26/02/2014

Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

G.SLê Văn Lan

Giữ Tết cổ truyền  - Tết xưa, tết nay….

   Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “còn gì là xuân”?
   Trong trường hợp lo toan này, phải chăng cần đến nhưng giá trị chuẩn mực mà nghìn lần Tết xuân qua, dân tộc ta đã tinh kết được?

Đến hẹn lại lên
   Mấy chục năm trước, giữa những nối kéo một thời gian khó chiến tranh và đương thời là những hạn hẹp của bao cấp, xuất hiện ở Hà Nội kiến nghị, gửi đăng hẳn hoi trên báo chí chính thống - rằng nên bỏ Tết, cho đỡ phải . . . lo Tết.
   Xôn xao cả lên, việc tán thành và phản đối. Có cả một luồng cực đoan và phê phán, đến mức một sáng thức dậy, chủ nhân căn nhà đề xuất việc bỏ Tết thức dậy, thấy ngay một hàng chữ cảnh báo trên cánh cửa nhà mình: "Năm nay nhà này mà ăn Tết, tao giết." Gia chủ đã phải báo công an cử người đến bảo vệ.
   Một điều gì đó, ở đây, cũng giông giống việc xưa ở Văn Trưng (tên Nôm là Dưng), Vinh Phúc - nơi có cả một Tết xuân mồng Sáu tháng Giêng (với trò “quàng vai bắt trạch”) mà đến như các bậc già cả cũng phải nguyền: "Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mùng Sáu hội Dưng Ngày Tết, vậy là không bỏ được, thế thì cứ đến hẹn lại lên, vào lúc năm hết Tết đến là ta chơi Tết, vui Tết và . . . lo Tết. Có vẻ như cái sự "tự nhiên nhi nhiên" thế này là việc "trôi theo dòng lịch sử" với ít phần tự thức nhưng lại nhiều phần tự phát để thực hiện - làm nên và hưởng thụ - Tết của chúng ta, mà trong đó và ở đây về mặt hiểu biết về quan niệm thì ít nhất cũng mặc nhiên hàm chứa hai vấn đề rất có liên quan:
   Ta đang coi Tết là một cái gì nhất thành bất biến, do đó dẫn đến chúng ta đang làm biến đổi Tết mà không hay biết (hoặc ít để ý đến).

Tết luôn thay đổi
   Và nếu nhận thức được rõ ràng, đúng đắn về từng nét biến động ấy, cả những nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện tác động của sự thay đổi, ta sẽ ngộ ra sự thể mình bây giờ đang làm Tết thay đổi như thế nào và nhất là Tết rồi sẽ ra làm sao.
   Chẳng hạn, chẳng hạn, về thời gian (thời điểm) tiến hành (thực hiện) Tết, thì những thế kỷ trước Công nguyên, người cổ ở đất Việt phương Nam này không tổ chức Tết vào mùa Xuân, càng không lấy ngày đầu tháng Giêng làm ngày Tết như người Hoa từ thời nhà Hán ở phương Bắc. Tổ tiên xa xưa của chúng ta ăn Tết và vui Tết vào mùa Thu, lấy ngày đầu tháng Chín làm ngày đầu năm. Điều nó đã được chép vào sách Thái Bình hoàn vũ ký. Sở dĩ như vậy là vì thời tiết, rồi thời vụ bấy giờ làm nông nghiệp lúa nước chỉ một vụ là vụ Mùa, dẫn đến quan niệm định chế về lịch (lịch pháp) của cư dân xứ sở phương Nam, không những không thể giống mà còn xa lạ với phương Bắc. Chính Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo cũng đã khẳng định: "Phong tục Bắc Nam cũng khác".

   Chỉ đến và từ đầu Công nguyên về sau, trên cơ sở tăng vụ lúa chiêm cho nông nghiệp, nhất là với ảnh hưởng do tiếp biến và cả những cưỡng chế văn hóa của phương Bắc nữa ("Bắc thuộc thời đại"), Tết Nguyên đán vào ngày đầu tháng Giêng mới dần dà mà theo quan niệm và lịch pháp Bắc phương du nhập xuống nước ta. Dần dà nữa, qua hai nghìn năm, thì - với cả nghìn lần biến chuyển - được khoác tấm áo in hai chữ "cổ truyền" để thành ra cái Tết hiện nay, lại cũng đang không ngừng có các thay đổi khác nữa.
   Giữa những thay đổi trong quãng thời gian hai nghìn năm trở lại đây của Tết cổ truyền, có câu chuyện về cái bánh chưng mà không ít người nói và tin rằng từ lúc bánh được Lang Liêu sáng tạo ở thời Hùng Vương cho đến bây giờ, đây vẫn là sản vật bất biến làm nên cấu trúc ổn định của văn hóa và nghi lễ Tết, đặc biệt Việt Nam.
   Nhưng sự thực lại là: Từ khởi nguyên đến khởi hình, đây chính là chiếc bánh tét (được biến âm từ "bánh Tết") được bảo lưu bền bỉ trong văn hóa và ngôn ngữ miền Nam, kèm với chữ "đòn" (như trong tổ hợp đòn gánh) tố cáo bản chất vốn là có hình ống tròn hệt như chiếc bánh tầy (bánh có đầu “tầy”), hoặc bánh hình chiếc chày làm cả chức năng (tượng trưng của chiếc bánh chầy và có đầu tầy để giã cối - động tác tính giao) được bảo lưu ở nhiều vùng nông thôn và miền núi phía Bắc. Gọn lại, đây chính gốc là vật phẩm tượng trưng và có hình sinh thực khí nam mà cặp đôi với nó là bộ phận sinh sản của nữ - đôi bánh đầy - biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa và xã hội nông nghiệp nước ta xưa.
   Nhưng đến thời thịnh trị của Nho giáo, các nho gia không thể chịu nổi điều này, tiêu biểu là Tiến sĩ thượng thư Vũ Quỳnh, tác giả của san nhuận sách Lĩnh Nam chích quái đã đem ý nghĩa vũ trụ "trời tròn, đất vuông" thay thế cho tinh thần phồn thực - cổ truyền đích thị của bộ đôi bánh chưng, bánh dầy gốc. Tuy nhiên, sự biến đổi ý nghĩa này chỉ tỏa ảnh hưởng được tới các vùng đô thị và ven đô - nơi nhận được nhiều hơn sự quảng bá của văn hóa cung đình (văn hóa bác học, chính thống). Còn ở nông thôn, sự bảo lưu cái cổ truyền đích thực vẫn nồng đượm. Lễ hội Tết xuân ở Thanh Bình (Phú Thọ) chẳng hạn, đòn bánh tày (tầy) vẫn được đem làm một nghi thức lễ tết “đâm chầy vào oa” vị chủ lễ cầm đòn bánh này dúi ba lần vào tảng đá bẹt có vết nứt ở giữa, thậm chí còn láng nước vào chỗ này.
   Ngoài những ảnh hưởng biến đổi không ngừng qua các thời theo chiều dọc của thời gian, Tết vì có một phổ, trường dung nạp rất rộng, còn tự biến động trên hiên ngang (của một hình tuyến không - thời gian) rất mạnh mẽ bằng cách tích hợp vào nó một cách dung dị, vô cùng nhiều động thái sinh hoạt nữ thần văn hóa và xã hội ở quanh thậm chí từ xa. Bóc tách, phân tích từng nghi thức trong hệ thống mỗi lúc một phình ra của các lễ tiết nhân danh Tết hoặc được thực hành vào dịp Tết, dễ dàng nhận ra điều này. Chẳng hạn , trở lại với những điều ghi chép trong Cổ thư Thái bình hoàn vũ ký, nội dung chính nếu không phải là duy nhất của ngày và dịp Tết thu đầu tháng chín của người Việt Cổ chỉ là việc “nam nữ hát đối đáp giao duyên rồi tìm chỗ thanh vắng mà tương hợp”.
   Nhưng từ sự hồn nhiên của tinh thần lứa đôi ban đầu này, dịp Tết cổ truyền đích thực đã neo móc kết nối vào đây biết bao là sự việc và sự tích (như quàng vai bắt trạch, đâm chầy vào oa, rồi tranh cướp nõ nường, cả việc “tháo khoán” cho những cặp nam nữ là nghèo "được tự do kết hôn" lúc giao thừa đời Trần- chép rành rõ trong sách An Nam Trí lược).

Những bất biến giữa vạn biến
   Biến đổi luôn luôn và nhiều nhặn là thế, nhưng Tết cũng vẫn hằng có mấy bất biến giữa vạn biến mà chúng ta có thể và cần nhận ra.
   Qua đó, trước hết là cái triết lý của sự tái sinh và đổi mới của Tết và ở trong dịp Tết. Các bậc thức giả, đặc biệt các văn nghệ sĩ là những người có khả năng và công lao hơn cả trong việc phát hiện, hưởng thụ và cổ vũ, quảng bá điều này. Từ quy luật vận động của tự nhiên và mùa màng đúc kết thành "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng" chuyển hóa thành ý niệm về cái cũ phải "tàng (hoặc tàn) vào mùa Đông, để cho cái mới tới mùa Xuân thì sinh sôi nảy nở, dẫn đến thế ứng xử "tống cựu nghênh tân" vào dịp Tết.
   Thứ hai là đối với cái lẽ sống tự nhiên kết hợp nhuần nhị giữa làm và nghỉ thì Tết chính là dịp để thiên nhiên (chủ yếu thời xưa là đất đai) và con người được nghỉ ngơi (cho nên không động thổ, thậm chí kiêng cả việc quét nhà) mà mưu cầu thực hiện, thực hành việc hạnh phúc, trong đó có hưởng thụ văn hóa ẩm thực, lễ hội, văn nghệ, giao tiếp lứa đôi...
   Và thứ ba chính là cái tinh thần dân tộc và cộng đồng cốt kết ở ba điểm cốt yếu: tổ tiên, gia đình và làng mạc tìm thấy ở Tết một miền khu trú hết sức thuận lợi và nơi chỗ phát huy nhiều hiệu quả thất. Tôn trọng, tưởng nhớ và thờ phụng tổ tiên là một đạo lớn trong thế giới tinh thần Việt Nam.

   Vào thời Trung cổ và cận đại, khi gia đình là đơn vị hạt nhân cơ bản của xã hội thì cúng gia tiên, lập bàn thờ tổ tiên ở chính giữa nhà để đón mời và được tổ tiên về đoàn tụ, hưởng thụ, chứng giám tấm lòng cùng việc làm của con cháu là việc chính, nếu không phải là lớn nhất của từng nhà trong dịp Tết. Còn từ các gia đình mà nhân rộng ra và liên kết thành cộng đồng, làng xã, thì Tết chính là lúc và dịp mở “ hội làng” và “ về quê ăn Tết” của tất cả những người có quê hương mà xa xứ, thậm chí chỉ rời làng ra sinh sống ở đô thị.

Chuẩn mực bị đảo ngược
   Mấy điều bất biến giữa vạn biến của Tết qua các thời và trên không gian của đất nước như thế cũng chính là “hệ giá trị” để lại từ nghìn lần Tết xưa cho bây giờ. Bởi thế cũng có thể coi đây là mấy chuẩn mực để xem trong việc tiếp tục và đang làm biến đổi Tết của thế hệ ngày nay điều gì là thích hợp và điều gì là không và chưa thích hợp. Chẳng hạn như chuyện lì xì, chỉ có một hình thức (quy trình) cho tiền trẻ em là giống nhau giữa lì xì và mừng tuổi ngày Tết.
   Nhưng nếu như sách Việt Nam phong tục (đầu thế kỷ 20) cho biết rõ: “Mừng tuổi” là động thái tượng trưng bỏ mấy đồng tiền xu vào túi, đáp lễ việc trẻ nhỏ chúc mừng tuổi tác của ông bà, cha mẹ thể hiện tinh thần kính già yêu trẻ, thì hiện tại, người ta chỉ biết "lì xì" là cung cấp ("càng nhiều càng ít") tiền bạc cho trẻ nhỏ tiêu xài ngày Tết, mà ít ai hiểu rằng đây là một phong tục của Trung Hoa từ thời nhà Đường: Vua Đường nhận được và bắt người ta nộp nhiều “lễ vật” ngày Tết quá, bèn trích bớt một phần lại quả cho bầy tôi. Nhưng rồi thấy “tưởng thưởng” bằng hiện vật mãi không tiện, nhà vua bèn nghĩ được cách quy ra lít: “Bỏ một ít tiền vào phong bao, đem cho. Cách ấy, tiếng Hán - Việt gọi là "lợi thị", phát âm tiếng Hoa thì thành “lì xì”. Như vậy, từ vỏ ngôn ngữ đến ý nghĩa nội dung, “lì xì” là sản phẩm ngoại nhập, khác và trái hẳn với nội dung và ý nghĩa của "mừng tuổi", vì chỉ biểu thị tinh thần lợi lộc.
   Cái tinh thần vị lợi (vụ lợi) này còn đang biểu lộ ngày càng rầm rộ ở chuyện “quà Tết”. Ngày xưa, dịp Tết cũng là lúc giới quan chức đợi và nhận quà Tết. Nhưng đấy là việc của những người nhận trách nhiệm và được gọi là dân chi phụ mẫu, làm cha mẹ của dân. Còn nếu ngày nay, những người là và làm "dân chi công bộc" - đầy tớ của dân, phục vụ nhân dân, mà lại hóa thân - đồng nhất với những "cha mẹ của dân" trong ý thức và hành động biếu - nhận “quà Tết”, thế thì không những là làm biến đổi, mà còn chính là làm biến dị, đảo ngược ý nghĩa và giá trị của Tết.
   Mấy điều kể làm ví dụ về sự thể đổi thay giữa Tết nay và Tết xưa như thế này, chỉ cần "hữu thức" - tìm hiểu, nghĩ suy - đôi chút là nhận ra ngay. Nhưng có lẽ điều đáng quan ngại hơn, ấy là sự ít tự thức, nhiều tự phát, "vô tư" đối với các ý nghĩa và hệ giá trị đích thực của Tết, “vô tư” mà “ăn Tết” và “chơi Tết” xả láng để “sành điệu” khoe sang khoe giàu, hoặc coi Tết chỉ là dịp - may quá - có mấy ngày nghỉ dài (như dịp nghỉ Lễ Quốc khánh, Quốc tế Lao động) thế là "vô tư" mà chơi. . . bời ! Nô nức đi du hí, thậm chí ra cả nước ngoài.

Tết cũ Hà Nội, còn gì hôm nay?


Hoàng Hồng Minh
Thiếu nữ rạng ngời bên hoa đào
Thiếu nữ rạng ngời bên hoa đào

   Cái Tết của mới mấy chục năm về trước, vừa mới hôm qua đây, đã như vô cùng xa lạ với cái Tết hôm nay... Con người mình đã đổi thay? Cảm xúc của mình đã đổi thay? Bản thân cái Tết đã đổi thay? Hay là tất cả mấy cái đó?
   Ngày trước dù sống ở giữa phố phường Hà Nội, nhiều người cả năm hiếm khi có lấy bức ảnh chụp. Chỉ ngày Tết đến, cả gia đình mới diện cho nhau bộ quần áo đẹp nhất, hơi ngượng một tí vì chợt quá diện hơn hẳn ngày thường, trịnh trọng bách bộ ra phố hướng đến hiệu ảnh ở phố Tràng Tiền, hay ở phố Hàng Khay, để chụp lấy mấy kiểu ảnh gia đình, mấy kiểu chân dung. Một khoản ngân sách đáng kể. Phố phường yên vắng, lặng thinh, nghe thấy rõ cả tiếng của xích xe đã rã đang cà vào cái líp xe đã cùn, “kịch-cà-rà-kịch”, mỗi khi có bác xích-lô đạp xe ngang qua. Mở cuốn album, duy nhất, của một gia đình ngày ấy ra, mỗi trang là một bộ ảnh của ngày Tết của mỗi năm. Trừ phi có thêm sự kiện gì đặc biệt lắm, thì mới thấy có thêm vài chiếc ảnh khác. Ảnh đen trắng, hoặc nâu trắng, giấy bóng, giấy lụa, đôi khi có chiếc được tô tí màu bằng bút lông. Chúng được cắt riềm dentelle như những chiếc bánh biscuit, và có khi bị gián mối nhấm mất toi một góc. Hôm nay các bạn tuổi teen ngồi rảnh rỗi năm phút là đã giơ điện thoại ra chụp cho mình lấy vài chục kiểu ảnh, rồi lập tức tống chúng lên Facebook, và chém gió bình loạn nhau hả hê được liền...
   Con người, đời sống đổi thay đến như thế. Tết không thay đổi được chăng?



Cảm xúc

   Thời Hà Nội còn trong chiến tranh, các trường học phải tản cư ra khỏi thành phố, thường về các tỉnh. Trường nhạc họa của thành phố được ưu tiên tản cư ra ở... ngay Quảng Bá, bên Hồ Tây! Hà Nội cỏn con, hết đường Cổ Ngư đã là hết nội thành, đường xe điện cũng kết thúc ở đó, bến Yên Phụ. Ăn ở tại trường, chiều thứ bảy bọn trẻ trường này được về nhà trong phố, nếu bố mẹ không dặn đón thì chúng tự cuốc bộ với nhau ra đến tận Yên Phụ để lấy tàu điện chạy về Cửa Nam, về Bờ Hồ... Trường đặt ở chỗ “dốc phi lao” của đường đê, cái dốc duy nhất có hàng cây phi lao của Quảng Bá, và trong những cây phi lao ấy có loài châu chấu voi đặc biệt, to bằng bàn tay trẻ con, rất đáng kính nể. Nay thì con dốc này đã thành ra một con phố nội đô, giá mà nó được đặt tên thật giản dị, ví dụ như lấy tên đường làng cũ của nơi đó, hoặc là “Dốc phi lao”, thì sẽ gợi cảm, gợi nhớ biết bao nhiêu. Sao người ta cứ mải mê dán hết tên người này với tên người nọ vào những chỗ như thế, để mà làm gì, để làm hỏng hết các kỉ niệm của đời sống? Đường đi trên đê trước khi xuống con dốc ấy rậm rịt những ổi là ổi, ngút ngát, thơm tho, thời đó chưa có đường đê ngoài như bây giờ.
   Những làng quanh đó thì tuyệt đẹp, các ao ngòi, vườn hoa, vườn quả thông nối sang nhau, tha hồ lang thang. Muốn mua hoa quả, khách mua nhiều khi phải đánh thức chủ nhà đang ngủ trưa thức dậy, để họ mang sào ra vặn trẩy quả. Đi quá Quảng Bá thì đã là những cánh đồng làng quê Nhật Tân, Phú Thượng, Chèm Vẽ đìu hiu yên ả. Trường văn hóa thể thao của thành phố thì ở chỗ Quần Ngựa, cuối đường Đội Cấn, đã là đủ tiêu chuẩn tản cư. Dọc đường Đội Cấn đi từ trung tâm thành phố đến Quần Ngựa, chỉ thấy các làng, hồ nước, ruộng rau, và các đầm sen thơm ngát. Nay thì cả vùng này đã lọt thỏm trong “trung tâm nội đô mới” của Hà Nội.  

   Phố phường Hà Nội còn rất vắng dân cư, còn chưa chuyển sang “làm việc thông tầm”. Buổi trưa tan tầm người đi làm còn kịp đạp xe về nhà, đắp lò mùn cưa, dóm lửa bếp củi, vo gạo thổi cơm, dọn mâm ăn uống, cả ngủ trưa chớp nhoáng nữa, để rồi mới lại đạp xe đi làm buổi chiều. Trẻ con thường mê đắp lò mùn cưa cho bố mẹ: đặt cái chai thủy tinh vào giữa cái lò tôn sắt, như một cái xô nhỏ, nhồi lèn mùn cưa xung quanh cái lọ, trích mở lấy bớt mùn cưa qua “cửa lò” ở phía dưới cho thông khí vào tới tận cái thân chai, rồi nhẹ rút cái chai ra. Cả một tác phẩm nghệ thuật !


Thiếu nữ bên hoa ngày Xuân


   Thời đó cả Hà Nội, mà cũng là cả phía Bắc, chỉ có đúng ba tờ báo hằng ngày, mỗi tờ bốn trang, các trang nhất giống hệt nhau, các nửa trên của trang thứ tư “Tin thế giới” cũng giống hệt nhau luôn, nhiều chỗ ở trên các trang hai, trang ba là những đoạn đăng “tiếp theo…” của các bài của trang nhất và trang bốn… Nội dung bản sắc của mỗi tờ báo chỉ còn đặt cược được ở những chỗ trống còn lại. Tờ báo tuy giá 5 xu, một đồng là mười hào, là một trăm xu, nhưng người nghèo muốn đọc báo không mất tiền thì… đạp xe hay cuốc bộ ra chỗ tòa báo!
   Các ngày thứ hai liền sau ngày chủ nhật có trận bóng đá, dân nghèo nghiện bóng chen nhau ở trước cửa của tòa báo thành phố để đọc trang cuối của tờ báo thành phố, dán ở trong cái hộp gỗ có mái che, phía trước có cửa bọc lưới sắt mắt cáo, toét cả mắt để đọc xuyên thủng qua được cái lưới này. Hồi đầu cửa hộp gỗ này lắp kính, nhưng hay bị vỡ, nên rồi mới chuyển sang lưới mắt cáo thông minh. Số báo ngày thứ hai này sẽ có mẩu bài, may mắn thêm nữa thì có tấm ảnh, tường thuật lại trận bóng đá buổi chiều chủ nhật trước đó, từng lời lẽ rất căn đo để lường trước các cơn ganh tị của các fan của hai đội tham đấu. 
   Sáng ngày chủ nhật nếu bạn rỗi rãi thì có gì thả bộ ghé vào sân Câu lạc bộ ở ven Bờ Hồ cạnh nhà hàng Phú Gia, ngồi ở các bậc khán giả ngoài sân có cây cao tỏa bóng mát, dự trận đấu giải cờ tướng. “Bên trắng, tốt ba tiến một”, tiếng loa phát ra, người phụ trách bàn cờ lớn loay hoay dịch con “Tốt” vĩ đại trên cái bảng cờ treo chỗ sân khấu. Một ván cờ đi luôn cả một buổi sáng trong cơn thảo luận mưu tướng mẹo sĩ say sưa của khán giả, chả ai thấy sốt ruột.

   Hôm nay, còn tìm ra được ai có cái tinh thần “không chống cự lại thời gian” như thế ở Hànội được nữa không? Không thể còn được.
   Cảm xúc con người đã đổi thay, vũ bão. Tết không thay đổi được chăng?

Cuốn phim Tết xưa

   Hồi nhỏ mỗi khi đi đâu, dẫu chỉ trong vài ngày, rồi trở về Hà Nội qua cây cầu Long Biên lượn khúc thanh thoát trên những con sóng sông Hồng ngậm đỏ phù sa đang nghì ngoạp mãi sâu tít dưới kia, lòng tôi thoắt se lại, thiêng liêng, tự nhủ mình rằng, không bao giờ, không bao giờ tôi sẽ xa được Hà Nội. Nơi yêu thương này, có xóm giềng, có bè bạn, từ thuở lọt lòng. Vẫn chuyện năm nọ cái trường tản cư ở Quảng Bá rồi bị ngập mưa lớn kéo dài, mà đã sang nửa sau của năm học, tình thế Hànội thì đã yên ổn hết lo đạn bom, trường này thế nào được đặc cách về giảng dạy học tập tạm ngay tại… bên trong khu Văn Miếu ! Dãy nhà này, tổ violon, tổ violoncelle, dãy nhà kia, tổ sáo, tổ nhị, dãy nhà nữa, tổ hội họa, tổ piano… Ngẫu nhiên vô cùng được làm “những học sinh cuối cùng của Văn Miếu”, trong nửa năm trời! Lúc này các trường học bình thường khác vẫn chưa được mở trở lại ở Hà Nội. Thật là một Hà Nội vô cùng “của ta”.

   Hà Nội trở về thanh bình, sau nhiều năm thời chiến trống vắng. Trong éo le thời cuộc cũng có cả may mắn, suốt mấy chục năm trời thành phố này hầu như không có chút thay đổi gì về kiến trúc nhà cửa, phố xá, chúng chỉ bị cũ kĩ đi, cổ kính thêm đi, và cư dân thì “ở đâu ở đó”, không được xáo trộn. Tất cả điều này cho những người trong cuộc có một không gian - thời gian vô cùng đặc biệt, đầy định hình, định sắc, định tâm của một thành phố rất “của mình”.
   Nhiều buổi trưa tan học về, bạn bè mấy đứa kéo nhau ra thuê thuyền đôi ở Hồ Gươm, chèo bơi say nắng, leo cả lên đảo Tháp Rùa cho thỏa lòng hiếu kì. Hà Nội bé bỏng, con đường mình đi học không bao giờ cần phải có mũ nón áo mưa, nhờ những mái hiên rộng rãi tuyệt vời chạy suốt từ Khách sạn Métropole, rồi dọc Tràng Tiền, rồi lượn sang Hàng Bài cho đến ngay gần cổng trường. Mấy tấm pano vẽ quảng cáo phim ở ba cái rạp chiếu phim trên đoạn đường này luôn thời sự hóa cho mình tình hình phim ảnh, mê phim gì quá thì khi tan học ghé qua mua vé luôn. Mấy tiệm sách “Quốc Văn”, “Ngoại Văn” trên đoạn đường này cho mình rành rọt các đầu sách vở mới, cứ như thành trí thức đến nơi. Hà Nội quen chân, cảm như thuộc từng viên gạch lát ở các vỉa hè, từng cây sấu mùa về quả chín vàng đỏ trên các con phố. Hànội quen tai, từng âm thanh bánh xe điện rít lên những cung điệu rất riêng biệt ở mỗi cung đường, ngồi trên xe điện nhắm mắt lơ mơ mà mình cũng đã biết rõ ràng là mình đang phố nào, chỗ nào… Thế mà rồi cũng như bao nhiêu người, tôi phải đi xa khỏi Hà Nội... Để cho lòng mình càng ắp đầy thương nhớ.

***

   Bây giờ nếu Tết về gặp lại người xưa mà họ đã quá khác trong Tết xưa, nhỡ họ lại cảm xúc xa lạ với cái cách mà họ vẫn cảm xúc khi xưa? Bây giờ nếu Tết về gặp lại bức tranh phố phường ngày Tết đã quá khác khi xưa ?
   Mà chính tôi đây, có gì để bảo đảm được đâu rằng tôi vẫn như xưa, vẫn xúc cảm như xưa khi Tết Hà Nội về ?

   Nên vấn vương vừa nãy là thực tế hơn hết, trước khi thành quá muộn.

Tâm linh dưới cái nhìn của Phật giáo


Tâm linh dưới cái nhìn của Phật giáo


TT Ts Thích Phước Đạt


1.Tâm linh là gì?

   Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời  sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không nói một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh là Soul?
   Cart Jung, đại biểu nổi tiếng của ngành tâm lý học được ông mệnh danh là ngành tâm lý học chiều sâu xác định, linh hồn là một hiện tượng tự nhiên, trong số các hiện tượng tự nhiên khác…Không có một bệnh nào của thân mà không có sự tác động của yếu tố tinh thần. Cũng như trong nhiều bệnh rối loạn tinh thần, cũng có sự tác động của những yếu tố của cái thân vật chất. Thân và tâm không cách biệt nhau. Cả hai đều cùng một sự sống duy nhất.
   Jung phê phán một số các nhà khoa học phương Tây chỉ thừa nhận các hiện tượng vật chất là có thật, còn các hiện tượng tinh thần thì họ đánh giá là không thực hay là siêu thực. Jung ca ngợi thái độ các nhà minh triết phương Đông khi đối diện với những hiện tượng tâm lý như xuất hồn, gọi hồn, nói chuyện với người đã chết thông qua trung gian, của những người gọi là ông đông bà cốt. Họ cho rằng, đó là những sự kiện tâm lý đặc biệt của một số người đặc biệt. Chỉ thế thôi, họ không vội gán cho những sự kiện những nhãn hiệu như là siêu nhiên, siêu thực v.v… Jung bảo rằng, chúng ta chỉ biết được thế giới trong chừng mực mà cấu trúc sinh vật và tâm lý của chúng ta cho phép. Tức là có một phần lớn của thế giới và vũ trụ năm ngoài tầm nhận thức và nắm bắt của chúng ta.
   Cũng có ý kiến, phải chăng từ tâm linh có nguồn gốc ở các tôn giáo thần quyền, với truyền thuyết Thượng Đế tạo ra con người đầu tiên là Adam bằng đất sét, rồi thổi vào con người đất sét hơi thở của Ngài, và hơi thở đó chính là linh hồn, là cái thiêng liêng, cái bất tử ở trong con người. Linh hồn ở trong con người sở dĩ linh thiêng và bất tử, chính là nó được Thượng Đế tạo ra với hơi thở của Ngài. Do đó, theo tôn giáo thần quyền, thân người thì có sanh có diệt, có sống có chết nhưng linh hồn thì sống mãi, bất tử vì là linh thiêng. Tâm linh có thể được hiểu là chỉ cho cái gì cao cả nhất, sâu sắc nhất trong tâm người. Đó là hàm ý của từ tâm linh, hay linh thiêng. Còn quan điểm Phật giáo như thế nào?.
   Con người được hình thành từ năm uẩn. Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Do đó không có linh hồn bất tử, tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả mà sau khi mạng chung được sanh vào đời sống này hoặc đời sống khác. Mục đích của đạo Phật là giới thiệu cho mọi chúng sinh về con đường đoạn trừ khổ đau, thành tựu giải thoát ở đời này và đời sau. Từ tâm linh theo Phật giáo được hiểu là cuộc hành trì nội tâm; con đường trở về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.

2. Con người hiện đại và nhu cầu của cuộc sống tâm linh.
   Con người hiện đại là một con người đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn thứ nhất, do kinh tế phát triển, con người hiện đại có thể trở thành giàu có. Thế nhưng, đời sống nội tâm ngày trở nên trống vắng, cô đơn, dẫn đến sự đam mê dục lạc. Có thể nói, con người hiện đại là con người hưởng thụ. Mâu thuẫn thứ hai của con người hiện đại là xu hướng máy móc làm việc thay người. Con người biến thành một cái máy, bị chi phối bởi những dục vọng thấp hèn. Mâu thuẫn thứ ba của con người hiện đại là biết nhiều thứ, nhưng cái cần thiết thì lại không biết: Con người hiện đại không biết chung sống hòa bình, không biết tôn trọng những tín ngưỡng khác mình, những lý tưởng sống khác với mình, không chịu đựng nổi những phong tục tập quán khác với phong tục tập quán của mình.
   Con người hiện đại hôm nay, có thể thực nghiệm những giá trị tâm linh của đạo Phật, để giữ vững bản chất nhân bản, không bị tha hóa, nhất là thăng chứng nội tâm, thiết lập một đời sống hạnh phúc thật sự.

3. Phật giáo và con người lý tưởng
a. Tâm linh trong tôn giáo thần quyền chính là Phật tánh theo quan điểm Phật giáo.
   Đạo Phật đề cao, tôn vinh con người ngang hàng với Phật, là bậc toàn thiện và toàn giác, bởi lẽ con người nào cũng có Phật tánh, tức là tiềm năng thành Phật. Trong các kinh điển Đại Thừa, con người được định nghĩa như là vị Phật sẽ thành, còn Phật Thích Ca cũng như các vị Phật khác trong quá khứ đều là những vị Phật đã thành. Vua Trần Nhân Tông, sau khi xuất gia đã trở thành sơ Tổ của phái Thiền Trúc Lâm, đã viết những câu đầy khích lệ như bài Cư Trần Lạc Đạo phú:“Bụt ở muôn nhà, Chẳng phải tìm xa, Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt, Chính mới hay Bụt là ta”.
   Một tuyên bố như thế, phát ra từ một Thiền sư lỗi lạc, đã từng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vệ quốc của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông, đã khích lệ hàng triệu Phật tử Việt Nam, vượt lên trên những ham muốn thế tục, để thành tựu lý tưởng cao cả nhất, thành Phật.
   Xã hội tốt đẹp lên nhờ có những con người có niềm tin như thế. Chân giá trị của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung là nó hướng con người vươn tới cái toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ, mà biểu tượng nhân cách hóa chính là Đức Phật cũng như các giáo chủ của các tôn giáo thế giới khác.

b. Tác dụng nhiều mặt của cái nhìn lý tưởng: Người vốn là Phật.
   Tất nhiên, cái nhìn của Trần Nhân Tông đối với con người là một cái nhìn lý tưởng, một niềm tin hơn là một nhận thức thực tế. Tuy là một cái nhìn lý tưởng, là một niềm tin, nhưng niềm tin đó có tác dụng lớn lắm, một khi nó lôi cuốn được nhiều người chấp nhận nó làm lý tưởng của đời mình:
- Ta có cái nhìn bình đẳng đối với mọi người, không kể là sang trọng hay nghèo hèn, có trí thức hay vô học đều xứng đáng được kính trọng, vì tất cả đều có Phật tánh, đều là những vị Phật tương lai.
- Có cái nhìn khiêm tốn đối với tự thân, do lý tưởng thành Phật thì xa vời vợi, mà con người thật thì quá thấp kém; do đó dù đã hay đang làm được gì, chúng ta đều thấy chưa đủ, không có gì tự hào và tự mãn.
- Bản thân phải cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi, để dần dần rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta là con người hiện thực và lý tưởng thành Phật.
- Cốt lõi của toàn bộ công phu tu hành là biện tâm, tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, nên cuộc sống nội tâm của người Phật tử ngày càng phong phú, cao quý, nó giúp cho con người vượt cao lên trên những ham muốn thế tục. Một con người như thế, thì đồng tiền không cám dỗ được, quyền uy không khuất phục được, sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ dân tộc, đất nước và con người.

4. Hành trình tâm linh - Con đường thành tựu lý tưởng của Phật giáo.
   Khác với các tôn giáo thần quyền, đạo Phật không đòi hỏi tín đồ chỉ một chiều sùng bái và cầu Phật gia hộ, mà yêu cầu tín đồ phải nỗ lực để trở thành Phật. Như vua Trần Nhân Tông, vị Thiền sư lỗi lạc đời Trần, đã chỉ rõ, con người có thể thành Phật, vì con người vốn là Phật, nhưng chỉ tại mình quên mất gốc mình là Phật, nên mới đi tìm Phật ở trong chùa hay là trên núi. Chân lý này không những từ miệng Thiền sư nói ra, mà người bình thường cũng nói, và nói rất là hình ảnh: “Phật ở trong nhà, đi cầu Thích Ca ở ngoài đường!”
   Chỉ cần giải thích thêm một chút, câu trên sẽ đủ nghĩa. Phật ở trong nhà nghĩa là Phật ở trong tâm mình, Phật chính là bản thân mình, nhưng bản thân mình lại không biết. Do đó, toàn bộ phương pháp tu hành của đạo Phật chỉ là một sự trở về, trở về với cái Ta thật của mình là Phật, trở về với cái tâm chân thật của mình là chân tâm, là cái tâm vốn giác ngộ và giải thoát.

a. Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật.
   Con đường trở về đó theo Quốc sư Viên Chứng đã nói với vua Trần Thái Tông: “Sơn bản vô Phật. Duy tồn hồ tâm. Tâm tịch nhi tri, thị vi chân Phật” (Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết, thì đó là ông Phật thật) khi vua muốn bỏ ngôi vị để lên núi Yên Tử xuất gia. Mấu chốt của toàn bộ sự nghiệp tu hành chỉ là làm cho tâm bình lặng.
   Thực tế, tâm của người bình thường rất động, sống động: Tâm viên, ý mã, nghĩa là tâm như con vượn, ý như con ngựa. Kinh Pháp Cú, ở các bài kệ 33, 34, 35, 36 đều có những câu nói lên tình trạng rất động của tâm:“Tâm hoảng hốt, dao động, Khó hộ trì, khó nhiếp,..”; “Như cá quăng lên bờ, Vất ra ngoài thủy giới, Tâm này vùng vẫy mạnh,..”; “Tâm khó thấy, tế nhị, Theo các dục quay cuồng…”
   Trong các bài kệ trên, Đức Phật đã dùng những hình ảnh rất gây ấn tượng để nói cái tâm vùng vẫy mạnh, như con cá từ ở trong nước bị quăng lên bờ, nói cái tâm khó thấy, tế nhị chạy quay cuồng theo dục vọng. Tuy nhiên, cũng trong các bài kệ trên, Đức Phật cũng khẳng định khả năng của con người có thể cải tạo tâm, phòng hộ tâm, điều phục tâm: “Người trí làm tâm thẳng, Như thợ tên làm tên.” (Kệ 33); Tuy rằng, “Khó nắm giữ, kinh động, Theo các dục quay cuồng, Lành thay điều phục tâm”; Tâm điều, an lạc đến.” (Kệ 35); “Người trí phòng hộ tâm, Tâm hộ, an lạc đến.” (Kệ 36). Tinh thần và lời các bài kệ trên đây cho thấy, tâm người dao động mạnh như thế, nhưng người có trí vẫn phòng hộ tâm được, điều phục tâm được, và nhờ sự phòng hộ và điều phục tâm thành công mà đem lại cho tâm sự an lạc, hạnh phúc.
   Vậy thì phòng hộ tâm và điều phục tâm như thế nào? Kinh Phật thường khuyên: Chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm là suy nghĩ và nhớ đúng đắn, nhớ điều phải, điều lành. Tỉnh giác là tỉnh táo. Tỉnh giác và tỉnh táo có nghĩa là không được sống mơ hồ hay mơ màng, đầu óc phải luôn tỉnh táo. Còn các Thiền sư Tây Tạng, thường dùng một lời khuyên rất có hình ảnh: Đưa tâm về nhà.

b. Đưa tâm trở về nhà
   Một phương pháp để làm cho tâm bình lặng, đó là đưa tâm về nhà. Thực tế, tâm người không chịu ở yên trong hiện tại mà hay nghĩ vơ vẫn vào các chuyện đã xảy ra trong quá khứ, hay các chuyện tương lai chưa xảy ra mà mình mơ ước. Mặt khác, tâm luôn luôn hiện hữu khi chúng ta làm bất cứ một điều gì. Khi nhìn, thì không phải chỉ nhìn bằng mắt, mà phải bằng cả cái tâm của mình nữa. Khi nói, không phải chỉ nói bằng mồm, bằng miệng mà còn nói bằng tâm của mình nữa. Thậm chí khi suy nghĩ, cũng phải có ý thức rõ mình đang suy nghĩ gì.
   Qua kinh nghiệm ta thấy, nếu nhìn bằng mắt mà tâm để đâu đâu thì không thể nhìn rõ. Phải thấy bằng mắt và bằng cả cái tâm của mình nữa, thì mới thấy rõ. Khổng tử từng nói: “Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị” (Nếu tâm không có ở đó, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không biết, ăn mà không biết mùi vị). Cái tâm thức đó, sách Phật gọi là ý thức hay thức thứ sáu. Nếu tâm thức này mà không sanh khởi và hoạt động cùng với năm cảm quan đầu, thì nhận thức của năm cảm quan, như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân sẽ không được minh bạch. Kinh nghiệm này ai cũng biết nhưng đáng tiếc là không chú ý áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi công việc. Do đó, ta cần đem tâm về nhà là vậy.
  
c. Tâm luôn luôn nghĩ thiện, nhờ đó mà lời nói và hành vi đều thiện lành.
   Có gì làm cho tâm chúng ta bức xúc, hối hận nhất bằng những ý nghĩ, lời nói và việc làm bất thiện, hại người, hại vật? Cũng không gì làm cho tâm chúng ta bất an bằng những ham muốn không thỏa mãn?
   Một phương pháp cơ bản để giữ cho tâm bình lặng là không làm điều ác, không hại người đồng thời cũng không ham muốn nhiều và biết đủ. Điều đó có nghĩa, bạn phải sống đạo đức, giữ đúng giới luật là điều kiện để thành tựu định tâm, đảm bảo cho tâm được bình lặng. Hơn nữa, theo đúng luật nhân quả nghiệp báo, kẻ làm điều ác mà không biết hối cải thì nhất định sẽ rước lấy quả báo ác và đau khổ. Nhưng cái gì thúc đẩy chúng ta nói điều ác và làm điều ác? Đó chính là tâm chúng ta. Trái lại, khi chúng ta nói lời thiện và làm điều thiện, thì cũng đều do tâm chúng ta nghĩ thiện.
   Kinh Pháp Cú, hai bài kệ số 42 và 43, đều rất có ý nghĩa trong việc nêu bật vai trò của tâm trong hành vi thiện ác:“Kẻ thù hại kẻ thù, Oan gia hại oan gia,Không bằng tâm hướng tà,Gây ác cho tự thân”; “Điều mẹ, cha, bà, con, Không có thể làm được, Tâm hướng thiện làm được, Làm được còn tốt hơn”. Nói tóm lại, tâm của ta có thể là kẻ thù của chúng ta, nếu chúng ta không biết tu tập tâm, mặc cho tâm nghĩ ác, nghĩ bậy. Cũng một cái tâm ấy, nếu được tu tập, luôn luôn nghĩ thiện nghĩ lành thì chính tâm ấy là bạn của ta.

d. Tâm thiện chưa đủ, phải đạt tới cái tâm vô trú, tâm vô niệm.
   Có tâm thuần thiện, không bao giờ nghĩ tà, nghĩ bậy là chuyện rất tốt, nhưng vẫn chưa đủ. Vì khi bạn nghĩ thiện, làm điều thiện thì chỉ giúp cho ta tránh không tái sanh vào cõi ác, , được tái sanh vào các cõi lành. Nghĩa là, con người thiện vẫn luân hồi, nhưng chỉ luân hồi trong các cõi lành. Thế nhưng, mục đích tối hậu của đạo Phật là siêu việt lên trên thiện và ác, đạt tới lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đạt tới cảnh giới toàn giác như Đức Phật vậy.
   Phương pháp định tâm, cũng gọi là phương pháp Thiền, nếu thực hành kiên trì, đúng pháp thì sẽ giúp chúng ta đạt tới chỗ tâm hoàn toàn không còn vướng mắc, được giải thoát. Kinh Kim Cang, một bản kinh Đại thừa nổi tiếng có câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Nghĩa là tâm vị Bồ Tát tuy đối diện với sắc, với thanh, hương, vị, xúc tức là với mọi cảnh trần bên ngoài, nhưng không chấp thủ, không vướng mắc, thật sự xả, và giải thoát. Cái tâm vô trú và không chấp thủ đó, có sách gọi là cái tâm vô niệm, cái tâm dứt bỏ các niệm, các ý nghĩ, cái tâm hoàn toàn bình lặng và thanh tịnh, lâu dài và ổn định, thì có thể nói đó là một bước tiến bộ rất lớn trên con đường tu tập để thành tựu con người lý tưởng, tức là thành Phật.

e. Điều hòa hơi thở, theo dõi hơi thở, là phương pháp điều phục tâm rất hữu hiệu.
   Phương pháp giản dị này được Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử trong những bài kinh nổi tiếng, hiện nay đang lưu hành ở khắp nơi, như các bài kinh Đại niệm xứ(Trường Bộ) và Niệm hơi thở vô, hơi thở ra (Trung Bộ). Hơi thở tuy là một hiện tượng sinh lý, nhưng lại rất quan hệ đến tâm thức, và ngược lại cũng vậy. Khi ngồi thiền, ta chỉ cần điều hòa hơi thở, theo dõi hơi thở ra vào một vài phút, tâm sẽ trở nên bình lặng. Ngay những người mới học hành thiền cũng đều cảm nhận điều này. Vấn đề là bạn phải kiên trì; nếu kiên trì, thì tiến bộ đạt được sẽ rất dễ thấy, rất đáng khích lệ.

Những điều cần biết khi vào chùa


   Bạn là một tín đồ của đạo Phật? Hoặc đơn giản chỉ là thói quen đi chùa để thả lòng được thoải mái khỏi những mệt mỏi đời thường? Xin chia sẻ với bạn vài điều nho nhỏ cần biết khi đi lễ chùa
   Chùa là nơi thờ Phật, bắt nguồn từ chữ Thù pa (tiếng Pali) hay là Stupa (tiếng Sansrit), Ấn Độ. Chùa gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt, được phát triển theo thời gian và phân hóa theo không gian.
   Chùa Việt Nam có chùa làng và chùa nước. Chùa nước thường là những ngôi chùa có lịch sử hình thành và phát triển sớm, có vị trí về phong thủy và phong cảnh đẹp, có quy mô lớn, có giá trị về văn hóa lịch sử tôn giáo và và thường là nơi tu hành của những tăng, ni Phật tử. Chùa làng thường có quy mô nhỏ hơn và là nơi sinh hoạt tâm linh trong làng. Vì vậy, những ngôi chùa thường là những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách và nhiều tín đồ đến chiêm bái.
   Theo phong tục cổ truyền người Việt trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lức vô biên của Phật, Chư Bồ Tát , các bậc Thánh Hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.
   Ngôi chùa Việt không những là một kiến trúc tôn giáo biểu hiện cho Phật giáo, tín ngưỡng Việt mà còn mang trong mình biết bao trầm tích của nghệ thuật cùng những giá trị văn hóa của người Việt.
   Do đó khi tham gia vào các nghi lễ thờ cúng tại chùa cần lưu ý một số vấn đề sau:
   Các quy trình tham quan và hành lễ khi vào Chùa
   Chùa là nơi thanh tịnh và là nơi tu hành của các vị cao tăng nên khi vào chùa du khách phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về ứng xử văn hóa như sau:
- Về trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn,… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
- Về xưng hô: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
- Về trình tự vào chùa:
+ Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa, và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng - ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ:
“Nhập gia vấn chủ, nhập tự kiến sư
Tiên vấn trụ trì, hậu lễ Tam bảo”.
Nghĩa là:
“Vào nhà hỏi chủ, đến chùa gặp sư
Trước thăm trụ trì, sau lễ Tam bảo”.
   Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta cũng không hoàn toàn là làm bước này khi đến chùa. Sau khi, vấn đáp sư trụ trì, du khách tới nhà khách nơi có bàn để bày lễ dâng Phật, Thánh, Mẫu tại chùa đang tham quan.
   - Trình tự lễ trong chùa:
+ Thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí,…
+ Lễ tại ban Đức Ông: đặt lễ lục cúng, chắp tay hình búp sen, xin phép vào lễ Phật (vì Đức Ông là người kiểm soát tâm thế của kẻ đến chùa, chúng sinh đến với Phật).
+ Phật điện: đặt lễ tại chính giữa Tam bảo, chắp tay hình búp sen, đứng hoặc quỳ, thành tâm cầu khẩn điều an lành.
+ Sau đó đặt lễ ( nếu cần) và lần lượt kính lễ tại Ban Tổ, Nhà Mẫu và Ban Vong.

12/02/2014

Ảnh chụp Tết Giáp Ngọ


   Năm nào cũng vậy, duy trì từ hồi cưới nhau đến giờ - cũng 30 chục năm rồi còn gì, sáng mồng Một Tết 2 vợ chồng lại vào hiệu ảnh Quốc Tế phố Hàng Khay chụp 2 kiểu kỷ niệm.
   Đây là ảnh năm nay:




    Năm nay do bận nên mãi Mười Hai Tết mới đi lấy ảnh. Rõ chán. Bảo họ chụp 2 kiểu: 1 toàn thân, 2 là bán thân - vậy mà họ lại chụp như vậy.
   Bực hơn, mình vào xin file để về lưu trữ, họ lại giải size ảnh. Hồi trước mình chụp ảnh phim họ phải trả phim - nay chụp KTS họ trả file nhưng làm thế để mình lệ thuộc họ. Chán.
  Sẽ phải bận hơn cho 2 kiểu ảnh này đây.

Trẻ trung chỉ “10 phút” mỗi ngày

 

Bng các đng tác đơn gin, các huyt v s được kích thích đy đ, giúp thông kinh lc, điu hòa khí âm dương… t đó duy trì s tr trung, xinh tươi.


1. Hai tay đan vào nhau 1 phút. 
Hai tay đan vào nhau vi tc đ nhanh, khong 300 ln, kích thích huyt v kinh lc ca bàn tay có th thông lc kinh, cường hóa ni tng, điu hòa khí âm dương. Có th tr bnh đau vai, mi mt.

2. Ngón tay mát-xa da đu 1 phút
Dùng 10 đu ngón tay massage t trán lên đnh đu, xung sau gáy, vi tc đ mi giây 2~4 ln, thúc đy s lưu thông máu ca não b, giúp chân tóc nhn được đy đ dinh dưỡng, tóc s đen và bóng mượt.

3. Vut nh vành tai 1 phút
Dùng hai tay vut nh hai bên vành tai cho đến khi tai nóng lên. Làm như vy có tác dng thông kinh tán nhit, gi sc khe cho thính lc, đc bit có tác dng phòng tr bnh điếc, ù tai.

4. Chuyn đng mt 1 phút
Chuyn đng mt sao cho nhãn cu xoay theo chiu kim đng h 30 ln, sau đó li ngược chiu kim đng h 30 ln. Như vy có th giúp tinh thn tnh táo, có kh năng tăng cường cơ mt, phòng tr viêm giác mc mãn tính, cn th.

5. Ngón tay cái vut mũi 1 phút
Dùng 2 ngón tay cái vut hai bên cánh mũi t trên xung dưới, có th làm gim tc mũi, có tác dng phòng tr đi vi bnh cm mo, viêm đường hô hp trên, viêm khí qun nhánh, thm chí còn có tác dng phòng tr đi vi bnh tim, xơ va đng mch.

6. Dùng lưỡi chà răng 1 phút
Dùng lưỡi nh nhàng chà quanh răng, có th giúp chân răng và li được lưu thông máu, lưỡi được un t do và tr lên linh hot.

7. Xoa nh rn 1 phút
Dùng 2 lòng bàn tay ln lượt xoa nh quanh rn theo chiu kim đng h, có th làm thông khí trong tràng v, thúc đy tiêu hóa, hp thu.

8. Hóp bng co cơ hu môn 1 phút
Hóp bng li đ cho cơ hu môn co lên, có th giúp tăng cường kh năng giãn n ca hu môn, thúc đy tun hoàn máu.

9. Vươn dài chân tay 1 phút
Khi nm nga, máu lưu thông chm và dn nhiu vào t chi, thông qua vn đng vươn dài chân tay có th giúp máu lưu thông nhanh hơn đ đưa máu và ô-xy cung cp đy đ hơn cho h thng tim và não.

10. Mát-xa gan bàn chân 1 phút
Nm nga, cho 2 bàn chân chéo nhau, mu bàn chân này mát-xa gan bàn chân kia. Làm như vy giúp cho thn bt nóng, thanh gan, sáng mt, có hiu qu tr liu đi vi các bnh suy nhược thn kinh, mt ng, điếc tai.