07/03/2016

SƯU TẦM ĐỊA CHỈ VÀ THÔNG TIN QUÁN NGON HÀ NỘI CHO CÁC ĐỆ TỬ HAY LÊ LA

   Mạo muội giới thiệu đến mọi người một số địa chỉ ẩm thực ở Hà Nội do mình sưu tầm trên Net. tới các bạn - Thông tin có thể chưa đầy đủ, nếu được rất mong mọi người góp ý, bổ sung thêm. 

15 MÓN KHÔNG THỂ KHÔNG ĂN THỬ 1 LẦN 1
1.  Xôi chả cua - 41 Đường Thành - 50k/ 1 suất2. 

2. Xôi mít - Số 90 Tô Hiến Thành - 35k/ 1 suất

3. Bánh đa trộn - 59 Phùng Hưng - 30k/ 1 suất
4. Bánh mỳ chảo - 326 Bà Triệu - 30k/ 1 suất
5. Bún bò nam bộ - 67 Hàng Điếu - 55k/ 1 suất
6. Bún cá - 77 Đường Thành - 25-40k/ 1 suất
7. Bún chả - Số 1 Hàng Mành - 60k/ 1 suất
8. Bún đậu mắm tôm - số 27 ngõ 31 hàng khay - 40-50k/ 1 suất
9. Caramen thập cẩm - 349 Ngõ 347 phố Huế - 20k/ 1 suất
10. Cơm đùi gà nướng - Keangnam - 85k/ 1 suất
11. Lẩu ếch - Số 5 Lò Đúc - 250-300k/ 1 suất
12. Mỳ gà - Ngoc Hàng bột - 40k/ 1 suất
13. Mỳ gà tần - 12C Hàng cót - 55k/ 1 suất
14. Mỳ vằn thắn - 22C Đại La - 30k/ 1 suất
15. Nướng - lẩu Hàn Quốc - 69 Nguyễn Thái Học - 70k/ 1 suất


CHÀO THU VỚI 15 MÓN THANH MÁT NGON TUYỆT

1. Cacao trứng - 39 Nguyễn Hữu Huân - 20k/ 1 suất
2. Caramen thập cẩm - 99 Thụy Khuê - 15k/ 1 suất
3. Cháo niêu - 504 Thụy Khuê - 25-50k/ 1 suất
4. Cháo sườn - ngõ chợ Đồng Xuân - 25k/ 1 suất
5. Chè các loại - Số 1 ngõ Trạm - 35 - 45k/ 1 suất
6. Chè đỗ xanh cốm - 2F Quang Trung - 15-20k/ 1 suất
7. Chè rau câu caramen - số 104B1 TT Trung tự - 15k/ 1 suất
8. Chè sầu riêng - 31 Bà Triệu - 25k/ 1 suất
9. Chè sen - số 4 Hàng Cân - 15k/ 1 suất
10. Chè thạch đen nước sen - số 1 bát đàn - 15k/ 1 suất
11. Chè thập cẩm - cổng THCS VN- Angieri- 15k/ 1 suất
12. Chè thưng - 107 E5 Tạ Quang bửu/ 1 suất
13. Cháo thịt băm - 134 Chùa Láng - 25-50k/ 1 suất
14. Crepe - 18 thanh niên - 35k/ 1 suất
15. Chocola donut - 119 chùa láng - 8k/ 1 chiếc



18 QUÁN ĂN NGON ĐÃ CÓ THÂM NIÊN LÂU NĂM TẠI HÀ NỘI
1. Cháo ruốc - Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm – 20.000 đồng/suất
2. Cháo sườn - Chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm - 25.000 đồng/ bát
3. Chim nướng - Cuối phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm - 8.000 đồng/ con nhỏ
4. Há cảo chiên - 55 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm - 26.000 đồng/ đĩa
5. Xôi rán - 2 Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm - 45.000 đồng/ suất
6. Bún cá Sâm Cây Si - Ngõ Trung Yên Đinh Liệt, Hoàn Kiếm - 30.000- 40.000 đồng/ bát
7. Nem nướng - Nem Nướng Ấu Triệu - 10 Ấu Triệu, Hoàn Kiếm - 5.000 đồng/ cái
8. Nem chua rán - Caramen Word - 37H2 tập thể Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng - 50.000 đồng/đĩa
9. Bún ốc 106 B1 Huỳnh Thúc Kháng - 35.000 đồng/ bát
10. Bún riêu - 23 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm - 40.000 đồng/ bát
11. Bún riêu - 25A Bát Đàn, Hoàn Kiếm - 30.000đ/ bát
12. Bún riêu - 11 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm - 30.000 đồng/bát
13. Bánh mỳ thập cẩm - Số 3 Tạ Hiện - 20.000 đồng/ suất
14. Bún dọc mùng - Số 11 hàng Trống, Hoàn Kiếm – 20.000 đồng/ bát
15. Bánh đa trộn - 42C Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm – 22.000 đồng/ bát
16. Cháo niêu – 63 Lò Đúc, Hai Bà Trưng – 55.000 đồng/ niêu
17. Bánh cuốn Bà Hoành - 66 Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng - 35.000 VNĐ/suất
18. Hoa quả dầm -Vào ngõ 36 Lê Thanh Nghị, rẽ trái theo đường ngõ, và rẽ phải ở ngách đầu tiên là đến



15 MÓN NGON NỨC TIẾNG - KHÔNG THỂ KHÔNG THỬ
1. Phở chua - 114 Trấn Vũ - 40k/ 1 suất
2. Xôi xéo - 27 Tạ Hiện - 10k/ 1 suất
3. Bánh cuốn ruốc tôm - 212A Hàng Bông - 45k/ 1 suất
4. Bánh mỳ thập cẩm - 30 Đình Ngang - 30k/ 1 suất
5. Bít tết - 3 Thái Phiên - 79k/ 1 suất
6. BÍt tết - 13 Tạ hiện - 130k/ 1 suất
7. Bún riêu - 104C6 Tô Hiệu - 30k/ 1 suất
8. Bún thịt nướng - 127 Láng Hạ - 30k/ 1 suất
9. Caramen thập cẩm - 99 Thuỵ Khuê - 15k/ 1 suất
10. Cháo gà - 6B Thợ Nhuộm - 20k/ 1 suất
11. Chè singapore Cổng trường ĐH Hà Nội - 20k/ 1 suất
12. Chocola donut - 119 chùa láng - 8k/ 1 chiếc
13. Gà ác tần - 35 Tống Duy Tân - 60k/ 1 suất
14. Hủ tiếu trộn - Số 105B A4 chợ Thành Công - 30k/ 1 suất
15. Lẩu riêu cua - 65 Nguyễn Du - 150 - 250k/ 1 su


12 MÓN CỰC HOT TRONG MÙA THU

1. Patbingsu- khu TT ĐH Sư Phạm - 20H1-130 Xuân Thuỷ - 15k/ 1 suất
2. Pizza ốc quế - 35 Hàng đậu - 28k/ 1 suất
3. Pudding - 2 Trần Quốc Toản - 25k/ 1 suất
4. Pudding - 24 Hai Bà Trưng - 29k/ 1 suất
5. Pudding- 32m Lý Nam Đế -22k/ 1 suất
6. Pudding xoài - 50A Đào Duy Từ - 20k/ 1 suất
7. Panacotta đào - số 2 Trần Quốc Toản - 25k/ 1 suất
8. Pancake - 35 Hàng Lược - 59k/ 1 suất
9. Panna cotta - 57 Tô Hiến Thành - 20k/ 1 suất
10. Panna cotta - Số 1 ngõ 20 thuỵ khuê - 15k/ 1 suất
11. Panna cotta số 6 Lê Thánh Tông - 30k/ 1 suất
12. Panna cotta xoài - 20 Hàng Mành - 30k/ 1 suất


BÚN CÁ - 12 ĐỊA CHỈ THAM KHẢO NHÉ!

1. Bún cá - 15 ngõ 105 Hồ Tùng Mậu - 18k/ 1 suất
2. Bún cá - 24 Nam ngư - 20-30k/ 1 suất
3. Bún cá - 77 Đường Thành - 25-40k/ 1 suất
4. Bún cá - 105 Quán thánh - 25k/ 1 suất
5. Bún cá - 120 Vũ trọng phụng - 25-30k/ 1 suất
6. Bún cá - ngõ trung yên đinh liệt - 30-40k/ 1 suất
7. Bún cá -111 Triệu Việt Vương - 55k/ 1 suất
8. BÚn cá -346 Kim Ngưu - 25k/ 1 suất
9. Bún cá Hải phòng - 120 Vũ Trọng Phụng - 25-30k/ 1 suất
10. BÚn cá- ngõ 180 Hoàng Quốc Việt - 25k/ 1 suất
11. Bún cá rô đồng - 22 Đặng tiến đông- 15-30k/ 1 suất
12. Bún cá rô đồng - 197 Kim Ngưu - 30k/ 1 suất


15 MÓN NGON ĐÂY

1. Kimbap - 41C Lý Quốc Sư - 40k/ 1 suất
2. Lẩu dê - 98 Mai Hắc Đế - 299k/ 1 suất :3:3
3. Miến lươn trộn - G1 TT Kim Liên ( trường C2 Đống Đa)- 35k/ 1 suất
4. Mỳ xá xíu - Số 7 Đình Ngang - 59k/ 1 suất :3:3
5. Mỳ xào bò - 57 Pham Hồng Thái - 20-50k/ 1 suất
6. Nem nướng - Số 46 Yên phụ - 5k/ 1 cái
7. Phở bò - 30 Phan Bội Châu - 20-50k/ 1 suất
8. Phở bò - số 5 Hoè Nhai - 35k/ 1 suất :3:3
9. Phở gà - số 5 Phủ Doãn - 40k/ 1 suất
10. Sủi cảo nướng - Royal city/ 1 suất
11. Tào phớ thạch - 28 Quang Trung- 13k/ 1 suất :3:3
12. Xôi chè - 349B ngõ 347 phố Huế - 15-20k/ 1 suất
13. Xôi gà - 45 Mã Mây - 20-50k/ 1 suất
14. Bánh xèo nhật - 54 Trấn Vũ - 50k/ 1 suất
15. Bò bít tết - A12 Nghĩa Tân - 75k/ 1 suất :3:3


9 ĐỊA CHỈ BÁNH MỲ NGON CHO BẠN

1. Bánh mỳ - đối diện 36B Lý Quốc Sư - 15k/ 1 chiếc
2. Bánh mỳ bò băm - 68 Chùa Láng - 20k/ 1 chiếc
3. Bánh mỳ bò khô - 44 Nhân hoà, thanh xuân -10k/ 1 chiếc
4. Bánh mỳ gà xé nước tương - Số 6 Nhà Thờ - 29k/ 1 chiếc
5. Bánh mỳ hoa - 19A.9 Trần Quốc Hoàn - 40k/ 1 chiếc
6. Bánh mỳ nem khoai - 67B - Phan Đình Phùng - 15k/1 chiếc
7. Bánh mỳ thịt chả - số 19 Lý Quốc Sư - 30k/ 1 chiếc
8. Bánh mỳ thịt xiên - 69 Chùa Láng - 17k/ 1 chiếc
9. Bánh mỳ thịt xiên - ngõ 296 Minh Khai - 15k/ 1 chiếc


15 MÓN NGON CHO NGÀY THU RỰC NẮNG

1. Thạch găng - số 9 Trần phú - 10k/ 1 suất
2. Trà actiso - số 6 Hội Vũ - 35k/ 1 suất
3. Bánh bao chiên - 18 Lương Văn Can - 5k/ 1 chiếc
4. Bánh bột lọc - Số 53 Đinh Tiên Hoàng - 5k/ 1 chiếc
5. Bánh cuốn - 66 Tô Hiến Thành - 30k/ 1 suất
6. Bánh kếp nhật bản - 35 Hàng Lược - 59k/ 1 suất
7. Bánh mỳ pháp chiên kem - royal city - 75k/ 1 suất
8. Bánh tart trứng - tràng tiền plaza- 25k/ 1 suất
9. Bánh xèo nhật - 54 Trấn Vũ - 50k/ 1 suất
10. Bún ốc - Số 3A Thể Giao - 40k/ 1 suất
11. Bún sườn mọc - Số 25 Hàng Gà -30k/ 1 suất
12. Crepe - 18 thanh niên - 35k/ 1 suất
13. Kem xôi - Số 8 Hai Bà Trưng - 20k/ 1 suất
14. Phở gà - 70 Trần Xuân Soạn - 35-60k/ 1 suất
15. Pizza ốc quế - 35 Hàng đậu - 28k/ 1 suất


LƯỢN QUA 7 ĐIỂM CÓ BÁNH CREPE SIÊU HOT

1. Crepe xoài - 89 Hàng bồ - 35k/ 1 suất
2. Crepe - 18 thanh niên - 35k/ 1 suất
3. Crepe - số 13 Hàng Mành - 38k/ 1 suất
4.Crepe chuối - Số 60 Hàng Trống - 50k/ 1 suất
5. Crepe dâu - số 7 Trần Quý Kiên - 45k/ 1 suất
6. Crepe kem tươi - 35 Hàng Đậu - 30k/ 1 suất
7. Crepe socola - 24 Phan đình phùng - 35k/ 1 suất


MÙA THU CÓ NẮNG CÙNG 15 MÓN KEM VÔ CÙNG NGON

1. Kem xưởng - 75 Đặng văn Ngữ - 5k / 1 suất
2. Kem - 19 hàng bài - 30-100k / 1 suất
3. Kem - 36 Trấn vũ - 30 - 100k / 1 suất
4. Kem - 101 C8 Trần Huy Liệu - 20-50k / 1 suất
5. Kem chanh - số 2 Lê Thái Tổ - 6,5k / 1 suất
6. Kem dừa - 29 Hàng Than - 60k / 1 suất
7. Kem dừa Thái - 40 Nhà chung - 40k / 1 suất
8. Kem sữa socola - 36-38 Thợ Nhuộm - 90k / 1 suất
9. Kem táo- 37 Trần Hưng Đạo - 22k / 1 suất
10. Kem thạch sữa dừa - 20H1/ 130 Xuân thuỷ - 12k / 1 suất
11. Kem Thảo Mộc - 35 Hàng Lược - 86k / 1 suất
12. Kem trộn - 29 Lò Đúc - 12k / 1 suất
13. Kem xôi - 6C Phan Đình Phùng - 15k / 1 suất
14. Kem xôi - A5 Giảng Võ - 15k / 1 suất
15. Thạch kem - 54 Hàng Cót - 30k/ 1 suất


20 QUÁN LẨU CHO BẠN XÌ XỤP NGÀY MƯA NHÉ!

1. Lẩu vịt - 172 Trần bình - 150-250k/ 1 nồi
2. Lẩu cá đuối - 85 Đại Cồ Việt - 220k/ 1 nồi
3. Lẩu cá kèo - 65 Văn Cao - 400k/ 1 nồi
4. Lẩu cháo cá quả - 51 nguyễn cao - 120k/ 1 nồi
5.Lẩu sườn sun - 11 Láng Hạ - 200 - 300k/ 1 nồi
6. Lẩu chay - 289 Kim Mã - 250k/ 1 nồi
7. Lẩu dê - 98 Mai Hắc Đế - 299k/ 1 nồi
8. Lẩu dê - 291 Tô Hiệu - 180 - 250k/ 1 nồi
9. Lẩu ếch - 43 TRúc Bạch - 700k/ 1 nồi
10. Lẩu ếch - 83 Tôn Đức Thắng - 300k/ 1 nồi
11. Lẩu ếch - 90 Trương Định - 190k/ 1 nồi
12. Lẩu ếch - Số 5 Lò Đúc - 250-300k/ 1 nồi
13. Lẩu gà - 347 Âu Cơ - 300k/ 1 nồi
14. Lẩu gà dấm bỗng - 52 Trần Nhân Tông - 350k/ 1 nồi
15. Lẩu nướng - 15-17 Hàng Cót - 40-300k/ 1 nồi
16. Lẩu ốc - 34, ngõ 191 Khương thượng - 300k/ 1 nồi
17. Lẩu ốc - 104- C6 Tô HIệu - 300k/ 1 nồi
18. Lẩu riêu cua - 64 Phó Đức Chính - 400-500k/ 1 nồi
19. Lẩu riêu cua - 65 Nguyễn Du - 150-250k/ 1 nồi
20. Lẩu riêu cua sườn sụn - 546 Trần Cung - 200k/ 1 nồi


LIÊU XIÊU VỚI 15 MÓN THẠCH CHÈ NGON, LÀNH, MÁT, BỔ

1. Xôi chè bát đàn - số 1 bát đàn - 15k/ 1 suất
2. Caramen - 13 Nguyễn Thượng Hiền - 13k/ 1 suất
3. Caramen thập cẩm - 337 Cầu Giấy - 15k/ 1 suất
4. Chè khúc bạch - 17 Hàng Giấy - 20k/ 1 suất
5. Chè rau câu caramen - số 104B1TT Trung Tự - 15k/1 suất
6. Chè singapore Cổng trường ĐH Hà Nội - 20k/ 1 suất
7. Chè Thái - 75 Đội Cấn - 15k/ 1 suất
8. Chè trôi nước - số 10 Hàng tre
9. Nộm bò khô - 25 Hàm long -30k/ 1 suất
10. Nộm bò khô - Số 23 phố Hoàn Kiếm - 35k/ 1 suất
11. Sữa chua cacao xắt miếng - 78 Hàng Nón - 25k/ 1 suất
12. Tào phớ thạch - 28 Quang Trung- 13k/ 1 suất
13. Trà sữa Thái - 107 Giảng Võ- 27k/ 1 suất
14. Xôi chè - 349B ngõ 347 phố Huế - 15-20k/ 1 suất
15. Sữa chua mít - 22 Bà Triệu - 20k/ 1 suất


15 MÓN HẤP DẪN - ĐỔI VỊ NGÀY MƯA CHO BẠN NÈ 

1. Bánh rán, bánh gối - 52 Lý Quốc Sư - 7 - 12k/ 1 suất
2. Bánh trà xanh - 35 Lê Đại Hành - 15k/ 1 suất
3. Bánh tráng trộn - 37 Lý Quốc Sư - 30 -50k/ 1 suất
4. Bún bò Nam Bộ - 47 Trần Quốc Toản - 30k/ 1 suất
5. Bún cá - 105 Quán thánh - 25k/ 1 suất
6. Bún cá Hải phòng - 120 Vũ Trọng Phụng - 25-30k/ 1 suất
7. Bún chả - 14 nguyễn Như Đổ/ 1 suất
8. Bún đậu mắm tôm - 114 Trần tử Bình - 40k/ 1 suất
9. Bún ốc chuối đậu - 425 Bạch Mai - 30k/ 1 suất
10. Bún riêu - 104C6 Tô Hiệu - 30k/ 1 suất
11. Bún sườn mọc - Số 25 Hàng Gà -30k/ 1 suất
12. Bún thang - 48 Cầu Gỗ - 35k/ 1 suất
13. Chim nướng - 214 Hàng bông - 30k/ 1 suất
14. Cút lộn xào me - 105Y9 Tập thể KTQD -35k/ 1 suất
15. Lẩu nướng - 15-17 Hàng Cót - 40-300k/ 1 suấ


15 MÓN NGON CHO NGÀY THÊM RỰC RỠ

1. Bánh bột lọc - Số 53 Đinh Tiên Hoàng - 5k/ 1 chiếc
2. Bánh ướt cuốn thịt - 105- E5 Thái thịnh - 8k/ 1 chiếc
3. Bánh xèo nhật - 54 Trấn Vũ - 50k/ 1 suất
4. Bò cuộn mía nướng - 612 Đê La Thành - 10k/ 1 chiếc
5. Bò nướng phomai - 90A Ngõ Núi Trúc - 44k/ 1 suất
6. Bún chả chan - 153 Mai Hắc Đế - 30k/ 1 suất
7. Bún đậu mắm tôm - 114 Trần tử Bình - 40k/ 1 suất
8. Bún thang - 48 Cầu Gỗ - 35k/ 1 suất
9. Chả tôm nướng - 58 Ngõ Phất Lộc - 3k/ 1 chiếc
10. Mochi dâu - 18 Lê Văn Lương - 12k/ 1 suất
11. Tào phớ khô - 73 Phan Văn trường - 15k/ 1 suất
12. Tiramisu - 17T5 KĐT trung hoà nhân chính - 55k/ 1 suất
13. Trà sữa Thái - 490 Xã Đàn - 20k/ 1 suất
14. Trà Thái Lan - 33 Hàng Lược - 10-15k/ 1 suất
15. Xôi chả cua - 41 Đường Thành - 50k/ 1 suất


10 QUÁN NƯỚNG HẤP DẪN - BẠN THA HỒ CHỌN NHÉ!

1. Nem nướng - Số 5 ngõ 495 Nguyễn Trãi - 50k/ 1 suất
2. Thịt nướng Hàn Quốc - 161 Khương trung - 150k/ 1 suất
3. Ba chỉ lợn nướng - Số 12 Hàng chĩnh - 100k/ 1 suất
4. Đồ nướng - 61 Quán Sứ - 40-50k/ 1 đĩa
5. Đồ nướng Hàn Quốc - 93 Đội cấn - 25k/ 1 đĩa
6. Nầm bò nướng - 47 Mã Mây - 100k/ 1 suất
7. Nầm nướng - 26 Lò Đúc - 130k/ 1 đĩa
8. Nầm nướng - 125A6 Trần Huy Liệu - 50k/ 1 đĩa
9. Nầm nướng - khu tập thể D10 Thành Công - 100k/ 1 suất
10. Nầm nướng - Số 4 ngõ 71 Hoàng Văn Thái - 140k/ 1 suấ


KHÁM PHÁ 20 MÓN ĂN VẶT NỔI TIẾNG TẠI HÀ NỘI

1. Hibiscus Mousse - 101 B3 Trần Huy Liệu – 25k/ chiếc
2. Chè hoa quả - 17 Thụy Khuê – 10k/bát
3. Kem xôi - A5 Giảng Võ - 15k/ bát
4. Caramen thập cẩm - 99 Thụy Khuê - 16k/ bát
5. Thịt xiên nướng - 20A Ngọc Hà, Đội Cấn – 10k/ xiên
6. Cút lộn xào me - Số 8, Ngõ 135 Đội Cấn - 30k/ đĩa
7. Đá xay - Paris Baguette -Khu đô thị Royal City – 45k/ phần
8. Thạch rau câu - Ngõ 135 Phương Mai – 5k/ cốc
9. Café trứng - 39 Nguyễn Hữu Huân – 20k/ cốc
10. Kem táo - Số 37 Trần Hưng Đạo – 22k/ cốc
11. Chè hoa quả - 17 Thụy Khuê, Tây Hồ - 10k/ bát
12. Caramen - 13 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng - 12k/ bát
13. Bún riêu - 23 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm – 20k/ bát
14. Miến lươn trộn - 101 E5 Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng – 30k/ suất
15. Hoa quả dầm - Số 17 Tô Tịch, Hoàn Kiếm – 18k/ bát
16. Bánh bao chiên - 18 Lương Văn Can, Hoàn Kiếm – 5k/chiếc
17. Bánh tráng nướng - Phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm – 25k/ cái
18. Bánh tráng trộn - Số 90 Hàng Trống, Hoàn Kiếm – 20k/ xuất
19. Há cảo chiên - 55 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm – 26k / đĩa
20. Bánh đa cua trộn - 111 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng - 55k/ bát


15 ĐỊA CHỈ TRÀ SANG CHOẢNH CHO CÁC TÌNH YÊU NHÉ

1. Trà xoài - 184 triệu Việt Vương- 38k
2. Trà actiso - số 6 Hội Vũ - 35k
3. Trà chanh - 107 Giảng võ - 27k
4. Trà dâu - 89 Thợ nhuộm - 35k
5. Trà hoa cúc - royal city - 39k
6. Trà kiwi - 35A Trần phú - 35k
7. Trà quất - 66 Yên Phụ - 10k
8. Trà quế - 19 Nguyễn Hữu Huân - 25k
9. Trà sữa Thái - 107 Giảng Võ- 27k
10. Trà sữa Thái - 292 Hoàng Văn Thái - 15k
11. Trà sữa Thái - 490 Xã Đàn - 20k
12. Trà sữa Thái - số 8 ngõ Linh Lang - 30k- 45k
13. Trà táo - 48 Nguyễn Bình Khiêm - 27k
14. Trà Thái Lan - 33 Hàng Lược - 10-15k
15. Trà xanh chanh leo - 101 B3 Trần huy Liệu - 40k


Tổng hợp những địa điểm bán bánh xèo cực ngon, cực rẻ tại Hà Nội

1. Quán bánh xèo: số 29 Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Đống Đa.
2. Quán bánh xèo: 22 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm.
3. Quán bánh xèo: số 3 Tô Hiến Thành, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng.
4. Quán Dũng – món ngon Sài gòn: 32 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy.
5. Quán bánh xèo: Chính Thắm, 117 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Đống Đa.

NHỮNG QUÁN ỐC NGON NHẤT HÀ NỘI

 1. Ốc cay – 109B1 Trần Huy Liệu (15k – 35k)

Ở đây có đủ các loại ốc từ ốc mít béo ngậy, ốc hương thơm mùi lá dứa, ốc đá bé giòn, ốc sư tử lạ miệng, đến ốc nhảy, ốc đá biển... Dù được nướng, luộc hay xào theo nhu cầu của khách nhưng tất cả đều có điểm chung là cay như chính tên gọi của các quán ở đây. Bạn cũng có thể gọi thêm khoai tây chiên, trứng cút lộn để ăn kèm cho ấm bụng.
2. Ốc Sài Gòn - 19 Gia Ngư (60k – 165k)
Nằm trên mặt phố Gia Ngư (chợ Hàng Bè cũ), nếu mới chỉ ăn ốc xào me, xào dừa, xào sả ớt thì khi đến quán, bạn sẽ được thưởng thức cả ốc xào tỏi bơ thơm ngậy.
3. Ốc xào me – Số 2 Hoàng Ngọc Phách (30k – 55k)
Màu sắc bắt mắt và hương thơm đặc trưng của bát ốc xào me dễ dàng chinh phục thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nước sốt sánh đặc màu me chín quyện chặt trong từng con ốc to tròn, béo ngậy nên khi ăn vừa cảm thấy giòn ngon sần sật, lại có cả vị chua ngọt dịu nhẹ của me. Ăn ốc xào me thích nhất là được mút lớp sốt sệt bao quanh vỏ ốc, xuýt xoa vị cay chua của ớt và me hòa lẫn. Sau khi khều, ruột ốc lại được chấm đẫm trong nước sốt me trong bát, đưa lên miệng nóng hổi, đậm
đà.
4. Ốc luộc – Số 1 Đinh Liệt (50k – 110k)
Đơn giản nhưng ghi điểm nhiều nhất với dân sành ốc ở Hà Thành là quán ốc luộc lá chanh trên phố Đinh Liệt. Vì là ốc luộc không màu mè hay cầu kỳ gia vị nên những con ốc càng được quán chăm chút kỹ càng hơn. Ốc ở đây to, béo, tròn, không bùn sạn, trong khi thịt ốc giòn và ngọt. Ốc được luộc cùng gừng, sả, ớt, lá chanh nên dậy mùi thơm phức. Ốc luộc ngon nhất không thể thiếu sự góp vị của nước chấm. Cũng với mắm, chanh, ớt, sả và gừng, tỏi nhưng nhờ bí quyết riêng tạo nên mùi và vị rất hài hòa, tinh tế.
5. Ốc Bà Già, Hồ Tây
Quán được mở hơn chục năm nay và rất được yêu thích không chỉ bởi vị trí đẹp mà còn do ốc rất ngon và béo. Cũng như ốc Đinh Liệt, ốc "Bà già" có công thức làm nước chấm riêng cho hương vị đặc trưng không hề bị hòa lẫn. Bạn có thể gọi một bát ốc luộc ăn kèm sung muối, khế dầm. Ngoài ốc, mực khô và cá chỉ vàng của quán cũng rất đắt hàng.
6. Ốc xào dừa - 23 Lương Định Của (20k – 55k) .
Ốc xào dừa có vị ngọt thơm của nước dừa, vị bùi bùi béo béo của cùi dừa cùng vị cay nồng của ớt, gừng. Nhiều người gọi ốc xào dừa chủ yếu để được ăn miếng dừa trắng muốt quyện màu vàng sánh của nước cốt chua ngọt trong bát ốc.
7. Ốc xào sả ớt Hàng Bông .
Nằm trên ngã tư hàng Bông - hàng Da, ốc xào sả ớt của quán rất đậm vị, đậm hương do sả, gừng, ớt được phi thơm rồi mới đổ ốc vào xào


14 MÓN NGON KHU VỰC ĐỐNG ĐA

1. Bánh rán mặn - ngõ 135 Phương Mai - 5k/ 1 chiếc
2. Bún mắm heo quay - ngõ 21 Phạm Ngọc Thạch- 30k/ 1 suất
3. Nem chua rán - D4 Trung tự - 50K /đĩa
4. Nộm bò khô - Số 67 Chùa Láng - 20k/ 1 suất
5. Nui xào - số 2 ngõ 4C Đặng Văn Ngữ- 25k/ 1 suất
6. Phở trộn - Ngõ 4C Đặng Văn Ngữ - 25k/ 1 suất
7. Thạch chè rau câu caramen - TT Trung tự - 15k/ 1 suất
8. Xôi cá rô đồng số 1 - ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh - 22-30k/ 1 suất
9. Bạch tuộc nướng - ngõ 38 Phương mai - 40k/ 1 đĩa
10. Bánh Đa trộn - 115A, E4 Trung Liệt - 30k/ 1 suất
11. Bánh đa trộn - ngõ 1A Tôn Thất Tùng - 25k/ 1 suất
12. Bánh mỳ bò băm - 68 Chùa Láng - 20k/ 1 suất
13. Bánh mỳ chảo - 103 Nam Đồng - 35k/ 1 suất
14. Bánh mỳ chảo Ô long - 65 Hồ Đắc Di - 25k/ 1 suất


CÁC TỤ ĐIỂM KEM - CHÈ - SỮA CHUA KHÔNG THỂ KHÔNG THỬ TẠI HÀ NỘI

1. Caramen – Kem:
Caramen: Nhà C2 Nghĩa Tân, Cầu Giấy (6,000 đồng/cốc)
Caramen thập cẩm: Số 1 Ngõ 46 phố Hào Nam, Đống Đa (15,000 đồng/cốc)
Caramen hoa quả: 29 Hàng Than, Ba Đình (15.000 đồng. bát)
Kem nướng: Số 60 Hàng Trống, Hoàn Kiếm (45.000 đồng / suất)
2. Sữa chua:
Sữa chua cacao xắt miếng: 78 Hàng Nón, Hoàn Kiếm (25.000 VNĐ/cốc)
Sữa chua mít: Số 1 Ngõ 46 phố Hào Nam, Đống Đa (16,000 đồng/bát)
Sữa chua mít: 24B Bà Triệu, Hoàn Kiếm (17.000 đồng/bát)
Sữa chua thạch: 124 Nam Cao, Ba Đình (20,000 đồng/cốc)
3. Chè:
Chè Malaysia: 57 Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng (15.000 VNĐ- 20.000 VNĐ/ món)
Chè Cendol sầu riêng: 2F Quang Trung, Hoàn Kiếm (15.000 VNĐ- 20.000 VNĐ/ món)
Chè ngũ sắc: Số 104 B1 Tập thể Trung Tự,ngõ 46B Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa (15.000 VNĐ/bát)
Chè khúc bạch: 10 Hàng Tre, 17 Hàng Giấy, vỉa hè Điện Biên Phủ giao với Hàng Bông.
Chè bưởi kim dung: 196 Phó Đức Chính và Số 4 Hoàng Cầu (15-20k/ bát)
4. Các món ngon lạ miệng khác ở Hà Nội
Well-Being Shaved Ice: Khu đô thị Royal City, Thanh Xuân (45,000 vnd/phần)
Cookie Vanilla: Royal City – 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (33.000 đồng/ cái)
Creme Brulee: Số 60 Hàng Trống, Hoàn Kiếm (45.000 đồng/ bát)
Thạch rau câu: Ngõ 135 Phương Mai, Đống Đa
Thạch dừa sương sa - Địa chỉ: 54 Hàng Cót, 34 Nguyễn Chí Thanh.


8 GỢI Ý ĐI ĂN CHO MỘT NGÀY KHÔNG NẮNG - CHẲNG MƯA

1. Nem lụi - ngõ Xưởng Phim - 6k / 1 chiếc
2. Chè pudding hoa quả - 57 Tô Hiến Thành - 20k/ 1 suất
3. Miến trộn - 77 Đường Thành - 30k/ 1 suất
4. Bánh giò - Vườn hoa Lý Tự Trọng - Đường Thanh niên - 30k/ 1 suất
5. Bún đậu mắm tôm - 114 Trần Tử Bình - 40k/ 1 suất
6. Bún thập cẩm - 20 Đại Cồ Việt- 35k / 1 suất
7. Xôi rán - 415 Đê la Thành - 8k / 1 đĩa thường
8. Phở mặn - Phố Gầm Cầu - 50k/ 1 bát



NỘM, NỘM NÀO - 8 MÓN NỘM KHÔNG THỂ BỎ QUA
1. Nộm sứa Thập cẩm - 21 Đặng Trần Côn - 23k/ 1 suất
2. Nộm bò khô - 25 Hàm long -30k/ 1 suất
3. Nộm bò khô - Số 7 Ngõ Thổ Quan - 15k/ 1 suất
4. Nộm bò khô - Số 23 phố Hoàn Kiếm - 35k/ 1 suất
5. Nộm bò khô - Số 67 Chùa Láng - 20k/ 1 suất
6. Nộm chân gà rút xương - 29 Hàng Giấy - 35k/ 1 suất
7. Nộm cuốn bò khô - Chợ Nghĩa Tân - 7k/ 1 suất
8. Nộm sứa - 42 Phạm Hồng Thái - 50k/ 1 suất



ĐIỂM DANH 20 QUÁN PHỞ NGON NHÉ
1. Phở xào bò - 11 Hàng Buồm - 60k/ 1 suất
2. Phở bò - 30 Phan Bội Châu - 20-50k/ 1 suất
3. Phở bò - 77 Lê Đức Thọ - 35k/ 1 suất
4. Phở bò - 80 Hàng Mã- 50k/ 1 suất
5. Phở bò - 138 Nguyễn Chí Thanh - 30k/ 1 suất
6. Phở bò - số 5 Hoè Nhai - 35k/ 1 suất
7. Phở bò - 205 Hàng Bông - 25-50k/ 1 suất
8. Phở chiên - 206 Khâm Thiên - 45k/ 1 suất
9. Phở chua - 26 Nguyễn Khác Hiếu - 40- 50k/ 1 suất
10. Phở vịt quay - Số 96 Lò ĐÚc - 30k/ 1 suất
11. Phở chua - 114 Trấn Vũ - 40k/ 1 suất
12. Phở gà - 70 Trần Xuân Soạn - 35-60k/ 1 suất
13. Phở gà - 169 Minh Khai - 25k/ 1 suất
14. Phở gà - số 5 Phủ Doãn - 40k/ 1 suất
15. Phở gà trộn - 6B Lương văn Can - 35k/ 1 suất
16. Phở gà trộn - 22 Hàng Hòm - 25k/ 1 suất
17. Phở gà trộn - 65 Lãn Ông - 45k/ 1 suất
18. Phở sướng - số 24 Ngõ Trung yên - 40-50k/ 1 suất
19. Phở thìn - 2E Quang Trung - 50k/ 1 suất
20. Phở trộn - 72 Ngõ Thịnh hào - 25k/ 1 suất



ẨM THỰC KHU VỰC BÁCH KHOA CÓ GÌ HOT
1. Chè Xuka – 107E5 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - 15.000 đồng/ bát
2. Bánh xèo – 107E5 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - 13.000 đồng/ suất
3. Bún chả Sinh Từ - Số 8 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng - 30,000 đồng/ suất
4. Bánh mỳ sốt vang - Ngõ 40 Bể Bơi Bách Khoa, Hai Bà Trưng 17.000 đồng/ suất
5. Hoa quả dầm sữa chua - Ngõ 36 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng - 16.000 đồng / bát
6. Cháo sườn - 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng - 7,000 đồng/bát
7. Cơm tấm sườn - 102 E6 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng - 36,000 đồng/đĩa
8. Thịt xiên nướng - B3 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng - 6.000 đồng/ xiên
9. Bún ốc - Số 3A7 Trần Đại Ngĩa, Hai Bà Trơng – 30.000 đồng/ bát
10. Nộm bò khô - Số 9 Ngõ 105 Bạch Mai, Hai Bà Trưng - 15.000 VNĐ/ đĩa


12 QUÁN CAFÉ LÃNG MẠN NHẤT HÀ NỘI

1. Unicorn’s Home Café
Khi nhắc tới không gian cà phê lãng mạn, cổ điển mà hiện đại, không thể không nhắc tới Unicorn’s Home. Nằm trên tầng 2 một ngôi biệt thự kiểu Pháp cổ, từ lâu Unicorn’s Home đã trở thành địa chỉ lui tới quen thuộc cho những bạn trẻ yêu cảm giác ấm cúng,lãng mạn. Unicorn’s Home không quá rộng lớn, nhưng được bố trí bàn ghế, vật dụng khoa học và cầu kỳ trong từng chi tiết nhỏ khiến cho quán cafe trở nên gọn gàng và vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt vào mùa đông,  khi đến với Unicorn’s Home, bạn sẽ được sưởi ấm bởi ngọn lửa tí tách thật ấm áp và nhẹ nhàng từ bếp lò của quán. Tầng 2 với phong cách trang trí đậm chất Châu âu,bạn có thể ngồi cùng bạn bè hay người yêu không gian yên tĩnh của quán sẽ làm bạn thật sự dễ chịu và relax.Tầng 3 thoải mái hơn với phong cách ngồi bệt ,tụ tập bạn bè hay ngồi ngắm cảnh đường phố. Ban công tầng 3 hoàn toàn thiên nhiên,cực thoáng đãng và mát mẻ.
Địa chỉ: Tầng 2 – số 14 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội
2. May Coffee
May Coffee mang trong mình vẻ mộc mạc, dịu dàng, nhưng không kém phần cá tính. Bước vào May Coffee, bạn như lạc vào một cánh với những điệu nhạc đồng quê du dương. May quyến rũ với sắc mộc tự nhiên của cửa ra vào, sắc ghi đầy chất Retro của không gian tầng 1, những viên gạch hoa gợi nhớ những ngôi nhà thời bao cấp ở tầng 2, những lọ hoa rực rỡ đầy màu sắc ngự trị tầng 3 và cùng thả hồn mình theo trôi theo những hoài niệm với không gian lãng mạn của tầng 4. Trong ngày sự lãng mạn lên ngôi như Valentine, May Coffee sẽ là một địa điểm lý tưởng để bạn thực hiện những dự định ấp đủ của mình dành tặng người ấy.
Địa chỉ: 85 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội
3. Kusa’s closet
Đúng như slogan của quán, đến với Kusa’s closet, các cặp đôi sẽ có cảm giác như đến một “nơi thời gian ngừng lại”. Điều khiến những vị khách lần đầu đến quán ấn tượng có lẽ là nền nhà bằng sỏi đá và những miếng gỗ tròn được sắp đặt cạnh nhau những khoảng cách nhất định. View của quán khá yên bình và thơ mộng vì có thể nhìn ra hồ. Những món đồ trong quán được bài trí tinh tế gợi nhớ về một Hà Nội xa xưa, với chiếc đồng hồ nhỏ đã sờn màu, chiếc đèn dầu quen thuộc ngày bé, rương đựng đồ hay chiếc chậu đồng rửa mặt thời xa xưa…
Địa chỉ: 23 Trần Hữu Tước, Hà Nội.
4. Kaffeine café
Hướng mặt ra hồ Tây lộng gió, đến Kaffeine café trong những ngày đông quả thật là một lựa chọn thú vị. Quán mang hơi thở Retro đặc trưng. Đến với Kaffeine, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc sofa kiểu cách, những chiếc máy khâu cũ kỹ, những chiếc radio, điện thoại hay mô hình xe hơi mang hơi hướng của thế kỉ trước. Tất cả hòa quyện trong không gian ánh sáng vàng ấm cúng mà xưa cũ, tọa nên nét đặc trưng của Kaffeine. Tuy không gian quán rộng nhưng vẫn có những góc riêng tư dành riêng cho các cặp đôi. Đêm Valentine ngọt ngào đang chờ đón bạn tại Kaffeine café đó.
Địa chỉ: 112D1 Trần Huy Liệu, Giảng Võ - Số 7 ngõ 128 Thụy Khuê, Hà Nội.
5. Totoro café
Những ô vuông, khung cửa trắng muốt nổi bật trên bức tường dây leo phủ xanh rì là điểm đặc biệt khó quên của Totoro café. Totoro có 3 tầng, tầng 1 là một sân khấu Aucostic với hàng ghế dài, cột đèn đường, đĩa than và chụp đèn thủy tinh màu. Tầng 2 là một không gian với ô cửa sổ có hàng dây leo vô cùng lãng mạn. Tầng 3 mở ra không gian thoáng đãng cùng chiếc xích đu, bộ bàn ghế dựa nhỏ để khách có thể thư giãn. Không gian quán mang đậm chất cổ điển và lãng mạn. Totoro còn đón tiếp bạn bằng những “nhân viên” đặc biệt là những chú mèo dễ thương, âm nhạc rộn rã, thỏa thích để bạn lưu giữ lại những khoảng khắc khó quên của hai người trong đêm Valentine.
6. Le Petit
Le Petit nằm ở con phố Hà Nội khá yên tĩnh, nếu muốn có một không gian riêng để thư giãn hoặc thoải mái đọc truyện mà không bị tiếng còi xe dội vào, bạn có thể chọn Le Petit. Đây cũng là một trong những quán cafe tiên phong cho mô hình cafe nhỏ xinh theo phong cách cổ điển ở Hà Nội. Le Petit có rất nhiều góc “pose” hình độc đáo. Từ cái khung nền của bức tường màu xanh, bộ bàn ghế gỗ, góc ngồi đọc sách hướng ra chiếc cửa sổ trên tầng 2... tất cả đều được các nhiếp ảnh gia nghiệp dư set up để kiếm những góc hình cho cô bạn gái dễ thương của mình.
Địa chỉ: Le Petit, 25 Hạ Hồi, Hà Nội
7. Tzô Café
Tzô chọn phong cách trẻ trung mà đứng đắn, sâu lắng mà vui vẻ, mát mẻ mà ấm cúng, phóng túng mà lịch thiệp. Với hai gam màu nền tảng là Trắng và Vàng, Tzô được phối hợp một cách hài hòa, khoa học tạo cảm giác khang trang, thoáng đãng khiến bạn luôn cảm thấy thư thái và nhẹ nhàng. Không chỉ có vậy, từng góc nhỏ trong Tzô cũng đều chứa đựng nét lãng mạn riêng với sự kết hợp của màu sắc, ánh sáng và âm nhạc du dương. Đến với Tzô ngày lễ tình yêu là đến với sự thăng hoa trong xúc cảm, đến với một trải nghiệm nhẹ nhàng mà lãng mạn.
Địa chỉ: Số 69 Yên Ninh, Q. Ba Đình, Hà Nội
8. August Cafe
Tựa như một cô nàng tiểu thư tinh nghịch nhưng vô cùng lãng mạn, August Cafe là một trong  những quán cafe lãng mạn mang style “độc” và “lạ” nổi tiếng ở Hà Nội, vì thế đây chính là điểm đến lý tưởng dành cho những tín đồ thích cafe và luôn tìm kiếm những quán cafe mang phong cách khác biệt.
9. Tenero Coffee
Tenero Coffee có không gian trẻ trung nhưng vô cùng tinh tế. Cảm xúc đầu tiên đến với bạn sẽ là sự gần gũi và thân thiện. Trong khuôn viên xinh xắn, Tenero có không gian cà phê bệt với những chiếc bàn thấp giản dị, lót sàn gỗ ấm áp, lại có cả những dãy bàn dài, ghế cao rất kiểu cách phục vụ thị hiếu đa dạng của các vị khách trẻ. Bạn sẽ có điểm dừng chân giữa mùa đông lạnh giá, hay chọn đón Valentine cùng người ấy trong không gian sẻ chia và kết nối của Tenero.
Tenero Coffee – số 46/30 Tạ Quang Bửu, Đống Đa, Hà Nội.
10. Gấu House Coffee
Kết cấu của Gấu Coffe House khá giống những hàng cà phê cho giới trẻ khác, tầng 1 đặt quầy pha chế cùng một vài bộ bàn ghế nhỏ để khách chờ đồ uống Take away, tầng 2 và 3 là không gian cho sự nghỉ ngơi với ánh sáng dịu dàng, nhạc réo du dương. Quầy pha chế của quán rất sạch sẽ, ngăn nắp lại không kém phần hiện đại, đảm bảo cho sự ra đời của những món đồ uống chất lượng. Không chỉ có vậy, nhân viên của quán đều là người miền Nam nên có giọng nói rất ấm áp, phong thái phục vụ lịch sự và nhã nhặn.
Ánh sáng tại nơi này hết sức tối giản để đảm bảo không gian ấm cúng, lãng mạn. Trong đêm lễ thánh Valentino, còn gì tuyệt vời hơn là đắm mình trong ánh nến cũng hương cà phê dìu dịu của Gấu Coffe House!
Địa chỉ: 257 Trần Quốc Hoàn – Cầu Giấy – Hà Nội.
11. New Style Cafe
New Style Cafe Là nơi để khẳng định phong cách của bạn,gặp gỡ tán gẫu bạn bè,lý tưởng cho các buổi tiệc tùng sinh nhật,liên hoan công ty.....Nằm tại ngã 3,giao cuối đường chùa Hà và Tô Hiệu,đội ngũ nhân viên trẻ trung nhiệt tinh năng động. Nếu tầng 1 bạn cảm nhận là 1 ko gian mở với chủ đề nước và đá càng trỏ lên huyền bí hơn dưới ánh đèn mang phong cách châu âu,thì tầng 2 mang đậm phong cách Á Đổng ko gian bài trí ấm cúng với sự giup đỡ bởi hệ thống đèn trần sang trọng nhừng cùng hoa văn họa tiết trang trí trên nền tường. Đặc biệt hơn nữa là có 1 loại thuốc Shưsha được nhập khẩu từ Ả Rập mang lại sự sang trọng lịch lãm co người sử dụng làm bạn cảm giác lạc vào khu rừng nhiệt đới với các mùi thơm hương hoa  quả ngọt.
Địa chỉ: 161 Tô Hiệu - Cầu Giấy - Hà Nội
12. Cafe Little Hanoi
Xinh xắn và đáng yêu, Little Hanoi là điểm dừng chân quen thuộc của du khách mỗi khi tới thăm Hồ Gươm. Litte Hanoi được thiết kế với một khung cảnh rất đỗi chân quê. Khắp mọi nơi, từ ghế ngồi, giá để báo đến dàn đèn trang trí đều sử dụng vật liệu thiên nhiên. Bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi ngồi bên những chiếc bàn cao "lênh khênh", kê sát ô cửa sổ to tướng. Khách có thể vừa nhâm nhi cà phê vừa dõi theo không khí tấp nập của một trong những con phố đông đúc nhất Hà Nội. Tìm một góc riêng, bạn có thể chọn một bàn bên trong phòng. Ở đây, bạn có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của các họa sĩ Hà Nội. Nhà hàng thường xuyên có bánh Bacon, Avocado, Baquette, Italian, Salarri, Mozzarella... Đây là những loại bánh mà thực khác châu Âu rất thích.  Chúng được làm từ quả bơ, thịt xông khói và các loại pho-mát đặc biệt. Các món ăn Việt Nam của nhà hàng như: bánh cuốn, nem rán, bánh tôm Hà Nội, nộm hoa chuối, nộm ngó sen, cơm gà cũng rất ngon.  goài ra, nhà hàng còn có các loại đồ uống rất ngon như Cappucino, Latte Cafe...
Địa chỉ: số 21, Hàng Gai, Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


TỔNG HỢP CÁC ĐỊA CHỈ ĂN MỲ QUẢNG TẠI HÀ NỘI

- Quán Mì Quảng: Số 2C Quang Trung, gần đoạn cắt với phố Nhà Chung. Quán đông khách, trong khu trung tâm, hương vị khá ổn.
- Mì Quảng Mỹ Sơn, ngõ 36 Nguyên Hồng, gần trường tiểu học Nam Thành Công. Quán bán nhiều loại mì Quảng, cả truyền thống và biến tấu. Đây là địa chỉ thứ 5 trong chuỗi nhà hàng mì Quảng trên cả nước, tuy nhiên giá hơi đắt và không được đầy đặn.
- Quán mì quảng – 103 Ngọc Khánh. Quán do chủ người miền Trung mở, tương ớt cay ngon, đồ ăn ngon, sạch sẽ.
- Quán mì quảng Hoàng Bèo – 40 Duy Tan Giang Phung Quán còn bán nhiều đặc sản miền Trung như bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm…
- Quán mì quảng Ngự BÌnh – 83 Nguyễn Khang, quán Huế : nhiều người đánh giá chất lượng mì Quảng khá ngon.
- Quán mì quảng - Phố Ngon 37, tòa nhà Indochina Xuân Thủy, chất lượng ổn, quán sạch sẽ.


20 MÓN NGON ĐANG GÂY BÃO TRONG CỘNG ĐỒNG MẠNG TẠI HÀ NỘI

1. Tiramisu - 45 Lý Quốc Sư - 55k
2. Bánh rán mặn- 242 Lạc Long Quân - 6k/ 1 chiếc
3. Bánh tráng trộn - 86 Hàng Trống - 20k/ 1 chiếc
4. Bột chiên Sài gòn - 210 Phố Huế - 20k/ 1 suất
5. Bún mắm heo quay - 36 Nguyên Hồng - 50k/ 1 suất
6. Cơm rang gà quay - 29 Bà Triệu - 55k/ 1 suất
7. Mỳ cay - 30A Thợ nhuộm - 60k/ 1 suất
8. Mỳ chua ngọt Hàn Quốc - 102 Nguyễn Hữu Huân- 30k/ 1 suất
9. Mỳ gà tần - 12C Hàng cót - 55k/ 1 suất
10. Nộm chân gà rút xương - 29 Hàng Giấy -35k/ 1 suất
11. Waffale - 89 Thợ Nhuộm - 79k/ 1 suất
12. Bánh mỳ chảo - 326 Bà Triệu - 30k/ 1 suất
13. Bánh đa cua trộn - 111 Triệu Việt Vương - 55k/ 1 suất
14. Bánh mỳ bò băm - 68 Chùa Láng - 20k/ 1 suất
15. Bánh mỳ gà xé nước tương - Số 6 Nhà Thờ - 29k/ 1 suất
16. Gimbap chiên - 83 Đào Tấn - 30k/ 1 suất
17. Hibiscus mousse - 101 B3 Trần Huy Liệu - 25k/ 1 suất
18. Kem chanh - số 2 Lê Thái Tổ - 6,5k/ 1 suất
19. Kem nướng - số 60 Hàng Trống - 45k/ 1 suất
20. Kem xôi - A5 Giảng Võ - 15k/ 1 suất.



MÁT TỪ TRONG RA NGOÀI VỚI 10 MÓN CHÈ, KEM, TRÀ SỮA THÁI LAN
1. Kem dừa Thái - số 40 Nhà chung - 40k/ 1 suất
2. Trà sữa Thái - số 107 Giảng Võ- 27k/ 1 suất
3. Trà sữa Thái - số 292 Hoàng Văn Thái - 15k/ 1 suất
4. Trà sữa Thái - số 490 Xã Đàn - 20k/ 1 suất
5. Trà sữa Thái - số 8 ngõ Linh Lang - 30k- 45k/ 1 suất
6. Trà Thái Lan - số 33 Hàng Lược - 10-15k/ 1 suất
7. Chè Candol - số 109 Lò Đúc- 20k/ 1 suất
8. Chè Thái - số 75 Đội Cấn - 15k/ 1 suất
9. Chè thái - chợ Nam Đồng - 20k/ 1 suất
10. Chè Thái - số 77 Vĩnh Hồ - 10k/ 1 suất



Những quán ăn đêm quen thuộc của người Hà Nội
Ăn đêm có thể coi là một thú vui ẩm thực đã và đang tồn tại trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, ở Hà Nội, giữa những cơn gió lạnh, giữa những dãy phố cổ kính, ăn đêm mang một chút gì đó rất riêng – bình dị mà trầm lắng.
1. Phở xào - 45B Bát Đàn (8:00 am – 11:30 pm) - 35–45k/dĩa
2. Xôi Yến - 35B Nguyễn Cảnh Chân, Q. Hoàn Kiếm (5:00 am – 1:00 am) - 35– 44k/ dĩa
3. Bánh mì sốt vang - Ngã 3 phố Hàng Bông, Cửa Nam và Đình Ngang, Q. Hoàn Kiếm (3:00 pm – 11:30 pm) - 40–60k/phần
4. Mì gà tần - Ngã 4 Hàng Bồ - Lương Văn Can, Q. Hoàn Kiếm (5:00 pm – 11:30 pm) - 40k/bát
5. Cơm rang dưa bò - 38 Mã Tây, Q. Hoàn Kiếm (8:00 am – 11:00 pm) - 40-60k/đĩa
6. Ốc Hà Trang - 1 Đinh Liệt, Q. Hoàn Kiếm (3:00 pm – 11:00 pm) - 50– 120k/dĩa
7. Mực nướng - 5 Hàng Đậu, Q. Hoàn Kiếm (từ 8:00 pm đến khuya) - 50– 110k/phần.



MÙA ĐÔNG  ĐIỂM DANH 17 ĐỊA CHỈ THỊT XIÊN NƯỚNG NGON "VÔ ĐỐI" TẠI HÀ NỘI
1. Thịt xiên nướng - Số 31 Quang Trung, Đống Đa - 10.000 đồng/xiên
2. Thịt xiên nướng - Ngõ 135 Phương Mai, Đống Đa - 6,000 đồng/xiên
3. Thịt xiên nướng - 20A Ngọc Hà, Ba Đình - 10,000 đồng/xiên
4. Thịt xiên nướng - Số 69 Chùa Láng, Đống Đa - 7.000 VNĐ/xiên
5. Thịt xiên nướng - Ngõ 296 Minh Khai, Hai Bà Trưng - 6,000 đồng/cái
6. Thịt xiên nướng - B3 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng - 6.000 đồng/ xiên
7. Bánh mỳ thịt xiên - Ngõ 296 Minh Khai, Hai Bà Trưng - 15,000 đồng/cái
8. Bánh mỳ thịt xiên - 127 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm - 25,000 đồng / bánh 2 xiên
9. Bánh mỳ thịt xiên - Số 69 Chùa Láng, Đống Đa - 17.000 đồng/ cái
10. Bánh mỳ thịt xiên - 20- 31 Quang Trung, Hà Đông - 23.000 đồng/ cái
11. Bánh mỳ thịt xiên - 86 Lạc Trung, Hai Bà Trưng - 13.000 đồng/cái
12. Bánh mỳ thịt xiên - Bồ Đề, Long Biên - 15,000 đồng / cái
13. Thịt xiên nướng - N3b Trung hòa, nhân chính - 4k/xiên, ngon, chị chủ quán hiền dễ mến, bánh mì ngon ( chia sẻ từ bạn Jelly Winter )
14. Thịt xiên chợ triều khúc, thanh xuân hà nội 3k/1 xiên hơi bé nhưng cũng ngon lém (chia sẻ từ bạn Chu Hằngʚɞ )
15. Thịt xiên nướng trang béo 15B Trần Hưng Đạo - ngon, bổ, rẻ (chia sẻ từ bạn Nguyễn Hồng Quân )
16. Thịt xiên nướng - phố Ao sen ,đối diện dh kiến trúc hà nội.



10 ĐỊA CHỈ MÓN NGON NỨC TIẾNG, THÂM NIÊN CẢ THẬP KỶ
1. Mì gà tần phố Lương Văn Can
Quán nằm ngay góc phố giao giữa Hàng Bồ và Lương Văn Can. Nhìn bát mì nóng hổi, thơm nức mùi ngải cứu cùng những miếng gà tần ngậy béo, chắc hẳn khó cái bụng đói nào có thể chối từ.
Quán mở từ 17h tới 23h đêm.
2. Bánh tôm phố Hàng Bồ
Đặc sản của quán tất nhiên là bánh tôm, bên cạnh đó còn có món há cảo chiên mà được biết, đấy mới là món “gốc” của quán. Quán đông khách vô cùng, bạn nên chọn thời điểm thích hợp để không bị ngậm ngùi đi về nhé. Quán mở từ 14h tới 18h30 tối.
3. Quán sườn rán Lê Duẩn
Nhắc đến quán sườn rán trên đường Lê Duẩn, người ta thường nhắc kèm với cụm từ “lâu năm”. Quán có món sườn rán là nổi tiếng nhất. Ngoài sườn rán, quán còn có món cháo sườn cũng hấp dẫn không kém. Hoặc bạn có thể gọi dạ dày quay, gà chiên bơ, mỳ thịt bò ... tất cả đều ăn rất được.
4. Quán lẩu ốc bà Lương
Trong danh sách, có lẽ quán lẩu ốc bà Lương ở Khương Thượng là lâu đời hơn cả khi có thâm niên trên dưới 40 năm, ngót nghét nửa thế kỉ. Ngoài lẩu ốc, quán còn bán những món ăn hấp dẫn, tất cả đều được làm từ ốc như chả ốc cuốn lá lốt, nem ốc… Khi thưởng thức, hẳn bạn sẽ phải trầm trồ vì sự thơm ngon khác lạ của mỗi món ăn.
5. Cháo gà bà Mỹ
Cháo gà bà Mỹ ở Lý Quốc Sư đã có thâm niên khoảng 30 năm, nhưng có lẽ quán nổi tiếng hơn cả bởi “thương hiệu”…cháo chửi. Cháo ở đây được nấu bằng loại gạo ngon, thêm cả gạo nếp hương vào cho thơm và có độ sánh. Hạt gạo để nguyên, không giã, nấu thật nhừ cho đến khi nước cháo dềnh lên vì nhựa, không đặc quánh như dạng cháo bột. Cháo được ninh bằng rất nhiều nước xương gà nên có vị thơm và ngọt.
6. Bánh đúc nóng phố Lê Ngọc Hân
Có thâm niên khoảng mười năm. Bánh đúc ở đây dẻo quánh, chìm trong lớp nước chan trong vắt, đậm đà. Nhân bánh gồm thịt băm xào cùng mộc nhĩ, chút rau mùi thái nhỏ, hành phi thơm phức và hai, ba miếng đậu rán vàng ươm. Với mức giá dễ chịu, khoảng 15.000 đồng/ bát. Đây là món ăn chơi lý tưởng cho các bạn trẻ. Ngoài bánh đúc nóng, quán còn có bún ốc, bún cá, các loại miến trộn, bánh đa trộn thơm ngon, được yêu thích không kém.
7. Hoa quả dầm Lê Thanh Nghị
Nằm lặng lẽ trong con ngõ nhỏ trên phố Lê Thanh Nghị, ít ai biết quán hoa quả dầm này đã có thâm niên lên tới gần 20 năm. Tươi ngon và quá đầy đặn so với giá chính là 2 ưu điểm nổi bật giúp cho cửa hàng thu hút cả nghìn lượt khách mỗi ngày. Cửa hàng bán từ 9h sáng tới 7h tối.
8. Mỳ vằn thắn Nguyễn Biểu
Quán mỳ vằn thắn nức tiếng trên đường Nguyễn Biểu đã có tuổi đời trên dưới 20 năm. Bát mỳ không chỉ ngon mà còn rất đầy đặn, nước dùng đậm đà, nhiều thịt xá xíu, sủi cảo, tất cả đều được làm rất vừa miệng khách. Sủi cảo mềm, ăn đến đâu trôi đến đó.. Ngoài ra, tô mỳ vằn thắn còn làm "xiêu lòng" khách bằng con tôm to, rất tươi đã bóc vỏ, cái sủi cảo chiên bự, cắn vào vừa giòn vừa thơm, đôi miếng gan bùi bùi, miếng bóng heo béo ngậy, nửa quả trứng... hương vị thơm ngon, dễ chịu, khiến ai lần đầu tiên ăn thử cũng hài lòng, cũng bõ cái công xếp số, xếp hàng chờ đợi.
9. Bún thang Cầu Gỗ
Bún thang ở Cầu Gỗ là những hàng bún có thâm niên hàng chục năm trong nghề, đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân Hà Nội. Bằng kinh nghiệm và sự khéo léo, các chủ quán nơi đây đã chế ra thứ nước dùng bún thang thơm ngon thanh khiết vô cùng. Còn bí quyết, đôi khi chỉ đơn giản nằm trong vài khâu rất nhỏ trong quá trình chỉnh lửa, ninh nước dùng…mà đem lại sự tinh tế bất ngờ cho từng bát bún.
10. Chim quay, bít tết phố Tạ Hiện
Có tuổi đời khoảng 15 năm, quán chim quay, bít tết trên con phố “Tây” này còn lâu năm hơn cả những hàng quán nổi tiếng đã mang đến thương hiệu cho con phố nhỏ. Đĩa chim quay khi vừa được mang ra còn nóng hổi và thơm nức mũi khiến thực khách phải nuốt nước miếng vì thèm. Lớp da bên ngoài được quay giòn, màu cháy cạnh đẹp mắt mà phần thịt bên trong thì vẫn mềm, ướt tươi và ngọt thơm các loại gia vị tẩm ướp. Vừa ăn, vừa gặm và chấm với muối ớt chanh thì thích thú không còn gì bằng. Bít tết cũng thơm ngon và nổi tiếng không kém, nhưng độ mềm có vẻ chưa đúng “chuẩn” nên có phần lép vế hơn một chút với món chim quay.



ĐIỂM DANH 15 QUÁN CƠM NGON NHẤT NHÌ HÀ NỘI
1. Cơm tấm sườn - Số 39 Huỳnh Thúc Kháng - 50-60k/ 1 suất
2. Cơm bò - 102K1 Giảng Võ - 75k/ 1 suất
3. Cơm bò kho - 56 Đào Duy Từ - 30k/ 1 suất
4. Cơm cuộn vừng - 54 Trấn vũ - 30k/ 1 suất
5. Cơm đảo gà rang - 62 Đào Duy Từ - 35k/ 1 suất
6. Cơm gà - Số 1 nguyễn Khắc Cần - 75k/ 1 suất
7. Cơm gà xá xíu - 11 Đình Ngang - 65k/ 1 suất
8. Cơm muối vừng - 32 Bà Triệu - 20k/ 1 suất
9. Cơm niêu bò sốt tiêu đen - 111k1 Giảng Võ - 55k/ 1 suất
10.Cơm rang dưa bò - Số 8 ngõ Tràng Tiền - 25k/ 1 suất
11. Cơm rang gà quay - 29 Bà Triệu - 55k/ 1 suất
12. Cơm rang hải sản - 23 Lò Đúc - 58k/ 1 suất
13. Cơm rang thập cẩm - 98 Dương Quảng Hàm - 25K/ 1 suất
14. Cơm sườn - 47 Đào Duy Từ - 35k/ 1 suất
15. Cơm sườn cốt - Số 1 Nguyễn Khắc Cần - 70k/ 1 suất
16. Cơm sườn nướng - 55 Phố Huế - 70-80k/ 1 suất.



KHÁM PHÁ TẤT CẢ CÁC QUÁN BÚN CHẢ NGON NỔI TIẾNG
1. Bún chả xương sông - 22.31 ngõ Yên Bái 2 - 30k/ 1 Suất
2. Bún chả - 14 Nguyễn Như Đổ - 30k/ 1 Suất
3. Bún chả - 34 hàng Than - 35k/ 1 Suất
4. Bún chả - 74 Hàng Quạt - 35k/ 1 Suất
5. Bún chả chan - 153 Mai hắc Đế - 30k/ 1 Suất
6. Bún chả - Số 1 Hàng Mành - 60k/ 1 Suất
7. Bún chả - Số 1 Trần Xuân Soạn - 30k/ 1 Suất
8. Bún chả - số 2 Hàng Khoai - 30k/ 1 Suất
9. Bún chả - số 25 ngõ 260 Cầu Giấy - 20k/ 1 Suất
10. Bún chả kẹp que tre - chợ Đồng Xuân - 30k/ 1 Suất.



11 ĐỊA CHỈ KEM, SỮA CHUA SIÊU HẤP DẪN
1. Sữa chua cacao - 13 Đinh Tiên Hoàng - 20k/ 1 suất
2. Kem xôi - A5 Giảng Võ - 15k/ 1 suất
3. Sữa chua mít - 22 Bà Triệu - 20k/ 1 suất
4. Sữa chua mít - 123 A6 Trần Huy Liệu - 15k/ 1 suất
5. Kem táo- 37 Trần Hưng Đạo - 22k/ 1 suất
6. Sữa chua sầu riêng - 31 Lò Đúc - 3,5k/ 1 suất
7. Sữa chua thập cẩm - 23 hàng đường - 18k/ 1 suất
8. Chè hoa quả - 17 Thuỵ Khuê - 10k/ 1 suất
9. Kem chanh - số 2 Lê Thái Tổ - 6,5k/ 1 suất
10. Kem dừa - 29 Hàng Than - 60k/ 1 suất
11. Kem nướng - số 60 Hàng Trống - 45k/ 1 suất.



7 KHÔNG GIAN HẸN HÒ TRÊN CAO LÃNG MẠN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI
Thật tuyệt vời cho những buổi hẹn hò lãng mạn ở nơi không gian thoáng mát với những ánh đèn lung linh của thành phố từ trên nhìn xuống.
1. Cielo 13 Sky Bar & Restaurant
Nằm trên tầng thượng của toà nhà Sun City - Hai Bà Trưng, không gian mang đến cảm giác pha trộn giữa cổ điển và hiện đại khá thú vị, đặc biệt là tầm nhìn hướng ra hồ Gươm, Nhà hát Lớn, khách sạn Hilton... Là nhà hàng kết hợp quầy bar trên cao nên đồ uống có cồn cũng như các món ăn mang đậm phong cách châu Âu là điểm nhấn của Cielo. Nếu bạn muốn sắp xếp một buổi hẹn lãng mạn nhưng không kém phần trang trọng thì đây sẽ là một
địa điểm hợp lý. Một bí mật nho nhỏ, Cielo là địa điểm quan sát pháo hoa từ hồ Gươm khá lý tưởng.
2. Rooftop cafe
Tọa lạc trên tầng 19 của tòa Pacific Place - Lý Thường Kiệt. Được thiết kế với không gian chia làm 2 nửa: Bên trong được trang trí nội thất với tông màu trầm chủ đạo gợi cảm giác ấm cúng, bên ngoài là ban công hướng ra khung cảnh thoáng đãng của đường phố với không khí trong lành mát mẻ từ trên cao. Hai mảng không gian đối nghịch nhưng khá hài hòa cùng một số phòng yên tĩnh được thiết kế đặc biết cho những khách hàng ghét sự ồn ào náo nhiệt. Đồ ăn và cocktail của Rooftop được đánh giá là khá ngon miệng. Điểm trừ là Rooftop đặt biển hiệu hơi khuất, khó tìm, bạn cần chú ý gửi xe dưới tầng hầm của tòa nhà trước khi bấm thang máy lên cafe "gác mái" nhé.
3. Summit Lounge
Summit nằm trên tầng 20 của khách sạn Sofitel Plaza. Với không gian thanh tĩnh, hiện đại cùng tầm nhìn hướng ra địa điểm hẹn hò lãng mạng nhất Hà Nội là hồ Tây, hồ Trúc Bạch và đường Thanh Niên. Summit chỉ phục vụ các loại rượu, cocktail, cafe với giá khá đắt đỏ cũng như giờ mở cửa khá hẹp (chỉ mở cửa sau 16h). Điểm bất tiện của quán là phải mất 2 lần đi thang máy để tới nơi, bên cạnh đó quán chỉ phục vụ đồ uống cafe trước 20h trong ngày. Vì vậy, với một không gian sang trọng cùng khung cảnh đẹp, có lẽ Summit sẽ phù hợp với những bạn trẻ muốn xây dựng kế hoạch tỏ tình hoặc muốn trải nghiệm một mùa Valentine lãng mạn cùng người yêu.
4. Star Cafe
Là một địa điểm mới ở số 62 - Nguyễn Chí Thanh, nổi tiếng là một quán cafe kết hợp sân vườn cùng âm nhạc từ trên cao. Quán cũng được chia làm hai tầng không gian trong nhà và ngoài trời với nhiều cây xanh và hoa bao phủ tạo sự thư thái và tự nhiên. Menu của Star cũng khá phong phú với giá dễ chịu, bạn có thể thưởng thức Pizza, spaghetti, hay beafsteak... cùng một ly kem tươi hoặc nhâm nhi chút cà phê trong khi thưởng thức những bản nhạc nhẹ nhàng.
5. Hexa Club
Nằm ở tầng 20 tòa nhà C-Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, với khu sân vườn lãng mạn mang đậm hương vị mùa thu và tầng 21 được thiết kế hiện đại sang trọng với màu đỏ chủ đạo đầy sức sống. Sở hữu tầm nhìn đẹp hướng ra hồ Nam Đồng, đặc biệt lung linh về đêm. Đây là một địa điểm khá lý tưởng cho những cuộc hẹn hò hay tụ tập bạn bè. Không gian đón nhiều gió mát mẻ rất được các bạn trẻ ưa chuộng, tuy nhiên điểm trừ ở Hexa là phục vụ hơi chậm cũng như thực đơn không có điểm nổi bật so với các quán cafe trên cao khác.
6. Avalon Café Lounge
Chiếm lĩnh từ tầng 4 tới tầng 7 của tòa nhà 73 Cầu Gỗ, nơi vẫn hay được gọi bằng tên "Tòa nhà Hàm Cá Mập". Với góc nhìn hướng ra Hồ Gươm và  không gian rộng rãi, sang trọng, tươi mát cũng như 4 tầng được thiết kế  mang 4 phong cách khác nhau đã trở thành một đặc điểm rất thu hút giới trẻ. Avalon còn được hoan nghênh bởi menu bắt mắt và hương vị được đánh giá khá ngon miệng, phong phú, đa dạng kết hợp Á-Âu được lòng khách hàng. Thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình, dễ thương. Tuy nhiên đi kèm là giá cả hơi "chát" so với mặt bằng chung của các quán cafe.
7. Zodi Café
Nổi bật với phong cách teen, dễ thương, hợp gu giới trẻ, tọa lạc trên tầng 11 - số 156 - Triệu Việt Vương. Với thiết kế lạ mắt, cầu kỳ, Zodi là một địa chỉ nằm lòng của những bạn trẻ mê chụp ảnh. Hầu hết các bạn trẻ tới đây đều rất ưa thích không gian mở bên ngoài ban công với chiếc xích đu trắng. Giá cả các loại đồ uống và ăn vặt cũng hết sức phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Điểm trừ là tuy không gian trên cao rộng mở nhưng tầm nhìn bị hạn chế, menu còn đơn giản, chưa phong phú.



TỔNG HỢP NHỮNG MÓN TRỘN HOT NHẤT MÙA
1. Nộm bò khô - Số 67 Chùa Láng - 20k/ 1 suất
2. Bánh đa trộn - 59 Phùng Hưng - 30k/ 1 suất
3. Bánh đa trộn - ngõ 1A Tôn Thất Tùng - 25k/ 1 suất
4. Bún bò Nam Bộ - 47 Trần Quốc Toản - 30k/ 1 suất
5. Bún bò trộn - ngõ 26 Giảng võ - 30k/ 1 suất
6. Bún mắm heo quay - ngõ 21 Phạm Ngọc Thạch- 30k/ 1 suất
7. Bún thịt nướng - 127 Láng Hạ - 30k/ 1 suất
8. Bún xào Singapore - 55 phố Huế - 75k/ 1 suất
9. Hủ tiếu trộn - Số 105B A4 chợ Thành Công - 30k/ 1 suất
10. Miến lươn trộn - 42 Thái Hà - 30k/ 1 suất
11. Miến trộn - 29 Phan Huy Ích - 40k/ 1 suất
12. Miến xào cua bể - 18 Nguyễn Siêu - 40k/ 1 suất



KHÁM PHÁ 20 MÓN ĂN VẶT NỔI TIẾNG TẠI HÀ NỘI -THỬ NGAY!!
1. Hibiscus Mousse - 101 B3 Trần Huy Liệu – 25k/ chiếc
2. Chè hoa quả - 17 Thụy Khuê – 10k/bát
3. Kem xôi - A5 Giảng Võ - 15k/ bát
4. Caramen thập cẩm - 99 Thụy Khuê - 16k/ bát
5. Thịt xiên nướng - 20A Ngọc Hà, Đội Cấn – 10k/ xiên
6. Cút lộn xào me - Số 8, Ngõ 135 Đội Cấn - 30k/ đĩa
7. Đá xay - Paris Baguette -Khu đô thị Royal City – 45k/ phần
8. Thạch rau câu - Ngõ 135 Phương Mai – 5k/ cốc
9. Café trứng - 39 Nguyễn Hữu Huân – 20k/ cốc
10. Kem táo - Số 37 Trần Hưng Đạo – 22k/ cốc
11. Chè hoa quả - 17 Thụy Khuê, Tây Hồ - 10k/ bát
12. Caramen - 13 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng - 12k/ bát
13. Bún riêu - 23 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm – 20k/ bát
14. Miến lươn trộn - 101 E5 Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng – 30k/ suất
15. Hoa quả dầm - Số 17 Tô Tịch, Hoàn Kiếm – 18k/ bát
16. Bánh bao chiên - 18 Lương Văn Can, Hoàn Kiếm – 5k/chiếc
17. Bánh tráng nướng - Phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm – 25k/ cái
18. Bánh tráng trộn - Số 90 Hàng Trống, Hoàn Kiếm – 20k/ xuất
19. Há cảo chiên - 55 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm – 26k / đĩa
20. Bánh đa cua trộn - 111 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng - 55k/ bát.



HẸN HÒ HÀ NỘI - 20 MÓN ĂN VẶT KHÔNG THỂ BỎ LỠ
1. Bánh rán mặn - Ngõ 242 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ - 6.000/ cái
2. Nem chua rán Đại Từ - 172 Đại Từ, Hoàng Mai - 5,000 đồng/cái
3. Sữa chua Kim Mã Thượng - 8 Kim Mã Thượng, Ba Đình - 2.000 đồng/ hộp
4. Sữa chua cacao - 78 Hàng Nón, Hoàn Kiếm25,000 đồng/cốc
5. Vua Tào Phớ Hàng Bông - 192 Hàng Bông, Hoàn Kiếm - 12.000 VNĐ/bát
6. Chè Pudding hoa quả - Số 57 Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng - 20.000 đồng/ bát
7. Nem chua rán - 40 Tạm Thương, Hoàn Kiếm - 5.000 đồng/ chiếc
8. Rau câu thạch café - Sân A5 Khu tập thể Kim Liên – 12.000 đồng/ bát
9. Thạch rau câu sữa dừa - Ngọc Thạch Quán- sân nhà A5 khu tập thể Kim Liên – 12.000-18.000 đồng/ bát
10. Cháo ruốc – Lý Quốc Sư – 20.000 đồng/ bát
11. Bia cỏ - Tạ Hiện, Hoàn Kiếm - 5.000đ/cốc
12. Bánh Crepe - Số 13 Hàng Mành, Hoàn Kiếm - 38.000 vnd/suất
13. Ốc luộc - Số 34 Trần Phú, Ba Đình - 30.000- 50.000 đồng/bát
14. Nộm lim - 17 Phạm Hồng Thái, Ba Đình - 15 000 đồng/đĩa
15. Bánh mì bò băm - 68 Chùa Láng, Đống Đa - 10.000 - 25.000 đồng/ chiếc
16. Bánh rán lúc lắc - Ngõ 16A Lý Nam Đế - 1.500đ/ cái
17. Kem cân - Số 29-31 Lò Đúc, Hai Bà Trưng - 55.000 đồng/ kg
18. Kem ốc quế Socola - 31 Lò Đúc, Hai Bà Trưng - 6.000/ chiếc
19. Kem chanh bạc hà - - Số 2 Lê Thái Tổ - 6.500 đồng/ que
20. Kem xôi sầu riêng - Số 90 Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng - 35,000 đồng/suất.



KHÁM PHÁ ẨM THỰC KHU VỰC HỒ TÂY VỚI 10 MÓN NGON KHÔNG THỂ BỎ LỠ
1. Chè hoa quả - 198 Thụy Khuê, Tây Hồ - 20.000 đồng/ cốc
2. Nem lụi - 4 Thụy Khuê, Tây Hồ - 6.000/ chiếc
3. Bánh mỳ chảo - 163 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình - 45.000 đồng/ suất đầy đủ
4. Cháo niêu - Số 111A Thụy Khuê, Tây Hồ - 20.000- 50.000 đồng/ bát
5. Bánh giò - số 5 Thụy Khuê, Tây Hồ - 25.000/ chiếc
6. Caramen thập cẩm - 99 Thụy Khuê, Tây hồ - 16.000/ bát
7. Bún Đậu Cây Đa - Số 235B Thụy Khuê - 40.000 đồng/ suất tổng hợp
8. Kem ốc quế - Đường Thanh Niên, Ba Đình - 10.000 đồng/ que
9. Bánh bột lọc - 198 Thụy Khuê, Tây Hồ - 20.000 đồng/ bát
10. Cháo trai – Số 2 Thụy Khuê, Tây Hồ - 25.000 đồng/ bát.



5 TIỆM PHỞ ĐỘC ĐÁO NHẤT HÀ NỘI - BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?
Ăn phở theo kiểu truyền thống cực ngon, còn ăn phở theo kiểu 5 quán này thì cực là lạ.
1. Phở cuốn Ngũ Xã
Chẹp, nhắc đến phở cuốn thì nhớ ngay đến Ngũ Xã. Ở quanh làng đó bây giờ có lẽ không thể đếm được chính xác có bao nhiêu tiệm bán phở cuốn. Nên tới đây mà bạn còn "lăn tăn" chưa biết nên chọn quán nào thì gợi ý cho bạn một cửa hàng "có duyên" nhất, thu hút được nhiều khách nhất, đó là quán Hưng Bền. Tiệm Hưng Bền làm khá đều tay, bánh phở mềm nhưng dai, khi cuốn không bị rách, thịt bò luôn là thịt mới xào, còn nóng hôi hổi nên lúc ăn phở tuy mát mà vẫn dậy mùi thơm. Bên cạnh đó, nước chấm pha rất vừa miệng, phong cách phục vụ thì "pro", cộng với chủ quán lại cực đon đả, chiều khách. Chính vì những ưu điểm trên mà quán này được "vote" nhiều nhất.
2. Phở xào Bát Đàn
Phở xào là món không quá xa lạ với người Hà Nội. Nhưng phở xào ngon và đặc biệt hơn cả chỉ có 2 tiệm nằm trên phố cổ. Tiệm thứ nhất là ở Bát Đàn, dành cho những người có gu thích ăn phở xào mềm. Tiệm mở khá lâu năm, bán cả ngày mà hầu như lúc nào cũng đông khách. Nhiều người nghiện quán phở này nhờ thứ nước sốt sền sệt, mặn mặn ngọt ngọt, ngấm vào từng sợi phở dai dai, rau và thịt bò đều được xào rất mềm, bởi vậy khi ăn có cảm giác đậm đà, đặc biệt hơn hẳn những nơi khác. Bên cạnh đó, để chống ngấy, đi kèm một đĩa phở luôn là một đĩa rau sống tươi ngon cùng một bát nước mắm ngọt với đầy ắp đu đủ dấm. Nhiều khách ruột tại đây cho rằng: "Nếu đã ăn phở ở Bát Đàn rồi thì thấy tất cả những chỗ khác đều nhạt nhẽo". Nhưng phở ở đây giá khá "chát", trung bình 1 đĩa là 35k - 45k, song đúng là tiền nào của nấy, đĩa phở rất chất lượng, đầy đặn, nhiều thịt, nhiều rau.
3. Phở xào Hàng Buồm
Tiệm thứ hai là ở Hàng Buồm, thích hợp với bạn nào thích ăn loại phở xào săn săn, khô khô. Quán này chỉ bán từ tầm 7h30 tối trở đi, chỉ là quán vỉa hè. Phở ở đây được xào thật kĩ, sợi phở săn có chỗ cháy cạnh nên rất thơm. Thịt bò lại toàn là phần bắp có nhiều gân, rau cũng không xào mềm mà xào vừa tới, nhai rất giòn. Cũng tương tự như Bát Đàn, phở xào luôn được "free" thêm đĩa rau sống và nước mắm ngọt đu dủ. Ngoài ra, để tăng độ ngon miệng, quán còn khéo léo... bán thêm đĩa dưa chuột chẻ cho khách ăn. Chỉ cần khoảng 50k là có ngay 1 đĩa phở xào rùi, nghe tưởng rẻ hơn tại Bát Đàn nhưng thực chất là đắt hơn bởi đĩa phở khiêm tốn hơn, ít thịt hơn nhiều.
4. Phở gà trộn Lương Văn Can
Tại Hà Nội có không ít nơi bán bánh đa trộn, miến trộn nhưng phở trộn thì không nhiều. Quán phở trộn được đông người biết đến nhất có lẽ là địa chỉ số 10 - Lương Văn Can. Nằm ở trục phố chính, lại bán hàng từ tối đến tận 3h sáng nên tầm 11h-12h đêm trở đi mới là giờ cao điểm của quán. Phở tại đây không quá đặc sắc, ngoài thịt gà ra cũng được trộn chung với giá đỗ, rau sống, lạc, hành phi, xì dầu, trước khi ăn người ta thường vắt thêm chanh để vừa thơm vừa tạo được vị chua chua ngọt ngọt điển hình của món trộn. Ưu điểm là thịt gà ở đây thơm ngon, chất lượng chứ không phải loại gà công nghiệp bở bùng bục. Có lẽ dùng loại gà xịn làm nguyên liệu chế biến nên một bát phở trộn Lương Văn Can tuy không đầy đặn lắm nhưng vẫn có giá là 30k/1 suất.
5. Phở rán, lòng xào Nguyễn Siêu
Không được phổ cập rộng rãi như những món phở trên, phở rán lòng xào chỉ có một địa chỉ duy nhất ở đoạn gần cuối phố Nguyễn Siêu. Bắt đầu mở cửa hàng là từ tầm 7h30 tối trở đi thì quán này luôn chật cứng khách ngồi dọc khắp vỉa hè. Phở rán đơn giản chỉ là bánh phở rối, cho lên chảo vừa rán vừa đập mỏng như hình chiếc bánh. Phở rán ăn kèm với một bát xào có đủ thứ loại nội tạng lợn đã được xào thơm phức với rau cải xanh, cần tây. Tuy nhiên, để có được một đĩa phở rán ngon thì không hề dễ: phở phải giòn bên ngoài, mềm bên trong, thơm và không bị ngấy, như vậy đòi hỏi đầu bếp cần đều tay, cho lượng mỡ thích hợp và rất mất thời gian. Mọi người yêu thích quán này đa phần chính vì món phở đơn giản mà khó làm kia. Thêm một điểm lưu ý nữa, các bạn tới đây vào giờ cao điểm (khoảng 8h-9h) thường phải chờ đợi khá lâu mới có đồ ăn. Giá phở rán là 15k/đĩa và lòng xào thì tùy thuộc vào số lượng người.


Phương pháp tham khảo để thải độc cơ thể

Việc ăn uống đủ chất hỗ trợ cho sức khỏe, tuy nhiên quan trọng là độc tố trong cơ thể phải thường xuyên được loại bỏ. Hãy tham khảo một số phương pháp thải độc sau.
1. Độc tố tạng can
Độc tố tích tụ trong gan quá nhiều sẽ gây bệnh đau nửa đầu, rỗ mặt, hay đau bụng. Nguyên nhân vì hai bên mặt và bụng dưới là thuộc khu vực của kinh gan, khi chức năng thải độc của gan không tốt sẽ gây những triệu trứng này. Ngoài ra, độc tố trong gan không thải ra kịp thời sẽ làm tắc nghẽn đường lưu thông của khí, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.
2. Độc tố tạng thận
Nếu kinh nguyệt ít hoặc kỳ kinh ngắn, cằm có nốt đậu, người hay mệt mỏi, có thể là vì độc tố tạng thận quá nhiều gây ra.
3. Độc tố tạng tim
Độc tố tạng tỳ thường gây mất ngủ, làm tim đập nhanh. Còn nếu tim hỏa vượng thành độc hỏa thì trán có thể sẽ xuất hiện vết đậu. Tạng tim nghẽn máu cũng là một kiểu độc tố, nhẹ thì tức ngực, nặng thì đau nhói như kim châm.
4. Độc tố tạng phế
Phổi có độc sẽ gây chứng táo bón. Trong Trung y, da có trắng mịn hay không phải xem phổi có tốt hay không. Nếu độc tố trong phổi nhiều thì sẽ phát tới da, làm da dẻ u ám.
5. Độc tố tạng tỳ
Độc tạng tỳ làm mặt xuất hiện vết bớt, còn nếu huyết trắng quá nhiều sẽ gây tích mỡ, béo phì, môi dễ bị lở.
Vậy phải loại bỏ độc tố như thế nào? Xin giới thiệu ba cách:
Cách 1: Thường xuyên vận động
Vận động giúp tim khỏe mạnh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng vận chuyển khí oxy trong cơ thể và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Cách 2: Giải tỏa áp lực
Áp lực là độc tố về tinh thần, kích thích sản sinh độc tố tuyến thận, gây tâm trạng bất an. Vì thế, phải học cách giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng, như thả lỏng và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đi spa thư giãn, tập khí công, yoga, trò chuyện chia sẻ với bạn bè…
Cách 3: Uống nhiều nước
Nước giúp làm loãng độc tố trong cơ thể, theo đó cùng với quá trình tuần hoàn chất lỏng trong cơ thể mà hỗ trợ thải độc tố đi. Mỗi ngày uống 8 ly nước, đặc biệt sáng sớm thức dậy hãy uống một ly.

Cách loại bỏ cặn tích
Trong cơ thể có nhiều cặn tích mà chúng ra không nhìn thấy, phải loại bỏ chúng như thế nào?
Một khi cơ thể tích lũy cặn tích quá nhiều thì sẽ bị “trúng độc”, gây táo bón, béo phì, bệnh tim mạch… Từ góc nhìn Trung y, có thể chia độc tố làm 2 dạng là bên ngoài và bên trong.
·        Độc bên ngoài là có nguồn gốc từ ngoài cơ thể, như ô nhiễm không khí, nước, nông dược, khí thải xe máy… có hại cho sức khỏe.
·        Độc bên trong là các loại cặn tích tồn đọng trong quá trình trao đổi chất làm mới tế bào.
Có hai nguyên nhân chính làm độc tố tích tụ: một là bản thân độc tố xâm nhập quá nhiều; hai là do tuổi cao hoặc một số cơ quan bị bệnh nên không thể loại bỏ độc tố hiệu quả. Thực tế, thải độc cũng phải nghiên cứu “thiên thời”, thải vào thời gian hợp lý thì hiệu quả tăng cao.

Theo quy luật dưỡng sinh trong Trung y, thời gian thải độc nên như sau:
Thời gian thải độc ruột kết: 5 – 7 giờ sáng
Nếu ruột kết thải độc không tốt, khi độc tố tích tụ đến một mức nhất định sẽ khiến da bị rỗ, thậm chí còn tăng tỷ lệ bệnh trực tràng. Vì thế cố gắng đi đại tiện trong thời gian này, càng để muộn thì độc tích nhiễm càng nhiều.
Nếu hay bị táo bón thì hàng ngày cố gắng ăn nhiều chất xơ. Bưởi là một trong những loại thực phẩm trị táo bón hiệu quả nhất. Hãy ăn 4-5 múi bưởi nguyên tép chứ không chỉ là ép lấy nước uống, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Có thể áp dụng thêm cách mát xa kinh đại tràng, giúp bảo vệ đại tràng và hỗ trợ đại tiện rất tốt.
Thời gian thải độc của dạ dày: 7 -9 giờ sáng
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính, là nơi dự trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Vì thế sáng sớm có thể ngồi xổm và tập luyện thở bụng. Tập đều đặn hàng ngày giúp kích thích tuần hoàn máu dạ dày, kích thích thay đổi tế bào mới, tăng hiệu quả tiêu hóa cho dạ dày.
Ngoài ra, buổi sáng nên ăn đầy đủ, nên ăn những thức ăn tốt cho dạ dày như đậu phộng, hạnh đào, táo, củ cải… Có điều kiện hãy uống hồng trà với mật ong. Cố gắng điều chỉnh tâm lý vui vẻ, vì trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ không tốt cho dạ dày.
Buổi sáng nên ăn đầy đủ, nên ăn những thức ăn tốt cho dạ dày như đậu phộng, hạnh đào, táo, củ cải… 
Thời gian thải độc cho tim: 11 – 1 giờ trưa
Tim là trung tâm của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Bữa ăn trưa có thể bổ sung thức ăn bổ tim, như nhãn giúp bổ tỳ dưỡng tim. Thời gian này tim hoạt động mạnh hơn, vì thế không nên vận động mạnh. Một giấc ngủ trưa sẽ hỗ trợ chức năng thải độc cho tim.
Thời gian thải độc của bàng quang và ruột non: 1 – 5 giờ chiều
Ruột non chuyển nước đến bàng quang, chất cặn bã đến ruột già, chất tinh túy đến tỳ tạng. Khi cơ thể thiếu nước thì hoạt động của ruột non cũng suy giảm, chức năng “phân loại” vận hành không tốt, không những suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng mà chất cặn bã cũng không được thải đến ruột già hiệu quả. Vì thế thời gian này có thể vận động chân tay nhẹ nhàng để kích thích kinh ruột non, hỗ trợ nhu động ruột non. Nên uống nhiều nước để hỗ trợ bàng quang thải độc.
Thời gian thải độc tạng thận: 5 – 7 giờ chiều
Tạng thận có độc tố thường phát ra mặt hoặc gây phù thũng, cảm giác mệt mỏi. Đây là thời gian tốt nhất để vận động cơ thể trong ngày, hỗ trợ thận thải độc tố, có thể đi bộ, chạy bộ, vặn eo, xoay người… Bữa tối có thể ăn mộc nhĩ, tảo biển, không chỉ bổ thận mà còn giúp khử độc cho cơ thể.
Thời gian thải độc màng tim: 7 – 9 giờ tối
Tâm hỏa theo thời gian sẽ tăng lên, nếu độc tố không được thải ra sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây tức ngực hoặc đau nhói. Thời gian 7 – 9 giờ tối là thời gian cực thịnh của tuần hoàn máu, có thể thông qua mát xa ngoài tim và vùng nách để hỗ trợ thải độc, giúp tăng khả năng cung cấp máu cho tim và tuần hoàn máu đến não. Ngoài ra có thể mát xa ngón tay giữa, vì ngón tay giữa tương ứng với kinh màng tim.
Thời gian thải độc của hệ nội tiết và tuyến bạch huyết: 9 – 11 giờ tối
Thời gian này nhớ thả lỏng thân tâm, giữ tâm thái bình thản. Ngoài ra, có thể kết hợp mát xa gáy, hoặc vùng huyệt cực tuyền ở vùng nách, hỗ trợ thải độc.
Thời gian thải độc của phổi, gan, đảm: 11 giờ khuya –  5 giờ sáng
Thải độc cho phổi, gan, đảm quan trọng là cần có giấc ngủ ngon, vì thế phải chú ý chất lượng giấc ngủ. Có thể áp dụng những cách sau để có được giấc ngủ ngon, giúp phổi, gan, đảm được nghỉ ngơi, từ đó thải độc tố hiệu quả.
1.    Trước khi ngủ có thể ăn đồ ăn hỗ trợ ngủ ngon, như yến mạch, hạnh đào, hoặc uống một ly sữa nóng.
2.    Mát xa huyệt vị như huyệt Bách hội, huyệt Sung tuyền, huyệt Túc tam lý, mỗi huyệt 30 lần, giúp hỗ trợ giấc ngủ.
3.    Khi ngủ nên tắt đèn, vì đèn sáng làm ảnh hưởng đến khả năng tiết ra melatonin của não, chất quan trọng hỗ trợ giấc ngủ.
4.    Ngủ trước 11 giờ, vì thời gian từ 11 giờ – 2 giờ sáng là thời gian vàng để cơ thể thải độc.
5.     
Kết luận: Để cơ thể tích trữ độc tố sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, vì thế bài viết này góp phần cung cấp thêm kiến thức khoa học liên quan cho mọi người.
Chúc mọi người khỏe mạnh!


05/03/2016

Phân tích một con dao tạm gọi là để sinh tồn đi...

Thưa các bạn! khi nhập môn chơi dao thì phần đông chúng ta bị lẫn lộn hoa mắt trước muôn vàn con dao có hình thể khác nhau biến hóa đủ kiểu, không biết đầu từ đâu nên dễ mắc các sai lầm cơ bản, đến khi rút được 1 vài kinh nghiệm thì đã tốn tiền kha khá. Các sách viết về dao chỉ chủ yếu viết về lịch sử, giới thiệu các thương hiệu, mẫu dao mang tính sưu tầm mà không đề cập nhiều các kiến thức cơ bản. Trên các diễn đàn chơi và chế dao ở ta thì kiến thức lại càng giang hồ tản mạn, chỉ có 1 số bài viết rất hiếm hướng dẫn nhập môn của Joe Talmadge và vài tác giả khác là giá trị giúp chúng ta hiểu vấn đề và có cái nhìn tổng quan.
Ở bài này tôi thường sử dụng hình ảnh của thương hiệu dao SPYDERCO không phải vì tôi có hoặc tín nhiệm mà là vì tương đối dễ minh họa mà không làm cho mọi người thấy sự hung dữ của vũ khí lạnh mà thôi...
Tôi thử tổng kết lại vài kiến thức học được từ Joe, kết hợp với 1 vài phát triển và nhận định của riêng tôi, rất mong mọi người tham gia bổ sung hay thảo luận qua lại làm rõ các vấn đề, qua đó tự rút ra nhận định cho riêng cho mỗi người. Bài viết tốn thời gian nên tôi sẽ post từ từ khi có thời gian.
Lưỡi dao có 2 bộ phận chính là LƯỠI BÉN và MŨI NHỌN dùng để xuyên thấu qua vật liệu theo phương rộng và chiều sâu.
Trên 1 con dao, hiệu quả của lưỡi bén và mũi nhọn hay có tính bù trừ qua lại được này mất kia. Hình thể vô cùng đa dạng của lưỡi dao thực chất là các biến dạng kết hợp qua lại một cách cân bằng giữa lưỡi bén và mũi nhọn theo ý đồ công năng của người thiết kế. Hình thể lưỡi dao bao gồm hình dáng khi nhìn ngang và tiết diện của lưỡi (mặt cắt cho thấy kiểu grind, góc bevels).
Trước tiên chúng ta sẽ tách ra phân tích riêng từng đặc tính một, sau đó sẽ có cái nhìn tổng thể vài con dao cơ bản.
1. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA LƯỠI DAO:
- BỤNG DAO:
Bụng dao là cạnh dao được mài bén xuất phát từ cán đến mũi dao.
Với chiều dài lưỡi dao nhất định thì bụng dao càng bầu càng tăng chiều dài của lưỡi bén đồng thời cũng giúp đổi hướng cạnh bén một cách tịnh tiến, làm tăng khả năng XẮT THÁI của con dao.
Khi xắt thái 1 vật gì, động tác kéo hay đẩy tới rất cần lưỡi bén càng dài càng tốt (một cách tương đối) và phải liên lục không đứt quãng. Sự đổi hướng của lưỡi bén giúp lưỡi dao "ăn" vào vật liệu từ các hướng khác nhau. Tưởng tượng khi xắt thái 1 vật gì trên mặt thớt nằm ngang thì lưỡi dao có bụng bầu tốt sẽ luôn luôn có 1 đoạn bén tiếp cận "song song" tịnh tiến với mặt thớt cho dù góc cán dao thay đổi so với mặt thớt.


Nếu công việc xắt thái là quan trọng thì lựa chọn lưỡi dao có bụng bầu là sáng suốt. Như con Spyderco K2 của Farid Mehr thiết kế, đây là dáng lưỡi Bowie-style bản rộng với mũi nhọn được đưa lên cao lằm tăng độ cong của bụng dao.

Các con dao săn rất cần cái bụng bầu này, nhất là vùng gần phía mũi để luồn vô lạng bóc da thú nên lưỡi Bowie-style là hình ảnh của loại dao săn, các con dao sống còn, outdoor cũng vậy.


Một khi tinh chỉnh làm tăng thêm chiều dài lưỡi bén khi bị giới hạn chiều dài của lưỡi dao là chọn bụng dao hình chữ S. Phần cạnh bén gần sát cán chuyển hướng ra phía trước một chút sẽ dễ ăn vô vật liệu khi ta đẩy con dao ra phía trước đến tận cùng (lúc cắt trên không, không tì xuống thớt). Lí thuyết là như vậy nhưng phần lưỡi lõm đó sẽ khiến ta vò đầu bứt tai khi mài dao. Con dao Emerson Commander và Spyderco Zulu đặc trưng cho kiểu lưỡi này:
Ta dễ dàng nhận thấy là khi tối ưu bụng bầu và tăng độ cong lưỡi bén, đồng thời ta cũng hạn chế đi hiệu quả của mũi nhọn vì mũi dao bị phình to ra, không còn thuôn nữa. Một ví dụ trái ngược là con dao Spyderco Centofante Memory dưới đây, với bụng dao ít cong sẽ dễ dàng tăng hiệu quả cho mũi nhọn:
Các con dao lưỡi Bowie giữ độ cong gần mũi mà muốn gỡ gạc phần nào mũi nhọn hay dùng giải pháp "Clip point" tức là khoét lõm cái sống gần mũi một chút. Giải pháp này tuy làm mũi nhọn hơn cho một vài sử dụng, nhưng vẫn lệch phía trên do với trục lưỡi dao nên vẫn không tối ưu cho đâm.

...(lúc nào có điều kiện lại đi sâu phân tích kỹ hơn).

MŨI DAO:
Nói đến mũi dao thường người ta thường chỉ nghĩ đến chức năng đâm, thế nhưng trong thực tế mũi nhọn và phần lưỡi bén ngay sát mũi rất hữu dụng cho nhiều chức năng khác nhau như khoét, khía, rạch, tỉa, cắt trong những góc khuất khó với tới, mở miệng trước khi cắt các vật liệu có "da" trơn đàn hồi...Một đặc tính nữa rất quan trọng của mũi dao là dành cho các công việc cần độ CHÍNH XÁC cao. Một ví dụ dễ thấy là các lưỡi dao giải phẫu rất nhỏ, chỉ cần mũi nhọn và đoạn lưỡi bén rất ngắn sát mũi do cần độ chính xác rất cao mà không cần lưỡi bén dài như các con dao thông thường.
Khả năng xuyên thấu và độ chính xác của mũi dao phụ thuộc vào góc nhọn và độ mỏng của mũi. Mũi dao có góc càng nhỏ và càng mỏng sẽ càng chính xác và xuyên thấu vật liệu tốt, thế nhưng sẽ càng yếu khi đâm vô vật cứng. Ngược lại góc mũi dao tù hơn và dày hơn sẽ chịu đựng hơn khi làm việc nặng nhưng bù lại sẽ mất đi hiệu quả và ít hữu dụng với các công việc chính xác. Vậy chọn mũi dao như thế nào phải tùy thuộc công việc của mỗi người mà cân nhắc cho hợp lí.
Khi chức năng chính của con dao là đâm, mũi dao lí tưởng là SPEAR POINT giống như mũi giáo hay mũi tên. Mũi nhọn trùng với trục của lưỡi dao và trục của cán để lực đâm được truyền thẳng hàng từ cán đến mũi. Để tăng tính xuyên thấu thì lưỡi dao không có sống mà có 2 lưỡi bén đối xứng 2 bên trục với đường cong rất nhẹ.
Do lưỡi dao thon dài không có sống nên để tăng cường sức chịu đựng thì phần thép ngay giữa trục lưỡi dao rất dày và vuốt đều sang 2 bên lưỡi. Hình thể này làm cho khả năng cắt rất kém nhưng không quan trọng. 
Một ví dụ rõ nhất của Spear point là con dao FAIRBAIRN-SYKES nổi tiếng. Đây mới là con dao găm chính hiệu chuyên dùng cho chiến đấu của Anh được thiết kế trước thế chiến thứ 2 và sử dụng rộng rãi cho nhiều nhóm Commando trên thế giới cho đến ngày nay.
Ngoài góc nhọn và độ mỏng mũi dao thì VỊ TRÍ của mũi dao được đặt ở đâu so với trục lưỡi dao cũng rất quan trọng, do ảnh hưởng đến khả năng dễ điều khiển và khống chế mũi dao đó. Thông thường thì vị trí của mũi dao càng CAO càng khó điều khiển và sử dụng.
Các lưỡi dao có mũi nhọn cao hơn hay ngang với sống dao được gọi là TRAILING POINT. Hình thể lưỡi dao này rất phổ biến ở các con dao săn do cần bụng cong gần mũi tối đa để lột da thú, tuy nhiên vị trí mũi dao rất cao nên khó điều khiển và sử dụng mũi nhọn này, như con dao Spyderco Bill Moran dưới đây:

Để hạ thấp mũi dao xuống, trong khi vẫn giữ được 1 phần bụng lưỡi cong hữu dụng người ta hay chọn DROP POINT hay CLIP POINT. Các hình thể lưỡi dao này có mũi nhọn tiến gần với trục lưỡi dao nên khả năng đâm cũng tốt hơn. Drop point tạo góc ở mũi lớn hơn nên cứng cáp hơn so với Clip point, là hình thể có sống dao bị khoét lõm nên mất nhiều thép sau mũi hơn. Hình thể "Drop point sống thẳng" sẽ cân bằng giữa Drop point và Clip point về góc nhọn và sức chịu đựng.
Các con dao có mũi nhọn thấp hẳn xuống như con dao cutter giúp người dùng rất dễ khống chế và điều khiển mũi nhọn đó cho các công việc chính xác, tuy nhiên nó cũng đồng thời làm giảm đi hay thậm chí làm biến mất độ cong bụng lưỡi. Con dao bếp đa năng Santoku của Nhật có vị trí mũi dao rất thấp là vì lí do này, giúp các đầu bếp dễ điều khiển mũi dao cho các việc cắt tỉa chính xác, cho dù con dao khá lớn và rộng bản. Từ "San" có nghĩa là 3, tượng trưng cho tính đa năng của nó: Cá, Thịt và Rau củ.

Các lưỡi dao SHEEPSFOOT có hình thể giống như con dao Santoku truyền thống trên, nhưng tùy thuộc vào góc giữa sống và lưỡi dao mà đưa ra 2 trường hợp cho 2 mục đích sử dụng khác nhau: hoặc để hạ thấp mũi dao xuống, hoặc làm biến mất, vô hiệu hóa mũi dao. Trong thực tế có những trường hợp người ta cần lưỡi dao để cắt nhưng mũi dao nhọn có thể gây nguy hiểm khi sử dụng. Như dao cứu hộ cắt dây an toàn, cắt quần áo xử lí vết thương nếu có mũi nhọn có thể chọc vào nạn nhân khi khẩn cấp, hoặc dao sử dụng trên thuyền phao nếu bị rơi sẽ chọc thủng vỏ cao su.


LƯỠi GIẢ "FALSE EDGE" hay "SWEDGE":
Cả 2 đều là giải pháp mài thêm 1 bevel phụ phía bên sống dao sát với mũi, False edge bén như lưỡi dao nhưng chỉ 1 đoạn gần mũi không dài hết sống, trong khi Swedge chỉ vạt góc cái sống cho mỏng bớt nhưng không bén, có thể dài hết sống dao hay chỉ ngắn 1 đoạn như False edge. Cả 2 trường hợp đều biến lưỡi dao "tiếp cận" về hình thể SPEAR POINT đã nói ở trên làm tăng khả năng xuyên thấu của mũi dao, thế nhưng mặt trái của nó là làm đoạn lưỡi dao đó yếu hẳn đi do mất phần thép ngay sống, giống như hình thể lưỡi dao Spyderco Native các đời trước đây:
Rất nhiều mẫu dao trong thương mại thêm Swedges trên sống dao vì nhìn rất cool, do trên thực tế khá nhiều người mua bởi vì cái nhìn đầu tiên hơn là hiểu đầy đủ về con dao với các tính năng của nó. Vấn đề này được tranh luận từ rất lâu trên các diễn đàn, nhiều người thú nhận biết là có những design thêm Swedges vô không những vô dụng mà còn làm yếu lưỡi dao nhưng đôi khi họ vẫn bị "dính chưởng" vì vẻ đẹp rất "ngầu".

Một lý do nữa, ít ra theo lý luận của 1 số nhà làm dao, là thêm vào False Edge hay Swedge với mục đích làm giảm trọng lượng của mũi dao để đẩy TRỌNG TÂM của toàn con dao về phía cán là điểm cầm nắm khi sử dụng. Thế nhưng theo tôi đó chỉ là lời biện hộ cho mục đích chính là làm đẹp lưỡi dao vì thật vô lí khi chọn sống dày cho cố rồi phải khoét mỏng đi cho nhẹ bớt trong khi họ hoàn toàn có thể chọn lưỡi dao có sống mỏng hơn ngay từ đầu có góc cắt nhỏ hơn, vừa chịu đựng tốt do còn nguyên sống dao, vừa nhẹ như ý muốn, chưa kể tốn ít công đoạn hơn khi sản xuất, tức là tốt hơn mọi điều trừ "thẩm mỹ".
Tất nhiên con người ai cũng thích cái đẹp, nhưng với quan điểm của 1 người làm nghề liên quan đến thiết kế hiện đại, theo tôi các yếu tố thẩm mỹ phải gắn liền và hỗ trợ cho công năng mới là 1 thiết kế tốt và lâu dài. Những yếu tố làm đẹp nhưng vô ích, hay thậm chí làm hạn chế đi công năng không phải là thiết kế tốt, chỉ mang tính mode.
Đôi khi cái Swedge không dính sát với mũi dao mà tách ra giống như hình thể lưỡi dao modified Tanto nổi tiếng của Elishewitz.
Knifemaker này, khi thiết kế con dao Stryker khá nổi tiếng của Bechmade, đã chỉnh sửa lưỡi Tanto americain cho hữu dụng hơn bằng cách hạ mũi nhọn xuống trùng với trục của dao để tăng khả năng đâm, tăng góc giữa 2 đoạn lưỡi để chúng ít bị đứt đoạn hơn và thêm cái swedge ngay phần sống dao song song với lưỡi làm cho toàn lưỡi dao thon nhọn hơn khi đâm xuyên sâu vô vật liệu cứng mà vẫn tận dụng được độ khỏe của mũi Tanto:

LƯỠI TRƠN HAY RĂNG CƯA ?:
Khi sử dụng con dao để cắt, cứa, chặt, thái...ta có thể tóm gọn lại có 2 cách thức lưỡi dao xuyên thấu vô vật liệu là "Cắt đẩy" và "Cắt cứa".
Cắt đẩy: Lưỡi dao tiến thẳng vô vật liệu bằng lực nhấn vào trực tiếp, ví dụ như khi gọt vỏ quả táo ta "đẩy" lưỡi dao xuyên qua lớp da để cắt. Khi chặt vột vật gì đó thì lưỡi dao cũng xuyên qua vật liệu theo kiểu cắt đẩy, cạo lông cũng là 1 dạng cắt đẩy.
Cắt cứa: Lưỡi dao cắt qua vật liệu bằng động tác cứa qua cứa lại như khi cưa, ví dụ khi ta thái quả cà chua thành các lát mỏng.
Về cơ bản thì lưỡi dao trơn bén vượt trội lưỡi răng cưa trong mọi công việc cần cắt đẩy. Các công việc chính xác và yêu cầu nhát cắt "sạch đẹp" cũng cần lưỡi dao trơn.
Lưỡi dao răng cưa vượt trội lưỡi dao trơn trong phần lớn trường hợp khi cắt cứa. Lưỡi răng cưa vốn có các mũi nhọn tách biệt khiến diện tích tiếp xúc sẽ nhỏ hơn 1 lưỡi trơn liên tục nên cùng 1 lực ép thì lưỡi răng cưa "ăn" vô vật liệu nhanh hơn do lực tập trung vô vùng diện tích nhỏ hơn. Phần lưỡi cong lõm giữa các mũi nhọn có các đọan bén tịnh tiến hướng về trước và sau nên sẽ dễ cắt vào vật liệu khi lưỡi dao tiến tới hay lùi lại. Các đoạn bén lõm vào được các mũi nhọn nhô ra "bảo vệ" nên khó cùn hơn.
Góc mài của lưỡi răng cưa cũng chỉ có 1 bên theo kiểu đục đất nên nhỏ và mỏng hơn so với lưỡi trơn. Với lưỡi dao dài như nhau thì lưỡi răng cưa có tổng chiều dài các đoạn bén dài hơn hẳn đoạn bén của lưỡi trơn. Tất cả các yếu tố đó giúp lưỡi dao răng cưa khi "cắt cứa" sẽ "ăn" vô vật liệu nhanh hơn, nhất là khi cắt các vật liệu dạng sợi hay vật liệu cứng.
Thực tế cho thấy lưỡi răng cưa ngay khi cùn vẫn có thể cắt được 1 cách tương đối nên ít cần phải mài hơn, nhưng bù lại việc mài cũng khó hơn rất nhiều. Nếu tôi nhớ không lầm thì Spyderco là hãng tiên phong dùng lưỡi răng cưa Spyder edge cho các con dao xếp của họ.
Lưỡi dao trơn dù bén đến đâu khi phóng lớn cũng thấy các "răng cưa" nhỏ lởm chởm, kích thước các răng cưa đó tùy thuộc vào độ thô của đá mài, đá càng thô răng cưa càng lớn và ngược lại. Thực tế nhiều test cho thấy khi mài ở 1 độ thô nhất định thì lưỡi dao trơn có thể qua mặt được lưỡi răng cưa khi cắt cứa vật liệu mềm nên quan điểm lưỡi răng cưa luôn hơn lưỡi trơn khi cắt cứa cũng cần được coi lại.
Vậy chọn lưỡi răng cưa hay lưỡi trơn tùy thuộc cân nhắc dao dùng vào việc gì, cắt chính xác với đường cắt đẹp hay cắt phá, cần sử dụng lâu mà không cần mài lại hay không, khả năng mài cùng phương tiện...Lưỡi trơn do tính đa năng nên hữu dụng hơn trong cuộc sống, nhất là ta có thể lựa chọn độ thô của đá mài mà cho ra nhiều khả năng cắt khác nhau tùy công việc, nhưng nếu ta cần con dao chuyên cắt dây thừng, ống cao su, vật liệu dạng sợi hay cứng thô...có thể cân nhắc dùng lưỡi răng cưa. 
Có 1 thời khá thịnh hành loại lưỡi dao Combo là loại lưỡi kết hợp cả 2 trên cùng 1 con dao, thế nhưng cũng nên nhớ là dù trơn hay răng cưa cũng cần 1 độ dài nhất định mới hiệu quả, nếu lưỡi dao ngắn quá mà ráng nhét cả 2 sẽ cản trở hiệu quả lẫn nhau.


...Hẵng tạm thế đã nhỉ - tôi tìm hiểu thêm rôi lại viết tiếp vậy...