26/03/2014

Bài IV. Kỹ thuật đục kim loại


             1. Khái niệm
             Đục là phương pháp gia công nguội bằng cách hớt đi một lớp vật liệu trên bề mặt cần gia công với dụng cụ là lưỡi đục và dụng cụ tạo lực là búa.
             Đục là dụng cụ cắt gọt có dạng một hình lăng trụ dài khoảng 150 – 200mm, được làm bằng thép cacbon cao, phía lưỡi cắt được đập dẹp, mài sắc, tôi cứng. Hình dáng của lưỡi cắt phụ thuộc vào hình dáng của bề mặt gia công.( Hình 4-1)
             Búa dùng để tạo lực khi đục là búa thép có trọng lượng khoảng 500g, làm bằng thép C45 có một đầu bằng để đập búa khi đục và một đầu có hình dáng đặc biệt dùng để tạo hình khi gò. Đầu búa được tra vào một cán búa bằng gỗ hoặc nhựa dài 250 – 300mm. ( Hình 4-2)
             Đục được dùng để hớt bỏ một lượng dư không cưa được mà giũa thì lại quá nhiều hoặc dùng để gia công các bề mặt đặc biệt không thể dùng các phương pháp gia công khác được như đục tạo hình khuôn, đục rãnh dầu trong bạc trượt.
          
             Hình 4-1 . Lưỡi đục.                                               Hình 4-2 . Búa nguội.

             2. Tư thế- thao tác    
             + Tư thế (Hình 4-3)
             - Tư thế chân
             Hai chân đứng vững, dang rộng bằng vai, người đứng thoải mái trong tư thế nghỉ.
             - Tư thế tay
             Tay thuận cầm búa chắc gọn trong lòng bàn tay bằng năm ngón tay, vị trí cầm búa các đầu mút cán búa một khoảng 25 – 30mm.
             Tay nghịch cầm chắc đục bằng năm ngón tay ( gọn trong lòng bàn tay nếu đục mạnh và bằng năm ngón tay khi đục nhẹ), vị trí cầm đục cách chuôi đập búa một khoảng 20 – 25mm.
                          Hình 4-3 . Tư thế cầm búa, cầm đục và vị trí đứng khi đục.

             + Thao tác
             Khi đục, để hiệu suất của lực đập búa cao nhất và không đánh lệch đục gây tai nạn thì hướng vận tốc của búa khi chạm chuôi đục phải trùng với trục của đục. Tùy theo chế độ gia công người ta có ba thao tác đập búa khi đục như sau: (Hình 4-4)
             - Đập búa bằng cổ tay
             Trong cách thao tác này thì búa được nâng lên nhờ vào khớp cổ tay, chiều cao của đầu búa được nâng không cao quá vai, chiều sâu không quá ngực. Cách đập búa này được dùng khi đục một lớp rất mõng, đục tinh.
             - Đập búa bằng khuỹu tay
             Trong cách thao tác này thì búa được nâng lên nhờ vào khớp khuỹu tay ( giữ chắc khớp cổ tay), chiều cao đầu búa được nâng cao ngang tai không quá đầu, chiều sâu ngang thân người không vượt quá lưng. Cách đập búa này thường được dùng để đục nhất.
             - Đập búa bằng cánh tay
             Trong cách thao tác này thì búa được nâng lên nhờ vào khớp khuỹu tay và khớp vai ( giữ chắc khớp cổ tay), chiều cao đầu búa được nâng cao lên quá đầu, chiều sâu vượt quá lưng. Cách đập búa này ít thường được dùng, chỉ dùng để đục chặt đứt, đập búa khi gò lực lớn.
a) Đập búa bằng cổ tay.                   b) Đập búa bằng khuỹu tay.                    c) Đập búa bằng cánh tay.

                                       Hình 4-4 . Các thao tác đập búa khi đục.

             3. Kỹ thuật đục kim loại
             Để đạt được năng suất cắt và chất lượng bề mặt gia công khi đục, người ta có hai vấn đề phải làm:
             + Mài sắc lưỡi đục
             Không như trong gia công máy: Thông số cắt của các dụng cụ được xác định khi mài lưỡi cắt. Trong gia công nguội người ta chỉ có một thông số cắt duy nhất có thể xác định khi mài sắc lưỡi cắt là góc sắc. Tùy theo đặc tính của bề mặt gia công mà người ta có thể mài một mặt bên hoặc hai mặt bên của lưỡi đục, góc sắc còn lại của lưỡi đục phụ thuộc vào vật liệu gia công và chế độ gia công:
             - Khi gia công tinh mõng hoặc gia công vật liệu mềm người ta mài lưỡi đục có góc sắc nhỏ lại ( mõng mép hơn).
             - Khi gia công thô hoặc gia công vật liệu cứng người ta mài lưỡi đục có góc sắc lớn ( dày mép hơn).
             * Thao tác mài lưỡi đục trên máy mài hai đá: (Hình 4-5)
             . Tay thuận cầm thân dưới của đục bằng ngón tay cái và ba ngón kế tiếp, ngón tay út chặn lấy chuôi đục.
             . Tay nghịch cầm đỡ phần thân trên của đục có hai nhiệm vụ là: tì lưỡi đục vào đá
và điều chỉnh góc sắc khi mài.
             . Lưỡi đục được đặt ngược từ phía dưới lên, không được đặt suôi từ trên xuống hoặc mài bằng mặt đầu của đá để tránh vỡ đá gây tai nạn.
                       
                          Hình 4- 5. Thao tác mài lưỡi đục và kiểm tra góc sắc của lưỡi đục.

             + Độ nghiêng của lưỡi đục khi gia công
             Để gia công bề mặt bằng phương pháp đục mà tốn sức ít nhất ta cần phải đặt đục có độ nghiêng so với bề mặt gia công. (Hình 4-6)
             Độ nghiêng của lưỡi đục quá lớn thì trong quá trình đục nén nhiều hơn cắt, lực đục cần lớn, tốn sức nhiều.
             Độ nghiêng của lưỡi đục quá bé thì lưỡi đục dễ bị trượt trên bề mặt gia công ( do phoi bị biến dạng), mất nhiều thời gian và dễ gây tai nạn.
             Người ta thường đặt đục có độ nghiêng khoảng 35 – 45o.
                    
                                       Hình 4-6 . Độ nghiêng của lưỡi đục khi gia công.

Bài II. Kỹ thuật vạch dấu


I. Khái niệm về kỹ thuật vạch dấu
             1. Định nghĩa
             Vạch dấu là quá trình xác định hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt cần gia công trên chi tiết ( phôi).
             Trong quá trình gia công chi tiết bằng các phương pháp gia công trên máy thì người ta quan trong nhất là gá đặt. Hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt khi gia công trên máy hoàn toàn được xác định sau quá trình gá đặt, bởi vì vị trí của các thành phần công nghệ  trong hệ thống đã được hoàn toàn xác định.
             Trái lại, trong quá trình gia công nguội thì các thành phần công nghệ của hệ thống hoàn toàn không có mối ràng buộc với nhau. Do đó để có chuẩn khi gia công các bề mặt bằng phương pháp nguội thì người ta phải vạch dấu mà theo các vết vạch đó người ta sẽ gia công. Vạch dấu được gọi nôm na là vẽ, tương tự như khi học sinh phổ thông cắt các hình thủ công hoặc người thợ may thiết kế một chi tiết trang phục.
             2. Các phương pháp vạch dấu
             + Phương pháp vạch dấu vẽ trực tiếp
             Đây là phương pháp vạch dấu bằng cách thực hiện một bản vẽ với tỉ lệ 1:1 của các bề mặt cần gia công trên phôi (chi tiết ). Trong khi vẽ người ta chỉ dùng các kiến thức về vẽ hình học, bỏ qua các quy định về đường nét, chữ số, vẽ quy ước. Vạch dất theo phương pháp này có những đặc điểm:
             - Chỉ dùng khi gia công số lượng chi tiết rất ít.
             + Chỉ thực hiện khi người vạch dấu có kiến thức về vẽ kỹ thuật.
             + Phương pháp vạch dấu chép hình
             Trong phương pháp này người ta xác định các bề mặt gia công nhờ vào một chi tiết mẫu. Mẫu có thể là mẫu thật ( khi hình dáng, kích thước và vật liệu là thật) hoặc là mẫu giả ( khi hình dáng, kích thước là thật và vật liệu là giả). Người ta chỉ đặt mẫu lên phôi, sân siu vị trí cho đúng rồi thực hiện công việc vạch dấu. Phương pháp này có những đặc điểm sau đây:
             - Dùng khi gia công số lượng chi tiết nhiều.
             - Dùng cho những người không có đủ kiến thức về vẽ kỹ thuật.
 II. Dụng cụ dùng trong vạch dấu
             1. Dụng cụ đo
             Vạch dấu là công tác chuẩn bị, cho nên dụng cụ đo dùng trong vạch dấu không nhiều và cũng rất đơn giản.( xem lại bài Tìm hiểu chung về nghề nguội)
             + Thước lá - thước cuộn
             + Thước cặp, thước đo chiều cao.
             + Ê ke
             + Thước đo góc
             2. Dụng cụ vạch dấu
             Tùy theo bề mặt cần vạch dấu mà người ta dùng các dụng cụ sau:
             + Bàn máp (bàn rà) ( Hình 2-1)
             Bàn máp đúng nghĩa là bàn đa hoa cương, nó có bề mặt rất phẳng, dùng làm chuẩn để xác định độ cao, để vạch dấu, để kiểm tra độ thẳng, độ phẳng. Trong các xưởng cơ khí người ta chỉ có bàn máp bằng gang được mài và cạo phẳng.
                                 
                                                    Hình 2-1 . Bàn máp (bàn rà).

             + Khối V ( Hình 2-2)
             Trong gia công cũng như trong vạch dấu, đối với những chi tiết có dạng tròn xoay, nếu đặt trên mặt phẳng (như bàn máp) thì vị trí của chi tiết không ổn định. Do đó đẻ định vị chi tiết khi gia công và khi vạch dấu người ta dùng dụng cụ gá đặt gọi là khối V.
              
                                                   Hình 2-2 .  Các kiểu khối V.

             + Compa : Com pa là dụng cụ dùng để xác định các bề mặt có dạng cong, hoặc dùng để chia đều các khoảng cách.( Hình 2-3)
        
                                                    Hình 2-3 . Com pa vạch dấu.

             + Mũi vạch - cỡ vạch: Mũi vạch là cây bút bằng thép tôi cứng dùng để vạch những đường, mặt cần gia công trên phôi (chi tiết). Cỡ vạch là mũi vạch được gá lên một giá đỡ, cỡ vạch dùng để kết hợp với bàn máp vạch những đường nằm ngang.( Hình 2-4)
                             
             a) Mũi vạch.                                                                        b) Cỡ vạch.
                                               Hình 2-4 . Mũi vạch và cỡ vạch.

             + Mũi đột – Búa: Sau khi xác định các đường,mặt cần gia công trên phôi ( chi tiết) thì các vết vạch đó có thể bị mất trong quá trình gia công hay do chạm tay vào, để lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững người ta dùng mũi đột và búa. Mũi đột có kết cấu tương tự như một lưỡi đục, nhưng có lưỡi cắt là một mũi nhọn.( Hình 2-5)
                                         
                                                    Hình 2-5 . Mũi đột và búa đột dấu.

             + Ê ke định tâm – côn định tâm: Dụng cụ dùng để xác định tâm của các bề mặt tròn.(Hình 2-6) 
                                  
                      a) Ê ke định tâm.                                              b) Côn định tâm.
                                                    Hình 2-6 . Ê ke định tâm và côn định tâm.

III. Trình tự vạch dấu.
             1. Chuẩn bị bề mặt vạch dấu. ( Hình 2-7)
             Với các vật liệu cơ khí thì thông thường có bề mặt rất cứng nên rất khó để lại các vết khi vạch. Để nổi rỏ vác vết vạch người ta bôi lên bề mặt cần vạch dấu một lớp bột màu, bột màu thường dùng là sơn, vôi quét tường, phấn viết bảng ngâm nước.
                                                    Hình 2-7 . Công đoạn bôi bột màu.
            
             2. Thực hiện vạch dấu . ( Hình 2-8)
             Dùng các dụng cụ đo và dụng cụ vạch dấu để thể hiện các bề mặt cần gia công với tỉ lệ 1:1 bằng một trong hai phương pháp nêu trên.
            
                
                                                    Hình 2-8 . Công đoạn vạch dấu.

            3. Đột dấu
             Các vết vạch dấu rất dễ bị mất đi trong quá trình vận chuyển, gá kẹp và cắt. Để lưu lại các bề mặt đã vạch dấu một cách lâu dài người ta dùng mũi đột để đột những điểm dọc theo các đường vạch dấu.

25/03/2014

30 câu nói đáng suy ngẫm về nhiếp ảnh

Những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong lịch sử vốn được biết đến với những bức ảnh sống mãi với thời gian. Nhưng không chỉ có vậy, những cách thức chụp ảnh, quan niệm về nhiếp ảnh đầy sáng tạo của họ còn tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia sau này, góp phần không nhỏ trong việc định hình phong cách chụp ảnh ngày nay.

   Dưới đây là 30 trích dẫn được biết đến nhiều nhất từ các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới, từ đủ mọi quốc gia, mọi lĩnh vực, cả những người đã mất và những thế hệ trẻ hiện tại do trang Pentapixel lựa chọn.

1.Alfred Eisenstaedt (1898 – 1995) - nhiếp ảnh gia người Đức nổi tiếng với bức ảnh “Nụ hôn trên quảng trưởng thời đại” nhân ngày Nhật Bản đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945.1. “Trong nhiếp ảnh, hiểu con người quan trọng hơn là hiểu máy ảnh”.

2. “Trong nhiếp ảnh có những khoảnh khắc tinh tế đến mức nó trở nên thật hơn cả bản thân thực tại đó”.

Alfred Stieglitz (1864 – 1946) - nhiếp ảnh gia người Mỹ được thế giới công nhận là một trong những người tiên phong của nhiếp ảnh hiện đại.

 3. “Tôi nghĩ rằng nội dung cảm xúc của một bức ảnh là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là kỹ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều bức tôi thấy thường thiếu đi yếu tố cảm xúc có thể tác động tới người xem hay làm cho họ nhớ chúng”.

Anne Geddes (1956) - nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức ảnh độc đáo và phong cách về các em bé lồng trong các loại hoa, rau, củ, quả.

4. “Máy ảnh làm bạn quên rằng chính bạn đang hiện diện ở sự kiện đó. Không phải là bạn đang ẩn mình trong sự kiện và mải mê tìm kiếm cái gì đó để chụp, mà bạn cần nhớ rằng mình cũng là một phần của sự kiện”.

Annie Leibovitz (1949) - nhiếp ảnh gia chân dung người Mỹ với kinh nghiệm 10 năm làm trưởng ban ảnh của tạp chí Rolling Stone.

5. “Chỉ cần 12 bức ảnh đẹp trong một năm cũng đã được coi là có một mùa ảnh bội thu”.

Ansel Adams (1902 – 1984) - một trong những nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng với những bức ảnh đáng giá được biết đến trên toàn thế giới.

6. “Trong nhiếp ảnh, không có bóng tối nào không thể sáng soi”.

August Sander (1876 – 1964) - nhiếp ảnh gia người Đức chuyên ảnh chân dung và ảnh tư liệu. Ông được coi là một trong những nhiếp ảnh gia Đức quan trọng nhất của thế kỷ 20.

7. “Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”.

   Berenice Abbott (1898 – 1991) - nhiếp ảnh gia người Mỹ có 60 năm tuổi nghề và được biết đến như là một chuyên gia với những bức ảnh kiến trúc đen trắng của thành phố New York (Mỹ).

8. Charlie Waite (1949) - nhiếp ảnh gia danh tiếng người Anh từng đoạt giải thưởng về thể loại ảnh phong cảnh. Ảnh của ông nổi danh nhờ sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng râm tạo nên những đường nét ấn tượng đẹp như tranh.8. “Ảnh phong cảnh có thể xuyên qua mọi biên giới chính trị và quốc gia, vượt qua mọi sự hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa”.

9. “Một bức ảnh là một bí mật của bí mật. Nó càng thể hiện nhiều, bạn càng biết ít”.

   Diane Arbus (1923 – 1971) - nhiếp ảnh gia tư liệu nổi tiếng với những bức ảnh chụp những con người vốn ít được chú ý (những người ngoại cỡ, tý hon, xấu xí…).

10. “Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là nhìn, mà là cảm. Nếu bạn không thể cảm nhận được những gì bạn đang nhìn, thì bạn sẽ không thể nào làm cho người xem cảm nhận bất cứ điều gì khi họ nhìn vào bức ảnh của bạn”.

Don McCullin (1935) - nhiếp ảnh gia tư liệu nối tiếng với những bức ảnh chiến tranh cũng như ảnh đời sống đô thị chuyển mình.

11. “Biết trước bức ảnh sẽ chụp có nghĩa là bạn chỉ chụp ảnh bằng định kiến của riêng mình, vốn rất hạn chế và thường thất bại”.

Dorothea Lange (1895 – 1965) - phóng viên ảnh nổi tiếng nhờ những bức ảnh được chụp vào thời kỳ đại suy thoái kinh tế tại Mỹ những năm 1929 – 1930 bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall.

12. Edward Weston (1886 – 1958) - một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng nhất của Mỹ trong thế kỷ 20.

Ông chủ yếu chụp phong cảnh và đời sống thường nhật ở miền tây nước Mỹ. “Học theo các nguyên tắc tạo hình trước khi chụp ảnh cũng giống như việc học luật hấp dẫn trước khi bước đi vậy”.

13. “Tôi thích chụp mọi người trước khi họ biết góc chụp nào của họ là tốt nhất”.

   Ellen Von Unwerth (1954) - nổi danh nhờ những bức ảnh thời trang khêu gợi đầy táo bạo và đặc sắc và đã chụp cho những tạp chí thời trang danh tiếng như Vogue.

14. “Nhiếp ảnh là cách bạn phản xạ lại với những gì nhìn thấy, chứ không phải là thứ tiên liệu được. Bạn có thể nhìn thấy khung hình ở khắp mọi nơi. Vấn đề chỉ là làm sao nhận ra chúng và sắp xếp chúng. Bạn chỉ cần quan tâm về những gì xung quanh bạn với một chút nhân văn và hài hước”.

   Elliott Erwitt (1928) - bậc thầy trong việc chụp những khoảnh khắc quyết định. Những bức ảnh đường phố của ông thường có một vẻ quyến rũ làm lay động lòng người.

15. “Tôi không thấy thú vị việc chụp cái gì đó mới – Tôi thấy thú vị với việc nhìn thứ gì đó mới”.

   Ernst Haas (1921 – 1986) - một trong những nhiếp ảnh gia tiên phong trong việc sử dụng ảnh màu. Ông từng là Chủ tịch của Tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum Photos và cũng từng xuất bản một trong những quyển sách ảnh thành công nhất The Creation (Sự sáng tạo) năm 1971 với hơn 350.000 bản.

16. “Nếu một nhiếp ảnh gia quan tâm đến người đứng trước ống kính và thực sự có lòng, bức ảnh sẽ nói lên được nhiều điều. Nhiếp ảnh gia lúc đó sẽ trở thành công cụ chứ không phải là chiếc máy ảnh”.

   Eve Arnold (1912 – 2012) - một phóng viên ảnh từng đoạt giải, là thành viên của Tổ chức Magnum Photos và đã xuất bản 12 quyển sách ảnh trong sự nghiệp của mình.

17. “Nghề nghiệp chụp ảnh chân dung của tôi là quyến rũ, giải trí và tiêu khiển”.

   Helmut Newton (1920 – 2004): Những bức ảnh thời trang đầy quyến rũ của Newton vẫn còn có những ảnh hưởng lớn đến nhiếp ảnh hiện nay.

18. “Để chụp ảnh cần nín thở, tập trung tất cả bản năng vào việc nắm bắt khoảnh khắc của thực tế. Và chụp được một bức ảnh ở đúng thời điểm quyết định có thể đem lại sự thỏa mãn và vui thú cả về thể chất lẫn tinh thần”.

   Henri Cartier-Bresson (1908 – 2004) - một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông còn được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí.

19. “Nếu được hỏi ảnh nào là ảnh tôi thích nhất? Câu trả lời sẽ là đó là bức tôi sẽ chụp vào ngày mai”.

   Imogen Cunningham (1883 – 1976) - Những tác phẩm của Cunningham thực sự là những suy nghĩ và trải nghiệm đi trước thời đại. Bên cạnh đó, cô cũng chụp các tác phẩm liên quan đến hoa, chân dung hay ảnh khỏa thân.

20. “Đừng gói ghém máy ảnh khi bạn chưa rời khỏi hiện trường”.

   Joe McNally (1952) - nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những tác phẩm trên National Geographic và các bức ảnh chụp New York sau ngày 11/9.

21. “Tất nhiên là luôn có những người chỉ nhìn vào kỹ thuật, những người chỉ biết hỏi 'làm thế nào', trong khi những người khác, theo lý thông thường, sẽ hỏi 'tại sao'. Cá nhân tôi, tôi luôn muốn truyền cảm hứng vào những thông tin mình thể hiện”.

   Man Ray (1890 – 1976) - một nhiếp ảnh gia chân dung, thời trang và cũng là người ủng hộ cho trường phái nghệ thuật siêu thực. Ông được biết đến với những thể loại ảnh tiên phong, chẳng hạn như thể loại Photogram, vốn là thể loại không dùng máy ảnh mà dùng vật đặt trực tiếp lên giấy ảnh để phơi sáng, tạo ra ảnh.

22. “Với nhiếp ảnh, tôi muốn tạo nên sự hư cấu từ thực tế. Tôi cố gắng làm điều đó bằng việc ghi nhận những quan niệm tự nhiên vốn có của xã hội, rồi sau đó tìm cách bẻ vẹo đi”.

   Martin Parr (1952) - các bức ảnh tư liệu của Parr thường kể về những khoảnh khắc hài hước đời sống thường nhật của người Anh. Ông xứng đáng được gọi là “nhà chép sử của thời đại”.

23. “Có hai thể loại chụp chân dung, thứ nhất là chụp một bức ảnh chỉ để xem trông họ thế nào, thứ hai chụp một bức chân dung thể hiện họ thực sự là ai”.

Paul Caponigro (1932) - một nhiếp ảnh gia phong cảnh hàng đầu của Mỹ.

24. “… Chúng tôi ở đó với máy ảnh nhằm ghi lại thực tế. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu chỉnh sửa thực tế, chúng tôi biết rằng đã cướp đi khỏi nhiếp ảnh giá trị quý giá nhất”.

Philip Jones Griffiths (1936 – 2008) - phóng viên ảnh gia xứ Wale. Ông nổi tiếng với những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.

25. “Sẽ có lúc người ta ca ngợi tác phẩm của bạn là một cuộc cách mạng, nhưng vấn đề là bạn phải luôn làm những cuộc cách mạng như vậy. Tôi không thể chụp các ngôi sao cả đời. Bạn phải liên tục thay đổi, phải liên tục thúc ép mình tìm kiếm những điều mới mẻ, những thứ không bình thường”.

   Rankin (1966) - nhiếp ảnh gia thời trang và chân dung người Anh, được biết đến với những tác phẩm được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

26. “Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, chứng tỏ bạn đứng chưa đủ gần”.

   Robert Capa (1913 – 1954) - phóng viên ảnh gia người Hungary và được biết đến với những tác phẩm về chiến tranh. Ông được biết đến nhiều nhất với những tác phẩm chụp các sự kiện quan trọng suốt Thế chiến II.

27. “Con mắt phải học cách lắng nghe trước khi nhìn”.

   Robert Frank (1924) - được biết đến nhờ cuốn The American (Người Mỹ) vốn rất có ảnh hưởng nhờ đem lại một cách nhìn mới về xã hội Mỹ.

 28. “Bạn càng được xem nhiều ảnh, bạn càng dễ trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi”.

   Robert Mapplethorpe (1946 – 1989) - nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với những bức ảnh khổ rộng. Các bức ảnh chân dung đồng tính của ông cũng là chủ đề cho nhiều cuộc tranh cãi tới tận ngày nay.

29. “Nhiếp ảnh mở những cánh cửa vào quá khứ, nhưng chúng cũng mở ra cách nhìn về tương lai”.

   Sally Mann (1951) - nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến với thể loại ảnh đen trắng bao trùm nhiều đối tượng, gồm cả ảnh chân dung và phong cảnh.

30. “Nhiếp ảnh là những tiếng kêu dù nhỏ bé, nhưng đôi khi một bức ảnh hoặc một chùm ảnh có thể làm dấy lên sự quan tâm của cả công chúng”.

   W Eugene Smith (1918 – 1978) - nổi tiếng nhất với những bức ảnh chụp thời Thế chiến II.

 

19/03/2014

Cách tính ngày, giờ tốt xuất hành của cụ Khổng Minh

GIỜ XUẤT HÀNH TỐT XẤU THEO LÝ THUẦN PHONG


     (Ngày âm + Tháng âm + Khắc định đi) trừ 2 chia cho 6lấy số dư để tra bảng dưới đây:

KHẮC ĐỊNH ĐI LÀ SỐ GIỜ TA CHỌN ĐỂ XUẤT PHÁT

23h – 1h
01
11h – 13h
Ngọ
01
1h – 3h
Sửu
02
13h – 15h
Mùi
02
3h – 5h
Dần
03
15h – 17h
Thân
03
5h – 7h
Mão
04
17h – 19h
Dậu
04
7h – 9h
Thìn
05
19h – 21h
Tuất
05
9h – 11h
Tỵ
06
21h – 23h
Hợi
06

Số dư 1 (Đại an) : Mọi việc đều tốt, cầu tài đi hướng Tây, Nam. Nhà cửa yên lành, người xuất hành đều bình yên.

Số dư 2 (Tốc hỷ) : Vui sắp tới. Cầu tài đi hướng Nam, đi việc quan nhiều may mắn. Người xuất hành đều bình yên. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về..

Số dư 3 (Lưu miền hoặc lưu niên) : Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt, kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy, nên phòng ngừa cãi cọ, miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng việc gì cũng chắc chắn.

Số dư 4 (Xích khẩu) : Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên đề phòng, người đi nên hoãn lại, phòng người nguyền rủa, tránh lây bệnh.

Số dư 5 (Tiểu các) : Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời, phụ nữ báo tin vui mừng, người đi sắp về nhà, mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu tài sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

Số dư 6 và 0 (Tuyệt hỷ hoặc Tuyệt lộ) : Cầu tài không có lợi hay bị trái ý, ra đi gặp hạn, việc quan phải đòn, gặp ma quỷ cúng lễ mới an.


LỊCH XUẤT HÀNH CỦA CỤ KHỔNG MINH ( Ngày âm)

       1-Tháng 1, 4, 7, 10

Các ngày Hảo Thương (Tốt) trong các tháng này là : 06, 12, 18, 24, 30
Các ngày Đạo Tặc trong các tháng này là : 05, 11, 17, 23, 29
Các ngày Thuần Dương(Tốt) trong các tháng này là : 04, 10, 16, 22, 28
Các ngày Đường Phong (Tốt) trong các tháng này là : 01, 07, 13, 19, 25
Các ngày Kim Thổ trong các tháng này là : 02, 08, 14, 20, 26
Các ngày Kim Dương (Tốt) trong các tháng này là : 03, 09, 15, 21, 27
Ngày Đường Phong : Rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ
Ngày Kim Thổ : Ra đi nhỡ tàu, nhỡ xe, cầu tài không được, trên đường đi mất của, bất lợi.
Ngày Kim Dương : Xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải.
Ngày Thuần Dương : Xuất hành tốt, lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi, được người tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.
Ngày Đạo Tặc: Rất xấu. Xuất hành bị hại, mất của.
Ngày Hảo Thương: Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, làm việc việc như ý muốn, áo phẩm vinh quy.

2- Tháng 2, 5, 8, 11

Các ngày Thiên Đạo trong các tháng này là : 01, 09, 17, 25
Các ngày Thiên Thương (Tốt) trong các tháng này là : 08, 16, 24, 30
Các ngày Thiên Hầu trong các tháng này là : 07, 15, 23
Các ngày Thiên Dương (Tốt) trong các tháng này là : 06, 14, 22
Các ngày Thiên Môn (Tốt) trong các tháng này là : 02, 10, 18, 26
Các ngày Thiên Đường (Tốt) trong các tháng này là : 03, 11, 19, 27
Các ngày Thiên Tài (Tốt) trong các tháng này là : 04, 12, 20, 28
Các ngày Thiên Tặc trong các tháng này là : 05, 13, 21, 29
Ngày Thiên Đạo: Xuất hành cầu tài nên tránh, dù được cũng rất tốn kém, thất lý mà thua.
Ngày Thiên Môn: Xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.
Ngày Thiên Đường: Xuất hành tốt, quý nhân phù trợ, buôn bán may mắn, mọi việc đều như ý.
Ngày Thiên Tài: Nên xuất hành, cầu tài thắng lợi. Được người tốt giúp đỡ. Mọi việc đều thuận.
Ngày Thiên Tặc: Xuất hành xấu, cầu tài không được. Đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều rất xấu.
Ngày Thiên Dương: Xuất hành tốt, cầu tài được tài. Hỏi vợ được vợ. Mọi việc đều như ý muốn.
Ngày Thiên Hầu: Xuất hành dầu ít hay nhiều cũng cãi cọ, phải tránh xẩy ra tai nạn chảy máu, máu sẽ khó cầm.
Ngày Thiên Thương: Xuất hành để gặp cấp trên thì tuyệt vời, cầu tài thì được tài. Mọi việc đều thuận lợi.

3- Tháng 3, 6, 9, 12

Các ngày Bạch Hổ Đầu (Tốt) trong các tháng này là : 02, 10, 18, 26
Các ngày Bạch Hổ Kiếp (Tốt) trong các tháng này là : 03, 11, 19, 27
Các ngày Bạch Hổ Túc trong các tháng này là : 04,12,20, 28
Các ngày Huyền Vũ trong các tháng này là : 05, 13, 21, 29
Các ngày Chu Tước trong các tháng này là : 01, 09, 17
Các ngày Thanh Long Túc trong các tháng này là : 08, 16, 24, 30
Các ngày Thanh Long Kiếp (Tốt) trong các tháng này là : 07, 15,25, 23
Các ngày Thanh Long Đâu (Tốt) trong các tháng này là : 06, 14, 22
Ngày Chu Tước : Xuất hành, cầu tài đều xấu. Hay mất của, kiện cáo thua vì đuối lý.
Ngày Bạch Hổ Đầu : Xuất hành, cầu tài đều được. Đi đâu đều thông đạt cả.
Ngày Bạch Hổ Kiếp : Xuất hành, cầu tài được như ý muốn, đi hướng Nam và Bắc rất thuận lợi.
Ngày Huyền Vũ : Xuất hành thường gặp cãi cọ, gặp việc xấu, không nên đi.
NgàyThanh Long Đầu: Xuất hành nên đi vào sáng sớm. Cỗu tài thắng lợi. Mọi việc như ý.
Ngày Thanh Long Kiếp: Xuất hành 4 phương, 8 hướng đều tốt, trăm sự được như ý.
Ngày Thanh Long Túc: Đi xa không nên, xuất hành xấu, tài lộc không có. Kiện cáo cũng đuối lý.
Ngày Bạch Hổ Túc: Cấm đi xa, làm việc gì cũng không thành công. Rất xấu trong mọi việc.