04/08/2015

Cách giải ngải, bùa chú và xua đuổi những vong linh theo ám



     Trong cuộc sống thường ngày, chắc chắn rằng bạn luôn có những đối thủ cạnh tranh, những đồng nghiệp “khó ưa” luôn tìm cách hãm hại, làm cho bạn phải điêu đứng về việc làm, tình cảm, tài chính thậm chí là sức khỏe và còn “độc” hơn nữa là ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.
Trên thực tế đã có nhiều vụ việc nạn nhân tự tử mà không có bất kỳ một dấu hiệu nào trước đó cho thấy việc tự tử được tính trước, điều này có thể do một thế lực vô hình siêu nhiên nào đó tạo động lực thúc đẩy làm cho bạn sẽ không còn là chính mình dẫn đến thực hiện những hành động “vô thức” không rõ nguyên nhân.
Nhân dịp này VieDaily sẽ tổng hợp những cách thức để nhận biết bạn có bị hãm hại bằng “bùa ngãi” hay không, cách “giải bùa” như thế nào là nhanh và hiệu quả nhất theo triết lý của nhà Phật.
Vậy ngải, bùa chú và nuôi vong là gì?
Ngải: một loại cây tâm linh, được cho là có phần “hồn thức” được các Pháp Sư nuôi trồng và cho ăn động vật sống để cúng tế thông thường là sử dụng gà lông trắng còn sống để cúng tế cho cây ăn.
Bùa chú: một loại huyền thuật được các Pháp Sư thường sử dụng nhất, dùng để ấn định một khẩu lệnh buộc đối phương phải nghe theo về phần tâm linh, thần thức. Sử dụng bùa chú thường đi kèm với kiết ấn (dùng để kêu gọi sự gia hộ của thần thánh).
Nuôi vong: để đạt được hiệu quả và mục đích nhanh nhất dễ dàng tạo được oai lực, uy tín, các Pháp Sư dùng các vong linh vất vưởng nuôi nấng họ, cúng cho họ ăn mỗi ngày, kiết ấn trì chú ểm bùa buộc họ phải tuân thủ theo những điều lệnh mà các vị Pháp Sư yêu cầu.
     
Pháp sư sẽ sử dụng ngải, bùa chú và vong linh như thế nào?
Thông thường những vị Pháp Sư sẽ dùng bùa ngải để ếm nạn nhân hoặc sai khiến những vong linh mà họ nuôi để trực tiếp tác động lên “thần thức” của người bị hại, dần dần sẽ chiếm lĩnh phần hồn của họ làm cho họ mất đi nhận thức, làm những việc không mong muốn hoặc làm bị phân tâm không hoàn thành được công việc có khi còn tổn hại nặng nề đến sức khỏe dẫn đến kiệt quệ mà chết.

thầy pháp sư
Hoặc nếu như người bị hại có căn cơ mạnh, phước đức dày, bùa ngải hoặc vong linh khó xâm nhập tác động trực tiếp lên họ thì những thứ này sẽ đi theo bạn tác động lên những người xung quanh, làm hỏng mọi mối quan hệ mà bạn có, làm cho cuộc sống của bạn gặp bế tắc, công việc không xuông sẽ và trôi chảy.
Chẳng hạn vị Pháp Sư ra lệnh làm cho người bị hại thân bại danh liệt thì việc làm như thế nào, thực hiện ra sao bùa ngải hoặc vong linh sẽ tự ý hành động, do đó ngoài những cách thức sai khiến bên trên ra còn muôn vàng cách mà bùa ngải, vong linh gây ra cho bạn.
Cách nhận biết có bị thư ếm bằng bùa ngải, hoặc vong linh theo ám
Trước khi bạn trở thành nạn nhân của các Pháp Sư, cuộc sống bạn tỉnh lặng, vui vẻ hạnh phúc và sung túc, mọi việc đều diễn ra trôi chảy đối với bạn và cho đến một ngày… bạn trở thành nạn nhân của các loại hình tâm linh này mọi thứ trong đời bạn sẽ bị đảo lộn và một trong những dấu hiệu sau đây báo hiệu bạn “có thể” đã bị ếm:
1. Thường xuyên bồn chồn, buồn bả nhưng chẳng có lý do gì để mình phải buồn (khoa học gọi là chứng trầm cảm).
2. Công việc bổng dưng không còn trôi chảy, thường xuyên làm hỏng việc, hay buồn ngủ khó tập trung làm việc, gặp gỡ đối tác bất thành hay bị hủy hợp đồng.
3. Sức khỏe suy kém trầm trọng làm cho không còn sức lực để làm bất kỳ việc gì, cảm nhận được bệnh nhưng đi bác sĩ khám tìm không ra, thường xuyên bị đau dạ dày, đau nhức xương khớp vào ban đêm (khoản từ 6h chiều trở đi đến 3 – 4h sáng).
4. Gia đình bất hạnh phúc, xáo trộn và vợ/ chồng thường hay cáu gắt với nhau mà không hiểu nguyên nhân lý do vì sao.
5. Gia đình liên tục có người thân bị mất, trùng tang hoặc hết người này đến người khác thay phiên nhau bị bệnh, bạo bệnh khó chữa.
Cách giải ngải, bùa chú và xua đuổi những vong linh theo ám
Việc làm đầu tiên: bạn hãy đến và khấn trước bàn thờ ông bà tổ tiên hay còn gọi là “Cửu Huyền Thất Tổ” đó là ông bà đã khuất, tổ tiên của mình 9 đời. Những người luôn bên cạnh, dõi theo gia hộ và phù trợ cho con cháu trong gia phả hãy xua đuổi những gì đen tối xung quanh bạn, hãy xua đuổi tà ma và cho bạn một tinh thần phấn chấn, có một cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Việc làm thứ hai: bạn hay bỏ đi tính ích kỷ của mình, thường xuyên làm từ thiện giúp đỡ những người xunh quanh, báo hiếu hoặc sống hiếu thảo với cha mẹ để tạo “phước dày, nghiệp mỏng”. Người xưa có câu “Đức trọng, quỷ thần kinh” khi bạn đạt đến cảnh giới này, bạn sẽ có hào quang hộ thể không có bất kỳ yêu mà nào có thể xâm hại được bạn.

bùa ngải

Việc làm thứ ba: hãy chọn một trong những bài chú mật tông của nhà Phật, tốt nhất nên chọn Chú Đại Bi mà kiên trì tụng, đều đặn được thì tốt không thì hãy duy trì vài ngày một lần, mỗi lần tụng xong hãy hồi hướng cho các oan gia trái chủ bao đời có mối liên kết với mình, hồi hướng siêu thoát cho các vong linh theo ám mình để họ giác ngộ không theo phá bạn nữa, còn bùa ngải thì bị đánh bật ra bởi khi bạn trì tụng những loại chú này bạn sẽ được các vị Chư Thiên Long Thần hộ thể phóng thích hào quang vào bạn trong lúc bạn tụng.
Hãy làm theo những cách bên trên, chớ dại mà đi thầy bà để giải hạn sẽ bị tiền mất, tật mang mà không mang lại hiệu quả, không khéo bạn sẽ tiếp tục trở thành con mồi của họ. Cứ kiên trì và bạn sẽ đạt kết quả tốt, vừa giải được bùa ngải, vong linh theo ám, vừa tạo được hành vi tốt và có được suy nghĩ tốt hơn.
Vì sao phải kiên trì trong việc giải trừ bùa ngải, vong linh?
Bởi vì ngay chính người hại bạn, họ cũng không thể ếm bạn một lần là được mà họ phải thực hiện việc ếm nhiều lần, dài hạn mới có thể xâm hại vào thần thức của bạn được.

bùa ngải

Vì vậy việc giải trừ bùa ngải là phải kiên trì, lâu dài. Hãy tin tưởng thực hiện đều đặn ba việc bên trên rồi bạn sẽ hoàn toàn được như xưa hoặc thấm chí còn tốt hơn mà ngay cả bạn cũng không thể biết được là lúc nào, việc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự bền bỉ và kiên trì của bạn.

27/07/2015

Ải Nam Quan ngày xưa


Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: “Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có”Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có”Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.”

 Theo “Ðịa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Ðỗ Ðình Nghiêm (Nhà in Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội, 1926): “Cửa Nam Quan ở ngay biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Kể từ Hà Nội lên đến tỉnh lỵ Lạng Sơn là 150 km; đến cây số 152 là chợ Kỳ Lừa; đến cây số 158 là Tam Lung; đến cây số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây số 167 là cửa Nam Quan đi sang Long Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng Ðăng lên cửa Nam Quan có 5 km; từ Kỳ Lừa lên Nam Quan mất 15 km [về phía tây nam chợ Kỳ Lừa có động Tam Thanh, trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng Sơn] và từ tỉnh lỵ Lạng Sơn lên Nam Quan là 17 km.”

 Các bức ảnh trong bài này sắp xếp không theo trình tự thời gian, mà theo trình tự không gian của chuyến đi từ Đồng Đăng sang Long Châu – Trung Quốc. Trong số đó có các bức ảnh do vợ chồng Imbert chụp vào khoảng thời gian cuối năm 1906, trong chuyến đi tới vùng biên ải Trung Hoa.

La région de Dong Dang au début du XXe siècle.

Hình 1: Thị xã Đồng Đăng nhìn từ đỉnh cao của trạm quan trắc, nơi đóng quân của một đội trưởng bộ binh bản xứ và một trung úy Pháp. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906 – trang Ecpad)

 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 2: Ga Đồng Đăng, ga cuối trên biên giới của tuyến đường sắt đường sắt Hà Nội – Vân Nam. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906).
 
Ai Nam Quan (2)
Hình 3: Một trong những bức ảnh của tạp chí LIFE về Việt Nam thời thuộc Pháp. Hình ảnh chuột Mickey cầm súng đứng gác giúp ta ước đoán bức ảnh được chụp vào những năm 30, khi hình tượng chuột Mickey trở nên nổi tiếng khắp thế. Bảng chỉ dẫn mang dáng hình cửa ải ghi rõ khoảng cách từ Đồng Đăng đến Nam Quan là 4 km. Hoạt động canh giữ cửa khẩu biên giới thể hiện qua số lượng binh sĩ và các xe quân sự
 
Ai Nam Quan (1)
Hình 4: Chỉ dẫn ghi trên tường: Đường sang Trung Hoa qua cửa Nam Quan
 
 
(Hình 5: Ảỉ Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng)
 
 
Ai Nam Quan (35)
Hình 6: Đường lên biên giới Việt – Trung đi qua những ngọn núi. Đường mòn quanh co, gập ghềnh qua những sườn dốc nguy hiểm.
 
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 7: Cùng một góc chụp với bức trước
 
Ai Nam Quan (3)
Hình 8: Đồng Đăng – Đồn canh của Pháp trên đường biên giới. Nhìn về phía Ải Nam Quan. Đã hiện ra vệt mờ của bức tưòng thành trên sườn dốc của ngọn núi bên phải dẫn tới điểm cao nơi đặt đồn canh của Pháp
 
Ai Nam Quan (4)
Hình 9: Đồn Pháp nhìn từ Ải Nam Quan
 
3012h
Hình 10: Một bức trong loạt bưu ảnh “Đồn và lô cốt địa đầu Bắc Bộ” – Nam Quan: Cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồn biên giới Trung quốc và lô cốt Pháp
 
Ai Nam Quan (5)
Hình 11: Hình chụp từ cao điểm thấy rất rõ hai cửa quan 
 
Ai Nam Quan (6)
Hình 12: Toàn cảnh Ải Nam Quan nhìn từ phía Đồng Đăng. Đã thấy rõ hai cửa quan: cửa của Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường, một tầng mái, cửa của Trung Hoa lớn hơn, hai tầng mái. Một dải tường thành chạy lên núi từ hai bên cửa quan Trung Hoa. Trên con đường chạy về cận cảnh bức ảnh có một số nhân vật đang di chuyển. Rõ ràng, mặc dù về mặt tự nhiên đây là vùng rừng núi, nhưng cả người Pháp và nhà Thanh đều chủ ý để khu vực cửa khẩu trơ trọc nhằm theo dõi mọi biến động.
 
761b
Hình 13: Ải Nam Quan (trước) năm 1905. Dù hướng chụp chính diện làm cho cửa quan của Việt Nam lẫn vào công trình đồ sộ của nước lớn Trung Hoa, nhưng vẫn thấy rõ ba tầng mái của hai cửa quan. Hai phía Ải Nam Quan của Việt Nam cũng có hai bờ tường chạy về hai ngọn núi, nhưng ngắn hơn và có hình bậc thang.
 
Ai Nam Quan (33)
Hình 14: Khoảng cách chụp gần lại, phân biệt rất rõ hình dáng của hai cửa ải
 
Ai Nam Quan (8)
Hình 15: Hướng chụp từ trên điểm cao cho thấy giữa hai cửa quan là một vùng đệm. Bưu ảnh gửi đi ngày 6.03.1907
 
Ai Nam Quan (7)
Phụ ảnh với chú thích của người sử dụng
 
Ai Nam Quan (9)
Hình 16: Vị trí chụp từ đường đi.
 
Ai Nam Quan (11)
Hình 17: Việc ghi thời điểm chụp bức ảnh này là ngày 2 tháng 8 năm 1940 như phụ ảnh dưới hoàn toàn không có cơ sở. Đến cuối năm 1906 cửa quan của Trung Hoa chỉ còn một mái lầu (xem hình 2…6), nhưng trong bức ảnh này ta vẫn thấy rõ hai mái lầu giống như các bức ảnh chụp trước đó.
 
Ai Nam Quan (10)
Hình phụ: có thể suy luận ngày 02 tháng 8 năm 1940 là ngày đăng bức ảnh này trêm một tài liệu (báo) nào đó, chứ không phải ngày chụp. 
 
Ai Nam Quan (14)Hình 18: Khoảng cách từ phía người chụp rút ngắn lại
 
Ai Nam Quan (12)
Phụ ảnh: Bức tô mầu hình 16
 
Ai Nam Quan (18)
Hình 19: Một bức bưu thiếp rất đẹp và có giá trị bởi dòng lưu bút của người sử dụng cho biết vị trí Ải Nam Quan cách tỉnh lỵ Lạng Sơn 17 km, được tu sửa vào năm 1908…
 
Ai Nam Quan (16)
Hình 20: Một tốp lính và sĩ quan Pháp trước Ải Nam Quan
 
Ai Nam Quan (17)
Hình 21: Cận cảnh
 
Ai Nam Quan (20)
Hình 22: Hoạt động bang giao diễn ra nơi cửa khẩu có vẻ rất hòa hảo. Còn nhớ sau Công ước Thiên Tân 1885, người Pháp đã xúc tiến một dụ án rất tham vọng: xây dựng mạng lưới đường sắt từ phần lãnh thổ Đông Dương sang Vân Nam. Tuyến đường này khánh thành ngày 31 tháng Ba năm 1910.
 
Ai Nam Quan (19)
Hình 23: Một bức ảnh vô cùng quý hiếm với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải, các vòm cổng của hai bên, cũng như bức bình phong chắn ngang phía Trấn Nam Quan 
 
Ai Nam Quan (13)
Hình 24: Đây là một bức ảnh gây tranh cãi bởi sự khác biệt trong hình dáng của Ải Nam Quan
 
Ai Nam Quan (15)
Hình 25: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Hướng chụp vẫn từ phía Việt Nam. Người chụp đứng trên sườn núi, ngay sau phia bức tường đá. Quả là người Trung Hoa rào rậu rất kĩ. Trấn Nam Quan (cửa quan của Trung Hoa) xây liền sau bờ tường thành chạy từ trên ngọn núi đá vôi xuống. Chỗ cao nhất của bờ thành gần tới mái của cửa quan. Bên trái bức ảnh, ở lưng chừng núi có một công trình giống ngôi miếu (ở hình số 15 ta đã có thể nhìn thấy nó). 
 
Ai Nam Quan(46)
Hình 26: Vùng đệm nằm giữa hai cửa quan. Phía sau cửa quan Trung Hoa có một bức bình phong
 
Ai Nam Quan (26)
 

Hình 27: Viên quan nhà Thanh phụ trách Trấn Nam Quan
 
Ai Nam Quan (37)
Hình 28: Một viên quan nhà Thanh chỉ huy quân đội trấn giữ cửa ải
 
Ai Nam Quan (38)
Hình 29: V.iên quan nhà Thanh cùng tùy tùng mang cờ phướn khi sang giao tế vùng đất thuộc Pháp
 
Ai Nam Quan (23)
Hình 30: Sang địa phận Trung Hoa. Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn ngang. Trong kiến trúc cổ, theo quan niệm phong thủy, bình phong có tác dụng khắc phục, hạn chế những yếu tố xấu, phát huy những yếu tố tốt về phong thuỷ. Bức bình phong chắn sự dòm ngó từ ngoài vào. Hoạt động ngoại giao nơi này diễn ra sôi động với chương trình khảo sát, hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh. Có thể phân biệt được quan chức Pháp trong bộ Âu phục trắng, cưỡi ngựa trắng và quan chức nhà Thanh đội nón, cưỡi ngựa ô trong số các nhân vật trong ảnh. Hãy chú ý đến cụm nhà ngói có tường bao ở góc trái bức ảnh.
 
Hình 31: Bức ảnh có dòng lưu bút đề ngày 9.08.1907. Các quan chức Pháp – Hoa chụp ảnh kỉ niệm bên bức bình phong
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 32: Những đứa trẻ Trung Hoa trên cửa ải. Ảnh: Imbert Edgard (cuối 1906)
 
Ai Nam Quan (22)
Hình 33: Thời gian trôi qua thể hiện qua chiều cao cây cối. Ta dễ dàng nhận thấy Trấn Nam Quan chỉ còn một mái lầu và xuất hiện hàng lan can. Có thể cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan năm 1907 của Tôn Trung Sơn đã làm thay đổi diện mạo của cửa quan này.
 
Ai Nam Quan (21)
Hình phụ: Dấu bưu điện 1911. Hãy để ý đến hai người đàn ông mặc Âu phục mầu trắng đứng gần bức tường bao của cụm nhà trước cổng quan. Vóc dáng, tư thế, và đồng phục cho biết họ có thể là những viên chức Pháp làm việc tại văn phòng quản lý biên giới. Cụm nhà nhỏ nơi họ đứng trước kia Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công) và Đền Chiêu Trung. Năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 văn phòng được xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp, nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu”. Công trình vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng thông tin không rõ ràng, có phần mâu thuẫn về niên đại lịch sử khiến Pháp Quốc Lầu có một lai lịch mờ ám (Đọc thêm tại đây
 
Ai Nam Quan (32) 
Hình 34: Trấn Nam Quan nhìn từ điểm cao phía Trung Hoa. Vẫn thấy rõ bức bình phong và cụm nhà ngói trước cổng quan. Trên đỉnh núi bên trái có một danh trại khá lớn.
 

Ai Nam Quan (29)
Phụ ảnh: Dòng lưu bút ghi ngày 17.04.1911. Bưu cục Lạng Sơn đóng dấu ngày 19.04.1911
 
Ai Nam Quan (27)
Hình 36: Ngôi làng Trung Hoa ở Nam Quan (trong khung mầu vàng của phụ ảnh 34). Hai dãy nhà lá nằm bên con đường lát đá. Đây có lẽ là khu dân cư, cuối đường có một khu nhà ngói khang trang hơn có lẽ là doanh trại hoặc khu gia binh
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Hình 37: Ngôi làng nhìn từ điểm cao
 
Ai Nam Quan (30)
Hình 38: Xử trảm một người Hoa tại khu vực Ải Nam Quan
 
47
Hình 39: Một lễ hội người Hoa ở Lang Cang Tchap gần Ải Nam Quan
 
Xen vào loạt ảnh của Union Commerciale Indochinois, chụp cùng một thời gian, đánh số từ 228 đến 233, miêu tả con đường từ Ải Nam Quan sang Long Châu, là những bức ảnh của vợ chồng Imbert Edgard chụp cuối 1906
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Vợ chồng Imbert được những người Trung Hoa đưa tới ngôi làng Loc Kan Thiap.
 
233x
233. Đường đi Long Châu chạy qua khu vực những đồi cỏ
 
232b
232. Phong cảnh đường đi Long Châu
 
229
229. Một dinh thự trên đường đi Long Châu. Không rõ Loc Hang Thiap là địa danh gì?
 
La région de Dong Dang au début du XXe siècle.
Vợ chồng Imbert chụp ảnh trước dinh thự của chỉ huy tên Sen ở Loc Hang Thiap
 
Ai Nam Quan (5)
Cùng người đồng hương và chủ nhà Trung Hoa đến thăm một nhà hát ở Loc Hang Thiap
 
228v
228. Những ngôi miếu….
 

Hơn 100 năm đã trôi qua từ lúc người Pháp chụp những bức hình trên. Vạn vật đã đổi thay. Một mầm cây non có thể đã trở thành cổ thụ. Một con sông có thể đã cạn khô hay đổi dòng. Một ngọn núi có thể đã trở thành bình địa. Các triều đại cũng vậy. Ải Nam Quan xưa có phải là Hữu Nghị Quan ngày nay? Người ta sẽ chẳng tranh cãi khi xung quanh nó không có những bức màn bí ẩn. Dù thế nào, trong tâm thức mỗi chúng ta dải đất hình chữ S bắt đầu từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau.