14/03/2015

TƯỞNG NIỆM 26 NĂM TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA


Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa.
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. Photo courtesy of daidoanket.vn
Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. Bối cảnh và diễn biến cuộc chiến tại Gạc Ma như thế nào? Mời quý vị nghe chính người lính năm xưa kể chuyện của họ.

Tay không bảo vệ tổ quốc

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.
Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.
Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.
Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:
“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.
Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:
“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”
Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.
Anh Dương Văn Dũng
Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:
"Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”

Trung Quốc tấn công và chiếm đảo

Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:

“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.
Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.
Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.
Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:
“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”
Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.
Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:
“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.
Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước - hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:
“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”
Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:
“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.

Tàn sát lính Việt Nam

Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:
“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.
Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy:
“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.
Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.
Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này.
Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói:
"Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên".
Anh Lê Minh Thoa
“Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”.
Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?
Cuộc chiến tại Gạc Ma kết thúc, nhưng trận chiến của những người còn sống sót còn chưa đến hồi kết. Số phận chín người còn sống sót như thế nào? Mời quý vị đón nghe vào kỳ tới.
*****

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988

GĐ Trung Tâm Minh Triết, Thường trực Ban Điều hành Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông

I-Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ, chỉ có ba tàu vận tải với chủ yếu là công binh để bảo vệ đảo Gạc Ma, bãi đá Cô Lin và bài đá Len Đao đối địch với hơn 40 tàu chiến trang bị cả tên lửa và pháo lớn hàng 100 mm của quân xâm lược Trung quốc.
Quân ta đã anh dũng chiến đấu, cũng đã gây cho phía Trung quốc thiệt hại và thương vong. Lực mỏng, tàu không phải chiến hạm, vũ khí chỉ là thứ cầm tay, nhưng tinh thần quyết tử của chiến sĩ ta thật oai hùng.
Những gương hy sinh cao cả của thuyền trưởng Vũ Phi Từ, Lữ phó Trần Đức Thông, của Thiếu úy Trần văn Phương, trước khi ngã xuống còn hô vang ”Thà hy sinh không chịu mất đảo, hãy để máu mình tô thắm truyền thống Hải quân Việt Nam”... và của 61 liệt sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng trong trận Gạc Ma, cũng như hành động dũng cảm chiến đấu, mưu trí chống lại quân Trung quốc xâm lược của các chiến sĩ bảo vệ Gac Ma, Cô Lin, Len Đao thuở ấy đã để lại mãi mãi trong lòng các thế hệ người Việt lòng nhớ thương, kính phục và biết ơn.
Gương hy sinh của họ, hành động mưu trí, dũng cảm của họ, tinh thần căm thù kẻ xâm lược của họ, đời đời sẽ là những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam yêu nước, không hèn hạ khiếp sợ trước quân thù, luôn biết thức tĩnh, cảnh giác trước mọi mưu mô và hành vi thâm độc của quân bành trướng đại Hán, cũng như với mọi thế lực cường quyền gian ác khác.
Tri ân và ghi nhớ những người con đã bỏ mình, đã chiến đấu để bảo vệ non sông Đất nước, chính là để nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa của người Việt. Vì thế bất cứ ai, do một lý lẽ nào, mà vô cảm quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân đều có tội, đáng lên án và phỉ nhổ.
II- Sự kiện Gạc Ma và những bài học không bao giờ được quên
1. Âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của Trung quốc
Trung quốc là nước lớn, đang hưng phát, dù họ tuyên bố đường lối phát triển hòa bình, họ nói láng giềng tốt, bạn tốt, đối tác tốt… chớ cả tin. Họ đang khát không gian sinh tồn, và với bản chất bành trướng đại Hán, họ sẵn sàng theo đuổi những phương thức của chủ nghĩa đế quốc dẫu đã lỗi thời. Rõ ràng Việt Nam đã không rút ra được bài học từ Hoàng Sa năm 1974, nên đã không sẵn sàng đối phó được với mưu đồ của Trung quốc chiếm Gạc Ma và trước đó đối với cả chục bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đối với Trung Quốc thì mềm nắn, rắn buông. Rõ ràng một tháng sau khi Gạc Ma đã bị chiếm, ta đã bí mật cho công binh ra xây nhà đánh dấu chủ quyền trên bãi Len Đao, Trung Quốc đem 7 chiến hạm đến vây Len Đao, nhưng không quân VN đã cho 7 máy bay ra chi viện, và chiến hạm của Trung Quốc phải rút chạy khỏi Len Đao.
2- Thế trận bảo vệ biển đảo của Việt Nam
Cha ông ta đã để lại những tư tưởng chiến lược thiên tài, thế kỷ 16 Nguyễn Bỉnh Khiêm nói:
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Giữ cho được chủ quyền Biển Đảo, và khai thác được lợi thế của một quốc gia biển đảo là chiến lược sinh tử của Việt Nam. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền Biển Đảo. Đúng. Phải khai thác lợi thế biển để xây dựng một nền kinh tế biển khá hoàn chỉnh và tầm cỡ. Đúng. Phải phát triển khoa học biển, văn hóa biển. Đúng. Nhưng còn phải coi trọng thế trận lòng dân. Không biết giáo dục tinh thần và ý chí vì chủ quyền biển đảo sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Chỉ trên cơ sở một sức mạnh nội lực của Dân tộc về cả tinh thần và vật chất, với một nhân cách mới của người Việt Nam, một nhân cách mới của Dân tộc thật sự văn minh, dân chủ, giàu mạnh mới có tự cường để làm chủ vận mệnh của mình trên biển cả cũng như trên đất liền.
Việt Nam thường nói đến phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc và của thời đại. Sức mạnh thời đại chính là sự liên minh, liên kết với những quốc gia, dân tộc văn minh tiến bộ, chứ không thể khư khư cúi mình phục vụ cho một thế lực cường quyền. Đối phó với hiệu ứng “bóng đè” của Trung Quốc trên biển Đông không thể không coi đoàn kết, hô ứng lẫn nhau trong ASEAN là quan trọng.
3-Coi trọng nghiền ngẫm những bài học lịch sử, cả thành công và thất bại
Vấn đề ở đây không chỉ là kể công hay luận tội, mà phải là trao lại cho thế hệ mới một năng lực nhận thức mới, những kinh nghiệm thực tiễn, những giá trị tinh thần về làm chủ, về trách nhiệm, về lòng dũng cảm, tinh thần sẵn sàng hy sinh… về cả kinh nghiệm đối phó với những tình huống chính trị phức tạp. Cho nên cách hành xử ngăn cấm tưởng niệm, nghiên cứu, bình luận, rút tỉa những bài học từ chúng ta, từ đối phương… đều là thiển cận, nếu không nói là vô trách nhiệm với Dân với Nước.
Phải làm cho thế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị, kể cả bài học sai lầm và thất bại đó sẽ là sự khôn ngoan có văn hóa và đạo đức. Cũng là sự thể hiện một phép thử về máu anh có bao nhiêu nước lã và bao nhiêu là tình dân, nghĩa nước.
Dạy cho con em biết trân quý những con người cao quý, đã hy sinh chiến đấu vì Dân vì Nước, đó cũng là nuôi dưỡng một năng lượng mới, một chất lượng mới của nhân cách Việt Nam. Vấn đề không hề nhỏ tí nào. Nhân dân có lý lẽ để chê trách cũng như đòi hỏi một tầm nhìn cao hơn đối với những người đang có trọng trách với Nhân dân và Đất Nước. Ví như Đà nẵng thì chủ trương cho 1974 thanh niên cầm nến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa. Còn Hà Nội lại tổ chức nhảy nhót với điệu nhạc Tàu vào đúng ngày phải nhớ nghĩ đến 6 vạn đồng bào và chiến sĩ hy sinh để đánh đuổi quân cướp nước! Một cái Tâm đẹp, một cái tầm cao trí tuệ mới là đòi hỏi về cái đức cầm cân nảy mực mới của đất nước.
III-Kính lạy trước anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma. Kính chào các chiến sĩ anh dũng chiến đấu ở Gạc Ma
Không giống như nhiều năm trước. Năm nay cuộc tưởng niệm trận chiến Gạc Ma đã được Vùng Hải quân III tổ chức trang nghiêm, xúc động. Nhiều bài báo đề cập đến sự kiện bi hùng này.
Tình cờ tôi gặp một chuẩn đô đốc Hải quân. Anh ấy nói, chúng cháu vẫn có nề nếp hễ đi qua vùng biển Gạc Ma là thực hiện điều lệnh Hải quân, thả hoa hướng về Gạc Ma tưởng niệm đồng đội đã hy sinh anh dũng. Chúng cháu vẫn đều đặn tổ chức thăm hỏi gia đình các liệt sĩ. Tôi nói nên quan tâm nhiều hơn đến các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và trở về từ Gạc Ma. Vẫn còn những người bao năm nay vẫn chưa được xác nhận công tích, vẫn còn thất nghiệp.
Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông nhân dịp này xin gởi đến các bạn bè gần xa, các bạn sinh viên, thanh niên, các bậc cha chú, các anh chị em có tấm lòng kính cẩn tri ân đối với những người con của Tổ quốc đã bỏ mình để bảo vệ Gạc Ma, cùng những chiến sĩ đã trở về từ Gạc Ma lời kêu gọi nghĩa tình. Hãy cùng nhau tổ chức những cuộc thăm hỏi tới các gia đình liệt sĩ và chiến sĩ Gạc Ma. Chúng tôi xin công bố danh tính theo từng tỉnh thành để bà con tiện thực hiện. Xin nhờ các báo đài tiếp tay truyền thông giúp. Lời kêu gọi này cùng danh sách liệt sĩ cũng sẽ được gởi đến các tổ chức hội đoàn ở TƯ và các địa phương có liệt sĩ. Thành kính mong có được sự hưởng ứng tốt đẹp.
Hà nội ngày 5 tháng 3 năm 2014
N.K.M.
Phương Danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma 14-3-1988
(Xếp theo Tỉnh, Thành)
I- Quãng Bình: 14 Liệt sĩ
1. Trần văn Quyết. Xã Quãng Thủy, H. Quãng Trạch
2. Trương Minh Phương. Xã Quãng Sơn, H Quãng Trạch
3. Hoàng văn Tùy. Xã Hải Ninh, H.Lệ Ninh
4. Võ Văn Đức. Xã Liên Thủy, H. Lệ Ninh
5. Võ Văn Từ. Xã Trường Sơn, H.Lệ Ninh
6. Trương Văn Hướng. Xã Hải Ninh, H. Lệ Ninh
7. Nguyễn Tiến Doãn. Xã Nghi Thủy, H. Lệ Ninh
8. Phạm Hữu Tý. Xã Phong Thủy, H. Lệ Ninh
9. Phạm Văn Thiêng. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch
10. Trần Đức Hóa. Xã Trường Sơn, H. Lệ Ninh
11. Trần Quốc Trị. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch.
12. Trần Văn Phương. Xã Quãng Phúc, H. Quãng Trạch
13. Nguyễn Mậu Phong. Xã Duy Ninh, H. Lệ Ninh
14. Phạm Văn Lợi. Xã Quãng Thủy, H.Quãng Trạch
** Lệ Ninh, nay đã tách trở lại là Lệ Thủy và Quãng Ninh. Xin tìm chính xác cho __________________________
II. Thái Bình: 9 Liệt sĩ
1. Nguyễn Minh Tâm. Xã Dân Chủ, H. Hưng Hà
2. Mai Văn Tuyến. Xã Tây An, H. Tiền Hải
3. Trần Văn Phong. Xã Minh Tâm, H. Kiến Xương
4. Trần Đức Thông. Xã Minh Hóa, H. Hưng Hà
5. Nguyễn Văn Phương. Xã Mê Linh, H. Đông Hưng
6. Bùi Duy Hiển. Xã Điêm Điền, H. Thái Thụy
7. Phạm Hữu Đoan. Xã Thái Phúc, H. Thái Thụy
8. Nguyễn Văn Thắng. Xã Thái Hưng, H. Thái Thụy
9. Trần văn Chức. Xã Canh Tân, H. Hưng Hà
_________________________
III. Nghệ An: 9 Liệt sĩ
1. Trần Văn Minh. Đại Tân. Xã Quỳnh Long, H. Quỳnh Lưu
2. Nguyễn Tấn Nam. Xã Thường Sơn, H. Đô Lương
3. Đậu Xuân Tư. Xã Nghi Yên, H. Nghi Lộc
4. Nguyễn Văn Thành. Xã Hương Điền, H. Hương Khê
5. Phạm Huy Sơn. Xã Diễn Nguyên, H. Diễn Châu
6.Lê Bá Giang. X. Hưng Dũng. TP Vinh.
7.Phạm Văn Dương.X. Nam Kim. H Nam Đàn.
8.Hồ Văn Nuôi. X Nghi Tiên. H Nghi Lộc.
9. Vũ Đình Lương. Xã Trung Thành, H. Yên Thành
________________________________
IV. Đà Nẵng: 7 Liệt sĩ
1. Trần Tài. Tổ 12, Xã Hòa Cường
2. Phạm Văn Sửu. Tổ 7, Hòa Cường
3. Nguyễn Phú Doãn. Tổ 47, Xã Hòa Cường
4. Trương Quốc Hùng. Tổ 5, Xã Hòa Cường
5. Nguyễn Hữu Lộc. Tổ 22, Xã Hòa Cường
6. Trần Mạnh Viết. Tổ 36, Xã Bình Hiên
7. Lê Thế. Tổ 29, Xã An Trung Tây
________________________________
V. Thanh Hóa: 6 Liệt sĩ
1. Hồ Công Đệ. Xã Hải Thượng, H. Tĩnh Gia
2. Đỗ Viết Thắng. Xã Thiệu Tân, H. Đông Sơn
3. Lê Đình Thơ. Xã Hoàng Minh, H. Hoàng Hóa
4. Vũ phi Trừ. Xã Quãng Khê, H. Quãng Xương
5. Cao Xuân Minh. Xã Hoàng Quang, H. Hoàng Hóa
6. Lê Đức Hoàng. Nam Yên. Xã Hải Yến, H. Tĩnh Gia
____________________________________
VI. Hà Nam: 3 Liệt sĩ
1. Phạm Gia Thiều. Hưng Đạo, Xã Trung Đồng, H. Nam Ninh
2. Trần Đức Bảy. Phương Phượng, Xã Lệ Hòa, H. Kim Bảng
3. Nguyễn Văn Thủy. Phú Linh, Xã Phương Đình, H. Nam Ninh
__________________________________
VII. Hải Phòng: 3 Liệt sĩ
1. Bùi Bá Kiên. Xã Vân Phong, H. Cát Hải
2. Đoàn Đắc Hoạch. 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân
3. Nguyễn Văn Hải. Xã Chính Mỹ, H. Thủy Nguyên
_____________________________________
VIII. Quãng Trị: 2 Liệt sĩ
1. Tống Sĩ Bái. Phường 1, TP Đông Hà
2. Hoàng Anh Đông. Phường 2, TP Đông Hà
___________________________________
IX. Nam Định: 2 Liệt sĩ
1. Nguyễn Trung Kiên. Xã Nam Tiến, H. Nam Ninh
2. Trần Văn Phong. Xã Hải Tây, H. Hải Hậu
_________________________________
X. Phú Yên: 2 Liệt sĩ
1. Trương Văn Thinh. Xã Bình Kiên, TP Tuy Hòa
2. Phan Tấn Dư. Xã Hòa Phong, TP Tuy Hòa
_______________________________
XI. Hà Tĩnh: 2 Liệt sĩ
1. Đào Kim Cương. Xã Vương Lộc, H. Can Lộc
2. Nguyễn Thắng Hai. Xã Sơn Kim, H. Hương Sơn
_________________________________
XII. Hà Nội: 1 Liệt sĩ
1. Kiều Văn Lập. Phú Long, Xã Long Xuyên, H. Phúc Thọ.
_______________________________
XIII. Ninh Bình:1 Liệt sĩ
1. Đinh Ngọc Doanh. Xã Ninh Khang, H. Hoa Lư
________________________________
XIV. Quãng Nam: 1 Liệt sĩ
1. Nguyễn Bá Cường. Xã Thanh Quýt, H. Điện Bàn
_________________________________
XV. Phú Thọ: 1 Liệt sĩ
1. Hàn Văn Khoa. Xã Văn Lương, H. Tam Thanh
__________________________________
XVI. Khánh Hòa: 1 Liệt sĩ
1. Võ Đình Tuấn. Xã Ninh Ích, H. Ninh Hòa
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:31
*****

Tại sao Trung Quốc xâm lược các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

Nguyentandung.org - Thứ bảy, 08/03/2014
Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến nhằm chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
Chỉ huy Tàu HQ505 nguyên thuộc của HQ/VNCH Vũ Huy Lễ đã ra lệnh táo bạo lao tàu lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:
Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!
Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!
Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!
Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?
Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.
Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị – xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.
Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên những điều sau:
Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động.
Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?
Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.
Phỏng vấn các chiến sĩ trên tàu 505, con tàu mặc dù đã bị quân Trung Quốc xâm lược bắn cháy vẫn lao lên đảo Cô Lin giữ đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!
Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!
Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.
Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

.

13/03/2015

Hải Vân Quan

Không chỉ nổi tiếng vì phong cảnh tuyệt vời, đèo Hải Vân còn là nơi lưu giữ những chứng tích quan trọng về một giai đoạn lịch sử đầy khói lửa...
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn tồn tại một hệ thống các công trình quân sự cổ rất kiên cố, được xây dựng qua những thời kỷ lịch sử khác nhau của đất nước.
Công trình quan trọng nhất ở nơi đây là một cửa ải được gọi là Hải Vân Quan. Cửa ải này gồm hai cánh cổng dạng công sự có cùng cấu trúc, ngày nay được gọi là cổng Huế và cổng Đà Nẵng, được xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826).
Cuốn sử nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục chính biên mô tả hai cánh cổng của Hải Vân Quan như sau: "Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy...".
Nằm ở vị trí chiến lược của đèo Hải Vân, vào thời đó Hải Vân Quan là một cơ cấu phòng thủ rất kiên cố, có khả năng để đẩy mọi cuộc tấn công bất ngờ và kiểm soát có hiệu quả mọi sự qua lại ở nơi đây.
Sau nhiều thế kỷ tồn tại, Hải Vân Quan đã phải chịu chung số phận với sự suy tàn của nhà Nguyễn.
Năm 1876, trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885, sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884), số lính chỉ còn khoảng 5 người. Sang đầu thế kỷ 20, khi toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cửa ải đã bị bỏ hoang.
Vào năm 1926, xung quanh Hải Vân Quan, quân đội Pháp đã xây dựng một hệ thống lô cốt - được gọi là Đồn Nhất - để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này.
Sau năm 1954, hệ thống đồn bốt ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn.
Những dấu tích chiến tranh vẫn còn hiện diện rõ trên các công trình quân sự ở nơi đây.
Từ cửa ải lịch sử này, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt vời của con đèo nổi tiếng, vừa hổi tưởng lại một giai đoạn lịch sử đầy khói lửa của đất nước.
Ngày nay, Hải Vân Quan trở thành một điểm dừng chân chính của du khách mỗi khi đi qua đèo Hải Vân.

06/03/2015

Tầu hỏa Việt Nam 100 năm trước !




Nhặt từ blog của 

NÓI CHUYỆN SỐ MỆNH DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC

Trần xuân Hoài


Lại mở đầu một năm mới, cũng là lúc thử luận bàn về khoa học và sự huyền bí tâm linh.

Trời đất vận chuyển tuần hoàn vĩnh viễn không sinh không diệt, chỉ có cuộc sống hữu hạn của muôn loài là trôi theo một chiều từ sinh đến diệt mà thôi. Phía trước luôn là bí ẩn và ai cũng muốn biết trước điều sẽ xẩy ra. Do đó dù thuộc chủng tộc nào, thuộc nhóm đức tin nào, dù thuộc tầng lớp nào, dù trình độ hiểu biết ra sao, muốn hay không, thì với con người việc tìm cách tiên tri hay tiên đoán mà dân gian gọi là bói toán, là hoạt động đã tồn tại hàng ngàn năm qua cho mãi đến nay, và có lẽ là một trong những môn cổ nhất lịch sử văn minh nhân loại[1].

CÓ CHĂNG KHOA HỌC HUYỀN BÍ ?
 Khi khoa học phát triển và có uy tín không thể bàn cãi, người ta cũng gán cho bói toán cái danh khoa học, gọi là thuộc về khoa học huyền bí.
Bất cứ ngành khoa học nào cũng phải bắt đầu bằng những tiên đề (Axiom) . Đó là những chân lý tự thân đúng, không cần và không thể chứng minh. Ví dụ ngành Vật lý thì thừa nhận Vật chất và năng lượng là bảo toàn, không tự nhiên mất đi và không tự nhiên sinh ra. Mỗi học thuyết (hay lý thuyết) cụ thể trong một ngành khoa học cũng phải xây dựng trên những tiên đề riêng (còn gọi là định đề- postulate) là những chân lý không thể chứng minh bằng chính lý thuyết đó[2]. Ví dụ, thuyết tương đối của Einstein trong vật lý coi tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại và bất biến theo mọi hướng. Định đề này được rút ra bằng thực nghiệm, còn lý thuyết của Einstein thì không thể chứng minh được tại sao.
Vây nên, nếu muốn coi bói toán  là một khoa học, ít nhất là Khoa học huyền bí, thì  Tiên đề đầu tiên của bói toán, là phải thừa nhận có một sự sắp đặt trước nào đó của tạo hóa khi một con người sinh ra. Nói theo ngôn ngữ khoa học, đó là tạo hóa đã lập trình cho mỗi sinh linh khi ra đời và việc bói toán là việc cố giải mã  lập trình của tạo hóa. Trong cái gọi là Khoa học Huyền bí về bói toán tồn tại nhiều thuyết huyền bí, mỗi thuyết đều phải dưa trên một hay nhiều định đề cơ sở. Ví dụ bói vân tay thì coi vết chỉ tay là dấu hiệu của cuộc đời. Bói mai rùa (Trung Hoa), bói chân gà (Việt nam), bói lòng lợn (Châu Phi) cũng tượng tự. Bói Kiều thì coi 3254 câu Kiều là chỉ dấu của đời người…Nói chung là rất tùy tiện, không có bài bản gì để bàn luận. Tuy nhiên, nền minh triết đông tây hiện nay tồn tại ba học thuyết tiên tri tương đối có bài bản đó là Chiêm tinh học (Astrology), Kinh Dịch, Tử Vi.
Ba ngàn năm trước Công nguyên, người Lưỡng Hà (Vùng Irac-Syria ngày nay) bắt đầu mày mò nhìn đoán sao trên trời-Chiêm tinh (Astrology) .  Họ đã quan sát bầu trời và phát hiện ra chuyển động biểu kiến của  mặt trời tương ứng với vị trí các chòm sao nhất định , có tính chu kỳ hàng năm. Và sau đó người Babylon tạo ra 12 ký hiệu Hoàng đạo. Người Ai Cập cải tiến nó và đến lượt người Hy Lạp thì hệ Hoàng đạo (Zodiac)  đã hoàn chỉnh. Họ đã chia một chu kỳ mặt trời ra được 12 cung (độ dài khoảng 30 ngày) định vị với các chòm sao tương ứng trong một năm. Ngày sinh của một cá thể người là chỉ dấu gắn chặt với cung hoàng đạo, nên đó là cung chiếu mệnh của cá thể đó. Định đề này có thể chấp nhận được. Hơn nữa, thuyết này đã có một cơ sở khoa học khá sớm , đó là thừa nhận mặt trời là một tác nhân chủ yếu đến sự hình thành và phát triển con người. Nhưng khi đi xa hơn, mỗi cung Hoàng đạo lại được gắn cho những thuộc tính nhân tạo, cùng với những tương tác của các cung Hoàng đạo với nhau thì thật là đáng ngờ. Ví dụ , lấy gì để nói rằng Capricornus – Ma Kết (22/12 – 19/1) , Virgo – Xử Nữ (23/8 – 22/9), Taurus – Kim Ngưu ( 20/4 – 20/5) là nhóm Đất,. Những người sinh ra trong nhóm Đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai ! Và khi lấy đó làm một định đề cơ sở để tiên đoán thời mệnh của con người thì đó là việc hoàn toàn tùy tiện, không thể lý giải. 
Nhưng đó lại chính là mảnh đất làm ăn của các nhà Chiêm tinh học cổ đại và hiện đại. Dù biết là vô lý như vậy nhưng loài người ngày nay , nhất là giới trẻ vẫn gửi niềm tin vô vọng vào đó.
Ở Phương Đông thì cũng thịnh hành một kiểu gần giống thuật chiêm tinh nói trên, gọi là Tử Vi. Khởi nguồn muộn hơn, có thể là thế kỷ 10 sau CN, và được quy cho Trần Đoàn , hiệu là Hi Di , đời Tống sáng tạo ra. Cũng giống như thuật Chiêm tinh Tây phương, Tử vi cũng coi số mệnh con người được an bài từ lúc chào đời. Lấy ngôi sao ứng với thời điểm chào đời làm sao chiếu mệnh. Thời điểm chào đời tính theo lịch Mặt trăng , mà tên gọi của năm là tổ hợp của 10 can và 12 chi –tức 12 con giáp. Việc thừa nhận ảnh hưởng của vũ trụ và đặc biệt là chu kỳ mặt trăng đến con người là có tính khoa học. Từ các thông số đó và giới tính , theo một quy trình do con người không dựa trên bất kỳ cơ sở nào để xếp các sao thành một lá số . Đó là điều thứ nhất mang tính áp đặt buộc phải thừa nhận mà không lý giải được vì sao. Cái thứ hai không thể lý giải được là hệ thống sao của Tử Vi đã không theo một quan sát thiên văn nào cả mà hoàn toàn do con người tự đặt ra (Ban đầu theo Hi Di thì có 93 sao, hậu thế thì lại an đến 118 sao). Điều vô lý thứ ba, Tử Vi cũng gán cho mỗi sao mỗi thuộc tính và quy luật tương tác không dựa trên một cơ sở nào cả. Điều này cũng hoàn toàn giống như điều phi lý của Chiêm tinh học khi quy cho mỗi cung Hoàng đạo một thuộc tính. Khi được hỏi cơ sở nào để thừa nhận thì được trả lời: theo người xưa truyền lại. Nói khác đi, tiên đề cho học thuyết Tử vi là: Người xưa bảo thế! Vô lý chưa, vậy nhưng tin thì cứ tin , và sự thực thì bói Tử vi vẫn tồn tại mãi mãi . Con người mà !
   Phương Đông từ rất sớm , quan niệm vạn vật từ vũ trụ đến con người là sự kết hợp của âm dương và từ hơn năm ngàn năm trước CN đã xây dựng được một hệ thống biểu diễn toán học cuả quan niệm tổng quát đó bằng các quẻ của Kinh Dịch. Cổ nhân dùng một nét gạch liền gọi là Dương và một nét đứt đoạn gọi là Âm. Đó chính là Lưỡng nghi , theo toán học ngày nay đó là cơ số 2. Khi chồng hai gạch đó lên nhau, thì thu được 4 tổ hợp, gọi là Tứ tượng , tương ứng 22.Chồng thêm một gạch (liền hoặc đứt) nữa thi thu được tám tổ hợp , gọi là bát quái , tương ứng 23. Chồng hai tổ hợp của bát quái lên nhau, thu được tất cả 64 tổ hợp , gọi là Trùng quái, tương ứng 26.. Cho đến đoạn này thì các quan niệm âm dương, xây dưng nên hệ cơ số hai là hoàn toàn khoa học. Đáng tiếc là cổ nhân phương Đông (Trung Hoa hay Việt gì đó) hơn 4000 năm trước chỉ dừng lại ở 64 quẻ Dịch , không thể đi xa hơn để xây dựng nên Đại Số Học Nhị Phân, cơ sở cho máy tính hiên nay ! Trái lại cổ nhân lại coi chúng như biểu trưng cho sự bí ẩn huyền diệu . Các bậc thánh hiền hậu sinh , mỗi người mỗi cách gửi gắm minh triết của mình vào mỗi quẻ Dịch một bài thuyết giảng, bắt đầu từ Chu Văn Vương viết lời Soán, con là Chu Công viết Hào từ , rồi Khổng tử giải nghĩa thêm gọi là Thập Dực, thế là bộ Kinh Dịch huyền bí hoàn thành, người đời sau cứ thế mà suy luận thoải mái, gọi là giải Dịch. Vì dựa trên hệ nhị phân, giống như đồng tiền có hai mặt quy ước Âm-Dương, nên khi gán một quẻ Dịch cho đối tượng nào thì làm thủ thuật xin quẻ, đơn giản nhất là tung đồng tiền sấp ngữa (Âm hoặc Dương), hoặc rút hay xóc thẻ làm bằng các lóng tre có đốt hay không có đốt. Sau một số lần gieo nhất đinh thì thu được một quẻ Dịch cho đối tượng đó. Thế là các nhà bói dịch dựa vào các lời thánh hiền viết cho mỗi quẻ mà giải thuyết, không khác gì dân Việt ta bói Kiều, đối tượng tin tuyệt đối ! Nội dung của Chu Dich gồm phần Kinh Dịch là phần về bói toán. Phần thứ hai là Truyên Dịch là giải thích Kinh Dịch đậm chất triết học, nhưng mơ hồ huyền bí lắm. Chỉ có thể bàn về phần bói dịch, rằng việc gán cho mỗi quẻ dịch mang một phần triết thuyết nào đó là không có cơ sở và việc giải đoán nó lại càng mơ hồ. Sau nữa , thủ thuật  xin quẻ cho đối tượng dưa trên sự xin quẻ ngẫu nhiên, rõ ràng là thua xa việc dựa trên thời điểm sinh nhật của đối tượng như thủ thuật Chiêm tinh học hoặc Tử Vi sử dụng. Cái duy nhất khả dĩ chấp nhận được trong bói Dịch là quan niệm mọi thực thể vũ trụ, kể cả con người,  là chịu ảnh hưởng của vũ trụ và là sự kết hợp âm dương mà phát triển lên[3].
Tóm lại, cả ba thuyết phổ biến về tiên tri bói toán này đều xuất phát từ những quan niệm (hay định đề-Postulate) tương đối khoa học nhưng khi diễn dịch ra để áp dụng làm công cụ bói toán-tiên tri thì hoàn toàn khiên cưỡng, tùy tiện, phi khoa học và phi logic.

LIỆU CÓ THỂ BIẾT TRƯƠC SỐ PHẬN ĐƯỢC CHĂNG ?
Khoa học hiện nay chưa thể lý giải mọi hiện tượng. Vì vậy có lúc cũng phải viện dẫn đến niềm tin để làm cơ sở. Chẳng hạn, có linh hồn hay không ? Khoa học không thể phủ định cũng không thể khẳng định. Đa số tin rằng con người bao gồm phần thực thể (Physical) và phần tinh thần (spirit). Phần tinh thần quá cao siêu, không dám bàn về số phận tinh thần. Vậy chúng ta chỉ bàn về số phận cho phần thực thể mà thôi. Nếu loại bỏ những điều phi khoa học, không logic và mang màu huyền bí thì những luận cứ của Chiêm tinh, Tử vi, Kinh dịch khả dĩ chấp nhận dưới góc nhìn khoa học có thể tóm tắt thành các Định Đề (Postulate) dưới đây:
 1- Con người sinh ra đã được tạo hóa định mã lập trình (có thể hiểu là số phận).
 2- Con người là một thực thể của vũ trụ, do âm dương kết hợp mà thành, chịu ảnh hưởng của vũ trụ trong quá trình hình thành. Mà ảnh hưởng quyết định nhất là mặt trời và mặt trăng.
3- Sự phát triển của đời người dựa trên cơ sở lập trình lúc hình thành và biến chuyển liên tục dưới tác động của vũ trụ.
4- Dấu ấn của vũ trụ và mã lập trình được xác định trong khoảng thời gian hình thành lấy thời điểm ra đời (ví dụ lấy ngày sinh) làm mốc.
Sử dụng định đề số 2, ta coi tác động của vũ trụ gói gọn lại gồm trái đất mặt trời và mặt trăng. Mặt trời là có ảnh hưởng lớn nhất, vì vậy đơn vị tính thời gian là lấy năm mặt trời, tức một vòng quay biểu kiến của quả đất quanh mặt trời. Mặt trăng tuy nhỏ hơn nhiều sao khác nhưng gần trái đất nhất, nên quỹ đạo mặt trăng (tháng mặt trăng) cũng là thông số chính yếu.
Diễn giải định đề số 4 ,chúng ta coi 9 tháng trong bụng mẹ và ba tháng sau ngày sinh là năm mà tạo hóa tạo nên hoàn chỉnh bộ mã lập trình, đánh dấu là tuổi số 0, là tuổi tiên thiên trời định.
Mấu chốt để giải mã là diễn giải định đề số 3. Theo tuổi tăng lên con người sẽ thay đổi. Những tuổi mà ở đó trạng thái của vũ trụ lặp lại trạng thái ở  tuổi tiên thiên, thì dù có tạo nên sự biến dịch, cũng vẫn là đồng dạng với mẫu hình như hóa đã ban tặng. Nói đơn giản đó là tuổi những thay đổi đã theo một khuôn mẫu như khi tạo hóa sinh ra , không biến đổi đột xuất.Ta gọi là tuổi Bình yên. Còn nếu ở tuổi mà trạng thái vũ trụ thay đổi so với trạng thái ở tuổi lúc sinh ra, thì con người cũng thay đổi không theo như ban sơ, ta gọi là tuổi Biến dịch.
 (lưu ý: Định đề này là mấu chốt để phát triển các tính toán tiếp sau đây. Nếu không thừa nhận nó thì các phần dưới đây vô giá trị)
Trạng thái  vũ trụ của một thời điểm, ví dụ tại điểm bắt đầu của năm hình thành nên con người (tuổi số1) được xác định bởi 3 điểm: Tâm mặt trời (S) , Tâm Trái đất trên Hòang đạo (E) và Tâm Mặt trăng trên quỹ đạo tháng (L) . Hết một năm mặt trời, Trái đất trở về điểm E còn  mặt trăng trở lại điểm nào đó , L’ chẳng hạn (Xem hình 1).

Hình 1

Có hai khả năng xẩy ra:
  1. Điểm L’ khác L. Trang thái vũ trụ của năm tiếp đó dĩ nhiên là khác với trạng thái năm đầu tiên, tất sẽ có những biến đổi và dịch chuyển mới , khác so với khi tạo hóa ban tặng cho ta lúc ra đời, cho nên  gọi là tuổi Biến dịch.

  1.  Cũng có thể sau một (hay nhiều năm) điểm L’ trùng hoặc gần trùng với L, năm tiếp đó có trạng thái lặp lại của năm số không. Con người phát triển là đồng dạng, tức cùng một khuôn mẫu với năm đầu tiên, như là tạo hóa đã ban cho, ta gọi là năm tuổi Bình yên

CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẬT LÝ THIÊN VĂN VÀ Y SINH HỌC

A- Xác định trạng thái Mặt trời- Trái đất-Mặt trăng.
Mặc dù con người có thể đo đạc và tính toán chính xác đến từng giây, từng mét từng radian tọa độ vũ trụ của của Mặt trời, Mặt trăng , nhưng ở đây ta chỉ cần dùng đến các quy luật thiên văn chính xác đến ngày mặt trời (Solar day) hoặc ngày thiên văn (sidereal daylà đủ . Vị trí của trái đất so với mặt trời được đặc trưng bởi quỹ đạo trái đất quanh mặt trời, là năm mặt trời. Một năm mặt trời có 365,2425 ngày. Con số về ngày tháng Dương Lịch (ngày tây) là chỉ thị gần đúng vị trí của trái đất trên quỹ đạo . Vị trí của trái đất và mặt trăng quay quanh  trái đất so với mặt trời được xác định bởi quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất (có tính đến sự dịch chuyển của trái đất quanh mặt trời) , tức là tháng mặt trăng. Một tháng mặt trăng có 29,53059 ngày. Vị trí của mặt trăng trên quỹ đạo chính là ngày tháng lịch mặt trăng (như lịch của đạo Hồi). Lịch ta là âm dương lịch, cho nên ngày ta thì không chính xác hoàn toàn vì lịch ta đã hiệu chỉnh theo lịch mặt trời bằng cách tính năm nhuận.
Quan sát bầu trời, đo đạc ngày tháng, các nhà thiên văn đã khám phá ra:
a)     Chu kỳ 19 :  19 năm mặt trời =235 tháng mặt trăng, sai số chỉ 0.003. Nói một cách gần đúng dễ hiểu là trạng thái của bộ ba Mặt trăng-Trái Đất-Mặt trời cứ 19 năm lặp lại như cũ. Chu kỳ này khá chính xác , hơn 4 trăm năm mới lệch một ngày, cho nên trong cõi trăm năm người đời có thể coi là trùng lặp tuyệt đối. ( Vì lý do này mà trong lịch pháp , cứ 19 năm dương lịch thì trong 19 năm âm lịch tương ứng phải có 7 năm gồm 13 tháng , tức là 7 năm nhuận). Chu kỳ này có tên là Chu kỳ Meton , đặt theo tên người Hy lạp đã khám phá ra (Meton of Athen ,năm 440 trước CN). Chu kỳ Meton  là do  hai tiểu chu kỳ (chu kỳ con) gần đúng cộng lại:
b)     Tiểu Chu kỳ 8 (octaeteris) :  8 năm mặt trời = 99 tháng mặt trăng , sai số 1,5 ngày, có nghĩa là cứ 5 năm thì lệch 1 ngày. Tiểu Chu kỳ này ta đặt tên là chu kỳ ÂM.
c)     Tiểu chu kỳ 11:  11 năm mặt trời =136 tháng mặt trăng, sai số 1,5 ngày, tức là cứ 7,3 năm lêch 1 ngày. Ta đặt tên tiểu chu kỳ này là Chu kỳ DƯƠNG.
(Lý do gọi là DƯƠNG hay ÂM xin xem đoạn sau)
Để cho dễ hiểu, nói một cách gần đúng thô sơ, trạng thái của vũ trụ được xác định bời ba con số: Năm Dương Lich, Ngày Dương Lịch (ngày Tây) và Ngày Âm Dương Lịch (ngày  Ta). Ví dụ ngày tết nguyên đán Ất Mùi (1/1) năm nay là  19/2/2015 , 19 năm sau tết Giáp dần cũng là ngày 19/2/2034, còn tết Bính tí 19 năm trước cũng là ngày 19/2/1996. Có nghĩa là trạng thái vũ trụ các năm này lặp lại nhau. Nhưng mà 19/2/2014 chỉ chệch một năm so với 2015 thì lại là ngày 20/1 Giáp Ngọ. Trạng thái vũ trụ không lặp lại. (Các chu kỳ 8 và 11 thì con số không hoàn toàn trùng như vậy vì năm nhuận chỉ hiệu chỉnh theo chu kỳ 19). Rất thú vị là liên hệ của ba chu kỳ 19=8+11
Trong một nghiên cứu chưa từng có, các nhà khoa học Na Uy phát hiện, những người sinh vào các thời điểm Mặt trời bình lặng có thể sống thọ hơn khoảng 5 năm so với những người chào đời lúc Mặt trời hoạt động mạnh mẽ.
Kết luận trên được rút ra khi nhóm nghiên cứu xem xét các dữ liệu nhân khẩu học của những người Na Uy sinh ra trong khoảng 1676 - 1878 cùng với các kết quả ghi nhận quan sát về hoạt động của Mặt trời.
Các chuyên gia nhận thấy, tuổi thọ của những người sinh ra trong các giai đoạn hoạt động tối đa của Mặt trời (đặc trưng bằng các trận phun trào dữ dội) tính trung bình thấp hơn 5,2 năm so với những người chào đời vào thời điểm hoạt động của Mặt trời giảm tới mức tối thiểu.
Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, hoạt động của Mặt trời lúc chào đời làm giảm khả năng sống sót tới khi trưởng thành của con người.



Hình 2: Hoạt động của Mặt trời theo ghi nhận của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA)trong giai đoạn từ năm 1850 - 2014. có chu kỳ 11 năm. Trên đồ thị là số liệu 100 năm .Ảnh: NASA

Mặt trời có các chu kỳ hoạt động kéo dài xấp xỉ 11 năm, bắt đầu từ một thời điểm hoạt động cực điểm này tới thời điểm hoạt động cực điểm tiếp theo (Hình 2).
Thống kê còn cho thấy, 11 tuổi là tuổi mà các trẻ nam hết thời kỳ trẻ con (baby), chuyển sang phát triển giới tính nam
Vì vậy chu kỳ 11 năm được gọi là chu kỳ Dương, biểu hiện cho giới tính Nam.

C-Ảnh hưởng của mặt trăng
Mặt trăng tuy nhỏ hơn mặt trời nhưng gần trái đất hơn nên ảnh hưởng của mặt trăng tới trái đất mạnh hơn mặt trời. Ảnh hưởng của mặt trăng tới trái đất có tác động không nhỏ tới hoạt động sống của con người. Điều ai cũng biết là chu kỳ mặt trăng xác định chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Hinh3: 8 pha của mặt trăng
Sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời lên mặt trăng cũng thay đổi theo từng thời kỳ,gọi là các Pha của mặt trăng. ( Hình 3) . Tất cả những thay đổi ấy đều được phản ánh trong cơ thể sinh vật và con người. Não phản ứng rất nhạy bén trước những biến đổi đó, gây hàng loạt biểu hiện về tinh thần. Các nhà khoa học khẳng định rằng những ngày trăng non tác động khác với những ngày  trăng tròn. Các nhà y học cổ Tây Tạng còn cho rằng: Các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, bại liệt, động kinh, nhồi máu cơ tim, tâm thần kích phát thường xảy ra vào các ngày 4, 8, 11, 15, 22, 29 tháng âm lịch. Dù chưa khẳng định đúng sai, nhưng ảnh hưởng của trăng là rất lớn và đặc biệt là phụ thuộc vào8 pha của chu kỳ mặt trăng.
Một thống kê đã được khẳng định là năm thứ 8, các em gái bắt đầu phát triển giới tính nữ. Vì vậy chu kỳ 8 năm là dành cho mặt trăng, cho nên gọi là Chu Kỳ Âm, biểu hiện cho giới tính  Nữ.

THỬ GIẢI MÃ SỰ LẬP TRÌNH CỦA TẠO HÓA CHO BẠN.

Vậy là con người sinh ra (năm số1) tiếp theo tám năm biến dịch thì đến tuổi (hầu như)bình yên đầu tiên, 8 tuổi, cũng là hết một chu kỳ Âm. Hai năm Biến dịch nữa (9,10) sang năm 11 tuổi lại (hầu như) Bình yên, hết một chu kỳ Dương. Năm 19 tuổi là hoàn thành chu kỳ Meton = ÂM+DƯƠNG, là tuổi (tuyệt đối) Bình yên, âm dương hài hòa. Có thể  xác định Tuổi Bình yên (tính chất  chung cho các tuổi  “hầu như” hoặc “tuyệt đối” Bình yên) của đời người theo công thức :
         TUỔI BÌNH YÊN= A x 8 + D x 11 , trong đó A và D là những số nguyên dương.
Những tuổi còn lại, không thể khai triển được như trên  là Tuổi Biến dich .
1- Khi nào thì bước vào tuổi già tự nhiên?
Trong trăm năm đời người thì có đến 66 năm là  Bình yên , đó là các tuổi:
8,11,16,19, 22, 24, 27, 30, 32, 33, 35, 38, 40, 41, 43, 44, 46, 48, 49, 51, 52, 54, 55, 56, 57, 59, 60
62, 63, 64, 65, 66, 67, 68
70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
Trong 66 năm bình yên này có thể chia làm ba đoạn:
8-60 có 27 năm khá rời rạc, là đoạn tuổi trẻ và trung niên
62-68 có 7 năm liên tục, là đoạn cao niên
70 -100 có 32 năm (và tiếp nữa) liên tục là đoạn tuổi già
Tuổi 69 là tuổi đặc biệt, vì đó là năm biến dịch cuối cùng. Sau đó là mãi mãi bình yên ,già dần.
Vậy khi 70 tuổi là bước vào Tuổi già trời định . Từ 69 về trước là tuổi trẻ. trung niên và cao niên, gọi chung là tuổi Tráng Niên (tuổi còn khỏe mạnh)
2- Những năm tháng đẹp của tuổi Tráng niên
Nói chung , những năm bình yên trong tuổi hoa niên là những tuổi ít nhiều đều đẹp, ít phải lo lắng.
Tuổi Bình yên phân thành Tuổi Âm thịnh , Tuổi Dương thịnh và Tuổi Hài hòa
D-A >0: Tuổi Dương thịnh;     D-A < 0: Tuổi ÂM thịnh ; D-A=0 : Tuổi Hài hòa
Đối với cả hai giới những tuổi hài hòa đều thuận lợi: 19, 38, 57
Đối với Nữ giới các tuổi âm thịnh là thuận lợi: 8, 16, (19), 24, 27, 32, 35, (38), 40, 43, 46, 48, 51, 54, 56, (57), 59, 62,64, 65, 67.
Tuổi Đẹp nhất cho Nữ  là các tuổi thuần âm: 8,16, 24, 32, 40, 48, 56, 64
Với Nam giới các tuổi dương thịnh là có ưu thế hơn: 11, (19), 22, 30, 33, (38), 41, 44, 52, 55, (57) 63, 66, 68
Tuổi Nam nhi rực rỡ nhất là các năm thuần Dương: 11, 22, 33, 44, 55, 66
3- Tuổi nào thì cần phải cẩn thận
Các tuổi biến dịch không phải là hoàn toàn xấu, vì không có các sự biến dịch bổ sung thêm vào sự sắp xếp của tạo hóa thì con người không phát triển đa dạng được. Tác động của môi trường, ngoại cảnh, nội lực, ý chí…cũng không thể có. Tuy nhiên có sự biến đổi mạnh thì cũng phải cẩn thận hơn.
Trong các Tuổi biến dịch cũng có thể định lượng được sự Biến dịch bằng một số đo gọi là mức biến dị, . Theo quy luật Vật lý , với cùng một mức độ thay đổi , nếu chuỗi biến dịch liên tục càng dài thì thì độ biến dị càng thấp. Vì nếu có xẩy ra ở một điểm thì sự biến dịch liền sau có thể  sửa chữa lại.Vậy độ dài của chuỗi tuổi biến dịch liền nhau đặc trưng cho mức biến dị. Chuỗi càng ngắn thì tác động của mức biên dị càng lớn. Còn những tuổi biến dị  đơn độc nói chung là dễ có những đột xuất đáng ngại của đời người, vì một khi có biến dị xẩy ra thì không có chu trình biến dị liền kề để điều chỉnh mà phải chờ đến năm biến dịch gần nhất mới có cơ hội điều chỉnh.
Những năm đáng ngại đó là: 23, 31, 34, 39, 42, 45, 47, 50, 53, 58, 61, 69
Rõ ràng là mức độ đáng ngại của năm đơn độc càng tăng lên khi mà khoảng cách tính đến năm biến dị gần nhất (gọi là khoảng cô đơn) càng dài. Theo cách đó thì:
Năm Hạn: 53, 61, 69 . Do mức biến dị lớn nên 53 là năm Hạn nặng vì là năm bắt đầu có thay đổi đột biến mạnh nhất ở tuổi trung niên. Tuổi 61 và  đặc biệt 69 là nguy hiểm cho người cao niên, vì là tuổi cuối cùng của đời người có đột biến.
Năm có nguy cơ: 31, 39, 42, 47, 50, 58
Năm lưu ý: 23, 34, 45
Ngoài ra, có thể xác định đoạn tuổi nguy cơ, đó là khoảng mà hai năm có nguy cơ cách nhau gần nhất (chỉ có hai năm).
Đoạn tuổi nguy cơ: 39-42 và 47-50



4- Các cột mốc của tuổi già
Từ sau tuổi 69 là chuổi tuổi bình yên liên tục , mọi thứ mà tạo hóa đã ban tặng sẽ suy giảm (già đi) đều đều theo khuôn mẫu trời định lúc chào đời  mà không đột biến. Tuy vậy cũng có những cột mốc đáng lưu ý.
Đối với cả  cụ Ông và Cụ Bà:
Mốc người già trở thành như con trẻ, 88 tuổi là đạt điểm đặc biệt, đó là điểm đồng thời thuần ÂM (tổ hợp 11 chu kỳ Âm) hoặc thuần Dương (tổ hợp 8 chu kỳ Dương) , không phân biệt, giống như khi mầm sống nẩy sinh. Người già cũng có thể đổi tính lại như con trẻ: hờn dỗi, đòi hỏi thất thường...
Các mốc Âm-Dương hài hòa 76 và 95 cũng đáng chú ý.
Ở ba mốc dị thường này có thể rất tốt cũng có thể rất xấu.
Đối với cụ Ông
Mốc đáng ngại đầu tiên là 72 vì là hậu quả của năm nguy hiểm 61. Tiếp sau là mốc hài hòa 76, thuần Dương 77. Mốc 80 là nguy hiểm ,vì đó là hệ lụy một chu kỳ dương của tuổi nguy hiểm 69. Nếu vượt qua được các mốc dị thường  88, 95 thì hy vọng đạt 99 thuần Dương, vượt qua được thì trường thọ trên trăm tuổi.
Đối với cụ Bà
Mốc 77 là nguy hiểm vì là hệ lụy của tuổi nguy hiểm 69. Nhưng 76 và 77 cũng là hai mốc dị thường , có xấu có tốt, nên 77 có thể là rất nguy hiểm cũng có thể không. Tiếp sau đó chỉ còn là các mốc dị thường. Vì chỉ cụ bà chỉ có một mốc nguy hiểm, còn cụ ông thì có 2, cho nên nói chung cụ Bà sẽ sống thọ hơn cụ Ông cũng là trời định !
5- Chu kỳ Tâm-Sinh lý
Một lẽ hiển nhiên là Tâm-Sinh lý cũng phát triển theo các chu kỳ phát triển của con người. Tâm sinh lý ở chu kỳ một là trung tính (baby). Giới tính hình thành và phát triển hoàn thiện ở chu kỳ 2, tức 8-16 tuổi ở Nữ và 11-22 tuổi ở Nam. Ở giữa chu kỳ thứ hai này, nữ thập tam (13), nam thập lục (16) đều dậy thì. Muốn có hòa hợp Tâm-Sinh Lý thì tốt nhất là Nam-Nữ cùng chu kỳ phát triển. Ví dụ lấy nhau ở chu kỳ 3, nữ trong khoảng 17-24 mà kết hôn với nam trong khoảng 22-33 là hợp lẽ trời nhất. Theo nguyên lý đó thì :
Nữ 25-32 hợp với Nam 34-44
Nữ 33-40……….. Nam 45-55
Nữ 41-48………   Nam 56-66
Nữ 49-56………   Nam  67-77
Nữ 57-64………   Nam  78-88
Cũng có vẻ buồn cười nhưng đúng là thống kê y học chứng minh rằng, ở tuổi Nữ 64 và Nam 88, tức chu kỳ 8 của đời người, thì hoạt động sinh dục mới dừng hẳn.

THAY LỜI KẾT
Luận thuyết trình bày trên đây là dựa trên cơ sở tính toán khoa học, không mang chút nào tâm linh, huyền bí gì cả. Một luận thuyết khoa học có đúng không , cần phải qua kiểm chứng độc lâp. Ít nhất nó cũng phải giải đoán được những điều đã biết và tiên đoán được những điều chưa biết để tiếp tục kiểm chứng.
Dân gian có câu: 49 chưa qua 53 đã tới, hay Nữ thập tam Nam thập luc. Luận thuyết nêu trên đây lý giải được tuổi cả hai khá tốt. Còn tuổi 49 dân gian cũng cho là hạn, thì tạm lý giải trong khoảng 47-50. Mà thực sự thì tuổi hạn 49 cũng du di trên thực tế.
Trong khoảng 53, 61,69 (có tính đến sai số)  thì người ta nhận thấy có nhiều người từ trần ốm đau, bệnh tật nhất.


Ví dụ như biểu đồ NGHIÊN CỨU TỬ VONG DO UNG THƯ VÚ TẠI CÁC TỈNH BẮC NINH, LÂM ĐỒNG, BẾN TRE NĂM 2008[5]. Ta thấy rõ tỷ lệ tử vong rất cao ở độ tuổi 50-60 là tuổi có biến dị lớn nhất
Các tiên đoán ở các tuổi Biến dị , Cô đơn, hoăc Bình yên khác có lẽ cần được kiểm chứng bằng các số liệu thống kê khoa học, xem có đúng không. Đây chỉ là những kết quả ở cấp  gần đúng thấp nhất. Khi nâng cao cấp gần đúng và độ phân giải , lưu ý cả không thời gian sinh ra của từng người, ta có thể dự đoán đến chi tiết hàng tháng , hàng ngày.. của từng cá thể riêng biệt. Nhiều điều bất ngờ dự đoán quy luật tương lai từng người trên cơ sở khoa học đang được chờ đợi.
Có rất nhiều dữ kiện đã được tiên đoán, hy vọng mọi người có thể tự kiểm chứng đúng sai và phản biện lại.
Nhân dịp đầu xuân, góp chuyện cho vui, ai tin thì tin, không tin thì thôi, xin đừng bận tâm !



 BÀI ĐÃ ĐĂNG RÚT GỌN TRÊN "Tia Sáng" , số xuân Ất Mùi ra ngày 5/2/2015 ,trang 45-49
BẢN WEB NÀY LÀ BẢN ĐẦY ĐỦ




[2] Theo cách hiểu kinh điển: Tiên đề (Axiom) là nguyên lí xuất phát của ngành khoa học, Định đề (Postulate) là nguyên lí xuất phát của một lí thuyết cụ thể.
[3] “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định Cát hung, Cát hung sinh Đại nghiệp.”