17/07/2014

SÀI GÒN NĂM 1965

SÀI GÒN NĂM 1965

   Lạt ảnh khó quên về Sài Gòn năm 1965 do Gary Mathews - cựu nhân viên Mỹ ở Việt Nam thực hiện.
Có rất ít sự khác biệt giữa hình ảnh của Dinh Độc Lập năm 1965 và ngày nay.
Vào thời điểm năm 1965, công trình này được gọi là Nhà văn hóa.
Công trường Mê Linh.
Công trường Mê Linh.
Tàu chiến Mỹ ở cảng Sài Gòn.
Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH.
Trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân VNCH.
Hòn non bộ ở nhà thờ Thủ Đức.
Trạm xăng của hãng Caltex
Chợ trời ở Sài Gòn.
Chợ trời ở Sài Gòn.
Chợ trời ở Sài Gòn.
Máy bay của hãng hàng không Continental trên sân bay Tân Sơn Nhất.
Một khu nhà đang được xây dựng.
Ngôi miếu phía trên một khu chung cư.
Một nhà sư trên đường phố.
Em bé và quả sen.
Một góc công viên.
Lính Mỹ trên đường phố Sài Gòn.
Đường phố Sài Gòn.
Đường phố Sài Gòn.
Đại lộ Chi Lăng với Ty Công Chánh nằm ở góc đường Chi Lăng-Hoàng Hoa Thám.
Sông Sài Gòn.
Cầu Đen ngay chân cầu Sài Gòn phía Thủ Đức
Trên xa lộ Biên Hòa.
"Cấm chụp ảnh", trên xa lộ Biên Hòa.

14/07/2014

Nên chọn dầu ăn loại nào cho sức khỏe?

   Nhiệt độ rán xào từ 140 – 200 độ C. Dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè, dầu đậu phộng, dầu cọ… đều có thể dùng để chiên ngập dầu, nhưng mức độ “lành mạnh” của những loại dầu này khác nhau và độ bốc khói cũng khác nhau.
Dầu zin vẫn hơn dầu tinh khiết
     rước tiên cần phân biệt hai loại dầu ăn: dầu chiết xuất kiểu cơ học (mechanical extraction) và dầu tinh luyện (refined oil).
   Nhà sản xuất dầu ăn luôn khai báo trộn những loại dầu nào, người dùng phải tuyệt đối tin tưởng (vì phân tích hoá bó tay), miễn sao axít béo tự do, chỉ số iod, chất béo no và không no khai đúng là phúc lớn lắm rồi.
     Dầu chiết xuất kiểu cơ học dùng cách chà, ép, đùn các hạt chứa dầu để chế biến ra dầu ăn. Dầu sản xuất kiểu “thô sơ” này còn giữ hương vị tự nhiên của dầu. Các nước phát triển chuộng dầu ăn loại này. Dầu olive chiết xuất kiểu cơ học có hai loại: extra virgin và virgin. Cả hai loại đều còn… zin, không táy máy hoá chất hay nhiệt vào dầu, hương vị thơm ngon, thường để trộn salad, ăn sống… Loại extra virgin có độ axít tự do thấp hơn (0,8%) loại virgin (1,5%), nên chất lượng loại extra cũng tốt hơn.
     Dầu tinh luyện (refined) hay dầu tinh khiết (pure) nghe sướng tai, nhìn đẹp mắt nữa (vì trong, không vẩn cặn), nhưng không bằng dầu chiết xuất kiểu cơ học về mùi vị và dinh dưỡng… Dầu tinh luyện phải qua nhiệt, chiết xuất bằng dung môi (hoá chất), rồi khử màu, khử mùi, lọc… Bởi thế, gọi là tinh luyện hay tinh khiết nghe cũng… có lý (chơi chữ hay đến thế là cùng!).
     Vì phải dùng tới nhiệt, hoá chất, nên trong quá trình tinh luyện, vitamin E có tự nhiên trong dầu thất thoát rất nhiều. Vitamin E ngoài tác dụng sinh học, còn được xem là chất bảo quản (tự nhiên) chống ôi dầu. Thế nên dầu tinh khiết hay tinh luyện gì đó khó lòng thoát khỏi cảnh “bổ sung” chất bảo quản.
     Nhưng dầu tinh luyện cũng có cái… hay, nhờ tinh luyện nên loại bỏ được khá nhiều axít béo tự do có trong dầu, nên điểm bốc khói của nó khá cao, thích hợp để rán ngập dầu. Thí dụ, điểm bốc khói của dầu đậu nành “zin” là 160 độ C, nhưng sau tinh luyện lên tới 238 độ C. Dầu ăn ở thị trường trong nước đa số là dầu tinh luyện.

Dùng loại dầu nào để rán ngập dầu?

     Dầu đậu nành, dầu olive, dầu vừng, dầu đậu phộng, dầu cọ, dầu dừa đều thích hợp cho việc ránn ngập dầu. Dầu cọ, dầu dừa thì nhiều người không thích vì có nhiều chất béo no (không tốt cho tim mạch). Dầu đậu nành tuy nhiều chất béo không no, nhưng chính vì không no quá nhiều (polyunsaturated) nên chưa cần tới điểm bốc khói đã phát sinh nhiều thứ không hay ho gì như peroxides, gốc tự do, tự trùng hợp... nên dầu chiên rồi xài lại không tốt.
     Dầu olive cũng có loại tinh luyện, thường gọi là dầu olive pure, rẻ hơn hai loại extra virgin và virgin nhiều. Dầu olive pure cũng thường được dùng để rán ngập dầu.
     Trên thị trường còn có loại dầu “cooking oil” chuyên để chiên xào. Dầu này là hỗn hợp nhiều loại dầu trộn lại, sao cho có điểm bốc khói cao, no hay không no đều đủ cả, tuổi thọ lâu hơn, dùng đi dùng lại 2 – 3 lần cũng không quá tệ… Đại gia dầu ăn khai báo trộn những loại dầu nào, người dùng phải tuyệt đối tin tưởng (vì phân tích hoá bó tay), miễn sao axít béo tự do, chỉ số iod, chất béo no và không no khai đúng là phước lớn lắm rồi. Chiên ngập dầu nên dùng loại dầu này.

Dầu để xào và trộn

     Nếu xào hoặc trộn salad nên dùng dầu đậu nành, đậu phộng vì có nhiều chất béo không no.
     Dùng dầu olive virgin để xào hay trộn thì quá tốt. Dầu olive có nhiều chất no đơn (monounsaturated) được đánh giá tốt hơn về mặt sức khoẻ so với loại chất béo no nhiều nối đôi (polyunsaturated) ở dầu đậu nành. Cũng lưu ý, khi rán xào nên điều chỉnh ngọn lửa vừa phải, tránh để dầu bốc khói. Dầu đã từng bốc khói, bảo quản sẽ kém, dễ bị ôi dầu, dùng lại không tốt.

TuanLong nhắc nhở nhỏ các bà nội trợ.