12/10/2014

Ảnh hiếm về Hà Nội cách đây 60 năm của tạp chí LIFE

Ngày 10/10/1954, Hà Nội như bừng tỉnh trong niềm vui của mọi tầng lớp nhân dân cùng sắc màu tươi thắm của lá cờ độc lập.
Bầu không khí rộn ràng, phấn khởi ở Hà Nội khi Việt Minh tiếp quản ngày 10/10/1954 đã được phóng viên ảnh của tạp chí Life ghi lại đầy chân thực.
Toàn cảnh khu vực diễn ra lễ hạ cờ của quân Pháp ở thành Hà Nội trước khi lực lượng Việt Minh tiếp quản Thủ đô, tháng 10/1954. Góc bên phải bức ảnh là cột cờ Hà Nội.
Nghi lễ này là một biểu tượng đánh dấu sự chấm hết cho ách thống trị của thực dân Pháp ở Hà Nội.
Các binh sĩ giơ tay chào khi lá cờ của Pháp được hạ xuống.
Lá cờ bắt đầu được gỡ...
...Và cuốn lại trong sự câm lặng của những người lính Pháp đang có mặt tại nơi đây.
Lính Pháp chuẩn bị rút khỏi Hà Nội trước khi quân đội Việt Minh tiến vào.
Lính Pháp rút khói Hà Nội qua đường cầu Long Biên.
Một nhóm lính di chuyển trên cầu Long Biên.
Phụ nữ Hà Nội cầm cờ đỏ sao vàng đứng trên đường tàu điện Ngã Tư Sở chào đón bộ đội Việt Minh về tiếp quản Thủ đô.
Dân chúng tụ họp bên bờ hồ Gươm chờ đợi đoàn quân tiếp quản Thủ đô.
Các chiến sĩ Việt Minh tiến vào thành phố dưới cơn mưa mùa thu lất phất.
Đoàn quân chiến thắng đi qua rạp Đại Nam ở phố Huế .
Khuôn mặt mỗi người đều toát lên vẻ phấn chấn.
Sự hào hứng của trẻ em Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng.
Trẻ em trên phố Hàng Bạc cầm cờ vẫy chào bộ đội Việt Minh.
Trẻ em ở Ngã Tư Sở.
Cở đỏ sao vàng được cắm trên Phủ Thống sứ Bắc Kỳ ở Hà Nội - cơ quan đầu não của thực dân Pháp trên toàn miền Bắc.
Các chiến sĩ Việt Minh biểu lộ niềm vui sau khi tiếp quản Phủ Thống sứ.
Đội quân tiếp quản Thủ đô tập trung tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.
Chiếc xe của báo Dân Mới, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh liên tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh tham gia vào ngày vui ở Hà Nội.
Vẻ hân hoan của người dân Hà Nội vào ngày được giải phóng khỏi ách thực dân Pháp.
Một hiệu may ở Hà Nội khẩn trương may những lá cờ đỏ sao vàng để chào đón chính quyền mới.
Đoàn quân Giải phóng bước qua bờ hồ Hoàn Kiếm trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân.
Trút gánh nặng trên vai sau một cuộc hành quân dài, các chiến sĩ thể hiện niềm vui chiến thắng.
Hàng trăm người tập trung ở Ngã Tư Sở để hát vang những khúc ca yêu nước.
Trẻ em cũng rất hào hứng ca hát.
Người dân đứng bên đường nhìn quân Pháp rút khỏi Hà Nội.
Một đoàn xe đi qua dãy phố chật kín người.
Trẻ em trên phố Huế tò mò ngắm nhìn các chú bộ đội.
Người dân tụ họp bên một ngôi nhà treo biểu ngữ "Hòa bình vạn tuế".
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở mọi nơi.
Một xe tải chợ bộ đội Việt Minh tiến vào Hà Nội.
Lính Pháp trên một xe quân sự quay đầu lại nhìn đoàn quân Việt Minh đang tiến vào thành phố.
Trái với khung cảnh náo nhiệt nơi Việt Minh tiến vào, người Pháp rời khỏi Hà Nội trong yên lặng.
Tốp lính Pháp di chuyển qua một góc phố tuyệt đẹp của Hà Nội.
Quân Pháp ở Gia Lâm.
*     *
*
Ngày 10/10/1954, bên cạnh hình ảnh hùng tráng của những đoàn quân giải phóng Thủ đô, phóng viên Life đã ghi lại nhiều khoảnh khắc bình dị của Hà Nội.
Khung cảnh vắng lặng của phố Cầu Gỗ sáng sớm ngày 10/10/1954.
Khung cảnh bên bờ hồ Trúc Bạch.
Người Hà Nội ngồi uống nước bên hồ Trúc Bạch.
Những người Pháp ngồi uống cà phê trên tầng 2 của một hiệu vải ở phố Hàng Đào, Hà Nội ngày 10/10/1954.
Quầy giải khát trên đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) với hồ Trúc Bạch và tháp chuông nhà thờ Cửa Bắc ở hậu cảnh.
Một bà sơ người Pháp chơi đùa với trẻ em tại nhà thờ Lớn Hà Nội.
Một phụ nữ Pháp di dạo bên bờ hồ Hoàn Kiếm, người hầu nữ Việt Nam dắt chó đi theo.
Bà đầm người Pháp chụp hình kỷ niệm ở phố Tràng Tiền trước khi phải rời khỏi Hà Nội.
Nhà thờ Lớn Hà Nội sáng 10/10/1954 vẫn diễn ra thánh lễ.
Những người đạp xích lô chờ khách bước ra từ nhà thờ.
Khoảng sân trước nhà thờ lớn nhìn tầng gác của một tháp chuông.
Một cậu bé Hà Nội câu cá ở giếng Thiên Quang trong khu du tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trẻ em học vẽ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Hình ảnh được giới thiệu trên trang Delcampe.fr.
Phố Hàng Đào vắng lặng vì lệnh giới nghiêm trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô.
Lính Pháp lên cầu Long Biên để rút khỏi Hà Nội.
Sĩ quan Pháp nhìn binh lính của mình rút lui.
Ở làn đường bên kia cầu, lực lượng Việt Minh hùng dũng tiến vào Hà Nội.
Binh sĩ hai bên tập trung tại chân cầu Long Biên trong thời điểm chuyển giao quyền lực.
Lính Pháp lục tục lên xe trong khi các đơn vị Việt Minh đã xuất hiện ở Hà Nội.
Chiến sĩ Cụ Hồ trên đường phố Hà Nội.
Lính Pháp trên xe tăng chuẩn bị rút khỏi Hà Nội cạnh một nhà dân treo cờ đỏ sao vàng.
Từ cầu Long Biên, từng đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô.
Các chiến sĩ di chuyển trên phố Hàng Khay.
Cờ đỏ sao vàng xuất hiện khắp nơi ở Hà Nội.
Các chiến sĩ Việt Minh liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng.
Cổng chào được dựng lên để chào đón lực lượng Việt Minh.
Các phụ nữ ủng hộ Việt Minh bước qua cổng chào.
Nhà Hát Lớn ngày 10/10/1954.
Bót Hàng Trống - trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội ngày 10/10/1954.
Tù binh người Việt được quân Pháp trả tự do qua sự trung gian của tổ chức Chữ Thập Đỏ.
Chợ trời ở Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày...
...Vì nhiều gia đình sẽ di cư vào Nam, bỏ lại một lượng tài sản lớn.

08/10/2014

Phố Hà Nội thời Pháp thuộc

Trụ sở Công ty đường sắt Đông Dương và Vân Nam (lúc đó có diện tích 1200 mét vuông) trên đại lộ Gambetta (nay là trần Hưng Đạo). Hai bên đường còn chưa có vỉa hè. Trên đại lộ này, năm 1918 đã diễn ra Hội chợ triển lãm đầu tiên, tại khu đấu xảo, tức Cung hữu nghị Việt Xô bây giờ.

Trước cổng Quốc Tử Giám, nay là đường... Quốc Tử Giám.

Nhà Hiếu nhạc bên tay trái, nay là rạp múa rối nước. Đây là đoạn ngoặt của đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay, bên tay trái là Hồ Gươm.

Đứng trên cột cờ nhìn xuống, khu có nhà cửa nhiều ở xa xa là khu phố Âu. Đường lớn cắt ngang là Điện Biên Phủ ngày nay.

Tháp cổ Hà Nội (nay là cột cờ), phía trước nay là đường Điện Biên Phủ. Phía sau là Hoàng Diệu.

Phố này bây giờ là Phạm Ngũ Lão, sau Nhà hát lớn, gần đường đê.

Phố Hàng Thêu (nay là Hàng Trống). Theo nghị định của công sứ Hà Nội ngày 26. 12. 1886: trong thời hạn một năm các nhà lá trên phố Paul Bert (Tràng Tiền ngày nay), phố Hàng Thêu phải phá hủy và thay bằng nhà gạch lợp ngói.

Bách hóa tổng hợp (có dòng chữ Grands Magasins Réunis trên cao , nay là Tràng Tiền Plaza). Một chú "phú lít" chỉ đường. Một chiếc xe hình như đang hỏng. Đó là những năm đầu 1950.

Café Normandie, số 45 rue de la France (nay là một đầu Tràng Tiền) chuyên dành cho lính Tây giải khát vào cuối những năm 40, đầu những năm 50.

Phố Hàng Đường (rue du Sucre) những năm cuối 40 đầu 50. Lúc này đã có xe điện. Xe khách công cộng đầu tiên có ở Hà Nội vào năm 1885. Đó chỉ là một chiếc xe nhỏ do ngựa kéo chạy qua các phố Hàng Khay và phố Hội Truyền giáo (nay là phố Nhà Chung). Phố Nhà Chung ngày ấy hẹp đến nỗi theo quyết định của cảnh sát ngày 28-7-1885, những người đi xe ngựa và xe cộ phải tránh lưu thông cùng giờ với giờ xe khách chạy. Lệnh trên cũng cấm người lái xe khách cho ngựa phi nước đại và buộc phải bóp còi nhiều lần ở các giao lộ đông người qua lại. (Andre Masson)

Hồi đầu những năm 50, bên hồ Gươm có một chợ hoa nhỏ. Nhìn trang phục thì có lẽ chủ yếu phục vụ đầm ở khu phố Tây và các mợ gia đình khá giả.

Các kiosques bên hồ Gươm đầu nữhng năm 50, đoạn ngày nay là bến xe bus, trông sang nhà Cá Mập. (Bạn nào kiểm tra lại giùm).

Đại lý Peugeot tại số 1 đường Paul Bert (nay là Tràng Tiền). Xe cộ lúc này đã nhiều, đủ để hãng ô tô mở đại lý và bảo hành. Cho tới năm 1886, Hà Nội chỉ có hai chiếc xe bốn bánh, một chiếc bằng gỗ kiểu Colombo (kiểu xe Ấn Độ) của Hội Truyền giáo để Giám mục Hà Nội dùng đi lại. Chiếc thứ hai kiểu Victoria của viên chỉ huy Henri Riviere. (Andre Masson)

Ty Cảnh sát - nay là trụ sở công an ở ngã tư Tràng Thi - Lê Thái Tổ - Bà Triệu

Đại khách sạn trên phố Hàng Thêu (nay là Hàng Trống), cạnh tòa báo Tương Lai Bắc Kỳ, tờ báo có từ năm 1910 đến 1943, trụ sở là báo Hà Nội Mới ngày nay trên đường Lê Thái Tổ. Đây là khách sạn đầu tiên cho người châu Âu, khai trương vào tháng 11. 1885, có một phòng ăn 50 người, phòng bi-a (được nhập đầu tiên), tất cả được lắp kính và ban đêm đèn sáng choang. Lại có thêm một phòng liệu pháp nước, ở đó vào ban ngày, khách hàng có thể tắm bằng vòi hương sen bất cứ lúc nào. (Andre Masson)
*
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 1 
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tàu điện bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội và ga xe điện được đặt ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm.
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 2  
Tàu điện là một hình ảnh, một đặc trưng và là một biểu tượng của Hà Nội xưa. 
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 3 
Tiếng chuông leng keng của tàu điện là một ấn tượng, một ký ức không thể nào quên của những ai đã có một thời sinh sống ở Hà Nội thế kỷ trước.

Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 4 
Đeo bám tàu điện và rong ruổi khắp phố phường là thú vui đơn sơ của nhiều trẻ em Hà Nội thời bấy giờ.
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 5 
Hình ảnh đoàn tàu hai hoặc ba toa, sơn màu đỏ, trên nóc có cái cần sắt vắt cong, có một ròng - rọc, ấn vào dây điện được mắc ở trên, song song với đường tàu... đã tồn tại và ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dân Hà thành.
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 6 
Cho đến trước năm 1992, người ta bóc gỡ đường ray, bỏ tầu điện vì cho rằng nó không kinh tế và cản trở giao thông. 
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 7 
Năm 1883, chiếc xe kéo tay được xuất hiện lần tại Hà Nội, nó được coi là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp và bóc lột lao động.
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 8 
Xe tay ban đầu chỉ dành để chở những quan chức người Pháp, công chức và những người thuộc tầng lớp giàu sang, quý tộc và me Tây.
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 9  
Sau phương tiện thô sơ này trở thành phương tiện công cộng được sử dụng rộng rãivà trở thành một phần trong đời sống văn hóa tinh thần, lao động của người dân đất kinh kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, một sắc lệnh xóa bỏ xe tay được ban hành, chấm dứt hoàn toàn phương tiện "bóc lột sức lao động con người" sau nửa thế kỷ tồn tại ở Việt Nam.
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 10  
Người dân đi bộ trên phố Hàng Đường
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 11 
Hình ảnh Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa số 12 
Bên cạnh tàu điện, xích lô, xe đạp cũng là những phương tiện giao thông chủ yếu của người Hà Nội cách đây hàng thế kỷ.
(Ảnh tải từ nhiều nguồn, qua internet)

03/10/2014

Hà Nội 1954 - 1975

   Một giai đoạn hào hùng của Hà Nội từ 1954-1975 đã được thể hiện chân thực qua những bức ảnh đen trắng.
   Hình ảnh được giới thiệu tại triển lãm ảnh “ Hà Nội trong tôi” diễn ra tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở  Hà Nội từ 27/9 - 2/10/2014.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản thủ đô năm 1954.
Bộ đội Việt Minh tiếp quản thị xã Hà Đông ngày 6/10/1954.
Người dân đón chào bộ đội giải phóng thủ đô sáng 10/10/1954.
Ủy ban Quân chính ra mắt nhân dân Hà Nội tại Nhà hát Lớn.
Hồ Gươm năm 1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem, góp ý vào bản dự án quy hoạch thủ đô, tháng 11/1959.
Lực lượng Ba sẵn sàng năm 1964.
Các chàng trai Hà Nội trên đường hành quân vào miền Nam.
Cầu phao Khuyến Lương ở phía Nam Hà Nội thời chiến.
Hợp tác hóa nông nghiệp ở huyện Đông Anh phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Học sinh tiểu học ở Hà Nội trong căn hầm thời chiến.
Tự vệ nhà in báo Nhân Dân sẵn sàng chiến đấu, giai đoạn Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Người dân phố Hàng Đào tát nước khỏi hầm trú ẩn cá nhân năm 1972.
Bảo vệ vùng trời Hà Nội trước sự phá hoại của máy bay Mỹ.
Sinh viên đại học Kinh tế Kế hoạch bảo vệ luận án tốt nghiệp trong hầm thời chiến.
Bán hàng lưu động trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972.
Ngã năm bờ hồ Hoàn Kiếm năm 1973.
Mít tinh mừng ngày giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước ở quảng trường Nhá hát Lớn năm 1975.
Công nhân nhà máy dệt 8/3, năm 1975 .
Khôi phục tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam năm 1976.