
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 7: Cùng một góc chụp với bức trước
 
Ai Nam Quan (3)
Hình 8: Đồng Đăng – Đồn canh của Pháp trên đường biên giới. Nhìn về phía Ải Nam Quan. Đã hiện ra vệt mờ của bức tưòng thành trên sườn dốc của ngọn núi bên phải dẫn tới điểm cao nơi đặt đồn canh của Pháp
 
Ai Nam Quan (4)
Hình 9: Đồn Pháp nhìn từ Ải Nam Quan
 
3012h
Hình 10: Một bức trong loạt bưu ảnh “Đồn và lô cốt địa đầu Bắc Bộ” – Nam Quan: Cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồn biên giới Trung quốc và lô cốt Pháp
 
Ai Nam Quan (5)
Hình 11: Hình chụp từ cao điểm thấy rất rõ hai cửa quan 
 
Ai Nam Quan (6)
Hình 12: Toàn cảnh Ải Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng. Đã thấy rõ hai cửa quan: cửa của Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường, một tầng mái, cửa của Trung Hoa lớn hơn, hai tầng mái. Một dải tường thành chạy lên núi từ hai bên cửa quan Trung Hoa. Trên con đường chạy về cận cảnh bức ảnh có một số nhân vật đang di chuyển. Rõ ràng, mặc dù về mặt tự nhiên đây là vùng rừng núi, nhưng cả người Pháp và nhà Thanh đều chủ ý để khu vực cửa khẩu trơ trọc nhằm theo dõi mọi biến động.
 
761b
Hình 13: Ải Nam Quan (trước) năm 1905. Dù hướng chụp chính diện làm cho cửa quan của Việt Nam lẫn vào công trình đồ sộ của nước lớn Trung Hoa, nhưng vẫn thấy rõ ba tầng mái của hai cửa quan. Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai bờ tường chạy về hai ngọn núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.
 
Ai Nam Quan (33)
Hình 14: Khoảng cách chụp gần lại, phân biệt rất rõ hình dáng của hai cửa ải
 
Ai Nam Quan (8)
Hình 15: Hướng chụp từ trên điểm cao cho thấy giữa hai cửa quan là một vùng đệm. Bưu ảnh gửi đi ngày 6.03.1907
 
Ai Nam Quan (7)
Phụ ảnh với chú thích của người sử dụng
 
Ai Nam Quan (9)
Hình 16: Vị trí chụp từ đường đi.
 
Ai Nam Quan (11)
Hình 17: Việc ghi thời điểm chụp bức ảnh này là ngày 2 tháng 8 năm 1940 như phụ ảnh dưới hoàn toàn không có cơ sở. Đến cuối năm 1906 cửa quan của Trung Hoa chỉ còn một mái lầu (xem hình 2…6), nhưng trong bức ảnh này ta vẫn thấy rõ hai mái lầu giống như các bức ảnh chụp trước đó.
 
Ai Nam Quan (10)
Hình phụ: có thể suy luận ngày 02 tháng 8 năm 1940 là ngày đăng bức ảnh này trêm một tài liệu (báo) nào đó, chứ không phải ngày chụp. 
 
Ai Nam Quan (14)Hình 18: Khoảng cách từ phía người chụp rút ngắn lại
 
Ai Nam Quan (12)
Phụ ảnh: Bức tô mầu hình 16
 
Ai Nam Quan (18)
Hình 19: Một bức bưu thiếp rất đẹp và có giá trị bởi dòng lưu bút của người sử dụng cho biết vị trí Ải Nam Quan cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 17 km, được tu sửa vào năm 1908…
 
Ai Nam Quan (16)
Hình 20: Một tốp lính và sĩ quan Pháp trước Ải Nam Quan
 
Ai Nam Quan (17)
Hình 21: Cận cảnh
 
Ai Nam Quan (20)
Hình 22: Hoạt động bang giao diễn ra nơi cửa khẩu có vẻ rất hòa hảo. Còn nhớ sau Công ước Thiên Tân 1885, người Pháp đã xúc tiến một dụ án rất tham vọng: xây dựng mạng lưới đường sắt từ phần lãnh thổ Đông Dương sang Vân Nam. Tuyến đường này khánh thành ngày 31 tháng Ba năm 1910.
 
Ai Nam Quan (19)
Hình 23: Một bức ảnh vô cùng quý hiếm với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải, các vòm cổng của hai bên, cũng như bức bình phong chắn ngang phía Trấn Nam Quan 
 
Ai Nam Quan (13)
Hình 24: Đây là một bức ảnh gây tranh cãi bởi sự khác biệt trong hình dáng của Ải Nam Quan
 
Ai Nam Quan (15)
Hình 25: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Hướng chụp vẫn từ phía Việt Nam. Người chụp đứng trên sườn núi, ngay sau phia bức tường đá. Quả là người Trung Hoa rào rậu rất kĩ. Trấn Nam Quan (cửa quan của Trung Hoa) xây liền sau bờ tường thành chạy từ trên ngọn núi đá vôi xuống. Chỗ cao nhất của bờ thành gần tới mái của cửa quan. Bên trái bức ảnh, ở lưng chừng núi có một công trình giống ngôi miếu (ở hình số 15 ta đã có thể nhìn thấy nó). 
 
Ai Nam Quan(46)
Hình 26: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Phía sau cửa quan Trung Hoa có một bức bình phong
 
Ai Nam Quan (26)
 

Hình 27: Viên quan nhà Thanh phụ trách Trấn Nam Quan
 
Ai Nam Quan (37)
Hình 28: Một viên quan nhà Thanh chỉ huy quân đội trấn giữ cửa ải
 
Ai Nam Quan (38)
Hình 29: V.iên quan nhà Thanh cùng tùy tùng mang cờ phướn khi sang giao tế vùng đất thuộc Pháp
 
Ai Nam Quan (23)
Hình 30: Sang địa phận Trung Hoa. Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn ngang. Trong kiến trúc cổ, theo quan niệm phong thủy, bình phong có tác dụng khắc phục, hạn chế những yếu tố xấu, phát huy những yếu tố tốt về phong thuỷ. Bức bình phong chắn sự dòm ngó từ ngoài vào. Hoạt động ngoại giao nơi này diễn ra sôi động với chương trình khảo sát, hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh. Có thể phân biệt được quan chức Pháp trong bộ Âu phục trắng, cưỡi ngựa trắng và quan chức nhà Thanh đội nón, cưỡi ngựa ô trong số các nhân vật trong ảnh. Hãy chú ý đến cụm nhà ngói có tường bao ở góc trái bức ảnh.
 
Hình 31: Bức ảnh có dòng lưu bút đề ngày 9.08.1907. Các quan chức Pháp – Hoa chụp ảnh kỉ niệm bên bức bình phong
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 32: Những đứa trẻ Trung Hoa trên cửa ải. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906)
 
Ai Nam Quan (22)
Hình 33: Thời gian trôi qua thể hiện qua chiều cao cây cối. Ta dễ dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất hiện hàng lan can. Có thể cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan năm 1907 của Tôn Trung Sơn đã làm thay đổi diện mạo của cửa quan này.
 
Ai Nam Quan (21)
Hình phụ: Dấu bưu điện 1911. Hãy để ý đến hai người đàn ông mặc Âu phục mầu trắng đứng gần bức tường bao của cụm nhà trước cổng quan. Vóc dáng, tư thế, và đồng phục cho biết họ có thể là những viên chức Pháp làm việc tại văn phòng quản lý biên giới. Cụm nhà nhỏ nơi họ đứng trước kia Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công) và Đền Chiêu Trung. Năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 văn phòng được xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp, nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu”. Công trình vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông tin không rõ ràng, có phần mâu thuẫn về niên đại lịch sử khiến Pháp Quốc Lầu có một lai lịch mờ ám (Đọc thêm tại đây
 
Ai Nam Quan (32) 
Hình 34: Trấn Nam Quan nhìn từ điểm cao phía Trung Hoa. Vẫn thấy rõ bức bình phong và cụm nhà ngói trước cổng quan. Trên đỉnh núi bên trái có một danh trại khá lớn.
 

Ai Nam Quan (29)
Phụ ảnh: Dòng lưu bút ghi ngày 17.04.1911. Bưu cục Lạng Sơn đóng dấu ngày 19.04.1911
 
Ai Nam Quan (27)
Hình 36: Ngôi làng Trung Hoa ở Nam Quan (trong khung mầu vàng của phụ ảnh 34). Hai dãy nhà lá nằm bên con đường lát đá. Đây có lẽ là khu dân cư, cuối đường có một khu nhà ngói khang trang hơn có lẽ là doanh trại hoặc khu gia binh
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 37: Ngôi làng nhìn từ điểm cao
 
Ai Nam Quan (30)
Hình 38: Xử trảm một người Hoa tại khu vực Ải Nam Quan
 
47
Hình 39: Một lễ hội người Hoa ở Lang Cang Tchap gần Ải Nam Quan
 
Xen vào loạt ảnh của Union Commerciale Indochinois, chụp cùng một thời gian, đánh số từ 228 đến 233, miêu tả con đường từ Ải Nam Quan sang Long Châu, là những bức ảnh của vợ chồng Imbert Edgard chụp cuối 1906
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Vợ chồng Imbert được những người Trung Hoa đưa tới ngôi làng Loc Kan Thiap.
 
233x
233. Đường đi Long Châu chạy qua khu vực những đồi cỏ
 
232b
232. Phong cảnh đường đi Long Châu
 
229
229. Một dinh thự trên đường đi Long Châu. Không rõ Loc Hang Thiap là địa danh gì?
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Vợ chồng Imbert chụp ảnh trước dinh thự của chỉ huy tên Sen ở Loc Hang Thiap
 
Ai Nam Quan (5)
Cùng người đồng hương và chủ nhà Trung Hoa đến thăm một nhà hát ở Loc Hang Thiap
 
228v
228. Những ngôi miếu….
 

Hơn 100 năm đã trôi qua từ lúc người Pháp chụp những bức hình trên. Vạn vật đã đổi thay. Một mầm cây non có thể đã trở thành cổ thụ. Một con sông có thể đã cạn khô hay đổi dòng. Một ngọn núi có thể đã trở thành bình địa. Các triều đại cũng vậy. Ải Nam Quan xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau.