11/09/2015

Việt Nam trên tạp trí của Pháp năm 1889

   Sưu tầm
   Những hình ảnh rất sinh động và về Việt Nam thời thuộc địa dưới đây được giới thiệu trong tạp chí “Thế giới”, xuất bản năm 1889 tại Pháp.
 Các tay súng An Nam.
Các quý tộc hút thuốc phiện.
Những phạm nhân chờ xét xử.
Áp giải phạm nhân ra pháp trường.
Đao phủ đã sẵn sàng.
Thi thể được đưa vào giỏ và đem chôn.
 Phụ nữ An Nam trong trang phục ngày hội.
Dịch vụ lấy ráy tai dạo.
Các công chức người Pháp tụ tập trên đường phố Hà Nội.
Một con phố Hà Nội
Pháo hạm Claparède Eclair, được sử dụng trong cuộc chinh phục Đông Dương.
Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ được bày bán.
Một đám tang của giới quý tộc.
Điểm trông trẻ của nông dân.
Thầy và trò trong một ngôi trường.
Nghi lễ trong đám cưới.
Bữa cỗ dành cho các võ quan trong một ngôi đình.
Một trò đỏ đen bằng các đồng xu trên đường phố.
Thầy bói mù đi hành nghề.
Một vị quan với các tùy tùng.
Quân Pháp đóng trại tại một ngôi chùa lớn.
Hai thợ rèn làm việc.
Nhà thờ ở Nam Định.
Cuộc gặp mặt của các học giả.

10/09/2015

VỊ TƯỚNG GIÀ VÀ CHÀNG LÍNH TRẺ


(Truyện mượn bên otofun của bác Hollyone)



   Trước khi đến xứ Đảo Chìm, tôi muốn mời bạn đọc ghé qua một hòn đảo nổi. Lính Đảo Chìm gọi là Thủ đô Trường Sa. Thủ đô Trường Sa là một hòn đảo rất bé. Nó bé tới mức, người đời khó mà tưởng tượng được. Đến nỗi, một nhà thơ đã phải thốt lên: "Đảo nhỏ quá, nói một câu là hết" (Hữu Thỉnh).

   Tôi đã tới cái hòn đảo "Nói một câu là hết "ấy. Nó chỉ là một vũng cát lờ phờ, to chừng một cái nong phơi thóc, vừa đủ chỗ để dựng một cái lều bạt dã chiến. Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương cũng đã đến đây, đã ngủ một đêm trên hòn đảo này trong một chuyến đi tuần biển. 
   - Vất vả không, các cậu? 

   Tư lệnh hỏi một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa. Anh bạn cười khì khì: 
   - Báo cáo bố, cũng tàm tạm thôi ạ! 
   - Ở đây thì mọi thứ đều thiếu thốn rồi. - Giọng Tư lệnh bùi ngùi - Nhưng cái gì cần nhất, cấp thiết nhất, các cậu cứ nói thẳng với mình. Bộ tư lệnh sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ các cậu. 
   - Thế bố cho con được nói thật nhé! 
   - Ừ, thì phải nói thật chứ! - Tư lệnh mỉm cười. - Chả lẽ tớ già thế này, còn lặn lội vượt sóng gió ra đây với các cậu, để rồi rốt cuộc, lại nghe các cậu nói dối à?
   - Nhưng bố không được phê phán con lãng mạn cơ... 
   - Cái thằng! Tao còn lãng mạn hơn mày ấy! 

   Anh lính trẻ nhìn mái đầu bạc trắng của Tư lệnh, cười hồn nhiên: 
   - Thế thì, con đề nghị bố thế này nhé! Bận sau, nếu bố ra đảo, bố chịu khó giắt lưng cho chúng con vài cô gái... 

   Anh lính trẻ bỗng bối rối trước cái nhìn ngỡ ngàng của Tư lệnh. "Thì con đã vòi bố trước rồi, là bố phải tha thứ cho con, không được phê phán con lãng mạn ". 
   - Chúng mày muốn nghe hát hả? Muốn xem văn công hả? 
   - Không, không! - Anh lính bỗng luống cuống. - Con đâu dám có voi đòi tiên! Văn công xem ra xa vời quá! Chúng con chỉ muốn bố mang ra đây vài cô nuôi quân thôi! Các cô ấy chẳng phải hát hò gì. Chỉ mặc tấm áo phin trắng, cái quần lụa đen, đi phơ phất trên đảo, để chúng con ngắm, chúng con "chỉnh "mắt. Chứ mắt mũi chúng con, bố thấy đấy, sang vành hết cả rồi!... 

   Tư lệnh cười ha hả. Anh lính trẻ cũng cười. Chưa bao giờ tôi được nghe cuộc đối thoại kỳ lạ như thế. Sau đó, quả như niềm ao ước của anh lính trẻ, các cô gái lần lượt ra thăm đảo. Không phải cánh nuôi quân mà các cô văn công mặt hoa da phấn hẳn hoi. Trông cô nào cũng đẹp, cũng thơm phức và lộng lẫy như những nàng tiên cá. Các cô múa hát và khâu vá cho chiến sĩ. Nhiều anh áo quần còn mới nguyên, cũng bí mật xé ra, rồi nhờ các cô vá. Thế là từ đấy, lần nào Tư lệnh ra đảo, các chiến sĩ cũng được dự những bữa tiệc mắt linh đình. Nhưng đó là chuyện sau này, còn chiều ấy, ngồi bên Tư lệnh trên mặt cát nóng bỏng như rang, mặc dù mặt trời đã lặn xuống biển lâu rồi, anh lính trẻ quê xứ Nghệ thực sự coi Tư lệnh như một người đồng đội thân thiết. Anh lắc lắc đầu gối Tư lệnh: 
   - Bố thấy Vương quốc của chúng con thế nào? 

   Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã. 
   - Đẹp, nề nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi. - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi. - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hoả của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này, ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một ly không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu... 
   - Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ! 

   Tư lệnh ôm lấy đôi vai trần cháy khét nắng gió của người lính trẻ xứ Nghệ. Đôi mắt ông bỗng cay xè, ầng ậng nước. Anh lính trẻ cũng nắm chặt bàn tay xù xì thô ráp của Tư lệnh : 
   - Bố đừng lo! Chúng con ở đây quen rồi! Khổ mấy chúng con cũng chịu được! Nhưng đúng như bố nói đấy. Rất vất vả, cực nhọc. Nhiều lúc mệt quá, con liều nghĩ, hay là ta cứ tạm giấu quách đảo đi! 

   Tư lệnh ngạc nhiên: 
   - Giấu đảo à? Mày nói gì lạ thế? Giấu thế nào? 

   Anh lính trẻ vui vẻ : 
   - Bố cứ cho con mượn tạm cái xẻng. Chỉ ba tiếng là con giấu xong đảo thôi! Mà không đến ba tiếng đâu. Chỉ tiếng rưỡi đồng hồ là con xúc xong chỗ cát này cho xuống biển, đố kẻ thù nào nhìn thấy đảo, có muốn cướp đảo cũng chịu! 

   Tư lệnh cười vang, cười đến giàn giụa nước mắt. Rồi ông lóp nhóp đánh xuồng về tàu. Con tàu bấy giờ đang bập bềnh buông neo ngay bên ngoài mép san hô. Và thật bất ngờ, lát sau, ông trở lại với chiếc xẻng còn mới coóng. 
   - Đây! Xẻng đây! Không phải mượn đâu. Tớ tặng luôn cậu đấy để cậu giấu đảo! 

   Cứ tưởng anh lính trẻ sẽ lắc đầu quầy quậy. Nào ngờ anh vồ vập đón chiếc xẻng từ tay Tư lệnh. Và sáng sớm hôm sau, khi Tư lệnh đánh xuồng trở lại đảo thì thấy anh chàng đang cởi trần, sì sụp lặn ngụp cùng với chiếc xẻng của Tư lệnh. Nhưng anh không xúc cát đổ xuống biển, mà lấy cán xẻng khẽ bẩy từng tảng đá chìm sâu dưới mấy mét nước, rồi lụi cụi khuân lên, đắp quanh chân đảo, giữ cho cát khỏi bay 
   - Mày làm cái gì thế mày? Giấu đảo à? 
   - Dạ, báo cáo bố, con mở mang bờ cõi ạ! - Anh lính cười khục khục, gương mặt nhấp nhoá nước. - Mà, mà, đúng ra, đúng ra con chỉ "buông neo" cho Tổ quốc khỏi bị trôi dạt thôi!

Vẻ đẹp của phụ nữ phương Tây qua các thời kỳ

Khác với người châu Á, quan điểm về cái đẹp người phương Tây hướng đến vẻ đầy đặn, căng tràn sức sống của người phụ nữ chứ không đơn thuần là một gương mặt khả ái.
So sánh một cô nàng mảnh khảnh với một cô nàng hơi mũm mĩm một chút, người phương Tây sẽ luôn ngả về vế thứ 2 vì cho rằng đó mới là cội nguồn của sự quyến rũ.
Tuy không thể phủ nhận nét đẹp chết người từ “thân hình đồng hồ cát” của những cô gái may mắn song đối với người phương Tây, cái đẹp phải là sự hài hòa của hai khía cạnh: khuôn mặt và cơ thể. Một gương mặt xinh xắn nhưng đi kèm là thân hình quá gầy chắc chắn sẽ không phải là mẫu người lý tưởng của các chàng trai.
Thời kỳ Phục Hưng - Thế kỷ 15
Chân dung nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci.
Vẻ đẹp tròn trịa có phần hơi bí ẩn đã khiến giới chuyên môn tốn biết bao giấy mực về quý bà này. Nếu quan sát kỹ, ta có thể thấy rằng người phụ nữ trong tranh không có lông mày. Theo nghiên cứu lịch sử, vào thời kỳ Phục Hưng, đó là một trong những xu hướng thời trang được yêu thích nhất.
Thời đại của nữ hoàng Elizabeth - Thế kỷ 16
Chân dung Bianca Cappello (1548-1587) - người phụ nữ nổi tiếng với vẻ đẹp của sự phúc hậu, đằm thắm.
Trong bức tranh này, ta tiếp tục thấy được “sự lên ngôi” của nét đẹp tròn trịa đối với người phụ nữ thời kỳ đó.
Thời kỳ quá độ - Thế kỷ 18
"The Reader", một bức tranh của danh họa Fragonard năm 1776.
Vào thời kỳ đó, người phụ nữ đẹp là người có vẻ gợi cảm toát lên từ những đường cong mềm mại cùng một thân hình đầy đặn.
Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (1890 - 1910)
Nữ diễn viên người Bỉ - Camille Clifford được coi là đại diện vẻ đẹp thế kỷ XX.
Phong cách quý bà với những bộ váy nhẹ nhàng, kiểu tóc bới cao thanh thoát được tôn vinh trong thời kỳ này. Các điểm nhấn trên khuôn mặt: cánh mũi hẹp, làn môi mỏng cùng thân hình thon gọn hơn mới chính là điểm nhấn và là tiêu chuẩn của các cô gái quý tộc.
Thời đại huy hoàng của nhạc Jazz - năm 1920
Nita Naldi, một trong những ngôi sao thành công nhất của thể loại phim câm những năm 1920 cũng được xem là biểu tượng của sắc đẹp khi sở hữu đôi môi mọng gợi cảm, đôi lông mày đậm cùng cặp mắt biết nói.
Thời kỳ suy thoái - năm 1930
Bette Davis, một biểu tượng cho vẻ đẹp của Mỹ năm 1930.
Hình ảnh người phụ nữ thời đại mới
Thoát khỏi những bộ trang phục thùng thình, váy dài đến mắt cá chân và tóc búi cao bồng bềnh, người phụ nữ của thời đại mới “thoáng” hơn trong cách ăn mặc, tự tin khoe những đường cong cuốn hút.
Sau những năm chiến tranh 1940
Quan sát bức ảnh trên, ta dễ dàng hiểu được tại sao nữ diễn viên, vũ công và ca sĩ Mỹ - Betty Grables lại được coi là biểu tượng sắc đẹp một thời. Cô tự tin khoe ra những đường cong trời phú cùng một thân hình tràn đầy sức sống, nụ cười rạng rỡ kiêu sa. Betty Grables từng sở hữu rất nhiều biệt danh trong sự nghiệp của mình như: “cô gái với đôi chân triệu đô”, “nữ hoàng nhạc kịch Hollywood”…
Thời kỳ khôi phục - năm 1950
Marilyn Monroe - Huyền thoại sắc đẹp của mọi thời đại, đại diện cho vẻ đẹp người phụ nữ những năm 50 với nụ cười ngọt ngào, cuốn hút, ánh mắt "đong đưa" đầy xúc cảm.
Marilyn Monroe là hiện thân của sự quyến rũ “rất Hollywood” với vẻ đẹp gợi cảm làm rung động biết bao người hâm mộ trên toàn thế giới. Cô được mệnh danh là người phụ nữ gợi cảm nhất thế kỷ, trở thành hình tượng của hàng triệu cô gái trên khắp hành tinh.
Xã hội biến động - năm 1960
Đôi mắt to tròn, vóc người mảnh dẻ và nét ngây thơ đáng yêu, đó là những gì còn đọng lại trong lòng người hâm mộ khi nhắc đến cái tên Twiggy, biểu tượng phong cách một thời những năm 1960. Bà là huyền thoại sống mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho những nhà thiết kế nổi tiếng, “nàng thơ” của làng thời trang mọi thời đại.
Twiggy tên thật là Leslie Hornby, người có nghệ danh đáng yêu như chú vịt vàng Tweety đã trở thành siêu mẫu khi còn rất trẻ, là đại diện cho nét đẹp của thời kỳ này. Cả thế giới như ngây ngất trước vẻ đẹp của đôi mắt to tròn, ngây thơ nhưng lại mang một phong cách mạnh mẽ mà người phụ nữ này sở hữu.
Tuy vậy, từ thập kỷ 70 trở đi, chuẩn mực “đẹp” của người phụ nữ phương Tây lại một lần nữa thay đổi.
Năm 1970
Nữ diễn viên người Anh Farrah Fawcett (thủ vai nữ chính trong bộ phim “Thiên thần của Charlie”) được bình chọn là người phụ nữ có thân hình gợi cảm nhất thập kỷ 70. Sở hữu khuôn mặt góc cạnh, đôi mắt xanh lôi cuốn, nữ minh tinh Farrah Fawcett còn được biết tới như một trong những gương mặt quảng cáo đắt giá nhất.
Những năm thịnh vượng 1980
Cindy Crawford - siêu mẫu người Mỹ, nổi tiếng với nốt ruồi quyến rũ ngay mép trên môi phải của cô ấy. Cindy là một trong số những người mẫu đẹp và nổi tiếng nhất của thập niên 80 cùng với các tên tuổi lớn như Claudia Schiffer, Naomi Campbell, Christy Turlington, Kate Moss…
Công cuộc toàn cầu hóa - 1990
Kể từ khi bước chân vào làng thời trang tới nay, siêu mẫu Kate Moss luôn được coi là một trong những cái tên sáng giá nhất.
Cô được nhiều người ngưỡng mộ, trở thành tâm điểm của các hãng thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Thậm chí, siêu mẫu Kate Moss còn đang sở hữu kỷ lục là người xuất hiện nhiều nhất trên trang bìa của tạp chí thời trang hàng đầu Vogue trong suốt 17 năm. Tuy nhiên, từng có một khoảng thời gian cái tên cô gần như bị xóa sổ khỏi các sự kiện thời trang hàng đầu vì scandal với ma túy cùng thân hình "cò hương" đến đáng sợ.
Sau một thời gian vật lộn với khó khăn trong cuộc sống, sự trở lại lần này của siêu mẫu Kate Moss được mong chờ hơn bao giờ hết. Cô tiếp tục xuất hiện dày đặc trên tạp chí Vogue, nhưng thay vào nét đẹp sexy khi xưa là sự quyến rũ, kiêu sa của một quý bà.
Người phụ nữ thế kỉ 21
Người phụ nữ ngày càng chiếm nhiều vai trò quan trọng trong xã hội. Không đơn thuần chỉ là cái bóng đằng sau những người đàn ông thành đạt, ngày nay, phụ nữ đã chứng tỏ bản lĩnh của mình trên rất nhiều lĩnh vực vốn được “quy kết” dành riêng cho phái mạnh như chính trị, tài chính, ngân hàng, thể thao…
Diễn viên Jessica Alba.
Diễn viên Scarlet Johanson.
Diễn viên Eva Mendess.
Cả ba đều được coi là biểu tượng của người phụ nữ thành đạt. Trong xã hội phát triển ngày nay, phụ nữ ngày càng biết cách chăm sóc bản thân, làm đẹp mình hơn. Một nụ cười tỏa nắng, thân hình đầy đặn cùng sự tự tin chính là “chiếc chìa khóa” mở ra bí quyết trở thành người phụ nữ đẹp.

Di vật của các Samurai

Đến năm 1861, các chiến binh Samurai bắt đầu hết thời. Nhiều người phải vật lộn với cuộc sống bằng thu nhập rất thấp...

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Một chuôi kiếm Tachi từ năm 1861 trong Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, Canada. Đây là vũ khí chuyên dụng của các võ sĩ Samurai Nhật Bản, theo Livescience. Gần đây, giới khoa học vừa giải mã thành công cuốn sách hướng dẫn nhập môn của các môn sinh võ đạo Takenouchi-ryū mà người xưa viết vào năm 1844. Theo cuốn sách, "khi môn sinh có đủ kiến thức, tâm trí họ sẽ quên đôi tay, còn đôi tay không cảm nhận sự tồn tại của thanh kiếm. Đây là trạng thái đòi hỏi học viên phải tĩnh tâm hoàn toàn và chỉ vài người có thể đạt đến cảnh giới này.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Giá gác kiếm Tachi bằng gỗ sơn mài với phụ kiện bằng vàng, bạc. Tuy nhiên, đây là vật dụng dành cho các Samurai giàu và thuộc đẳng cấp cao. Đến năm 1861, các chiến binh Samurai bắt đầu hết thời. Nhiều người phải vật lộn với cuộc sống bằng thu nhập rất thấp.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Vào thế kỷ 19, bộ áo giáp của các chiến binh Samurai bao gồm áo giáp (mempo), mặt nạ. Chúng bảo vệ người mặc và gây sức ép tâm lý lên đối thủ.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Theo các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Hoàng gia Ontario, áo giáp của Samurai được chế tạo từ sắt, viền lụa, da hoẵng và đồng mạ vàng. Ngoài ra, những người thợ cũng gắn thêm các đồ trang trí nhiều màu lên áo giáp.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Trong thế kỷ 19, áo giáp che gần như toàn thân người sử dụng, bao gồm cả những bộ phận như tay, xương chậu, bắp chân, bàn chân. Đây là sự cải tiến khá ấn tượng vì lãnh chúa và các gia tộc lớn ở Nhật Bản đã sử dụng thuốc súng từ thế kỷ 17.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh chiến binh Samurai mặc áo giáp và cầm kiếm năm 1860. Vài thập kỷ sau, Nhật Bản giải tán tầng lớp võ sĩ, thay bằng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Hồi ấy phần lớn quân nhân xuất thân từ nông dân.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Mũ sắt của trường Myochin có hình dạng giống mặt yêu tinh. Vào thế kỷ 19, người Nhật Bản sử dụng những cách rất độc đáo để chế tạo mũ giáp cho Samurai.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Khi tình hình xã hội tương đối ổn định, các võ sĩ không phải chiến đấu nhiều nên họ thường đội những mũ có nhiều họa tiết cầu kỳ.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Giới nghiên cứu phỏng đoán thanh Aikuchi trong ảnh từng thuộc về một thương gia. Trước đây, các thương gia chỉ mang dao găm và kiếm ngắn. Kiếm dài là vũ khí dành riêng cho Samurai.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario cho rằng người Nhật Bản chế tạo bàn đạp trong ảnh vào năm 1852. Các Samurai sử dụng nó khi cưỡi ngựa.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Khẩu súng lục có niên đại vào giữa thế kỷ 19 khi vũ khí nhồi thuốc súng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng
Các võ sĩ tộc Chosyu chiến đấu vì hoàng đế nhằm chống chính quyền quân sự Tokugawa Shogunate trong hai năm 1868 và 1869. Họ hy vọng hoàng đế khôi phục quyền lực tuyệt đối của tầng lớp võ sĩ và trục xuất người nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến giành thắng lợi, Nhật hoàng thi hành chính sách hoàn toàn trái ngược. Ông chuyển sang thân Tây, cải cách quân đội, bãi bỏ chế độ Samurai.