06/05/2015

Tác dụng của kem đánh răng trong cuộc sống hằng ngày

1. Xử lý vết côn trùng cắn
Khi bị muỗi, ong, bò cạp hay rết cắn, da bạn sẽ bị ngứa kinh khủng. Bằng cách dùng kem đánh răng thoa vào vùng da đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Vết xước
Nếu da của bạn bị cào xước, bạn có thể bôi một ít kem đánh răng lên rồi băng lại để ngăn ngừa nhiễm trùng hay rỉ máu.
3. Nhức đầu và say tàu xe
Nếu cảm thấy đau đầu và chóng mặt khi đi xe, bạn có thể thoa một ít kem đánh răng vào hai bên thái dương. Các thành phần bạc hà chứa trong kem đánh răng sẽ làm dịu cơn đau của bạn.
4. Nhiệt phát ban
Khi bị rôm sảy do thời tiết nóng, bạn có thể thoa một ít kem đánh răng trên các vùng da đó, rồi rửa sạch lại bằng nước sạch. Vùng da bị ngứa và phát ban có thể được chữa lành sau nhiều lần thoa kem như vậy.
5. Lưu thông máu
Khi đang ở ngoài trời mùa đông, thỉnh thoảng cái lạnh làm cho da tay và chân của bạn sưng phồng, ngứa và khô.
Chỉ cần vùng da đó chưa bị nứt nẻ, bạn có thể dùng một miếng vải thoa một ít kem đánh răng để lau vùng da đó, vì dầu gừng và bạc hà trong kem đán răng có thể làm giảm sưng nhờ tác dụng tăng tuần hoàn máu.
6. Giảm sưng tấy
Khi bạn đi pic-nic và bị bỏng bởi nhiệt, bạn cũng có thể dùng kem đánh răng để làm vết thương giảm sưng và đau
7. Làm mới bóng đèn
Nếu bóng đèn dùng ngoài trời quá lâu, ánh sáng của nó sẽ yếu đi do bóng đèn bị ám đen. Bạn có thể làm nó sáng trở lại bằng cách dùng một miếng gạc và một ít kem đánh răng để lau bóng đèn.
8. Rửa sạch vòi nước
Phần dưới của vòi nước luôn bị gỉ nếu bạn không làm sạch nó thường xuyên. Bạn có thể làm sạch nó nhanh chóng bằng cách chà với một ít kem đánh răng.
9. Tẩy gỉ khỏi đồ sắt
Thỉnh thoảng bạn thấy một lớp mỏng gỉ sắt bám dưới đáy các vật dụng bằng sắt. Hãy dùng một ít kem đánh răng trên bề mặt gỉ sắt và lau nhẹ nhàng, chúng sẽ biến mất.
10. Làm sạch đồ bằng bạc
Nếu đồ bằng bạc lâu ngày không được sử dụng, bề mặt của nó sẽ hoá đen do bị oxy hoá. Bạn có thể đánh bóng nó lên bằng cách dùng một ít kem đánh răng.
11. Tẩy sạch mùi cá từ tay của bạn
Sau khi chế biến cá, tay bạn có mùi khó chịu khó rất khó tẩy. Bằng cách rửa sạch tay bằng xà bông trước rồi thoa kem đánh răng lên rửa lần thứ hai, bạn có thể tẩy được mùi cá.
12. Xoá vết xước nhỏ trên kính
Những vết xước nhỏ trên bề mặt đồng hồ có thể biến mất bằng cách bôi một ít kem đánh răng lên đó rồi dùng một miếng vải mềm chà sát nhiều lần.
13. Xoá hình vẽ bằng sáp màu
Các nét vẽ bằng sáp màu có thể bị tẩy sạch bằng cách dùng một miếng vải với một ít kem đánh răng để chùi.
14. Vết mồ hôi
Mùa hè chúng ta hay đổ mồ hôi rất nhiều. Vết mồ hôi trên cổ áo và tay rất khó để tẩy sạch. Bằng cách dùng một ít kem đánh răng thoa lên chúng và vò nhiều lần, chúng có thể bị tẩy sạch.
15. Làm sạch đồ sành sứ
Kem đánh răng cũng có thể tẩy sạch các vết tích bám trên bề mặt các ly tách làm bằng sứ do trà hay cà phê để lại.

27/04/2015

THƯỚC LỖ BAN TRONG XÂY DỰNG VÀ ĐỜI SỐNG


   Định độ rộng của cửa ngôi nhà đạt được nhiều may mắn hay ngược lại đã được người Hoa sử dụng từ cổ, người được cho là định được các số đo tốt, xấu là Lỗ Ban. Thước này có nhiều trường phái, nay tôi đưa ra trường phái số đo: 0,52 m.
   Đây là số đo cho độ dài, rộng cửa để khí đi qua cấp cho nhà, có đem lại khí tốt hay không?
   Thước chiều dài là: 0,52 m (L), được chia làm 8 cung: QÚY NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, PHÚC LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG, mỗi cung kích thước là: 0,065 m (8 x 0,065) = 0,52) mỗi cung biểu thị sự định đoạt vũ trụ với những người sống trong không gian ấy đặc biệt là chủ nhà.
   Cách tính các cung: N x L + ( số đo tính bằng m trong ngoặc dưới đây) trong đó N là 1 – 2 – 3 .... dãy số tự nhiên hay số m đo chiều cao rộng của cửa.
   Ứng dụng: số đo cửa được 3,10 m : 0,52 m =  4, số dư là: 0,50 - ứng với cung TỂ TƯỚNG ( 0,46 đến 0,52). Các cung số đo trong ngoặc kép dưới đây:
   1 - QÚY NHÂN : N x L + ( 0,015 đến 0,065), ý nghĩa: Phát đạt, bạn trung thành, con cháu thông minh hiếu thảo.

   2 - HIỂM HỌA : N x L + ( 0,07 đến 0,130) , ý nghĩa: Tán tài, lộc, tha hương trôi dạt, túng thiếu, gia đình hay có người ốm, con cháu mất nết, có thể dâm ô, làm gái...gọi.

   3 - THIÊN TAI : N x L + ( 0,135 đến 0,195), ý nghĩa: Ốm thường nặng, mất của, vợ chồng hay bất hòa, con cháu hay gặp nạn.

   4 - THIÊN TÀI : N x L + ( 0,20 đến 0,26), ý nghĩa: luôn may về tài lộc, năng có tài lộc, con cháu hưởng phúc lộc, hiếu thảo, an vui.

   5 - PHÚC LỘC : N x L + ( 0,265 đến 0,325) , ý nghĩa: Luôn gặp phúc lộc, công việc phát triển, con cháu hiếu học, thông minh, gia đạo an vui.

   6 - CÔ ĐỘC : N x L + ( 0,33 đến 0,39), ý nghĩa: Hao người tốn của, trong nhà hay có sự biệt ly, con cháu ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ hay bị nạn.

   7 - THIÊN TẶC : N x L + ( 0,395 đến 0,455), ý nghĩa: Bệnh đến bất ngờ, tai nạn không định, kiện tụng , tù ngục, chết không rõ nguyên nhân.

   8 - TỂ TƯỚNG : N x L + ( 0,46 đến 0,52), ý nghĩa: Hanh thông mọi mặt, con cháu tấn tài, lộc, có quý tử, hay gặp may mắn trong quan trường.

   Trên đây là cách tính và kết quả số đo các cửa của nhà, nhất là cửa chính của nhà và ngõ

   Lưu ý đây là khoảng cách thông khí giữa các mặt phẳng song song lớn nhất của cửa, độ dài ấy phải đo vuông góc với hai mặt phẳng của cửa, tốt nhất là chiều cao và rộng của cửa đạt được số đo lý tưởng, thực tế không khó mọi người có thể áp dụng đơn giản.

KÍCH THƯỚC CHUẨN 4 CUNG TỐT: (tính theo m).

PHÚC LỘC
TỂ TƯỚNG
QÚY NHÂN
THIÊN TÀI
0,80
0,50
0,55
0,75
1,35
1,00
1,10
1,30
1,85
1,55
1,60
1,80
2,10
2,05
2,10
2,30
2,90
2,60
2,65
2,85
3,40
3,10
3,15
3,35
3,95
3,60
3,70
3,90
4,45
4,15
4,20
4,40
5,00
4,65
4,70
4,90
5,50
5,20
5,25
5,45

   Bạn nên tham khảo những thư tịch cổ được dịch bởi các dịch giả có tài, sách quốc ngữ nên xem:

   - Xây dựng nhà ở theo địa lý, thiên văn, dịch lý của Trần Văn Tam – nhà xuất bản văn hóa thông tin – năm 2000.
   - Kinh dịch của Ngô Tất Tố NXB TP Hồ Chí Minh – 1995.
   - Bát trạch minh cảnh – Thái Kim Oanh – Sài Gòn 1957.
   Các bạn cùng nghiệm lý cho cuộc sống thêm nhiều điều lành, đem niềm vui cho mọi người, tránh được những kẻ lợi dụng khoa học, đưa ra những ma trận, cúng, trấn yểm,... để bịp người nghèo và lương thiện. 

16/04/2015

Cách làm KEO SỮA

cach lam keo suaKeo sữa, tiếng Anh gọi là ‘White glue’ hay ‘Elmer glue’ (do nhà sáng chế Elmer phát minh ra). Ngoài ra nó còn được gọi là keo PVAc do thành phần chính của nó là Poly(vinyl Acetac), một hợp chất polymer hữu cơ. Có thể nhiều bạn nghĩ rằng tên gọi của nó ‘Keo Sữa’ là do nó trắng như sữa và có mùi giống sữa chua! Đúng là keo sữa trông giống như sữa thật nhưng nó cũng được làm từ sữa.

Thành phần chính của keo sữa là chất Casein, một loại Protein có nhiều trong sữa. Chất Protein hữu cơ này thì không thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học được rồi, nó chỉ có thể ly trích từ sữa. Casein trong sữa được ly trích qua quá trình kết đông và kết tủa. Trong công nghiệp sản xuất keo thì người ta ly trích Casein, sấy khô rồi làm thành bột trước khi chế biến nó thành keo. Ở đây mình sẽ làm keo trực tiếp từ sữa :

Hóa Chất – Dụng Cụ dùng để làm Keo Sữa:

1. Một hợp sữa gầy 125ml (Skim milk). Sữa này là sữa đã loại bỏ chất béo (cholesterol) dành cho những người sợ mập. Sữa ngoại trong siêu thị thường để Skim milk, sữa Việt ít để nhưng bạn để ý xem có chữ No Fat hay ít béo ko? (Hình như sữa Fat là Skim milk đó ). Đừng mua sữa nguyên kem vì mình chỉ cần Protein trong sữa, ko cần Cholesterol.

2. Dấm ăn 25ml (Chứa acid acetic – CH3COOH). Nếu có điều kiện bạn mua Acid Acetic nguyên chất (bán ở Tô Hiến Thành 40k/500ml loại tinh khiết, hoặc Chợ Kim Biên 20k/lít). Khi đó chỉ cần 3-5ml thôi.

3. Soda : Sodium Bicarbonate NaHCO3 (1gram). Cái này thì phải mua ở mấy của hàng hóa chất đường Tô Hiến Thành, rất rẻ, loại tinh khiết khoảng 30k/500g hoặc Kim Biên (vào Kim Biên thì nói Soda người ta mới hiểu, khoảng 10k/kg). Mỗi lần xài có mấy gram ah.

Như vậy hóa chất cần thiết để làm Keo sữa chỉ có sữa Skim milk, dấm ăn, và soda. Dấm ăn (hoặc acid acetic tinh khiết) và soda thì chỉ cần một lượng rất nhỏ, ko đáng kể. Cái làm giá thành sản xuất của chúng ta cao là Sữa. Trong sản xuất công nghiệp thì người ta dùng sữa phế phẩm nên rẻ, chúng ta thì dùng sữa cho người uống.
Hướng dẫn cách làm Keo Sữa:

1. Cho khoảng 125ml sữa vào cốc Becker (lấy lon sữa bò, lon bia gì cũng được).

2. Cho 25ml dấm ăn vào (3-5ml acidacetic đâm đặc), khuấy đều. Acid sẽ tạo keo với Casein trong sữa.

3. Đun nhẹ cốc (trên bếp) , khuấy đều cho đến khi thấy một cục trắng kết dính trên đầu đũa (giai đoạn tủa của keo Casein). Nhấc cốc ra khỏi bếp, tiếp tục khuấy cho đến khi ko cỏn tủa tạo thành.

4. Cắt tờ giấy bìa tròn, xếp thành cái phểu (gấp làm tư rồi mở một phần). Đổ dịch trong cốc qua phiểu để lọc lấy phần keo sữa.

5. Bóp nhẹ phiểu lọc cho nước ra hết, Phơi keo tủa cho khô trong vài giờ. Sau đó bỏ keo (lúc này ở dạng khô) vào trong cốC.

6. Cho vào cốc khoảng 30m nước (nhiều hay ít tùy theo muốn keo loãng hay đặc). Bỏ khoảng ½ muỗn cà phê Soda (1g) vào để trung hòa acid acetic (dấm) còn dư.

7. Khi cho Soda vào, acid sẽ phản ứng với bazo nên thấy bọt khí (CO2) sinh ra. Cho thêm ít Soda nữa cho tới khi ko còn thấy bọt khí (nhớ khuấy đều).

8. Có thể cho thêm vài giọt tinh dầu tạo mùi như tinh dầu chuối cho keo thơm.

11/04/2015

Chùa Tiêu (Từ Sơn - Bắc Ninh)

   Nằm lưng chừng núi Tiêu quanh năm cây cối u tịch, phía dưới chân núi là dấu tích dòng sông Tiêu Tương cổ thơ mộng, chùa Tiêu có tên chữ là “Thiên tâm tự” thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu nổi tiếng là danh lam cổ tự.



Nhìn từ lầu Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.



Cổng chùa Tiêu.

  Căn cứ vào sử sách cổ và truyền thuyết dân gian thì chùa Tiêu đã có từ lâu đời. Đến thời Lý là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ trì của Quốc sư Lý Vạn Hạnh. Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn lớn khôn, để sau trở thành bậc Minh Vương có công khai lập vương triều nhà Lý và nền văn minh Đại Việt.
   Hiện chùa Tiêu là kiến trúc của nhiều lần trùng tu tôn tạo. Chùa gồm các tòa: Tam bảo, nhà tổ, nhà bia và các công trình phụ trợ. Tại nhà tổ có pho tượng cổ Thiền sư Lý Vạn Hạnh và ngai bài vị ghi rõ “Lý triều nhập nội Tể tướng Lý Vạn Hạnh Thiền sư thần vị”. Đặc biệt, chùa còn bảo lưu được một bia đá, có tên “Lý Gia Linh Thạch”, niên đại “Cảnh Thịnh nguyên niên” (1793), ghi chép sự tích về Lý Công Uẩn.
   Nhưng như tôi thấy thì việc trùng tu, tôn tạo ngôi chùa này đã xóa bỏ toàn bộ các công trình kiến trúc cổ; thay vào đó là cac vật liệu, kiến trúc khá hiện đại (khoảng từ năm 2003). Có chăng, còn chút dán dấp xưa là cổng Tam quan cũ mà thôi (Nhưng do không gặp được dân địa phương nên cũng chưa tìm hiểu được là xây dựng từ hồi nào ?):









MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA TIÊU



Bia - Ký











Chùa Chính - Nơi đặt Tam Bảo
(Trong giữa Tam bảo có xá lỵ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)








Đỉnh non Tiêu

   Bên trái Tam Bảo, theo 80 bậc đá, ta nên tới đỉnh núi, nơi đặt Tôn tượng Thiền sư Vạn Hạnh.





Nơi thờ Nhục thân Thiền sư Thích Như Trí

   Thiền sư Thích Như Trí về trụ trì chùa Tiêu cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII là đệ tử của Thiền sư Chân Nguyên, trụ ở chùa Long Động - Yên Tử.
   Nhờ có tấm bia ở tháp cổ mang dòng chữ “ Nhục thân Bồ tát Như Trí”, “Lê Triều Bảo thái đệ tứ niên” ta biết Thiền sư viên tịch vào đời vua Lê Dụ Tông, năm Qúy Mão (1723). Tiếp tục nghiên cứu về thiền sư còn cho thấy ngài là một cao tăng đắc đạo, có công lớn là “ Sưu tầm, in ấn các cuốn sách quý về Phật, đặc biệt là khắc in cuốn “Thiền uyển tập anh” tại chùa Tiêu năm Ất Mùi (1725). Đây là bộ sử thiền có giá trị của nền Phật giáo Việt Nam, ngoài ra còn khắc in nhiều ấn phẩm khác. Thật quý thay trước những năm 40 ở chùa Tiêu vẫn còn giữ khá nhiều ván in sách. Về thăm Yên Tử ta thấy thiền sư Như Trí còn 2 bài thơ được đăng tải ở chùa Sùng Bái.



Nhục thân Ngài Thích Như Trí trong tủ kính, trên bàn thờ. 
(ảnh này tôi sưu tầm trên mạng - do không được phép vào)

Nhà thờ Tổ Thiền sư Vạn Hạnh



   Nhà thờ tổ Vạn Hạnh được dựng trên nền đất cũ, năm 2001 được làm mới. Theo nhà báo Trương Thị Kim Dung: “Pho tượng cổ Vạn Hạnh đúc bằng đồng được đặt trong một khám kính cao chừng 50 cm với chân dung rất sinh động, các chi tiết khắc họa ăn khớp với những điều ghi trong sử sách, cũng như những chuyện kể dân gian”. Bài vị thờ ghi rõ “Lý triều nhập nội, tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị”.






   Đình Bảng, nơi có đền thờ Lý Bát Đế từ lâu cứ mỗi độ xuân về vào dịp lễ hội Mười lăm tháng Ba âm lịch hàng năm, người dân Bình Đảng lại lên chùa Tiêu xin nước để cúng tế - Qua đó ta thấy được vị thế quan trọng của chùa Tiêu trong hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử của vùng Kinh Bắc nói chung và của triều Lý (Việt Nam) cũng như hệ phái Phật giáo Việt Nam.

Vài hình ảnh khác về chùa Tiêu:





























   Thông tin thì chắc mọi người sẽ tự tìm hiểu thêm, chỉ mong ở đây, mọi người biết thêm một di tích lịch sử - văn hóa Việt để thêm tự hào mà thôi.
   Trân trọng.

Bài và ảnh: TuanLong