22/06/2015

Tác dụng của rượu nếp cho sức khỏe

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người vẫn thường ăn rượu nếp song không hiểu tác dụng thực sự của món này.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay cơm rượu nếp (hay còn gọi là rượu nếp) có tính ôn ấm, bổ dưỡng, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần khoan khoái.
Chính bởi vị cay nồng, cơm rượu trở thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian vào ngày này, con người phải ăn những thứ cay, nóng, chua, đắng để giết “sâu bọ” (giun, sán, ký sinh trùng) trong cơ thể.
Theo lương y Hồng Minh, cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp, nấu chín thành cơm, lót lá chuối, rải để nguội.
Sau đó, dùng men làm rượu giã nhỏ, cho cả hai thứ vào âu (bình thủy tính, sứ…) theo nguyên tắc một lớp men, một lớp cơm xen lẫn, mỗi lớp cỡ 3-4 cm. Ủ 3-4 ngày, hỗn hợp này sẽ ra nước, tức là đến lúc chín, có thể ăn.
an-ruou-nep-diet-sau-bo
Rượu nếp được bày bán khắp nơi trong dịp Tết Đoan Ngọ. 
Ảnh: Hoàng Anh.

 “Người xưa thường làm trước ngày Tết Đoan Ngọ để kịp có món ăn vào ngày đặc biệt này.
Tuy nhiên ngày nay, chúng ta có thể làm món ăn này ăn vào các ngày bình thường khác bởi thực chất cơm rượu nếp rất tốt cho cơ thể”, lương y Hồng Minh cho hay.
Vị chuyên gia cho biết có thể làm cơm rượu nếp từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.
Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, chúng ta ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Ngoài ra, cơm nếp sau khi được lên men còn giúp kích thích tiêu hóa, rất thích hợp để bồi bổ cơ thể người mới ốm dậy, người chán ăn hoặc mắc các chứng rối loạn tiêu hóa.
Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Vẫn theo lương y Hồng Minh, lượng sắt trong gạo nếp rất cao, ăn vào sẽ tăng cường hồng cầu, gia tăng lượng máu đến nuôi dưỡng các tế bào da. Nhờ đó, ăn món ăn này, da dẻ thường sẽ hồng hào, sáng hơn.
Theo lương y Hồng Minh, cơm rượu nếp tính lành, chủ yếu bổ dưỡng và giúp khí huyết lưu thông.
Các đối tượng từ người già, phụ nữ mang thai, sau khi sinh, ăn món này đều rất tốt, riêng trẻ em dưới 10 tuổi không nên dùng vì dễ bị say.
Bài thuốc đặc biệt từ rượu nếp:
Dành cho phụ nữ sau khi sinh: Lấy khoảng 3 kg cơm rượu nếp (đã lên men như thông thường) cho vào lọ thủy tinh, cho thêm 5-7 quả trứng gà để nguyên vỏ nhưng lấy kim châm 2 đầu quả trứng.
Hạ thổ lọ thủy tinh khoảng 100 ngày (có thể lâu hơn), sau đó ăn khoảng 50-100 g/ngày. Công dụng: Giúp hồi phục cơ thể, sạch huyết xấu, da dẻ hồng hào, nhiều sữa.
Dành cho người ốm dậy: Cơm rượu đã lên men cho thêm sâm để ăn. Công dụng: Bồi dưỡng cơ thể, lưu thông khí huyết, nhanh hồi phục.

Các yếu tố hình họa của hình ảnh (Phần 3)

 5. Đường nét và nhịp điệu
Người phương Đông, nhất là người Nhật Bản có biệt tài chỉ dùng vài đường nét đơn sơ mà gợi lên được bất cứ vật thể gì, bất cứ động tác gì không kém gì một bức tranh cổ điển. Nói như vậy có nghĩa đường nét thực sự là cái xương sống của hình ảnh.
Đối tượng có một số đường nét cơ bản, tức là không thể tránh được và không thể thiếu được: những đường nét bao bọc các vật thể, tách biệt các sắc độ và các sắc thái của các mầu, tách biệt phần tối với phần sáng. 
Đường chân trời tách biệt phần gì thuộc về đất và phần gì thuộc về trời, và dưới một hình thức tượng trưng, gợi lên cái vô cực bởi vì mọi đường nằm ngang của đối tượng đều qui tụ vào đấy.
Những đường khác, đường thẳng, đường cong hay đường gãy khúc, thẳng đứng, xiên hay nằm ngang, đường đơn giản hay phức tạp, bao giờ cũng có một vai trò quan trọng trong hình dáng của hình ảnh.
10382589 10203954977504294 3567162322929054681 o
- Đường cong gợi lên sự mềm mại, dịu dàng, sự đầy đặn, sự uyển chuyển, sự hoà hợp, một cái gì thuộc về nữ giới.
- Đường thẳng gợi ngay cho ta sự mạnh mẽ, kiên quyết, cứng rắn.
- Đường gãy khúc biểu hiện sự mờ rối, hỗn độn.
Phương hướng của các đường cũng là một yếu tố cơ bản, nhất là khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần:
- Đường nằm ngang lặp đi lặp lại nhiều lần gợi cho ta vẻ yên tĩnh, nghỉ ngơi: mặt nước phẳng lặng của ao hồ, cánh đồng thẳng cánh cò bay.
- Đường thẳng đứng lặp đi lặp lại nhiều lần, như những chiếc cột trong nhà thờ, những thân cây trong một khu rừng gợi cho ta những cảm giác về cái vĩ đại lớn lao, sự cao quí tinh thần, v.v...
- Các đường chéo góc hội tụ vào nhau không thể gợi cho ta cái gì khác là sự xa vời, vô tận...
Nhà nhiếp ảnh chỉ cần quan sát sơ qua cũng nhận thấy rõ vai trò tượng trưng của các đường nét. Ngoài ra, người chụp còn phải nắm được nhịp độ gây nên bởi sự lặp đi lặp lại của các đường. Như trong một bản nhạc, nhịp độ có thể đều đều, buồn tẻ, hoặc dồn dập, giật giọng: việc lặp đi lặp lại những yếu tố giống nhau tập hợp lại theo một cách nào đó, tạo ra một thứ "đời sống nội tâm" cho hình ảnh, gần như một "động tác vĩnh cửu"... như hàng dương liễu lẫn dần bên bờ sông.
10269247 10204111505537397 5536531207486753832 o
 Khi ta ngắm một bức ảnh tốt, con mắt của ta được các đường nét hướng dẫn để phân tích hình ảnh, từ chủ đề chính là nơi con mắt bị giữ lại trước tiên, rồi lần lượt đến tất cả mọi điểm của bức ảnh. Đó là vai trò mà người chụp ảnh phải đem lại cho các đường nét trong bố cục.
 6. Sắc độ, tối và sáng
Ảnh chỉ là hình chiếu phẳng hai chiều của thế giới ba chiều, một thế giới có chiều sâu, có nhiều tầng lớp khác nhau, từ mắt ta đến tận chân trời, đến vô cực.
Rồi từ mặt phẳng đó, ta có được cảm giác về hình khối, về chiều sâu, phối cảnh hình học. Phối cảnh còn kèm theo sự "biến điệu" của các lớp cảnh khác nhau, về sự tương phản và về ánh sáng. 
Trong một phong cảnh có không khí đượm hơi nước và bụi làm cho các lớp cảnh ở xa bị chìm trong một làn sương mờ trên đó nổi bật lên những lớp cảnh ở gần hơn. Hiệu ứng đó gọi là phối cảnh gần xa.
Những bức ảnh chụp trên mặt trăng làm cho ta thấy lạ không phải chỉ do trên mặt trăng gồ ghề, tương phản, mà còn là vì những tảng đá ở xa nhất cũng nổi lên sắc nét trên bầu trời đen như những tảng đá ở gần. Trên mặt đất, hiện tượng các lớp cảnh càng xa càng mờ và nhạt dần là do hiệu ứng của việc chiếu sáng.
Nhiếp ảnh còn gọi là bộ môn nghệ thuật của ánh sáng.
Ánh sáng, tuỳ theo hướng chiếu của nó, làm cho các lớp cảnh của đối tượng nổi lên một cách khác nhau và làm cho hình dáng sắc hoặc dịu một cách khác nhau.
1146517 505641519506742 114389909 n
- Ánh sáng trực diện làm cho mọi hình khối đều chìm như nhau do đó hình ảnh bị dẹt.
- Trái lại ánh sáng chếch 45 độ so với đối tượng làm cho hình dáng và hình khối được nổi lên. Đó là loại ánh sáng cổ điển.
- Ánh sáng bên, đi lướt qua mặt tiền cảnh, làm nổi bật một cách hết sức mạnh mẽ cấu trúc và chất liệu của các vật thể: đá, gỗ, vải, cho ta thấy cấu trúc đặc biệt của chúng.
- Ánh sáng ngược làm nổi các vật thể nhưng chỉ thể hiện chúng thành những bóng đen.
Sự tương phản của ánh sáng cũng quan trọng không kém gì hướng chiếu của nó. Chính sự tương phản này tạo nên bầu không khí của một phong cảnh, một tĩnh vật, một chân dung. Ta hãy so sánh ánh sáng dịu ở các nước miền cực bắc với ánh sáng gắt ở các nước nhiệt đới và ánh sáng trong sáng vào mùa xuân hay mùa thu ở các nước ôn đới.
Từng vật thể nằm trong khuôn hình, ở xa hay gần máy ảnh, ở vào những hướng khác nhau đối với hướng của ánh sáng, sẽ có một sắc độ xám khác nhau trên hình ảnh.
Vẻ đẹp của một bức ảnh đen-trắng là bằng cả một loạt các sắc độ xám khác nhau, từ trắng toát đến đen kịt, gợi lên cho ta những chất liệu khác nhau, những hình dáng khác nhau của các yếu tố tạo nên một thể hoàn chỉnh.
 7. Màu sắc
Một yếu tố của hình ảnh không được coi nhẹ trong lĩnh vực nhiếp ảnh ngày nay là màu sắc. Dĩ nhiên, mọi người có quyền thích ảnh đen-trắng, nhưng thời đại hiện nay, đa số các bức ảnh chụp là ảnh màu!
thapruaxaxa
Quá trình thực hành lâu năm ảnh màu đã dạy cho chúng ta, người chụp nghiệp dư lẫn nhà chuyên nghiệp một điều: màu sắc chỉ là một trong nhiều yếu tố của hình ảnh mà thôi. Riêng màu sắc không thôi, ít khi nó thu hút được sự chú ý của người xem. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là: một bức ảnh đen- trắng không có giá trị gì thì khó lòng mà có giá trị hơn nếu là ta đem nó ra tô màu.
Thế nhưng, màu sắc có ngôn ngữ cảm thụ riêng của nó, ta cần phải biết xem màu sắc có thể đem lại những gì cho hình ảnh.
10298601 10204198283066781 7507070135023913344 o
Trước hết, màu sắc, riêng bản thân nó cho phép ta phân biệt được hai mảng của hình ảnh có thể sẽ bị lẫn vào với nhau trên ảnh đen trắng. Cụ thể là, ánh sáng trực diện là điều ngăn cấm khi chụp ảnh đen-trắng, lại có thể cho ta những bức ảnh màu khả quan nếu đối tượng chụp có nhiều màu sắc khác nhau.
Giá trị của một bức ảnh màu là ở chỗ nào? giá trị của nó là ở những yếu tố làm cho bức ảnh bất kỳ là ảnh đen-trắng hay màu trở thành một bức ảnh tốt, và hơn nữa, ở một sự hài hoà nào đó nối màu sắc này với màu sắc kia, ở những sắc thái tế nhị của cánh hoa giữa màu xanh xum xuê của lá cây, v.v... 
10492019 1470530339858519 7570897373914695792 n
Do vậy, khi chụp ảnh màu, ngoài việc sử dụng đường nét, hình khối và ánh sáng ra, lại còn cần phải xét đến các sắc thái để tạo nên một tổng thể hoà hợp về màu.
hinh-hoa
Điều mà chúng ta quan tâm trước hết là giá trị mà màu sắc có thể đem lại cho hình ảnh khi màu đó không dữ dội. Những mảng tường rêu phong của một ngôi nhà cổ, một cành cây đượm sương đêm mà chúng ta nghĩ là có thể thể hiện được một cách trung thự trên ảnh đen-trắng, trong ảnh màu lại có những sắc thái kín đáo và một vẻ tinh tế mê hồn. 
10464090 256189924585400 6769337431550797693 n
Thử tưởng tượng: một bông cẩm chướng đỏ sẽ nổi bật trên ngực áo màu xám như một âm thanh trong vắt của một tiếng kèn đồng. 
Màu sắc đẹp, đánh thức mọi giác quan! Cho ta nghe được cả âm thanh, cho ta ngửi được cả mùi hương, cảm nhận được cả độ tươi mát của hình tượng... Đó chính là sức mạnh của nghệ thuật tạo hình. 
Đúng vậy, nghiên cứu và cảm nhận sự hoà hợp và sự tương phản của các màu sắc. Là tiền đề, để ta thể hiện được những bức ảnh màu "đẹp và có hồn".
Mong rằng: 
Qua bài viết này, những người cầm máy ảnh (hoặc điện thoại) có được những lý thuyết cơ bản để tạo nên một bức ảnh đẹp, và có được cơ sở lý luận để đánh giá một bức hình đẹp.
Tuy nhiên. Lời khuyên của tôi là : Mọi sáng tạo nghệ thuật, hay phê bình nghệ thuật nên bắt đầu từ cảm nhận, rồi sau đó mới dùng lý thuyết để kiểm chứng cảm xúc của mình, bạn nhé !

Các yếu tố hình họa của hình ảnh (Phần 1)

Bài viết này đóng góp một phần kiến thức căn bản cho những người mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh, những người đã từng băn khoăn: "Thế nào là một bức ảnh đẹp, và làm thế nào để tạo nên một bức ảnh đẹp?".
Trong thời đại phát triển nhanh chóng của máy ảnh và công nghệ kỹ thuật số.
Phải chăng, tất cả các bức ảnh đẹp là nhờ vào đẳng cấp công nghệ của phương tiện kỹ thuật số ?...(máy ảnh và đồ họa) 
Mặc dù ta đã cầm trên tay chiếc máy ảnh tích hợp nhiều công nghệ hiện đại nhất, đắt tiền nhất, nhưng nó cũng chỉ là một cái máy, một cái máy vô tri vô giác, tự nó không có khả năng nhìn và chọn lựa. Cái chính là ta phải học cách sử dụng nó phục vụ cho mình
Bức ảnh là tác phẩm nghệ thuật truyền tải tư tưởng của người sinh ra nó. Công nghệ kỹ thuật số chỉ là điều kiện cần, chứ không phải là điều kiện đủ, nó chỉ hổ trợ cho người làm ra tác phẩm được thuận tiện hơn. 
Yếu tố làm nên giá trị nghệ thuật trong một bức ảnh, dĩ nhiên không phải là do chiếc máy ảnh, mà là do nhà nhiếp ảnh đã dùng chiếc máy ảnh đó như thế nào?.
Nhà nhiếp ảnh giỏi, không phải là người có chiếc máy ảnh tốt nhất, đắt tiền nhất, mà là người chụp được những bức ảnh tốt nhất! 
Untitled-1
Nụ hôn- tác giả: Robert Doisneau
Có một ví dụ:
Một trong những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Henri Cartier-Bresson (Pháp) chỉ thích sử dụng một chiếc Leica "cổ lỗ sĩ", với ống kính tiêu cự trung bình, chụp phim đen trắng, và thường chụp với tốc độ 1/125 giây! 
Henri Cartier-Bresson có thể sử dụng một chiếc máy tốt hơn nhiều, nhưng ông lại có thói quen thích sử dụng máy ảnh đơn giản. Tác phẩm sau cùng vẫn đạt được ý đồ sáng tác của ông, vẫn sinh ra được những bức ảnh rất tốt... Yếu tố tạo nên giá trị của những hình ảnh của nhà nghệ sĩ này (cũng như của những nhà nhiếp ảnh lớn khác) là điều khó giải thích rỏ ràng. 
Nghệ thuật, bản thân nó không thể viết ra thành công thức. Ở người nghệ sĩ, việc thể hiện bản thân lên tác phẩm là bản năng, nhiều khi sử dụng đến tình cảm nhiều hơn là tri thức, kinh nghiệm nhiều hơn là công nghệ. 
Vì vậy, rất khó... nếu không phải là tác giả, không thể biết ngay trước được tại sao và vì sao hình ảnh này lại có tính chất nghệ thuật còn hình ảnh kia thì không...
“Đó là dấu hiệu của tài năng" là... một chút năng khiếu cộng với sự khổ luyện lâu dài.
1498107 10203113018855854 1005984492 o
Tuy nhiên, để chập chững bước đi trên con đường này, chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm cơ bản ban đầu:
Thế nào là một ảnh đạt, thế nào là một ảnh tốt (Hai từ ngữ này không giống nhau)
- Ảnh đạt:  là một bức ảnh rõ nét, nhìn thấy rõ. Tất cả chỉ là như vậy. Bất kỳ ai, dùng một chiếc máy ảnh loại phổ biến bán ngoài thị trường, đều có thể chụp đạt tất cả mọi kiểu ảnh.
Ảnh tốt: Vì nó đã chộp được giây phút quan trọng, chộp được một vẻ mặt thoáng qua, một cử chỉ có ý nghĩa. Hoặc là nó thể hiện bằng một vẻ dễ nhìn hoặc khác thường, một con người, một cảnh vật, một hình thái của thiên nhiên. Hoặc nó gợi lên những mối liên quan tinh vi hình như được thiết lập giữa những yếu tố trong thiên nhiên hoặc những tình huống trong cuộc đời, hay cuối cùng nó đem đến cho ta những ấn tượng mới về một đối tượng mà chúng ta chưa biết rõ.
Chỉ ra, thông báo, giảng dạy, gợi lên... Đó là một vài trong nhiều tính chất của một bức ảnh tốt. 
Có thể nó là sản phẩm ta chộp lấy được, hay ta cố tình tạo dựng được...
Cho dù nó là sản phẩm vô tình hay cố ý, nhưng nó chính là kim cương lẫn trong đá, tìm ra được nó cũng phải đòi hỏi có một kiến thức và tài năng nhất định.
1623646 302341113260933 3418214322837132760 n
Trong nội dung bài viết này, tôi muốn bàn đến 7 vấn đề cơ bản nhất trong việc chụp hình, các yếu tố hội họa trong nhiếp ảnh. 
Những căn bản hình họa của hình ảnh mà người cầm máy cần biết :
1- Đối tượng mô tả
2- Giây phút chụp
3- Bố cục khuôn hình
4- Điểm nhìn
5- Đường nét và nhịp điệu
6- Sắc độ, tối và sáng
7- Màu sắc
 1. Đối tượng mô tả: 
Trong nhiếp ảnh, tính chất của đối tượng hầu như không có ý nghĩa gì quan trọng. 
Một cảnh vật hết sức tầm thường, một khuôn mặt của một người khách qua đường, một con vật, một thân cây, thậm chí một viên sỏi nữa, mang trong lòng nó nhiều khả năng chụp được những bức ảnh tốt chẳng kém gì những đối tượng thoạt nhìn chúng ta có thể cho là "ăn ảnh" hơn (những người phụ nữ xinh đẹp, những chú mèo con, thiên nga bơi trên hồ, cảnh hoàng hôn, v.v...). 
1512468 555576651196102 772642414 n
Bằng chứng không thiếu: những nhà nhiếp ảnh lớn như Cartier-Bresson, Denis Brihat, Jean Dieuzaide, và nhiều người khác nữa, đều có thể sáng tạo được những hình ảnh kỳ diệu từ những đề tài bản thân chúng có vẻ rất tầm thường như một khu chợ ở Paris, một chiếc lá rơi, ánh nước trên mặt hồ... 
Vậy thì, đối tượng chụp không là cái gì cả, hoặc là chẳng có giá trị bao nhiêu, trước một nghệ sĩ nhiếp ảnh biết làm nghệ thuật thực sự.
Lặn lội lên bờ, xuống ruộng... đi sớm về khuya... lên rừng xuống biển, hoặc rủ nhau đi trại sáng tác... cũng không thể nào làm nên... "nhà nhiếp ảnh". Điều đó... chỉ cần cho các nhà báo làm ảnh thời sự theo đề tài định trước mà thôi!
10371929 334842939997220 5157272713005565852 n
 Toàn bộ giá trị là ở cách ta nhìn đối tượng đó, cách ta chụp đối tượng đó...
Trước hết hãy học cách nhìn! 
Cái có thể làm cho một bức ảnh có giá trị, trước hết là nội dung gợi cảm của nó, sức mạnh biểu hiện của nó.
Xu hướng rất thông thường ở người mới cầm máy là muốn đưa vào trong khuôn hình càng nhiều thứ càng tốt. Người mới vào nghề chụp đó muốn đưa vào trong một kiểu ảnh toàn bộ gia đình đứng trước toàn bộ khung cảnh.
Đó đúng là cách thể hiện một bức ảnh vô giá trị. Kích thước nhỏ bé, tủn mủn của mỗi đối tượng, chi tiết quá nhiều khiến cho con mắt người xem bị lạc, khiến cho hình ảnh trở nên rối và có vẻ như ta đã được thấy rất nhiều lần ở đâu rồi.
1979344 577284502381230 3622439785388549175 o
Trước một đối tượng như vậy, ta phải biết cách chọn: Người hay cảnh? Nếu chọn người, thì ta chụp gần lại, khuôn hình đầy hơn để có thể nhận ra đường nét và cảm xúc trên nét mặt. Cảnh vật sẽ đóng vai trò nền, đằng sau những bức "chân dung".
Nếu ta chọn cảnh, thì phải cố gắng làm sao thể hiện được những đường nét tế nhị và giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh, làm phân biệt các lớp khác nhau trong ảnh, làm nổi lên vẻ đẹp của ánh sáng ngược, v.v... Nếu như có người trong ảnh thì người chỉ là những cái chấm nhỏ xíu ở đằng xa, đóng vai trò "điểm đối về thị giác": con người trước thiên nhiên.
Biết chọn lựa... là một cách khác để bày tỏ cùng một ý nghĩ, là vấn đề về sự thống nhất của đối tượng chụp. Trong nhiếp ảnh cũng như trong mọi phương tiện biểu hiện khác, ta không được "đề cập" đến nhiều chủ đề trong một hình ảnh. Điều đó không có nghĩa là nhà nhiếp ảnh chỉ được chụp một người, một vật hoặc một hành động duy nhất mà thôi. Mà là phải tôn trọng một sự phân chia thứ bậc nào đó giữa các yếu tố tạo nên ảnh. 
camera trai nghiem nikon d7100 11
Các yếu tố phụ có vai trò làm nổi bật yếu tố chính, chứ không được làm phân tán con mắt khỏi đối tượng chính. Tất cả các yếu tố trong bức ảnh phải tham dự vào cùng một cảnh tượng hoặc cùng một hành động.
 2. Giây phút chụp
Khi chụp một con người, một sinh vật hoặc một vật động, đặc điểm cơ bản là giây phút chụp. Đó là giây phút quyết định sự thành công.
p.txt
Động tác của mọi sinh vật đều qua một giây phút gọi là điểm tột đỉnh, điển hình cho toàn bộ hành động diễn ra trước và sau điểm tột đỉnh đó. Ví dụ, ta phải chụp người nhảy cao đúng vào lúc người ấy vượt qua xà ngang... Đối với những động tác phức tạp, của nhiều người cũng vậy. 
Ví dụ, chụp hàng nghìn bộ mặt trên sân vận động đều cùng hướng về một phía, hàng trăm cánh tay chĩa về một nơi. Chụp quá sớm hoặc quá muộn một chút, hình ảnh sẽ mất hầu như hết ý nghĩa của nó.
Camera Tinh Te Trai nghiem Nikon D7100 04
 Không phải chỉ ở chụp phóng sự hoặc chụp chân dung giây phút chụp mới quan trọng, mà cả chụp phong cảnh cũng vậy. Giây phút tốt nhất khi chụp một phong cảnh là khi mặt trời rọi tia nắng qua các dải mây, làm mọi vật tràn ngập một thứ ánh sáng nhẹ nhàng, làm đồi núi và cánh đồng nổi lên những hình dáng đặc biệt của chúng. Chọn giây phút bấm máy không phải chỉ là vấn đề may rủi, mà là một vấn đề kiên nhẫn và phương pháp.
Một người cầm máy săn ảnh, không dám chớp mắt để tìm kiếm chộp lấy một giây của ánh bình minh hoặc hoàng hôn. Bởi vì họ hiếu rất rỏ giá trị của giây phút đó.
1795805 572018236218610 227469523 o
Sự thành công của một bức ảnh nhiều khi là do người chụp dự kiến được trước sự kiện. Đó như thể là một "giác quan thứ 6" ở các nhà chụp chân dung và phóng sự. Giây phút ấy không thể do ta tạo ra. 
Camera Tinh Te Trai nghiem Nikon D7100 03
Ta nghe những câu: "Cẩn thận! Đứng yên nhé! Cười lên! Chụp đây này..." chỉ làm xuất hiện trên đối tượng chụp một nụ cười cứng đờ. Cuộc sống không dừng lại, nhà nhiếp ảnh phải tìm kiếm và biết chộp lấy cuộc sống đúng lúc.
(Còn nữa)

ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA ?

  

Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật pháp là một vị thuần nhất. Chỉ do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau mà thôi.
Đối với những người có trình độ thấp, Phật chỉ giảng đạo lý làm người, giảng năm giới, mười điều thiện gọi là nhân thiên thừa. Đối với nhưng người nhàm chán thế gian, Phật giảng phương pháp thoát ly sinh tử, gọi là Thanh văn tiểu thừa. Đối với những người có trình độ cao, có tâm nguyện nhân độ thế, thì Phật giảng giáo lý Đại thừa bồ tát.
Trên sự thực, Phật pháp chia làm năm thừa : Nhân thừa (tức là Phật giáo của nhân gian), Thiên thừa (Phật giáo cho loài Trời), Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ tát thừa.
Tu theo 5 giới và 10 điều thiện ở bậc cao (thượng phẩm) thì sẽ được sinh lên các cõi Trời. Tu theo 5 giới 10 điều thiện ở bậc trung bình (trung phẩm) thì sẽ được sinh làm người. Tổng hợp cả hai lại gọi chung là con đường loài Người và loài Trời. Hàng Thanh văn nhờ nghe pháp tu hành mà được giải thoát khỏi sinh tử. Hàng Độc giác không nghe pháp, không có thầy mà tự mình giác ngộ, được giải thoát khỏi sinh tử. Tổng hợp cả hai lại gọi chung là con đường giải thoát của Nhị thừa.
Con đường Bồ tát là pháp môn vừa cầu giải thoát, vừa không tách rời con đường loài Người và loài Trời, do đó con đường Bồ tát đại thừa là con đường tổng hợp cả hai con đường giải thoát và con đường loài Người và loài Trời.
Tu theo 5 giới và 10 điều thiện trong con đường loài Người và loài Trời thì vẫn còn là phàm phu. Người tu hành, chứng đạo giải thoát không còn luân hồi sinh tử nữa, mới gọi là bậc Thánh. Vì chỉ lo lắng cho bản thân mà cầu Phật pháp để được giải thoát, không có tâm nguyện quay trở lại cứu độ chúng sinh, cho nên gọi là Tiểu thừa. Con đường Bồ tát gọi là Đại thừa, vì rằng vị Bồ tát, trên thì cầu đạo Phật vô thượng để giải thoát khỏi sinh tử, dưới thì phát nguyện độ thoát vô lượng chúng sinh để cùng thoát khỏi biển khổ sinh tử.
Về mặt phân bố địa lý mà nói, thông thường gọi Phật giáo Bắc truyền theo văn hệ Sanskrit, lấy Trung Hoa làm trung tâm, bao gồm các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam thì gọi là Phật giáo Đại thừa. Còn Phật giáoNam truyền dùng kinh điển thuộc văn hệ Pali, lấy nước Tích Lan làm trung tâm và bao gồm các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, thường được gọi là Phật giáo Tiểu thừa.
Thực ra, đó chỉ là sự phân biệt của riêng Phật giáo Bắc truyền, còn Phật giáo Nam truyền thì không công nhận sự phân biệt đó. Đấy là do, trong Luật tạng của Hữu Bộ, quyển 45 và Tạp A Hàm quyển 28 trang 69 đều có ghi danh từ Đại thừa để chỉ những người tu theo Bát chính đạo và Tạp A Hàm quyển 26 trang 204 dùng danh từ đại sĩ chỉ cho những người tu hạnh Bốn nghiếp pháp. Tăng nhất A Hàm cuốn 19 cũng nói rõ sáu độ thuộc về Đại thừa. 
Phật giáo Bắc truyền, trong lĩnh vực lý luận, có phần phát huy hơn Phật giáo Nam truyền, thế nhưng về mặt thực tiễn sinh hoạt thì Phật giáo Bắc truyền không phải tất cả theo Đại thừa và Phật giáo Nam truyền cũng không phải tất cả đều theo Tiểu thừa. Phật giáo Trung Quốc, ngoài việc ăn trường trai ra, cũng không có gì xuất sắc hơn Phật giáo Nam truyền
Phật giáo Trung Quốc do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang và lối học nói suông chuyện thanh cao (huyền học tham đàm) cho nên cũng bị lớp sĩ phu đời Ngụy Tấn đối đãi như là một thứ huyền học để tiêu khiển. Lý luận của các tông phái ở Trung Quốc như Thiên Thai Tông và Hoa Nghiêm Tông đều có chịu một phần ảnh hưởng của học phong này. 
Chính vì vậy, có một học giả Nhật Bản cận đại, ông Mộc Thôn Thái Hiền phê bình Phật giáo Trung Quốc là loại Phật giáo học vấn, không phải là Phật giáo thực tiễn. Phê bình như vậy, không phải là không có lý do. Trên sự thực, cấu trúc tư tưởng của Hoa Nghiêm Tông và Thiên Thai Tông đều xuất phát từ cảnh giới chứng ngộ của các cao tăng Trung Hoa, chứ không có y cứ đầy đủ trong tư tưởng lý luận của Phật giáo Ấn Độ. Do đó, có thể nói tinh thần Đại thừa chân chính của Phật giáo Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa phổ cập đến dân gian Trung Quốc, chứ còn nói gì làm nơi quy tụ của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc ! Vì vậy mà có người nói, Phật giáo Trung Quốc về tư tưởng là Đại thừa, về hành vi là Tiểu thừa.

THIỀN ĐỊNH – Sự chuyển đổi năng lượng thân tâm.


 

Trong Vũ trụ bao la và đầy bí ẩn, mỗi chúng ta là một sinh vật rất nhỏ bé, sống trên một hành tinh nhỏ bé, trong một Thiên hà có kích thước rất khiêm tốn so với các Thiên hà khác. Tuy vậy, ở bất cứ thời gian nào và hoàn cảnh nào, mỗi chúng ta cũng đều được trao ban một năng lượng vô hình, kỳ bí và vô tận.

Sống trong cuộc đời này, ai cũng mong muốn tìm cho mình một sức khoẻ tốt, một sự thịnh vượng, một sự hoà ái, một trí tuệ minh mẫn và trên hết là sự an lạc. Muốn thế, mỗi chúng ta đều cố gắng nỗ lực để đạt được những thứ này bằng cách này hay cách khác. Nhưng liệu trong chúng ta có mấy ai được toại nguyện? Nếu chúng ta hiểu rõ và tìm ra được sự liên đới rất chặt chẽ của bản thân mình với Vũ trụ, chúng ta có thể vượt qua được những trở ngại này.

Năng lượng Vũ trụ là nguồn năng lượng hằng hữu, có mặt khắp mọi nơi trong Vũ trụ, nó gắn kết các Thiên Hà, các Ngôi sao, các Hành tinh, Con người và các Nguyên tử khác. Năng lượng Vũ trụ cũng là khoảng không giữa mỗi vật và bên trong của mọi vật. Sự gắn kết này giúp cho Vũ trụ hoạt động tuân theo các quỹ đạo một cách trật tự. Năng lượng Vũ trụ là nguồn năng lượng của sự sống, nó cung cấp năng lượng cho các chức năng để cơ thể sống có thể hoạt động, nó cũng là động năng thiết yếu duy trì trật tự sự sống và giúp nâng cao trí tuệ của mỗi Linh hồn.

Khi tâm thức chúng ta hoàn toàn yên tĩnh như khi chìm trong những giấc ngủ thật sâu, chúng ta có thể nhận được một ít năng lượng này từ Vũ trụ , qua đó mà cơ thể của chúng ta có thể sử dụng nguồn năng lượng này cho các hoạt động hằng ngày của trí não như nhìn, nói, nghe, suy nghĩ và các hoạt động khác của cơ thể. Nguồn năng lượng được hấp thu rất ít ỏi trong giấc ngủ ngon này không đủ để trang trãi cho toàn bộ các hoạt động nói trên. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy mệt mỏi, uể ỏi, căng thẳng, chán nản và sau cùng là kiệt sức khi làm việc. Điều này đã có thể dẫn đến các bệnh tật về tinh thần và thể xác. Tuy thế, từ xa xưa con người đã biết tiếp thu nguồn năng lượng quý báu này một cách chủ động, và ngày nay Khoa học cũng đã biết ứng dụng kỹ thuật này để hỗ trợ cho con người vượt qua những khó khăn, khổ ải vì bênh tật, ngoài các phương tiện y học hiện đại.

Cách duy nhất để dung nạp Năng lượng Vũ trụ một cách tích cực là Thiền định. Ngủ là một trạng thái thiền vô thức nên năng lượng thu nạp không nhiều, trong khi Thiền là một trạng thái chủ động nên năng lượng thu nạp lớn hơn nhiều. Nguồn năng lượng này giúp tăng cường thể chất, tinh thần và trí tuệ, giúp khai mở giác quan thứ sáu và còn nhiều hơn thế nữa… Do được hấp thu liên tục do thiền định, nên năng lượng tích tụ ngày càng nhiều,Thiền giả sẽ có sức khoẻ mạnh mẽ hơn và tâm sẽ thanh tịnh hơn.


Thiền định không phải là một cái gì cao siêu mà chỉ là thực hiện một chuyến du hành của tâm thức tìm về với chính mình. Trong chuyến du hành này, thiền giả sẽ tìm hiểu chính mình từ thể xác đến ký ức, từ ký ức đến trí tuệ và từ trí tuệ đến chân tâm và còn cao hơn thế nữa...

Để hành thiền, trước tiên chúng ta phải ngưng tất cả các hoạt động thân xác lẫn tinh thần. Khi bản thể được thả lỏng, tâm thức sẽ bước qua một cảnh giới kế tiếp, tâm đã trở về với ký ức. Ký ức là những ý nghĩ miên man, vọng niệm, liên tục đến và đi trên bề mặt trí não. Khi vọng niệm đến, thiền giả sẽ bắt gặp rất nhiều điều đã biết hoặc chưa hề hay biết. Để vượt qua được nghiệp tâm, thiền giả phải biết tập trung quán sát hơi thở. Theo dõi hơi thở là một khả năng tự nhiên của mỗi bản thân. Đừng hít thở một cách chủ động, mà hãy để hơi thở tự nhiên ra vào và chỉ cần theo dõi hơi thở của mình một cách bình thường mà thôi. Đừng bị cuốn theo những ý nghĩ miên man và những vọng động. Hãy bình tâm lấy lại quyền chủ động, trở về với hơi thở, theo dõi hơi thở một cách bình thường và chỉ có hơi thở mà thôi. Sau đó mật độ của nghiệp tâm sẽ giảm xuống, hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhàng, dịu hơn và ngắn hơn.

Cuối cùng, hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhất, tụ lại như tia sáng và loé lên ở điểm giữa hai chân mày. Trong trạng thái này, thiền giả sẽ cảm giác không còn thở và không còn vọng niệm, trạng thái tâm không. Đây được gọi là trạng thái tĩnh tâm hay nhập định. Trong trạng thái này, chúng ta sẽ tắm mình trong năng lượng vũ trụ. Hành thiền càng nhiều, thiền giả càng được tiếp nhận nhiều năng lượng Vũ trụ. Nguồn năng lượng này tuôn chảy khắp bản thể được bao quanh bởi từ trường. Đây được gọi là thể Dĩ Thái hay Thể Phách- Etheric Body.

Thể Phách là sự gom tụ hình thành từ hơn 72 nghìn ống dẫn năng lượng chạy khắp thể xác của cơ thể. Tất cả các ống dẫn năng lượng xuất phát từ đỉnh đầu. Vùng này được gọi là Luân Xa 7. Các ống dẫn năng lượng lan toả khắp cơ thể giống như cành cây và rễ cây. Thể phách được xem là cầu nối giữa phần siêu hình và thể chất, đóng vai trò trung gian nên nó rất quan trọng.

Thể Phách là căn nguyên hoạch định kiếp sống của chúng ta, là nguồn gốc quyết định nghiệp quả sinh tồn của mỗi chúng ta. Sự vận hành của tất cả cơ quan chức năng trên hoàn toàn phụ thuộc từ nguồn Năng lượng Vũ trụ vào. Đường vào của luồng Năng lượng Vũ trụ phụ thuộc vào ý niệm của chúng ta. Khi tâm niệm mê chấp, đường vào này sẽ bị tắt nghẽn. Nói cách khác, vọng niệm như là một chướng ngại vật làm bịt kín đường vào của Năng lượng Vũ trụ. Khi năng lượng bị yếu đi thì năng lượng trong các ống dẫn năng lượng bị hút ra hết. Sự thiếu hụt năng lượng này sẽ tạo nên các mảnh vá từ trường trong thể phách. Những mảnh vá này sẽ dần dần ảnh hưởng lên thân xác của vật chất. Nói cách khác các bệnh tật xảy ra do sự thiếu hụt năng lượng.

Vì thế, khi Thiền định được thực hiện thường xuyên, thì các mảnh vá sẽ được xoá sạch, cơ thể có thể tự chữa lành bệnh tật mà không cần dùng thuốc, và ta sẽ có một đời sống khỏe mạnh, bền bỉ. Thiền định càng nhiều, giúp tâm thức thanh tịnh, năng lực trí nhớ tăng lên, trí tuệ thêm sáng suốt. Những điều đó giúp chúng ta có mối quan hệ hoà ái với mọi người. Thiền định sẽ làm tăng hạnh phúc cuộc sống gia đình, tâm thức sẽ thanh bình. Thiền định sẽ làm chúng ta vui khoẻ, giúp chúng ta giải quyết được các vấn nạn. Thiền định thực sự là sự hấp thu năng lượng Vũ trụ một cách chủ động để chuyển hoá thân tâm.

Thiền định có thể được thực hành ở bất cứ nơi nào, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Để hành thiền bạn không cần rời xa gia đình. Mọi người đều có thể hành thiền. Để thiền định, bạn không cần có người thầy uy tín nào. Người thầy uy tín nhất chính là Minh sư ở trong bạn. Hơi thở của bạn chính là thầy của bạn, là minh sư của bạn.