02/03/2016

Tác dụng chữa bênh của Củ cái trắng

Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết củ cải có tác dụng tuyệt vời trong trị ho. Trong đông y có rất nhiều bài thuốc trị bệnh từ củ cải trắng.
Thậm chí ở một số nước người ta coi củ cải trắng là một thực phẩm dưỡng sinh, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó bổ sung dinh dưỡng cho những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, thậm chí ung thư.
Đông y có bài thuốc trị ho thông thường, người ta dùng bài thuốc sau: Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống.
Chữa ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 259g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng.
Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính vào thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.
Chữa khản tiếng, mất tiếng: Dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.
Theo y học hiện đại, cứ 100g củ cải có: Nước 93.5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose).
Ngoài ra của cải trắng còn chứa những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0.6mg, mangan 0.41mg, bromine 7mg…các vitamin nhóm B như B1 0,02mh, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.
Củ cải có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon miệng, chống hoại huyết (chảy máu chân răng do thiếu vitamin C), chống còi xương, sát khuẩn nói chung kể cả trùng roi âm đạo, làm long đờm giảm ho, giảm mỡ, đường máu, giảm huyết áp.
Chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường…), bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết. Chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao). Còn có công dụng đặc biệt là giải độc như bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the…

01/03/2016

MỘT SỐ THUẬT NGỮ MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ

bấm Ctrt + F để tìm từ cần tìm 
AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng
AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
Barrel Distortion
CCD/CMOS sensor
Chromatic Aberrations (purple fringing)
DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
Exposure: Độ phơi sáng
Full Manual
Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
Storage card: Thẻ nhớ 
- PCMCIA PC Card
- Compact Flash Type I
- Compact Flash Type II
- SmartMedia
- Sony MemoryStick
- Các loại thẻ khác: Secure Digital, Multimedia Card, Sony MemoryStick Pro.
Types of metering: Các kiểu đo sáng
Viewfinder: Kính ngắm, Ống ngắm
Optical viewfinder (Kính ngắm quang học)
Electronic Viewfinder (LCD Viewfinder): Kính ngắm điện tử
TTL Optical Viewfinder
White Balance: Cân bằng trắng
AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng

Thể hiện khả năng của máy khoá độ mở ống kính và độ nhậy sáng giúp cho việc chụp nhiều ảnh khác nhau với cùng một giá trị lộ sáng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp toàn cảnh (panorama), các ảnh nối với nhau phải có cùng một giá trị lộ sáng.
AF lock ( Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
Đây là tùy chọn (thường gặp trên các máy tự động) cho phép giữ cố định cự ly canh nét khi chụp ở chế độ tự động
AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
Một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ canh nét. Đèn này thường nằm ngay phía trên ống kính, có tác dụng rọi sáng chủ đề định chụp trong điều kiện thiếu sáng do đó hỗ trợ hệ thống canh nét của máy ảnh (Các máy ảnh kỹ thuật số thường gặp khó khăn khi canh nét trong điều kiện thiếu sáng). Loại đèn này có tầm hoạt động ngắn thường không vượt quá 4 mét.
Một số máy đắt tiền được trang bị đèn canh nét phát ra tia hồng ngoại thay vì phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Các đèn này có tầm hoạt động xa hơn, hỗ trợ canh nét tự động tốt hơn

Aperture ( F ): Khẩu độ hay độ mở ống kính
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính thường được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau, các lá thép này sẽ di động tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ - nguyên tắc hoạt động này rất giống con ngươi của mắt người. Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại.
Giá trị của độ mở ống kính thường được biểu thị theo 3 cách: f/8, F8, 1:8 (ba cách biểu thị này thể hiện cùng một độ mở). Giá trị này thực chất là tỉ lệ giữa độ dài tiêu cự của ống kính với đường kính của khẩu độ mở ra.
f= độ dài tiêu cự ống kính, A= đường kính của khẩu độ
Trị số f càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Trên ống kính thường được in hay khắc giá trị f nhỏ nhất (Độ mở lớn nhất)- giá trị nhỏ nhất này còn thể hiện độ “nhạy” của ống kính. Trên các máy thuộc dòng chuyên nghiệp thường có vòng chỉnh khẩu độ. Các máy canh nét tự động (autofocus) không có vòng chỉnh khẩu độ, độ mở lớn nhỏ của khẩu độ được điều khiển bằng điện tử , màn hình tinh thể lỏng LCD sẽ báo cho biết khẩu độ đang mở là bao nhiêu. Khi trị số f tăng lên một giá trị trong dãy giá trị độ mở ống kính (.. F2.0, F2.8, F4.0, F5.6, F8.0....) thì lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa.
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
Tùy chọn cho phép người dùng tự lựa chọn độ mở ống kính, tốc độ trập (shutter speed) sẽ do máy ảnh tính toán sao cho thu được ảnh có độ phơi sáng(exposure) phù hợp. Tùy chọn này đặc biệt quan trọng khi người chụp muốn kiểm soát vùng ảnh rõ (DOF: depth of field) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt (special effect.

Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chụp cho phép chụp nhiều ảnh tại một thời điểm trên cùng một cảnh, mỗi ảnh chỉ khác nhau về độ phơi sáng. Mức khác biệt về giá trị phơi sáng giữa các ảnh thay đổi từ 0,3 EV (exposure value) đến 2,0 EV. Mức khác biệt này trên đa số máy đều có thể chọn được. Từ tự động (Auto) ở đây có nghĩa là máy sẽ tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 ảnh, trên một số máy người dùng còn có thể tự đặt số lượng ảnh chụp trên một lần bấm máy. Chế độ chụp này rất hữu dụng khi người chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng nào là phù hợp nhất là khi chụp các cảnh có độ tương phản cao
Trong 3 ảnh trên: ảnh bên trái được chụp ở mức độ quá sáng (overexposure) các chi tiết ở vùng sáng sẽ bị mờ hoặc không rõ, ảnh ở giữa có mức độ phơi sáng phù hợp các chi tiết ở vùng tối và vùng sáng đều rõ nét, ảnh bên phải có mức độ phơi sáng quá tối (underexposure) các chi tiết ở vùng tối sẽ bị mờ hoặc không rõ nét.
Barrel Distortion
Đây là hiện tượng các đường thẳng nằm ở rìa ảnh bị uốn cong ỏ giữa, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở thiết kế hình cầu của thấu kính. Hiện tượng này chỉ dễ nhận ra khi chụp ở góc rộng và có các đường thẳng nằm ở rìa ảnh. Đối với người chụp không chuyên nghiệp có lẽ không cần quan tâm đến hiện tượng này

CCD/CMOS sensor
Đây là bộ cảm biến ánh sáng nằm trong máy ảnh kỹ thuật số có tác dụng chuyển ánh sáng thu nhận từ môi trường bên ngoài sang tín hiệu điện tử. CCD bao gồm hàng triệu tế bào quang điện, mỗi tế bào có tác dụng thu nhận thông tin về từng điểm ảnh (Pixel).
Để có thể thu được mầu sắc, máy ảnh kỹ thuật số sử dụng bộ lọc mầu (color filter) trên mỗi tế bào quang điện. Các tín hiệu điện tử thu được trên mỗi tế bào quang điện sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số nhờ bộ chuyển đổi ADC (Analog to digital converter). Vào thời điểm hiện tại có hai loại bộ cảm biến ánh sáng : CCD (Charged Couple Device) và CMOS (Complimentary metal-oxide). Giá thành sản xuất CCD thường đắt hơn so với CMOS, nguyên nhân chủ yếu là do CCD đòi hỏi phải có dây chuyền sản xuất riêng trong khi có thể sử dụng dây chuyền sản xuất chip, bảng mạch thông thường để sản xuất CMOS
 Chromatic Aberrations (purple fringing)
Đây là Hiện tượng xuất hiện viền màu tím xung quanh các vật thể chụp
Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các máy ảnh bán chuyên nghiệp khi chụp các cảnh có độ tương phản cao. Nguyên nhân của hiện tượng này do sự khác biệt về bước sóng của các loại ánh sáng màu do đó thấu kính trong máy ảnh không có khả năng hội tụ chính xác toàn bộ ánh sáng chiếu vào lên mặt phẳng tiêu cự. Mức độ nặng nhẹ của hiện tượng này phụ thuộc vào chất lượng của thấu kính mà cụ thể là mức độ tán sắc của thấu kính. Để giảm bớt hiện tượng này các máy ảnh chuyên nghiệp được trang bị thêm một số thấu kính đặc biệt có chỉ số khúc xạ khác nhau nhằm tạo ra sự hội tụ chính xác lên mặt phẳng hội tụ (focal plane).
Người dùng còn có thể khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh (Photoshop.. )

DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
Mặc dù chức năng chính của khẩu độ là điều khiển lượng ánh sáng đi qua, khẩu độ còn được dùng để mở rộng hay giới hạn khu vực hội tụ rõ nét trong hình ảnh. Cự ly khoảng cách mà các chủ đề hay sự vật hiện rỡ nét trong ảnh được gọi là vùng ảnh rõ hay chiều sâu ảnh trường (depth of field).Vùng ảnh rõ này thường nằm 1/3 phía trước tiêu điểm và 2/3 phía sau tiêu điểm. Khẩu độ đóng càng nhỏ (trị số f lớn) thì vùng ảnh rõ càng sâu, cảnh trước và sau tiêu điểm sẽ sắc nét hơn. Khẩu độ mở càng lớn (trị số f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn, các cảnh phía trước và phía sau tiêu điểm (focus point) sẽ mờ đ
Khi xem xét hai ảnh trên dễ dàng nhận thấy: ảnh chụp với độ mở ống kính lớn (f/2.4) thì chỉ có tấm bưu thiếp đầu tiên là rõ nét (hai tấm phía sau đều mờ), ảnh chụp với độ mở ống kính nhỏ (f/8) hai tấm bưu thiếp phía sau sẽ rõ nét hơn.
Vùng ảnh rõ còn phụ thuộc vào: 
- khoảng cách giữa máy ảnh đến cảnh chụp (subject distance), càng gần thì vùng ảnh rõ càng cạn.
- độ dài tiêu cự (focal lenth), tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Ảnh chụp bằng ống kính 28mm độ mở ống kính f/5.6 sẽ có vùng ảnh rõ sâu hơn ảnh chụp bằng ống kính 70mm cùng độ mở ống kính.

Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
Đây không phải là zoom thật sự, đây thực chất là việc máy ảnh cắt lấy phần trung tâm của cảnh rối dùng thuật toán nội suy để tạo ra ảnh, vì vậy zoom kỹ thuật số làm giảm chất lượng của ảnh bù lại khả năng zoom của máy được mở rộng.

Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
Hầu hết các nhà sản xuất đều ghi số lượng điểm ảnh có trên bộ cảm biến ánh sáng để chỉ độ phân giải của máy ảnh.Tuy nhiên độ phân giải thực phải là số lượng thực sự các pixel ghi nhận hình ảnh (không phải tất cả các tế bào quang điện có trên bộ cảm biến ánh sáng làm nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh). Effective pixels (tuy không hoàn toàn chính xác) thường dùng để chỉ độ phân giải thực

Exposure: Độ phơi sáng
Tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng (Automatic exposure control) là một trong những đặc tính không thể thiếu được đối với máy ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh sẽ tự động đo cường độ ánh sáng từ đó xác định tốc độ trập và độ mở ống kính cho phù hợp với chủ đề chụp. Nhờ có đặc tính này người chụp chỉ còn phải tập trung đến chủ đề định chụp. Đặc tính này cũng cực kỳ hữu dụng khi chụp các chủ đề động khi mà thời gian để chuẩn bị lựa chọn chế độ chụp rất ngắn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chỉ dựa vào chế độ tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh hoặc là quá sáng (overexposure) hoặc là quá tối (underexposure). Lúc này người dùng cần đến tùy chọn cho phép chỉnh giá trị phơi sáng EV (Exposure value) nhằm tăng giảm mức độ sáng của ảnh chụp. Một trong những biện pháp nhằm thu được ảnh chụp có độ phơi sáng phù hợp là chụp cùng lúc 3 ảnh.
Ảnh đầu tiên có mức độ phơi sáng chuẩn theo như tính toán của máy, ảnh thứ 2 được tăng mức độ phơi sáng lên một giá trị, ảnh thứ ba được giảm mức độ phơi sáng xuống một giá trị. Sau đó người chụp sẽ quyết định ảnh chụp nào có mức độ phơi sáng phù hợp nhất trong 3 ảnh trên. Kiểu chụp này thường được gọi là chụp bù trừ (bracketing).
Mức độ phơi sáng bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bốn yếu tố:
·                        Cường độ sáng (Intensity) của ánh sáng hắt vào chủ đề, hay độ sáng (Luminance) của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh.
·                        Độ nhậy sáng ISO.
·                        Khoảng thời gian lộ sáng (điều khiển bằng tốc độ trập).
·                        Lượng sáng cho vào CCD (điều khiển bằng khẩu độ.

Full Manual
Tùy chọn cho phép chỉnh cả tốc độ trập và độ mở ống kính (một tùy chọn không thể thiếu với nhưng người chuyên nghiệp). Người chụp ảnh có được khả năng kiểm soát hoàn toàn mức độ phơi sáng tạo thuận lợi tối đa cho việc sáng tạo ảnh. Tùy chọn này thường chỉ có ở các máy chuyên nghiệp và một số ít máy bán chuyên nghiệp.

Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
Đối với các máy ảnh truyền thống sử dụng film, chỉ số ISO biểu thị độ nhậy của film (film’s sensitivity), chỉ số ISO lớn thì film có khả năng nhạy sáng cao do đó sẽ thích hợp cho chụp ở tốc độ trập nhanh hay trong điều kiện thiếu sáng (low light). Tuy nhiên film có độ nhậy sáng càng lớn thì càng có xu hướng bị hiện tượng hạt mầu to (grainy).
Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhậy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS. Khác với máy ảnh dùng film người chụp bị phụ thuộc vào độ nhậy sáng của film, độ nhậy sáng của máy ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh được. Khả năng chỉnh độ nhậy sáng ngay trên máy cũng là một ưu thế của máy ảnh kỹ thuật số khi so sánh với máy ảnh dùng film. Tuy nhiên CCD là thiết bị tương tự (analog) do đó khi tăng độ nhậy sáng có nghĩa là phải tăng cường khuyếch đại tín hiệu điện tử đồng nghĩa với việc khuyếch đại các tín hiệu nhiễu, ảnh cũng sẽ bị nhiễu màu nhiều hơn. Một vài tiến bộ gần đây trong công nghệ sản xuất chip đã cho phép tăng độ nhậy sáng vượt qua giá trị ISO 400 mà ít ảnh hưởng đến độ nhiễu màu.

Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
Tùy chọn cho phép người dùng tự điều chỉnh tốc độ trập, khẩu độ hay độ mở ống kính sẽ do máy tính toán nhằm thu được ảnh có độ phơi sáng phù hợp nhất. Tùy chọn này thường được sử dụng khi muốn tạo hiệu ứng đặc biệt, ví dụ như ảnh mờ của mặt nước trên sông, hoặc chụp bắt các cảnh động (hoạt động thể thao..)

Storage card: Thẻ nhớ
Thẻ nhớ trong máy ảnh kỹ thuật số thực chất là một thiết bị lưu trữ di động chứa đựng thông tin về ảnh chụp dưới dạng kỹ thuật số (bit, bytes). Hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số đều có thẻ nhớ đi kèm, chỉ một số ít máy ảnh có tích hợp sẵn bộ nhớ bên trong. Có rất nhiều loại thẻ nhớ có trên thị trường tuy nhiên chỉ có một số ít tỏ ra thông dụng.

PCMCIA PC Card
Thẻ nhớ loại này có kích cỡ, giao tiếp giống hệt thẻ PCMCIA dùng cho máy tính xách tay do đó có thể cắm trực tiếp vào khe PCMCIA mà không cần adapter. Chỉ có các máy chuyên nghiệp SLR’s (single-lens reflects) là sử dụng loại thẻ nhớ này, cho đến thời điểm hiện tại loại thẻ nhớ này có 3 type: type I, II, III.

Compact Flash Type I
Có thể nói đây là loại thẻ nhớ thông dụng nhất hiện nay, các máy ảnh của Nikon và Canon đều sử dụng loại thẻ nhớ này. Ngoài ra có rất nhiều thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA) hỗ trợ định dạng này.
Kích thước thẻ: 43.0 x 36.0 x 3.3 mm

Compact Flash Type II
Điểm khác biệt duy nhất giữa type I và II là kích cỡ. Type II dầy hơn type I (5,5 mm so với 3,3 mm). Kích cỡ lớn hơn sẽ cho phép tăng dung lượng nhớ dễ dàng hơn.
Kích thước thẻ: 43.0 x 36.0 x 5.5 mm.

SmartMedia
SmartMedia mỏng hơn khá nhiều khi so với compact flash. Loại card này không có chip điều khiển nằm sẵn trong thẻ nhớ (khác với Compact flash có sẵn chip điều khiển) điều này đồng nghĩa với việc trong máy ảnh phải có chip điều khiển để nhận biết thẻ nhớ. Loại thẻ nhớ này thường thấy trong các máy ảnh Fujilm, Olympus…
Kích thước thẻ: 45.0 x 37.0 x 0.76 mm.

Sony MemoryStick
Khi Sony tung ra loại thẻ nhớ kích cỡ của viên kẹo cao su, không ai ngờ rằng nó lại trở nên phổ biến như hiện nay. Một trong những điểm yếu của loại thẻ này là dung lượng lưu trữ. Dung lượng tối đa cho đến thời điểm hiện tại là 128 MB.
Kích thước thẻ: 50.0 x 37.0 x 0.76mm

Các loại thẻ khác
Các loại thẻ ít thông dụng hơn bao gồm: SecureDigital, Multimedia card cho đến gần đây là MemoryStick pro, XD card..

Types of metering: Các kiểu đo sáng
Không phải tất cả các vùng nằm trong chủ đề chụp đều có mức độ quan trọng như nhau đối với việc tạo nên bức ảnh cũng như quyết định mức độ phơi sáng của ảnh. Ví dụ như khi chụp phong cảnh, mức độ phơi sáng của chủ đề chụp ở gần sẽ quan trọng hơn là mức độ phơi sáng của bầu trời có trong chủ đề chụp. Đây là nguyên nhân các máy ảnh kỹ thuật số thường cung cấp các tùy chọn về các kiểu đo sáng.
 Đo sáng theo ma trận (Matrix metering or multi-segment metering): 
Đây là kiểu đo sáng ngày càng trở nên phổ biến do có độ chính xác và độ nhậy cao. Chủ đề chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.

 Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted)
Đây là kiểu đo sáng thường gặp. Máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất trong chủ đề chụp).
·Đo sáng điểm (Spot metering): 
Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối.
 TIFF (Tagged Image File Format):
Thuật ngữ chỉ một kiểu định dạng ảnh. Đây là kiểu định dạng ảnh rất phức tạp tuy nhiên cũng rất linh hoạt. Khi sử dụng định dạng ảnh này các dữ liệu số về ảnh đều được giữ nguyên không bị mất bởi các thuật toán “nén ảnh” nhằm làm giảm kích cỡ của file ảnh.
Định dạng ảnh TIFF không phải là một lựa chọn tốt cho việc lưu trữ ảnh đặc biệt là lưu trữ trên thẻ nhớ do các file này có kích thước quá lớn. Với máy ảnh 3 triệu điểm, ảnh chụp ở chế độ TIFF thường có kích thước lớn hơn 9 MB !.

Viewfinder: Kính ngắm, ống ngắm
Máy ảnh kỹ thuật số thường được trang bị một trong 3 loại kính ngắm: quang học, điện tử và loại quang học TTL. Kính ngắm quang học là loại phổ biến nhất. Vấn đề thường gặp nhất đối với kính ngắm là khả năng thể hiện chính xác toàn bộ khung hình định chụp (framing). Một số loại không định khung được chính xác theo chiều dọc hoặc chiều ngang, một số loại chỉ định khung được chính xác theo tỉ lệ phần trăm (thường là 80%-90%) khi so sánh với khung hình của ống kính, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số được trang bị màn hình LCD nhằm định khung (framing) được chính xác hơn.

Optical viewfinder (Kính ngắm quang học)
Đây là loại phổ biến và có cấu trúc đơn giản nhất. Máy ảnh trang bị loại kính ngắm này đôi khi còn được gọi là “Máy ảnh kính ngắm thẳng” nhằm phân biệt với các máy SLR chuyên nghiệp. Tất cả các máy thuộc loại compact đều trang bị kính ngắm kiểu này. Loại kính ngắm này có cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo tuy nhiên do kính ngắm và kính thu hình nằm ở hai vị trí khác nhau nên không thể gióng khuôn hình chính xác trên cùng một khu vực, để loại trừ lỗi này trên một số kính ngắm có các đường kẻ nhằm chỉ thị khung hình thực tế kính thu hình sẽ chụp (hình trên bên trái).

Electronic Viewfinder (LCD Viewfinder): Kính ngắm điện tử
Kính ngắm điện tử thực chất là một màn hình LCD nhỏ hiển thị khung hình giống hệt với khung hình hiển thị trên màn hình LCD. Kính ngắm loại này thường có độ chính xác cao hơn và không bị lỗi thị sai.

TTL Optical Viewfinder
Đây là loại kính ngắm tốt nhất thường thấy trên các máy ảnh SLR (single len reflects). Ống ngắm loại này trực tiếp lấy hình trên ống kính thu hình của máy ảnh thông qua hệ thống gương hoặc lăng kính phản chiếu do đó hoàn toàn loại trừ lỗi thị sai. Loại kính ngắm này chỉ có trên các máy ảnh cao cấp do việc chế tạo rất phức tạp và đắt tiền.

White Balance: Cân bằng trắng
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống cân chỉnh mầu sắc cho phù hợp với loại ánh sáng có trong môi trường. Mắt người luôn luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với kiểu ánh sáng có trong môi trường,nhưng máy ảnh cần phải tìm điểm trắng (white point) lấy làm điểm gốc để cân chỉnh màu trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều có cơ chế tự động cân bằng trắng, máy ảnh sẽ tự động tính toán xem xét kiểu ánh sáng có trong môi trường rồi tìm ra mức độ cân bằng trắng phù hợp nhất. Hệ thống tự động này cho đến hiện tại không đáp ứng được tất cả các kiểu chiếu sáng một cách chính xác, cũng như không đáp ứng được tất cả nhu cầu của người chụp do đó trong máy ảnh còn có sẵn các tuy chọn cân bằng trắng trong các điều kiện chiếu sáng thường gặp nhất như: dưới ánh nắng, mây mù, dưới ánh đèn Neon, dưới ánh đèn vàng, dưới ánh đèn cao áp...Tất cả các tùy chọn này đều rất hữu ích khi được lựa chọn một cách phù hợp.
Các loại máy ảnh bán chuyên nghiệp còn cho phép người dùng tự cân bằng trắng thông qua chế độ “white preset or Custom preset”. Ở chế độ này máy ảnh đo điểm trắng dựa trên tờ giấy, card màu trắng qua đó tính toán nhiệt độ mầu (color temperature), ảnh chụp vì vậy sẽ có mầu sắc chuẩn xác hơn hoặc người dùng có thể sử dụng tính năng này tạo ra các ảnh có mầu sắc đặc biệt khác với thực tế (hiệu ứng ảnh).


Quy định tốc độ mới tài xế Việt cần nhớ

Từ 1/3, tốc độ tối đa của hầu hết các phương tiện tăng thêm 10 km/h cả trong và ngoài khu dân cư.


29/02/2016

Ảnh hồ Gươm hồi cuổi TK 19 (Ảnh của bảo tàng Lịch sử VN)

Bảo tàng Hà Nội đang dành một góc nhỏ tập hợp những bức ảnh có chủ đề Hà Nội xưa, nổi bật là một phần không gian hồ Gươm đầu thế kỷ 20. Đây là hình ảnh toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao, thấy rõ đền Ngọc Sơn và tháp Rùa. 
Một góc chợ hoa bên hồ Gươm xưa kia. Hồ Gươm còn có nhiều tên gọi khác như Lục Thủy, Tả Vọng. Hoàn Kiếm cũng là cái tên thân thuộc của hồ vì gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.
Cầu Thê Húc chụp năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".
Tết Nhâm Thìn 1952, cầu Thê Húc bị sập do người đi lễ quá đông, thị trưởng Hà Nội là ông Thẩm Hoàng Tín cho phá bỏ, xây dựng cầu mới.
Cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ um tùm. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người vào các ngày cuối tuần, lễ Tết.
Khu vực quanh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn khác rất nhiều so với ngày nay.
Đình Trấn Ba (có nghĩa là đình chắn sóng) cạnh đền Ngọc Sơn là nơi du ngoạn ưa thích của văn nhân Hà Thành.
Hồ Gươm đầu thế kỷ 20 còn nhiều nét hoang sơ.
Toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ Tòa thị chính sang Nhà thờ lớn.
Chùa Báo Ân từng tồn tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây năm 1842 do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Quang Giai đứng ra quyên góp tiền. Sau khi khánh thành, chùa có quy mô bề thế vào loại bậc nhất Hà thành khi ấy với 36.000 m2 đất, gồm 150 gian, 36 nóc. Năm 1892, chùa bị phá hủy để xây bưu điện và ngân hàng, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở sau chùa (trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Tháp Hòa Phong vào thế kỷ 19. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Tháp Hòa Phong cao 3 tầng. Tầng 1 có 4 vòm cửa, gọi là tứ môn tháp, tầng 2 có 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê hướng về phía Đông, tầng 3 ghi "Hòa Phong tháp".
Trải qua trăm năm lịch sử, hồ Gươm vẫn giữ được nhiều nét đẹp với quần thể công trình trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và đi vào trong ca dao:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này...