04/01/2015

ĐỨC TỪ BI VÀ NHẪN NHỤC




   Từ bi và nhẫn nhục là hai pháp tu tối thiết yếu của người Phật tử cũng như người xuất gia. Từ bi là ban vui cứu khổ. Người có lòng từ bi là người thương tất cả chúng sinh bình đẳng như nhau. Vì thương mọi người nên đem hết tâm tư sức lực của mình làm cho mọi người được vui, hết khổ nên gọi là ban vui, cứu khổ.


   Ở đời ai không có khổ, hoặc nhiều hoặc ít thôi. Chư Phật và Bồ tát thương muốn cho chúng ta hết khổ nên các Ngài dạy chúng ta tu. Vì vậy, từ bi là hạnh thiết yếu trong đạo Phật. Kế đến là nhẫn nhục. Bởi có từ bi mà thiếu nhẫn nhục thì không bao giờ thực hiện được hạnh từ bi. Nhẫn nhục lúc nào cũng ở bên cạnh từ bi, không thể riêng rẽ được, nên tôi giảng chung từ bi và nhẫn nhục.



 Trong kinh Pháp Hoa, Phật có dạy: "muốn vào nhà Như Lai tức phải có lòng từ bi, muốn mặc áo Như Lai tức phải nhẫn nhục". Tóm lại, muốn vào nhà Phật, mặc áo Phật phải tu hạnh từ bi và nhẫn nhục. Nếu không có từ bi, không có nhẫn nhục thì không thể vào nhà Phật, mặc áo Phật được. Nên người Phật tử thiếu từ bi thì chưa phải Phật tử. Đây là vấn đề mà quí Phật tử cần phải hiểu.



   Nói từ bi theo nghĩa cứu khổ ban vui, quí Phật tử cảm thấy khó hiểu. Để gần gủi và dễ hiểu hơn, tôi có thể nói từ bi là tình thương, vì mọi người chứ không phải vì mình. Chúng ta ai cũng có tình thương, nhưng tình thương vì mình nhiều hơn vì mọi người. 
   Ví dụ, ta đi đâu trễ xe hoặc trễ đò, có một người tử tế mời vào nhà uống nước, ăn cơm để chờ tới chuyến đò, chuyến xe sau. Họ đối xử rất tốt nên ta nói người đó dễ thương quá. Tại vì họ tốt với mình nên mình nói dễ thương. Nếu người ấy xấu với mình thì mình không thương. Như vậy để thấy tình thương của chúng ta đi đôi với bản ngã. Tình thương đó không gọi là từ bi. 



   Đến bao giờ chúng ta thấy người lem luốc, xấu xí, không lễ độ, đói khổ mà ta vẫn thương; chúng ta cho chén cơm, ổ bánh mì, dù họ không cảm ơn nhưng chúng ta vẫn thấy vui. Đó là tình thương của lòng từ bi, thấy người khổ mình thương, mình giúp mà không cần đền đáp. 
   Là người Phật tử biết học Phật, tu Phật thì nên tập mở rộng tình thương. Ai khổ, ai đói thì chúng ta thương, không vì bản ngã, không đợi người giúp mình, mình mới thương lại. Đó là tình thương của lòng từ bi. Còn vì mình thì chưa phải từ bi. Nên hiểu cho tường tận, chữ thương người nầy, thương người kia rồi cho đó là từ bi là không thể được.



   Bởi lòng từ bi hệ trọng như vậy nên người Phật tử bước chân vào đạo nên tập mở rộng lòng thương mọi người. Đó là tập tâm từ bi. Có tâm từ bi rồi chúng ta mới có thể tiến tu được. Còn chưa có lòng từ bi thì không thể nào chúng ta tiến được trên đường tu.



   Tại sao từ bi phải đi đôi với nhẫn nhục? Như ở thế gian có người con hiếu thảo, thương cha mẹ nhưng vì gia cảnh nghèo làm không đủ ăn. Bấy giờ giám đốc một xí  nghiệp nhận vào làm, trong xí nghiệp anh ta bị rầy, bị quở nhiều thứ, xúc chạm tới tự ái. Nhưng vì thương cha mẹ thiếu thốn nên vẫn chịu đựng, nhịn nhục làm có tiền để nuôi cha mẹ. Do đó, phải ẩn nhẫn, cực khổ, nhục nhã chứ không dám bỏ việc…



   Như vậy, tình thương giúp cho chúng ta có sức chịu đựng, sức nhẫn nại. Đó gọi là nhẫn nhục. Nếu chúng ta không thương cha mẹ, thì khi gặp cảnh bị rầy la, khinh bạc liền bỏ quách, cần gì phải làm, chỗ nầy không được kiếm chỗ khác. Nhưng vì thương cha mẹ cho nên nhẫn chịu mọi sự phiền hà, xúc chạm. Đó là vì tình thương mà phải nhẫn nhục…



   Một ví dụ nữa, như người phụ nữ gặp ông chồng bạo hành, nhưng đã có với nhau hai, ba mặt con. Người chồng bạo hành, chịu hết nổi thì lẽ ra phải ly dị nhưng vì thương con, sợ con bơ vơ không còn đủ cha mẹ, việc học hành sa sút v.v… thương con mà nhẫn nhịn sự bạo hành của chồng. Như vậy, cũng vì tình thương mà phải chịu đựng. 
   Trường hợp trước là người con hiếu, vì thương cha mẹ mà nhận chịu mọi sự khó khăn, khinh bỉ. Trường hợp sau vì thương con mà không bỏ được người bạn từng hành hạ mình, chịu đựng mọi điều v.v… Nên biết, nhờ tình thương mà người ta có thể nhẫn chịu những cái khó nhẫn. Nếu không có tình thương thì chắc rằng con người sẽ không đủ sức vượt qua những cảnh khó khổ.



   Sống trong đời chúng ta muốn làm điều lành, điều tốt nhưng chắc gì được mọi người tán thán. Cho nên muốn làm điều lành, điều tốt để giúp mọi người, thì trước chúng ta phải tập có lòng thương mạnh mẽ đối với mọi người. Đó là từ bi. Kế phải có sức nhẫn nại, chịu đựng những khó khăn. Chúng ta không nên hiểu lầm nhẫn nhục là điều xấu, theo quan niệm của nhiều người, nhẫn là phải chịu nhục.



   Theo tôi thì không phải vậy. Nhẫn nhục là một sức mạnh chớ không phải yếu đuối. Thế gian thường cho rằng người làm việc gì bị la rầy, quở mắng nhưng vẫn ráng chịu đựng là người yếu đuối, nhu nhược, vì không dám chống cự lại, đôi khi còn bảo là ngu. Nhưng trong đạo Phật không phải vậy. Đạo Phật dạy nhẫn nhục là một sức mạnh. Nếu chúng ta để ý sẽ thấy rõ ở những ngôi chùa xưa thường viết câu: Đại Hùng Bửu Điện, tức là Điện Báu thờ đức Đại Hùng. Đức Phật là đấng Đại Hùng, nhưng Ngài có đánh dẹp ai đâu mà tôn vinh là Đại Hùng?



   Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy thế nầy:
Thắng một vạn quân không bằng thắng mình
Thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.



   Nghĩa là người nào thắng được mình mới gọi là người hùng. Thắng giặc bên ngoài chưa phải là hùng.    Như vậy, nhẫn nhục là việc dễ hay khó? Bị người sĩ nhục, mắng nhiếc ta, ta sĩ nhục mắng nhiếc lại là dễ hay nhịn nhục là dễ? Mắng lại là dễ chớ bỏ qua khó lắm. Đừng nói chi người lớn, trẻ con khi bị hiếp nó tức giận la lối hay làm thinh dễ? Như vậy khi trái ý, nổi giận la lối con nít cũng làm được, còn nhẫn nhịn người lớn đôi khi làm chưa nổi nữa. 
   Qua đó thì biết cái nào khó! Khó mà làm được nên gọi là Đại Hùng. Đức Phật được gọi là Đại Hùng vì ngài nhẫn được những điều khó nhẫn.



   Trong kinh kể lại, có lần đức Phật trên đường du hóa, một thầy Bà la môn lẽo đẽo theo sau chửi nhưng Phật cứ thong thả đi. Ông tức giận quá chận lại hỏi:
   -Ngài Cồ Đàm! Ngài có điếc không?
   Phật đáp: 
   -Không.
   -Không điếc sao ông nghe tôi mắng chửi mà không có phản ứng?
   -Ta không điếc. Việc mắng chửi của ông có liên hệ gì với ta đâu?
   Phật liền nói ví dụ: 
  - Như nhà ông có giỗ mời bà con quyến thuộc tới dự. Khi họ sắp về, ông gởi quà bánh tặng. Những người ấy không nhận thì quà đó về ai? 
   Ông Bà la môn đáp:
   -Nếu  họ không nhận thì quà đó về tôi chứ ai.
   Phật bảo:
   -Cũng vậy, ông chửi mà ta không nhận thì những lời mắng chửi đó xin gởi lại cho ông.



   Người ta cứ nghĩ là nhịn là thua, nhưng trường hợp vừa kể đức Phật có thua không? Chửi Ngài mà Ngài không chống cự thì hậu quả tự trở về người chửi. 
   Chúng ta thử tập khi bị mắng chửi mà chúng ta cứ lặng lẽ làm thinh, không nói gì hết thì rốt cuộc người nào tức hơn. Người bị chửi tức hay người chửi tức? 
   Cho nên tưởng rằng tranh hơn thua là hay, không ngờ càng tranh càng lún sâu vào phiền não, chẳng khác nào như lửa cháy mà cứ thế thêm dầu vào. Còn một bên nóng giận, một bên im lặng, không có lời thách đố nhau thì làm gì có chuyện đấu tranh để dẫn đến những tai hại lớn lao. 



   Rõ ràng nhẫn nhịn là điều hết sức quan trọng, không phải việc thường. Người biết nhẫn nhịn thì là người làm được việc lớn, còn người không nhẫn nhịn được thì không làm được việc gì hết. Cho nên chúng ta muốn làm được điều hay, điều tốt thì phải có đức nhẫn nhịn mạnh mẽ, như vậy việc làm mới thành công.
   Chúng ta ai cũng biết câu chuyện Quan Âm Thị Kính. Tôi lược kể điểm hay đặc biệt của bà Quan Âm Thị Kính. 
   Theo sử sách Trung Quốc thì bà thuộc gia đình khá giả, có danh giá, chồng bà là một Nho sinh hiếu học. Gia đình hai bên cũng môn đăng hộ đối. Một hôm nhân chồng học hành mệt mỏi nên nằm ngủ trưa. Bà nhìn thấy có sợi râu mọc ngược lên trên khó coi, nên lấy kéo định hớt giùm sợi râu. Nhưng vừa đưa kéo đụng vào thì ông giật mình chụp tay la: “Ám sát tôi”. Ông la lên như vậy thì cả nhà đều tin theo, nói bà định dùng kéo ám sát ông chồng. Việc đó có oan không? Vì ông ngủ mơ màng không tỉnh táo nên bị đụng vào da liền giật mình hoảng hốt, thấy bà đang cầm kéo thì la lên nói vợ ám sát mình. Dù bà có nói gì thì cũng không ai tin hết. Cuối cùng gia đình bên chồng giao trả bà về cha mẹ của bà, vì là nàng dâu hư. Cha mẹ bà cũng không biết nói sao hơn nên đành đem con về. 
   Về nhà mình rồi bà nghĩ sự tủi nhục vì là con nhà thế phiệt mà bây giờ mang tiếng giết chồng, nhưng không biết làm sao minh oan được. Vì vậy, bà định đi tu để khỏi mang tiếng cho cha mẹ.
   Hồi xưa ở Trung Hoa chưa có phái nữ đi tu, chỉ có phái nam thôi. Nên muốn đi tu bà phải giả trai. Khi vào chùa được Hòa thượng nhận cho ở, nhưng vì có nhan sắc nên giả trai bà cũng đẹp, do đó động lòng Thị Mầu, con một nhà giàu thường lui tới viếng chùa.
   Thị Mầu có tâm không tốt nên sau nầy gần gũi với người nô bộc của gia đình, cô mang thai rồi đổ oan cho ông đạo Kỉnh Tâm – tức pháp danh của bà. Sự việc Thị Mầu khai trước làng xã, bà bị đưa đến công đường tra hỏi… bà trả lời không có gì hết nhưng chẳng ai tin. Dù bị tra khảo đánh đập đi không nổi nhưng bà vẫn chịu đựng, không tiết lộ mình là người nữ để minh oan. Cuối cùng làng mời Hòa thượng đến trả bà về chùa nuôi dạy lại. Như vậy mới thấy sức chịu đựng phi thường của bà.
   Khi về chùa, Hòa thượng không biết sự việc thế nào nên xử sự với bà khác lúc trước. Bà không được ở trong chùa mà phải ở hành lang. Thời gian sau Thị Mầu sanh đứa con trai, cô bồng đứa bé đến chùa giao cho bà nói rằng: “Con của ông nay tôi giao trả cho ông”.
   Chúng ta thấy rõ ràng sự việc không có gì dính dáng mà bây giờ xảy ra đến mức độ như vậy. Bà can đảm nhận nuôi đứa bé, bởi bà nghi người tu dù công phu nhiều mà không có lòng từ bi thì cũng không xứng đáng. Vì chúng sinh, vì cứu một mạng người nên bà chấp nhận hết mọi nhục nhã, mọi hình phạt. 
   Cho nên trong một đoạn thơ truyện Quan Âm Thị Kính có câu nầy:
Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.

   Phù đồ tức cái tháp, ý câu nầy dù xây tháp chín tầng, không bằng cứu sanh mạng một người. Nghĩ vậy nên bà đành ôm đứa nhỏ nuôi. 
   Sự việc nầy càng làm cho Hòa thượng nghi ngờ, nếu không phải con của bà thì sao nhận lãnh nuôi. Sống trong hoàn cảnh ấy bà vẫn âm thầm chịu đựng. Mỗi ngày ẳm đứa bé đi khắp xóm làng xin sửa bú, chịu đựng mọi khinh bỉ, chê bai của thiên hạ, bà kiên nhẫn nuôi đứa bé lớn lên. Thời gian chịu nhục nhã không biết là bao nhiêu. Một đứa trẻ không có liên hệ máu mủ gì hết mà vì lòng từ bi muốn cứu một mạng sống, không để cho nó chết nên bà phải chịu nhục nhã, đủ thứ xấu xa. 
   Tới khi đứa bé lớn rồi, từ đó bà mới được tu hành yên ổn, đến lúc lâm chung mọi người phát hiện bà là người nữ thì bà đã đắc quả vị Bồ tát. Người đời sau thường gọi là Quan Âm Thị Kính.
   Đó là tôi kể tổng quát, bây giờ tôi nhấn mạnh thêm tinh thần nhẫn nhục của bà để chúng ta noi theo tu tập.
   Thứ nhất bà nhẫn khi bị chồng vu oan. Việc ngẩu nhiên thôi mà bị hàm oan như thế, nếu người không có can đảm, bị oan ức đó có thể tự tử. Thường người ta cho là tự tử là gan, nhưng tôi thì nói ngược lại, tự tử là không can đảm. Bởi vì xấu hổ chịu đựng không nổi, không đủ sức nhẫn nên mới tự tử, nếu đủ sức nhẫn đâu có tự tử. Bà không tự tử mà sống và tu. Đó là một đức nhẫn nhục lớn.
   Thứ hai, khi đi tu bị người ta vu oan là quan hệ với Thị Mầu có thai. Điều đó hết sức vô lý vì bà là người nữ. Nếu muốn minh oan rất dễ, chỉ cần nói “tôi là người nữ” thì mọi việc đều êm xuôi hết. Nhưng vì muốn tiếp tục tu hành, bà không muốn lộ tông tích mình là người nữ, nên phải nhận lãnh sự hành hạ, đánh đập, khảo tra.
   Trường hợp trước, nhẫn để được sống và tu.
  Trường hợp thứ hai, vì sự tu nên cam chịu khổ nhọc. Và đến giai đoạn cuối cùng là lòng từ bi thương đứa bé ra đời không có cha mẹ nuôi dưỡng. Sợ nó chết tội nên nhận nuôi, chịu nhục nhã, không phải một ngày mà cả mấy chục năm trời. 
   Chính vì lòng từ bi nên bà đã có sức kiên nhẫn phi thường như vậy. Khi đã vượt qua sức chịu đựng đó bà liền thành tựu Bồ tát. 
   Chúng ta thấy lòng từ bi, sức nhẫn nhục vượt hơn tất cả người thường tình. Do đó thành tựu được Bồ tát hạnh. Bây giờ chúng ta tôn vinh bà là Phật Bà Quan Âm.
   Như vậy, người chịu đựng được là người mạnh mẽ, có một sức nhẫn phi thường. Cho nên tu muốn đến nơi đến chốn đòi hỏi chúng ta phải có hai mặt, vừa có lòng từ bi vừa có đức nhẫn nhục. Từ bi, nhẫn nhục đủ thì chúng ta mới tu tiến, mới thành công. Chỉ có từ bi mà thiếu nhẫn nhục thì khó thành công. 
   Ví dụ như chúng ta thấy người nghèo khổ muốn giúp đỡ nhưng họ không biết mang ơn, vậy là chúng ta không muốn giúp nữa. Đó là chúng ta làm việc lành, việc tốt mà chưa có đức nhẫn nhục nên dễ lùi lắm.
   Đó là tôi nói Bồ tát Quán Thế Âm ở trong truyện thơ Quan Âm Thị Kính. Bây giờ tôi nói Bồ tát Quán Thế Âm trên hình tượng mà quí vị đang thờ.
   Chúng ta đến chùa lễ Bồ tát Quán Thế Âm thường thấy ngài dưới hình thức người nữ, nhưng thật ra Bồ tát không có nam nữ. 
   Trong kinh Phổ Môn có nói rõ (kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn), Bồ Tát Quán Thế Âm khi cần độ đồng nam thì hiện thân đồng nam, khi cần độ đồng nữ thì hiện thân đồng nữ, cần độ tể quan thì hiện thân tể quan. Như vậy, Ngài không có thân nhất định là nam hay nữ, mà tùy theo căn cơ chúng sanh thích thân gì thì hiện ra thân đó. 
   Song vì người nữ giàu tình thương. Ngài thường hiện thân nữ. Vì vậy, khi nói về tình thương, người ta hay nói như mẹ hiền thương con. Cha cũng thương nhưng có khi phải răn, phải đánh. Còn mẹ thương thường vuốt ve mà ít đánh. Do đó mà nói mẹ hiền, ít nói cha hiền. Cha nghiêm nên hay gọi nghiêm phụ, mẹ hiền nên hay gọi từ mẫu. Do đó, lòng từ thường được tượng trưng qua người nữ. Ngài Quán Thế Âm tu hạnh từ bi nên Ngài hiện thân người nữ để thể hiện hạnh nguyện của mình.
   Kế đó chúng ta thấy trên tay trái Ngài cầm tịnh bình, tay phải cầm cành dương. Như vậy ý nghĩa như thế nào? Bình là để chứa nước cam lồ. Tôi xin đọc lại một đoạn nguyên văn chữ Hán trong Từ bi Thủy sám: “thùy dương liểu nhi biến sái cam lồ. Trừ diệt não dĩ giai đắc thanh lương. Tầm sinh cứu khổ ư tứ sanh. Thuyết pháp độ thoát ư lục đạo”.
   Như vậy là Ngài cầm cành dương rưới nước cam lồ từ trong tịnh bình. Nước cam lồ và cành dương tượng trưng cho cái gì? Chữ cam là ngọt, lộ là sương. Mù sương đọng trên lá cây, nước đó là ngọt nên gọi là cam lồ. 
   Nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Tâm ấy trong sạch, dịu ngọt như cam lồ. Vì vậy, từ bi tới đâu thì lửa nhiệt não tắt ngụm tới đó. Ngọn lửa phiền não của chúng ta cháy hừng hực nên chỉ có nước từ bi mới dập tắt được. Phiền não nóng giận là sân. Muốn cho hết sân, qua được cơn nóng giận phải có lòng từ bi. 
   Nên nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi. Khi ta gặp khổ đau, người có lòng từ bi khuyên dạy ta sẽ giảm. Những chúng sanh đang trong cảnh đói thiếu, đủ thứ tai nạn, được gặp những người có lòng từ bi thì họ sẽ được cứu giúp. Cho nên khổ đau chỉ có lòng từ bi mới đưa đến sự bình an. 
   Nước cam lồ được rưới cho mọi người được mát mẻ thì phải nhờ cành dương. Có người lấy cành trúc hay cành tre thay thế cành dương để rưới nước cam lồ. 
   Nhưng sự thật ý nghĩa nước cam lồ chỉ rưới được qua cành dương. Tại sao vậy? Vì cành dương nhỏ, mảnh, khi gặp gió thì nó uyển chuyển nhưng mà không gãy. Như vậy, để nói lên ý nghĩa người có đức nhẫn nhục gặp cảnh khó khăn luôn tùy thuận, nhẫn nại, không chống đối. Mới nhìn như yếu, lại dẽo dai chịu đựng, không bị gãy, bị thua. Như vậy, hình ảnh cành dương nói lên đức nhẫn nhục. Vì nhẫn nhục mới có thể đem nước cam lồ hay lòng từ bi chan rãi cho mọi người được. Nếu không có nhẫn nhục thì không bao giờ chan rải được lòng từ bi.
   Rõ ràng từ bi và nhẫn nhục nương nhau thì làm việc gì cũng thành tựu. Có từ bi mà thiếu nhẫn nhục hay ngược lại, có nhẫn nhục mà thiếu từ bi cũng không được. Cho nên trong kinh nói cầm cành dương Ngài rưới nước cam lồ lên khắp cả. 
   Diệt trừ phiền não, Ngài làm cho mọi người đều được tắm trong dòng suối thanh lương. Nghe tiếng kêu mà cứu khổ cho tứ sanh. Ngài thuyết pháp độ khắp lục đạo. Qua đó chúng ta thấy hình tượng Ngài cầm cành dương rải nước cam lồ lên tất cả mọi người, đó là đem lòng từ bi chan rải khắp muôn loài.
   Do sức mạnh của lòng từ bi mà tiêu diệt được lòng sân hận của con người. Chúng ta sống nếu không có lòng từ bi thì không thể nào thực hiện được những điều đức Phật đã dạy.
   Tôi nhắc lại khi đức Phật còn tại thế, có lần trên đường giáo hóa, gặp một nhóm côn đồ mắng chửi thậm tệ, nhưng Ngài vẫn thản nhiên, không có thái độ nào tỏ vẻ khó chịu hay bất mãn. Nhưng Tôn giả A Nan chịu không nổi liền thưa với Phật:

   -Bạch Thế Tôn, chúng ta nên đi nơi khác.
   Phật bảo:
   -Bây giờ đi chỗ nào A Nan?
   Ngài thưa rằng:
   -Đi chỗ nào không có người chửi mắng mình thì mới có thể truyền đạo.
   Phật bảo:
   -Giả sử chúng ta đi đến chỗ khác cũng có người mắng chửi nữa thì làm sao A Nan?
   Ngài A Nan thưa:
   -Như vậy thì chúng ta tìm lại những nơi đã từng giáo hóa như thành Xá Vệ hoặc những nơi có đệ tử của Ngài.
   Phật bảo:
   -Nầy A Nan! Nếu là thầy thuốc giỏi thì có nên treo tấm bảng trước nhà rằng: “Ở đây chỉ nhận chửa những bệnh thông thường, còn bệnh nặng thì mời đi nơi khác”?.
   Ngài A Nan thưa:
   -Không.
   Phật hỏi:
   -Tại sao vậy?
   Ngài A Nan thưa:
   -Thầy thuốc giỏi thì trị bệnh nặng, còn bệnh thường thì có gì quan trọng.
   Phật bảo:
   -Cũng vậy, người ta đang bệnh ta phải trị cho họ, chừng nào họ không cần thì ta mới đi.
   Ngài A Nan nói:
   -Họ đang chửi mình thì họ đâu cần mình. 
   Những người côn đồ nghe nói vậy liền thức tỉnh lên tiếng:
   -Bạch ngài, chúng con cần ngài.
   Do đó, đức Phật ở lại giáo hóa độ những người đó.
   Câu chuyện đã cho chúng ta thấy. Phật dù hóa độ chúng ta nhưng không phải tới đâu người ta cũng kính ngưỡng như nhau. Ngay cả đức Phật đi giáo hóa cũng gặp nhiều cay đắng, bị trở ngại đủ thứ hết, nhưng Ngài cũng thản nhiên chịu đựng. Nhờ vậy, Ngài mới thành đạo và truyền bá Phật pháp cho tới ngày nay.
   Chúng ta là hàng đệ tử của Phật thì phải học gương sáng của Ngài. Vì thương những người khổ hay người ngang ngạnh nên dù họ có gây khó khăn, làm điều hung dữ, chúng ta vẫn phải độ họ, không nên giận họ. 
   Trong đạo Phật lúc nào cũng nhắc nhở người Phật tử luôn cố gắng thực hiện cho được tinh thần từ bi nhẫn nhục. Chưa hành được hạnh đó thì chúng ta chưa phải là đệ tử của Phật. Thật ra ai cũng có lòng từ bi, nhưng lòng từ bi đó bị hạn chế. 
   Ví dụ: có người đi xem hát thấy các diễn viên bi lụy rơi nước mắt họ cũng khóc theo, như vậy thì có tình thương, thấy cảnh khổ mới khóc. Nhưng có điều là thấy cảnh khổ trên sân khấu thì khóc, mà thấy người khổ thật ngoài đời thì thản nhiên. Nên cái khóc đó là do các diễn viên khéo gợi cảm xúc của mình, còn những cảnh khổ không gợi được cảm xúc thì không khóc, chỉ thương vì tội nghiệp thôi.



***
Hòa thượng THÍCH THANH TỪ

Toàn cảnh Hà Nội thời thuộc địa nhìn từ máy bay

Những hình ảnh này được thực hiện ở Hà Nội trong khoảng năm 1926 - 1951 từ máy bay quan trắc của Pháp.
Cầu Long Biên năm 1951.
Phố Paul Bert (Tràng Tiền), Nhà hát Lớn và sông Hồng nhìn từ máy bay vào năm 1951.
Khu vực bờ hồ năm 1929.
Sông Hồng vào mùa lũ năm 1929.
Trung tâm Hà Nội với Hoàn Kiếm nằm bên trái.
Khu vực đường Thanh Niên và Phúc Xá ngày nay. Chùa Trần Quốc nằm ở góc dưới bên phải tấm ảnh (năm 1930).
Cầu Long Biên trong trận lũ năm 1926.
Một đoạn sông Hồng trong trận lũ năm 1926.
Một sân vận động nằm cách không xa Cột cờ Hà Nội.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Một đoạn phố Paul Bert (Tràng  Tiền).
Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hồ Hoàn Kiếm và Nhà thờ Lớn năm 1929.
Một nhà máy sản xuất thuốc lá nằm bên bờ sông Hồng.
Viện Đại học Đông Dương (Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội).
Toàn cảnh khu vực trung tâm.
Mặt sau của Nhà hát lớn Hà Nội (phía dưới bên trái).
Đường Cái Quan và Nhà ga Hà Nội (giữa ảnh).
Khu vực Nhà thờ Lớn và phố cổ.
Nhà máy gạo Hà Nội.
Trường trung học dành cho nữ sinh.
Khu vực bờ hồ.
Toàn cảnh khu vực phố cổ Hà Nội.
Phố Paul Bert (Tràng Tiền) và Nhà hát Lớn.
Trường trung học bảo hộ (trường Bưởi - Chu Văn An ngày nay).
Trường Albert Sarraut (trường THPT Trần Phú ngày nay).

03/01/2015

Công dụng hữu ích của vỏ chuối trong cuộc sống

Nguồn: bkozone


 

Vỏ chuối có 13 công dụng khác rất hữu ích, xin chia sẻ với các bạn những công dụng này:

+ Lau sạch giày da, áo da, ghế sofa: vỏ chuối có tác dụng giữ độ bóng và bền cho tất cả các vật dụng được làm bằng chất liệu da.

+ Làm chín: Có thể để vỏ chuối với những quả muốn chín nhanh hơn như xoài, kiwi… Chúng sẽ chín nhanh hơn bạn tưởng đấy.

+ Trợ thủ đắc lực cho hoa lan: Nếu muốn hoa lan nở đẹp và lâu, bạn có thể chôn vỏ chuối trong chậu hoa phong lan. Vỏ chuối giàu magnesium, lưu huỳnh, phốt pho, kẽm, khoáng chất, amino axit và các chất dinh dưỡng khác, và đó chính là những thứ phong lan cần.

+ Làm ẩm và mịn da: Với những bạn có làn da khô, có thể đắp mặt bên trong của vỏ chuối khoảng 10 phút, khô, sau đó rửa sạch, da sẽ trở nên mịn màng và ẩm hơn.

+ Điều trị mụn cóc: Cũng đặt mặt trong của vỏ chuối lên các vết mụn để làm mềm, dần dần mụn sẽ bay mất. Sử dụng phương pháp này để chữa trị mụn cóc trên đầu và mặt. Cứ làm như thế nhiều lần, mụn sẽ khỏi và không tát phát.

+ Chữa ngứa da: Vỏ chuối có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm. Kết quả thử nghiệm cho thấy vỏ chuối có thể điều trị rất hiệu quả bệnh hôi chân và nấm da, ngứa do vi khuẩn hoặc các loại nấm gây nên. Bệnh nhân có thể lựa chọn vỏ chuối tươi xát nhiều lần tại vùng ngứa, nấm, hoặc đun thành nước lau rửa, làm nhiều lần mỗi ngày.

+ Chữa viêm loét miệng: Vỏ chuối khô được gọi là Hỏa Thán Mao, đun sôi lên, cho một ít đường đen uống sẽ giúp chữa viêm loét miệng. Bài thuốc này còn có tác dụng nhuận tràng.

+ Trị đau răng: Vỏ chuối rửa sạch, cho thêm đường phèn vào nồi, đun với lượng nước thích hợp. Uống hai lần một ngày.

+ Chữa trĩ và đại tiện ra máu: Nướng hai vỏ chuối, ăn khi nóng.

+ Trị nứt da tay, da chân: Sau khi rửa sạch chân tay bằng nước nóng, dùng mặt trong của vỏ chuối xát nhiều lần. Nếu vết nứt to, có thể xoa trực tiếp vào vết nứt nhiều lần trong ngày, nó sẽ nhanh chóng lành lại.

+ Chữa cao huyết áp: Dùng 30 - 60g vỏ chuối, hầm thành canh uống.

+ Phòng đột quỵ: Lấy 30g vỏ chuối tươi hầm thành canh uống thay trà, canh này có tác dụng lưu thông mạch máu, để ngăn ngừa đột quỵ và đau vùng ngực.

+ Giải rượu: Lấy 60g vỏ chuối đun lấy nước uống, giúp giải rượu và làm cho đầu tóc tỉnh táo.

Lưu ý: phải sử dụng chuối chín tự nhiên, không chứa các chất bảo quản, chất làm chín nhanh để đảm bảo an toàn.

 

 

01/01/2015

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY & PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

* * * PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY & PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Hòa thượng Tiến Sĩ Wapola Rahula
Biên dịch: Lê Kim Kha

 Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: Sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy xem lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy. 

Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi. 

Đức Phật đã chọn ngôn ngữ phổ thông là tiếng Magadha (Ma-kiệt-đà) để thuyết giảng giáo lý cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà-la-môn, thương gia, những người bần cùng, trí thức, trộm cướp, và thường dân lao động. Những gì Phật giảng dạy gọi là “Phật ngôn”. Thời điểm đó chưa hề có có chỗ nào gọi là Phật giáo Trưởng Lão Bộ (Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana) gì cả. 

Sau khi Đức Phật lập ra giáo đoàn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (hay còn gọi là Tăng Đoàn hay Ni Đoàn), Phật đưa ra những nguyên tắc giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Giới Luật (Vinaya). Những lời giảng dạy của Ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho những Tăng Ni và mọi chúng sinh thì được gọi là Giáo Pháp (Dhamma).

(I) Sự Xuất Hiện Của Đại Thừa (Mahayana)

Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma pundarika sutra), tức là Kinh Pháp Hoa của Đại Thừa. 

Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "Đại Thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) phát huy triết học Đại Thừa về tính “Không” và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là “Trung Luận Thuyết” (Madhyamika-karika), còn gọi là Trung Quán Luận, chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. 

Rồi khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ tự đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa". 

Chúng ta không nên nhầm lẫn “Tiểu Thừa (Hinayana) với Trưởng Lão Bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo Trưởng Lão Bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, khi đó chưa có danh từ “Đại Thừa” nào tồn tại cả. Những bộ phái mà bên Đại Thừa gọi là “Tiểu Thừa” chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, những bộ phái bị gọi là “Tiểu Thừa” đó (tức những bộ phái thuộc 18 trường phái bảo thủ những bộ Kinh (Nikaya) ghi lại lời của chính Đức Phật) đã không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "Tiểu Thừa" (Hinayana) phải được dẹp bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật nguyên thủy hiện nay ở Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, vùng Hạ lưu sông Mekong của Việt Nam…v.v… Đó sơ lược về lịch sử và nghĩa của Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu Thừa. 

(II) Đạo Phật Đại Thừa & Đạo Phật Nguyên Thủy 

“Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên thủy là gì? 

Tôi đã nghiên cứu Phật giáo Đại Thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.

1. Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là Người Thầy
2. Tứ Diệu Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
3. Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái cũng tương tự.
4. Lý thuyết Duyên Khởi trong cả hai trường phái cũng giống - nhau.
5. Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế - gian này.
6. Cả hai đều chấp nhận Ba Bản Chất của sự sống (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Ba Phần tu học (Giới, Định, Tuệ), mà không có bất kỳ sự khác biệt nào.

Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và được cả hai trường phái đều công nhận.
Cũng có một số ít điểm khác nhau. Rõ ràng nhất là quan điểm về tư tưởng Bồ-tát. Nhiều người nói rằng Đại Thừa là quả vị Bồ-tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Phật giáo Nguyên Thủy thì đưa đến quả vị A-la-hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật Toàn Giác là một A-la-hán. Phật Duyên Giác cũng là là một A-la-hán. Một đệ tử thanh văn cũng có thể là một A-la-hán. 

Kinh điển Đại thừa không bao giờ nói bàn về “A-la-hán Thừa” (Arahant-yana) mà họ chỉ sử dụng ba thuật ngữ hay ba “thừa”: Bồ-tát thừa (Bodhisattva-yana), Duyên Giác thừa (Prateka-Buddhayana) và Thanh Văn thừa (Sravakayana). Theo Phật giáo Nguyên thủy thì ba quả vị này được gọi là ba quả hay ba bậc Giác ngộ (ba “Bodhi”). 

Có người cho rằng Phật giáo Nguyên thủy thì ích kỷ bởi vì chỉ dạy người ta đi tu để tìm sự giải thoát cá nhân. Nhưng làm sao một người ích kỷ (là tâm xấu) có thể đạt được “Giác Ngộ”? 

Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba bậc Giác ngộ (Bodhi), và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất. Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ-tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ-tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.” 

Nhiều người cho rằng tính “Không” là do ngài Long Thọ giảng luận thì hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra, ngài Long Thọ có thể đã căn cứ vào thuyết Vô Ngã và Lý Duyên Khởi vốn đã có sẵn trong kinh tạng Pàli từ nguyên thủy Phật giáo…. 

Trong Phật giáo Đại thừa, bên cạnh tư tưởng tính “Không” còn có ý niệm "Tàng thức" vốn cũng có nguồn gốc từ trong kinh tạng nguyên thủy. Những người Đại thừa chỉ khai triển thêm những khái niệm này thành những học thuyết sâu xa hơn về triết học và tâm lý học.

(Dịch từ “Theravada & Mahayana Buddhism” của Hòa Thượng Tiến sĩ W. Rahula, in trong tuyển tập “Gems of Buddhist Wisdom” (Những Viên ngọc Trí tuệ Phật giáo, năm 1996


Hòa thượng Tiến Sĩ Wapola Rahula

Biên dịch: Lê Kim Kha

   Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: Sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy xem lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy. 
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi. 
   Đức Phật đã chọn ngôn ngữ phổ thông là tiếng Magadha (Ma-kiệt-đà) để thuyết giảng giáo lý cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà-la-môn, thương gia, những người bần cùng, trí thức, trộm cướp, và thường dân lao động. Những gì Phật giảng dạy gọi là “Phật ngôn”. Thời điểm đó chưa hề có có chỗ nào gọi là Phật giáo Trưởng Lão Bộ (Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana) gì cả. 
   Sau khi Đức Phật lập ra giáo đoàn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (hay còn gọi là Tăng Đoàn hay Ni Đoàn), Phật đưa ra những nguyên tắc giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Giới Luật (Vinaya). Những lời giảng dạy của Ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho những Tăng Ni và mọi chúng sinh thì được gọi là Giáo Pháp (Dhamma).
I. Sự Xuất Hiện Của Đại Thừa (Mahayana)
   Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma pundarika sutra), tức là Kinh Pháp Hoa của Đại Thừa. 
   Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "Đại Thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) phát huy triết học Đại Thừa về tính “Không” và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là “Trung Luận Thuyết” (Madhyamika-karika), còn gọi là Trung Quán Luận, chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. 
   Rồi khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ tự đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa". 
   Chúng ta không nên nhầm lẫn “Tiểu Thừa (Hinayana) với Trưởng Lão Bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo Trưởng Lão Bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, khi đó chưa có danh từ “Đại Thừa” nào tồn tại cả. Những bộ phái mà bên Đại Thừa gọi là “Tiểu Thừa” chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, những bộ phái bị gọi là “Tiểu Thừa” đó (tức những bộ phái thuộc 18 trường phái bảo thủ những bộ Kinh (Nikaya) ghi lại lời của chính Đức Phật) đã không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
   Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "Tiểu Thừa" (Hinayana) phải được dẹp bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật nguyên thủy hiện nay ở Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, vùng Hạ lưu sông Mekong của Việt Nam…v.v… Đó sơ lược về lịch sử và nghĩa của Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu Thừa. 

II. Đạo Phật Đại Thừa & Đạo Phật Nguyên Thủy    

   “Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên thủy là gì? 
   Tôi đã nghiên cứu Phật giáo Đại Thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.
   1. Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là Người Thầy
   2. Tứ Diệu Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
   3. Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái cũng tương tự.
   4. Lý thuyết Duyên Khởi trong cả hai trường phái cũng giống - nhau.
   5. Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế - gian này.
   6. Cả hai đều chấp nhận Ba Bản Chất của sự sống (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Ba Phần tu học (Giới, Định, Tuệ), mà không có bất kỳ sự khác biệt nào.

   Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và được cả hai trường phái đều công nhận.
   Cũng có một số ít điểm khác nhau. Rõ ràng nhất là quan điểm về tư tưởng Bồ-tát. Nhiều người nói rằng Đại Thừa là quả vị Bồ-tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Phật giáo Nguyên Thủy thì đưa đến quả vị A-la-hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật Toàn Giác là một A-la-hán. Phật Duyên Giác cũng là là một A-la-hán. Một đệ tử thanh văn cũng có thể là một A-la-hán. 

   Kinh điển Đại thừa không bao giờ nói bàn về “A-la-hán Thừa” (Arahant-yana) mà họ chỉ sử dụng ba thuật ngữ hay ba “thừa”: Bồ-tát thừa (Bodhisattva-yana), Duyên Giác thừa (Prateka-Buddhayana) và Thanh Văn thừa (Sravakayana). Theo Phật giáo Nguyên thủy thì ba quả vị này được gọi là ba quả hay ba bậc Giác ngộ (ba “Bodhi”). 
   Có người cho rằng Phật giáo Nguyên thủy thì ích kỷ bởi vì chỉ dạy người ta đi tu để tìm sự giải thoát cá nhân. Nhưng làm sao một người ích kỷ (là tâm xấu) có thể đạt được “Giác Ngộ”? 
   Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba bậc Giác ngộ (Bodhi), và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất. Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ-tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ-tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.” 
   Nhiều người cho rằng tính “Không” là do ngài Long Thọ giảng luận thì hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra, ngài Long Thọ có thể đã căn cứ vào thuyết Vô Ngã và Lý Duyên Khởi vốn đã có sẵn trong kinh tạng Pàli từ nguyên thủy Phật giáo…. 
   Trong Phật giáo Đại thừa, bên cạnh tư tưởng tính “Không” còn có ý niệm "Tàng thức" vốn cũng có nguồn gốc từ trong kinh tạng nguyên thủy. Những người Đại thừa chỉ khai triển thêm những khái niệm này thành những học thuyết sâu xa hơn về triết học và tâm lý học.
   Dịch từ “Theravada & Mahayana Buddhism” của Hòa Thượng Tiến sĩ W. Rahula, in trong tuyển tập “Gems of Buddhist Wisdom” (Những Viên ngọc Trí tuệ Phật giáo, năm 1996.

30/12/2014

Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay

Thị trấn du lịch Sapa, Lào Cai hiện lên thật đẹp và quyến rũ khi chụp ảnh từ trên cao.

Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển, cách TP Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km. Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới nhưng do nằm tại độ cao lớn nên không khí mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa là 15 °C.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Khu vực chợ tình nằm ở trung tâm thị trấn Sapa. Chợ tình diễn ra vào tối thứ 7, sáng chủ nhật sẽ có phiên chợ buôn bán đầy đủ các mặt hàng. Người tham dự chợ chủ yếu là người H'mong, Dao, Tày, Giáy...
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Nhà thờ đá Sapa (còn gọi nhà thờ Đức Mẹ Mân) góc nhìn từ trên cao. Nhà thờ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Với tổng diện tích khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2 bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Dãy núi phía xa là Hàm Rồng (nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn). Núi Hàm Rồng nằm ở độ cao 1.850 m so với mực nước biển. Địa mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên, đây là một trong những địa điểm di lịch nổi tiếng của Sapa.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Trạm nghỉ dừng và khu vườn địa lan và các loại hoa khác trên đường lên đỉnh Hàm Rồng. Toàn bộ khu du lịch được khởi công vào năm 1996, có diện tích 148 ha.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Hồ Sapa nằm sát liền kề các khu hành chính của thị trấn Sapa. Đây được coi là lá phổi xanh của thiên đường du lịch này, du khách lưu trú tại nhà nghỉ xung quanh, phóng tầm mắt ra hồ giữa tiết trời 2-3 độ C là một cảm giác thú vị.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Những dãy nhà thuộc khu hành chính Sapa nằm sát nhau được xây dựng quy củ.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Cách trung tâm thị trấn Sapa không xa là các điểm du lịch nổi tiếng như Tả Van, Bản Hồ, Trung Chải, Cát Cát... đây là những địa điểm được quy hoạch trở thành các bản du lịch.
Vẻ đẹp Sapa nhìn từ camera bay
Những mảng màu của ruộng bậc thang hiện lên thật đẹp từ chiếc camera bay.

Mỹ-phương Tây sập “bẫy vàng” của Nga?


   Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, để khuất phục Nga, Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ hòng làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ. Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD kết hợp cùng những “cá mập tài chính” làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của doanh thu xuất khẩu và nguồn chính bổ sung vàng dự trữ của Nga.
   Phải công nhận, đây là đòn hiểm, miếng võ “gia truyền” của Mỹ-phương Tây. Nói là “gia truyền” vì trước đây chính quyền của Tổng thống R.Reagan đã dùng và đã có hiệu nghiệm lớn khi hạ “knock out” Liên Xô, không những thế, sức mạnh và nguy hiểm của nó ngày nay còn khủng khiếp hơn khi đồng USD của Mỹ đang trở thành chúa tể thế giới và trong bản thân nước Nga đang tồn tại những “cá mập tài chính”.
   Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga. Ngày 16/12 được coi là “ngày thứ 3 đen tối” khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát.
   Cùng với giá dầu giảm kỷ lục, đã khiến cho giới quan sát cảm nhận được khủng hoảng kinh tế Nga đến hồi trầm trọng. Tuy nhiên, ngày 18/12, Putin trong cuộc họp với hơn 1200 phóng viên báo chí vẫn tươi cười và cho rằng: “Nền kinh tế Nga như hiện nay thì chỉ chừng 25-30% là do Mỹ-EU cấm vận và giá dầu giảm”. Vậy còn 70% là tại đâu? Có liên quan gì đến “những cá mập tài chính”?

1- Doanh vụ chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính(!)
   “Trước đây, một phần cổ phiếu của các công ty năng lượng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài (người Mỹ và EU) - điều này có nghĩa rằng gần một nửa doanh thu không rơi vào ngân khố Nga mà vào các tài khoản những “cá mập tài chính" của châu Âu, Mỹ.
   Khi Mỹ-phương Tây ra đòn, đồng ruble bất ngờ giảm sút, nhưng ngân hàng trung ương không làm gì được để duy trì tỷ giá đồng ruble, xuất hiện những tin đồn đại rằng Nga không có dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá đồng ruble. Những tin đồn này và tuyên bố của Putin rằng ông sẵn sàng và sẽ bảo vệ người dân sử dụng tiếng Nga ở Ucraina đã đưa đến sự giảm sút lớn giá cổ phần của các công ty năng lượng Nga và "những cá mập tài chính" bắt đầu bán cổ phần khi chúng hoàn toàn chưa mất giá trị thực.
   Putin đã chờ suốt một tuần, và khi giá đã sụt dưới ngưỡng, ông đã bất ngờ ra lệnh lập tức mua sạch tất cả các cổ phần của cả người Mỹ và người châu Âu. Khi "những cá mập tài chính" nhận thức được rằng họ bị đánh lừa thì đã muộn, các cổ phần đã nằm trong tay Nga và bây giờ Nga kiếm được hơn 20 tỷ dollars. Nhưng vấn đề quan trọng hơn nhiều 20 tỷ dollars là người Nga đã lấy lại hơn 30% cổ phần, làm chủ hoàn toàn các công ty của mình và bây giờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không chạy ra nước ngoài, mà sẽ ở lại Nga, giá trị đồng ruble tự thân tăng lên và không cần chi dự trữ vàng ngoại tệ để duy trì nó, còn những "cá mập tài chính" của châu Âu, chỉ trong vài phút họ đã bị mua sạch các cổ phần và không còn doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt”. (theo Kichbu)
   Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật. Tuy nhiên, doanh vụ tiếp theo của Nga sau đây là hiện thực.

2- Dùng vàng để triệt tiêu sự thống trị của dollars


   Trong thế giới tài chính, vàng được coi như antidoollars (kháng dollars), nghĩa là trong giao dịch, dự trữ ngân khố thì chỉ có vàng mới có giá trị thách thức được sức mạnh của dollars. Vàng, có thể và duy nhất hiện nay, thay thế được dollars để trở thành phương tiện thanh toán cuối cùng và tích lũy tài sản.
   Nhưng là quốc gia bá chủ thế giới, Mỹ buộc thế giới phải coi tờ dollars của Mỹ là thứ giao dịch mạnh nhất, có giá trị nhất và thực tế, với một nền kinh tế hàng đầu thế giới, dollars của Mỹ có sức mạnh như hiện nay là tất yếu. Và đương nhiên, để bảo vệ quyền thống trị của dollars trên thị trường tiền tệ toàn cầu, Mỹ có những chính sách, luật, để “đàn áp” buộc giá trị vàng phụ thuộc vào dollars tức phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Mỹ.
   Năm 1971, Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh đóng “cửa sổ vàng”, chấm dứt việc trao đổi tự do vàng với dollars.
   Năm 2014 khủng hoảng Ukraine, Mỹ-phương Tây, bằng các nổ lực và nguồn lực của mình đã can thiệp vào giá dầu và vàng để làm tăng sức mạnh của dollars nhằm đánh sập nền kinh tế Nga. Tổng thống Nga V. Putin lập tức mở “cửa sổ vàng” bắt đầu trao đổi tự do giữa vàng và dollars mà không cần “xin phép Mỹ”.
   Thứ nhất, về xuất khẩu. Nga không coi dollars là phương tiện thanh toán cuối cùng, không coi dollars là nguồn tích lũy chính mà thay vào đó là VÀNG. Tiền dollars thu được từ bán dầu, khí đốt…cho phương Tây đều được Nga quy ra vàng và biến thành vàng ngay và luôn.
Điều thú vị, trớ trêu ở đây là Mỹ-phương Tây mua hàng của Nga phải thanh toán bằng dollars, mà giá trị thực của dollars đã được Mỹ-phương Tây đẩy lên cao để giảm giá dầu và vàng (giả tạo), trong khi đó, Nga thì sử dụng tiền dollars thu được này để mua ngay vàng với cái giá thấp giả tạo đó. Rốt cuộc, “Nga đã đưa Mỹ-phương Tây vào vị trí của một con rắn, mạnh mẽ và siêng năng nuốt đuôi của chính mình”. Đây là lời bình mà tôi cho rằng hay nhất trong năm bởi Golbal Research thay vì như “tự ghè đá vào chân mình”, “gậy ông lại đập lưng ông”…
   Chúng ta còn nhớ, vào những năm 70-80, Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ, vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã trắng trợn “quịt” 50% số nợ với Nhật.
   Mỹ tuy chưa làm được điều này với Trung Quốc nhưng hơn 3000 tỷ dollars trái phiếu sẽ bị FED thao tác “bốc hơi” lúc nào là chuyện dễ như trở bàn tay. Trung Quốc thừa biết nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên buộc phải chấp nhận “lót tay”, chấp nhận có thể bị “quỵt nợ” ,“cố đấm ăn xôi”mà thôi.
   Rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đã đem của cải, tài nguyên của mình đổi lấy những tờ dollars của Mỹ, do Mỹ in và phát hành, nhưng Nga thì không, Nga đem những thứ đó để đổi lấy vàng. Đây là những con số nói lên tất cả: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn. Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong 20 năm qua. Nga đã nhập khẩu vàng suốt 8 tháng nay để tận dụng mức giá thấp. Trong quý 3 năm nay, khi giá vàng đã giảm 1,9%, tất cả ngân hàng trên thế giới mua vào 93 tấn thì Nga chiếm một con số kinh ngạc là 55 tấn.
   Thứ hai là về thanh toán nhập khẩu. Nga tuyên bố thanh toán bằng vàng được quy đổi theo dollars. Tuyên bố này gửi đến các nước BRICS và Trung Quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên bố “Dừng việc tăng dự trữ quốc gia bằng đồng dollars”. Điều này có nghĩa là cũng như Nga, vẫn chấp nhận lấy dollars làm phương tiện trung gian thanh toán hàng hóa, nhưng sau đó sẽ loại bỏ nó bằng một thứ khác trong cơ cấu dự trữ quốc gia.
   Có thể nói quan hệ Nga-Trung được coi là thành công nhất trong vụ hạn chế, tiến tới triệt tiêu sự bá chủ của đồng dollars mà Trung Quốc ấp ủ từ lâu. Hàng hóa của Trung Quốc và năng lượng của Nga được thanh toán cuối cùng bằng vàng. Trong cuộc chơi này, trong rổ tiền tiền tệ của nhóm nước BRICS sẽ không có sự xuất hiện của đồng dollars.
   Châu Âu phải mua năng lượng của Nga bằng vàng và mua hàng hóa của Trung Quốc cũng phải bằng vàng và chắc chắn lúc đó vàng từ nguồn dự trữ của phương Tây sẽ chảy vào kho của các quốc gia BRICS, những quốc gia mà họ không dùng đồng dollars làm phương tiện thanh toán cuối cùng.
   Vàng không dễ sản xuất như in ấn dollars, với sự giảm mạnh lượng dự trữ vàng hiện nay, phương Tây chỉ có thể chờ ngày dollars rời khỏi vũ đài lịch sử khi nó không còn là một phương tiện thanh toán, dự trữ cuối cùng cho các quốc gia trên thế giới. Những gì Nga và Trung Quốc đang làm cùng các nước BRICS đã thực sự thay đổi dần vị thế, vai trò của đồng dollars trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.
   Khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất, Liên Xô lúc đó, đã bán vàng trong kho của mình. Kết quả là Liên Xô bị tan rã. Mỹ-phương Tây lên ngôi, đồng dollars đã trở thành chúa tể thế giới.
   Còn bây giờ, khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất thì Nga lại mua vàng nhập vào kho của mình. Kết quả sẽ ra sao? Đó sẽ là sự sụp đổ sự bá quyền của dollars-dầu lửa, mô hình thống trị thế giới của Mỹ-phương Tây?
   Mỹ và phương Tây sẽ làm gì? Theo truyền thống, để loại bỏ mối đe dọa quyền bá chủ và lợi ích quốc gia, Mỹ-phương Tây sẽ tiến hành lật đổ chế độ Nga-Putin (cách mạng màu) hoặc tấn công bằng quân sự vào Nga, nhưng cả hai cách này xem ra đều không thể.
   Mỹ-phương Tây đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tuyệt vọng trong “cái bẫy vàng” tiền tệ của Putin sau khi đã quá hiểu quy tắc vàng: “Ai có nhiều vàng ra những quy định” và chưa biết làm gì để thoát ra.

Lê Ngọc Thống (Tổng hợp và bình luận)