24/11/2014
23/11/2014
Những điều cần biết về máy ảnh
Nhiếp ảnh ra đời đã mang lại một sự đột phá trong cuộc sống con người.
Nhiếp ảnh ra đời giúp con người lưu giữ những khoảnh khắc trong cuộc sống.
Và một điều tất yếu là khi khoa học công nghệ phát triển thì các công nghệ áp dụng cho máy ảnh cũng phát triển theo.
Mời các bạn cùng theo dõi infographic sau để có cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh:
21/11/2014
PHÒNG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG.
18/11/2014
3 cách thổi xôi ngon bằng nồi cơm điện
Nấu xôi bằng nồi cơm điện sẽ tiện và nhanh hơn nấu xôi bằng nồi chỡ. Nhưng nấu sao cho ngon? Có 3 cách rất đơn giản dành cho bạn.
Cách 1: Không ngâm gạo
Đun sẵn nước sôi bên ngoài. Vo gạo sạch, bỏ chút muối vào, đổ nước sôi vào gạo rồi bỏ vào nồi nấu. Điều quan trọng là canh nước. Bạn chỉ đổ thật ít nước. Thường thì nếu nấu khoảng nửa cân gạo, đổ nước cách mặt gạo chừng nửa cm, tức là gần như nước xâm xấp mặt gạo. Nếu nấu nhiều gạo hơn thì mình đổ nước cao hơn mặt gạo một chút so với mức vừa rồi. Gạo nếp chín bằng hơi.
Khi nồi bật lên nấc hâm nóng, tức là nước đã cạn, bạn lấy đũa sơ nhẹ cơm lên cho mặt cơm nếp bên trên và bên dưới được đảo đều.
Để thêm chừng 5-7 phút nữa tuỳ theo cơm nhiều hay ít, bạn rút điện, mở nắp nồi ra cho hơi nóng bay bớt ra và nước trên nắp vung không rỏ xuống cơm. Hạt gạo ráo và mềm, đơm ra đĩa không khác gì xôi đồ bằng chõ.
Cách 2: Có ngâm gạo
Gạo ngâm khoảng 3 đến 4 tiếng. Để gạo không bị vỡ bạn nên vo gạo trước khi ngâm. Trước khi nấu, bạn nên cho gạo ra rá, tráng qua nước, để khoảng 15 phút cho ráo nước. Sau đó trộn đỗ xanh hay gấc tùy món xôi bạn nấu, cho chút muối cho món xôi thêm đậm đà.
Nếu muốn nấu xôi vào buổi sáng bạn nên ngâm gạo và đỗ xanh từ tối hôm trước. Sáng hôm sau dậy thì đãi sạch hết vỏ đậu , vò sạch gạo nếp và để vào rổ cho ráo nước.
Khi nấu bằng nồi cơm điện bạn cho một chút nước thôi, gạo chỉ sôi một lúc là được. Bạn đừng để gạo sôi lâu quá nó sẽ bị nát. Khi nước cạn bạn thấy gạo chỉ mới chín được 2 đến 3 phần thôi, sau đó bạn sẽ để một chiếc khăn ướt lên trên thì xôi sẽ chín bằng hơi. Khi xôi chín được tám hay chín phần thì bạn đánh lên và cho một ít dầu ăn hoặc mỡ lợn hoặc mỡ gà xuống đáy nồi để chống bị cháy. Nếu vẫn bị cháy thì cũng rất róc và khi ăn thì rất ngon.
Chú ý: Nếu nấu xôi đỗ hoặc lạc thì nên cho lạc đỗ vào đun sôi trước vài phút trước khi cho gạo vào. Nếu nước nhiều quá thì nên múc ra. Gạo ngâm từ trước thì chỉ cho nước bằng gạo thôi, gạo vo xong nấu luôn thì nên cho nhiều hơn một tẹo.
Cách 3: Nước sôi thì rửa gạo
Vo sạch gạo rồi cho vào nồi cơm điện cùng với nước, bật nút như nấu cơm bình thường. Khi nước sôi thì nhấc nồi ra trút gạo vào rá cho ráo. Sau đó đổ lại gạo vào nồi rồi nấu tiếp. Bạn chỉ cần chờ 20 phút là xôi của bạn đã chín.Bạn sẽ được nồi xôi khô ráo và hạt nếp vẫn mềm như nấu bằng chõ đồ.
Chú ý: Gạo nếp không cần ngâm nước và khi gạo đã cho vào nồi nước sôi thì bạn cần canh chừng, nhìn thấy nước trong nồi sôi bùng và đều là phải nhanh tay đổ ra rổ cho ráo nước nếu không thì xôi của bạn sẽ bị nhão.
Bảo kiếm II
Tuấn Long giới thiệu một số trong số 10 thanh kiếm nổi danh của Tầu.
1. Thiên Vấn : xuất từ nước Sở, bao hàm ý đệ nhất thiên địa. Hiện cất giữ trong Hàm Dương cung, bội kiếm của Tần Thủy Hoàng
2. Uyên Hồng (Tàn Hồng ) :
Tàn
Hồng là một thanh kiếm đồ long (giết rồng), do mẫu thân Từ phu tử rèn ra, dùng cho Kinh Kha hành thích Tần Vương. Thanh kiếm này mười phần lợi hại, nhưng quá hung hiểm, sát thương đối phương cũng tổn hại cho chính chủ nhân của kiếm. Uyên
Hồng tiền thân là Tàn Hồng kiếm. Kinh Kha hành thích thất bại, kiếm rơi vào tay
Doanh Chính. Y đã cho thợ đúc kiếm giỏi nhất nước Tần dùng năm loại kim khí chế tạo thành Uyên Hồng. Nó được làm tiêu trừ đi sát khí, tăng thêm uy lực. Sau Cái Nhiếp hộ giá có công, Doanh Chính đem Uyên Hồng tặng cho y.
3. Thái A :
Có khí thế của sao Ngưu, Đẩu. Là bội kiếm của Phục Niệm, chưởng môn Nho gia. Tương truyền nó do bậc thầy đúc kiếm Âu Trị Tử, Can Tương tạo ra. Tướng kiếm sư Phong Hồ Tử từng nói, chỉ có uy lực phát ra từ nội tâm mới có thể phát huy hết sức mạnh của kiếm này.
6. Tuyết Tễ :
Là tín vật của lịch đại chưởng môn Đạo gia. Từ khi tổ sư Lão Tử qua đời, Đạo gia phân thành Thiên, Nhân lưỡng đại kiếm tông. Tuyết Tễ do chưởng môn hai phái luân phiên tiếp quản
7. Thủy Hàn :
Bội kiếm của Cao Tiệm Ly, do Từ phu tử của Mặc gia đả tạo. Tên được lấy từ câu thơ của Cao Tiêm Ly dành cho Kinh Kha " Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn". Kiếm như tên gọi, tính âm hàn, là thanh kiếm tương sinh tương khắc với Uyên Hồng.
11. Cự Khuyết :
Là bội kiếm của cao thủ Nông gia - Hắc kiếm sĩ Thắng Thất ( nhân vật xuất hiện ở phần 3 ). Kiếm to dày màu đen tuyền, có uy lực vô cùng. Từ khi ra đời, rất ít người có thể sử dụng được, vì thế cũng khiến người đời lãng quên. Tuy xếp thứ 11 nhưng nó có thể địch với Uyên Hồng xếp thứ hai. Truyền thuyết kể rằng những ai từng trông thấy uy lực thực sự của nó đều đã chết.
Các danh kiếm xếp thứ 4,5,8,9,10 chưa được tiết lộ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)