Tuấn Long giới thiệu một số trong số 10 thanh kiếm nổi danh của Tầu.
1. Thiên Vấn : xuất từ nước Sở, bao hàm ý đệ nhất thiên địa. Hiện cất giữ trong Hàm Dương cung, bội kiếm của Tần Thủy Hoàng
2. Uyên Hồng (Tàn Hồng ) :
Tàn
Hồng là một thanh kiếm đồ long (giết rồng), do mẫu thân Từ phu tử rèn ra, dùng cho Kinh Kha hành thích Tần Vương. Thanh kiếm này mười phần lợi hại, nhưng quá hung hiểm, sát thương đối phương cũng tổn hại cho chính chủ nhân của kiếm. Uyên
Hồng tiền thân là Tàn Hồng kiếm. Kinh Kha hành thích thất bại, kiếm rơi vào tay
Doanh Chính. Y đã cho thợ đúc kiếm giỏi nhất nước Tần dùng năm loại kim khí chế tạo thành Uyên Hồng. Nó được làm tiêu trừ đi sát khí, tăng thêm uy lực. Sau Cái Nhiếp hộ giá có công, Doanh Chính đem Uyên Hồng tặng cho y.
3. Thái A :
Có khí thế của sao Ngưu, Đẩu. Là bội kiếm của Phục Niệm, chưởng môn Nho gia. Tương truyền nó do bậc thầy đúc kiếm Âu Trị Tử, Can Tương tạo ra. Tướng kiếm sư Phong Hồ Tử từng nói, chỉ có uy lực phát ra từ nội tâm mới có thể phát huy hết sức mạnh của kiếm này.
6. Tuyết Tễ :
Là tín vật của lịch đại chưởng môn Đạo gia. Từ khi tổ sư Lão Tử qua đời, Đạo gia phân thành Thiên, Nhân lưỡng đại kiếm tông. Tuyết Tễ do chưởng môn hai phái luân phiên tiếp quản
7. Thủy Hàn :
Bội kiếm của Cao Tiệm Ly, do Từ phu tử của Mặc gia đả tạo. Tên được lấy từ câu thơ của Cao Tiêm Ly dành cho Kinh Kha " Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn". Kiếm như tên gọi, tính âm hàn, là thanh kiếm tương sinh tương khắc với Uyên Hồng.
11. Cự Khuyết :
Là bội kiếm của cao thủ Nông gia - Hắc kiếm sĩ Thắng Thất ( nhân vật xuất hiện ở phần 3 ). Kiếm to dày màu đen tuyền, có uy lực vô cùng. Từ khi ra đời, rất ít người có thể sử dụng được, vì thế cũng khiến người đời lãng quên. Tuy xếp thứ 11 nhưng nó có thể địch với Uyên Hồng xếp thứ hai. Truyền thuyết kể rằng những ai từng trông thấy uy lực thực sự của nó đều đã chết.
Các danh kiếm xếp thứ 4,5,8,9,10 chưa được tiết lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét