09/02/2017

Lễ Đàn Nam Giao dưới thời Nguyễn


Dưới thời nhà Nguyễn, lễ tế trời đất tại đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng hàng đầu, được cử hành trọng thể vào mỗi mùa xuân.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 1
Nhiều triều đại quân chủ Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của hệ tư tưởng Khổng Nho. Nhà vua được xem là thiên tử, tuân theo mệnh trời để trị vì dân chúng. Chính vì vậy, việc làm lễ tế Giao, tức là tế trời và đất luôn được các triều đại phong kiến thực hiện nhằm thể hiện uy quyền của hoàng đế và tính chính danh của triều đại.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 2
Với mục đích như vậy, sau khi lên ngôi không lâu, đến năm 1806, vua Gia Long đã cho tiến hành khởi công xây dựng đàn Nam Giao ở phía tây nam kinh thành Huế, và tổ chức lễ tế trời đất lần đầu tiên tại đây vào năm 1807.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 3
Kể từ đó cho đến năm 1885, lễ tế Giao luôn được tổ chức đều đặn vào mỗi mùa xuân. Đây được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ cung đình, và được xếp vào hàng Đại tự dưới triều Nguyễn. Sau thất bại của cuộc tấn công Kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo vào năm 1885, lễ tế Giao đã bị gián đoạn trong suốt 7 năm. Đến năm 1891, dưới thời vua Thành Thái, lễ tế Giao mới được tiếp tục cử hành nhưng theo thể thức ba năm một lần vào các năm tý, mão, ngọ, dậu.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 4
Lễ tế trời đất cuối cùng của triều Nguyễn được cử hành tại đàn Nam Giao vào ngày 23/3/1945 do vua Bảo Đại chủ trì. Cùng với sự cáo chung của chế độ quân chủ sau Cách mạng tháng Tám 1945, lễ tế Giao cũng đồng thời chấm dứt.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 5
Năm 1806, khi khởi công xây dựng đàn Nam Giao, vua Gia Long đã lệnh cho các tỉnh trong cả nước gửi đất về để đắp đàn, nhằm biểu trưng cho sự thống nhất giang sơn từ Nam đến Bắc. Đàn gồm 3 tầng. Tầng trên cùng hình tròn tượng trưng cho trời, tầng giữa hình vuông tượng trưng cho đất và tầng dưới cùng cũng hình vuông tượng trưng cho người. Bao bọc xung quanh đàn là một rừng thông xanh do vua và các quan trồng.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 6
Đến dịp tế lễ, trên các tầng đàn, những tòa nhà lớn bằng vải sẽ được dựng lên với những màu sắc khác nhau để che mưa nắng cho khu vực đặt các án thờ. Nếu tòa nhà che ở đàn trên được lợp vải xanh gọi là Thanh ốc ứng với màu của trời, thì tòa nhà che ở đàn giữa lại được lợp vải vàng gọi là Hoàng ốc ứng với màu của đất.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 7
Sau Tết Nguyên đán, Khâm Thiên Giám - cơ quan trông coi lịch pháp dưới triều Nguyễn - sẽ chọn ra một ngày tốt để dâng lên nhà vua phê chuẩn. Sau đó, triều đình sẽ bắt đầu tiến hành các công việc chuẩn bị cho lễ tế Giao. Trước lễ tế ba ngày, tượng Đồng nhân (tượng người bằng đồng cầm biển đề ba chữ “tĩnh trai giới”) sẽ được rước vào điện Cần Chánh. Từ thời điểm này, nhà vua phải tiến hành trai giới, diệt dục để dọn mình “sạch sẽ” trước khi đứng vào vị trí chủ tế.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 8
Một ngày trước lễ tế Giao, nhà vua cùng tùy tùng rời kinh thành và di chuyển đến khu vực đàn Nam Giao bằng một lễ rước hoành tráng. Đoàn rước của nhà vua gọi là ngự đạo, được chia làm 3 phần: tiền đạo, trung đạo và hậu đạo.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 9
Trong đoàn ngự đạo, bên cạnh sự có mặt của hàng nghìn binh lính, tùy tùng, quan chức của triều đình với những nhiệm vụ khác nhau là một lượng lớn voi ngựa, cờ xí, tàn lọng,… được sử dụng đã tạo nên một khung cảnh vô cùng lộng lẫy và uy nghiêm.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 10
Dọc theo con đường mà nhà vua đi qua (ngự lộ), các hương thân kỳ lão của 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường, đồng thời họ cũng phải lạy đón khi xa giá của nhà vua đi ngang qua.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 11
Sau khi đi hết ngự lộ dài hơn 3 km từ kinh thành lên đến khu vực đàn Nam Giao, nhà vua được rước vào trai cung để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho lễ tế chính thức vào rạng sáng ngày hôm sau.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 12
Cùng lúc đó, các bước quan trọng nhất chuẩn bị cho lễ tế chính thức cũng được thực hiện. Ở khu vực nhà bếp thần trù, công việc hoàn thiện các phẩm vật hiến tế được tất bật thực hiện dưới sự giám sát của các đại thần thuộc bộ Lễ và Thái thường tự, cơ quan chuyên đảm trách lễ nghi quốc gia.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 13
Đặc biệt, bên cạnh hàng trăm loại bánh trái, vật phẩm không thể thiếu trong lễ tế Giao là tam sinh, gồm bò, lợn, dê. Ba con vật tế này được lựa chọn với những tiêu chuẩn kỹ lưỡng và giết mổ theo một trình tự cụ thể, đảm bảo sự thanh sạch trước khi hiến tế cho thần linh.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 14
Tại các án thờ trên các tầng đàn, hàng trăm loại đồ thờ bằng đồng, gỗ, vàng… được bày biện theo quy định của điển lệ triều đình. Ngoài việc mang ra sử dụng trong lễ tế Giao, những món đồ thờ này không được sử dụng trong bất cứ dịp nào khác. Sau lễ tế, chúng sẽ được niêm phong và cất trở lại trong nhà chứa đồ tế lễ (Thần khố).
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 15
Vào buổi chiều trước lễ tế, một buổi diễn tập được diễn ra với đầy đủ các trình tự như chính lễ. Ngoại trừ nhà vua, các quan chức có phận sự trong lễ tế đều phải tham dự buổi diễn tập. Đồng thời, trừ phụ nữ không được bước chân vào khu vực đàn Nam Giao, những thường dân có giấy phép của triều đình cũng có thể vào xem buổi diễn tập này.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 16
Mỗi khu vực án thờ có một quy định khác nhau về số lượng hoặc màu sắc đồ thờ, tế phẩm… được sử dụng tùy theo cấp bậc của vị thần ứng với án thờ đó. Bên cạnh các án thờ thần linh, án thờ các vị tiên đế của triều Nguyễn và các triều đại trước trong lịch sử Việt Nam cũng được sắp đặt trên đàn tế.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 17
Một phần quan trọng khác không thể thiếu ở lễ tế Giao là âm nhạc và các vũ khúc do các nhạc công và vũ công thuộc Thanh Bình thự - cơ quan chuyên trách về vũ nhạc của triều đình - đảm nhận.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 18
Xuyên suốt trong quá trình hành lễ, các ca sinh sẽ xướng lên chín bài ca chương mang hàm ý ca ngợi công đức của các vị thần, nguyện cầu quốc thái dân an theo phần nhạc đệm của đội nhã nhạc. Cùng lúc đó, hai đội múa bát dật văn và võ với 64 vũ công sẽ lần lượt trình diễn các vũ khúc tương ứng với mỗi bài ca chương.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 19
Vua cùng các đại thần triều Nguyễn đều sử dụng trang phục cổn miện được tham khảo từ quy chế của Trung Hoa, và biến đổi để tạo dấu ấn cho vương triều của mình, với những quy định chặt chẽ về hoa văn chương thêu trên áo cổn, số lượng những sợi lưu rủ trước mũ miện. Việc các vua Nguyễn sử dụng áo cổn thêu 12 chương, mũ miện với 12 sợi lưu chỉ dành cho hoàng đế thiên triều theo điển lệ Trung Hoa đã thể hiện sự tự tôn, độc lập, "sánh ngang Bắc quốc" của vương triều Nguyễn.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 20
Với một trình tự nghiêm ngặt và lễ nghi cầu kỳ như vậy, lễ tế Giao dưới triều Nguyễn thường kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ từ lúc trời còn tối và kết thúc vào rạng sáng. Người không có phận sự trong việc hành lễ sẽ không được phép bước vào khu vực đàn Nam Giao cho đến khi mọi việc hoàn tất.
Le te troi dat vao mua xuan cua cac vua trieu Nguyen hinh anh 21
Sau khi lễ tế Giao đã hoàn tất, nhà vua và đoàn tùy tùng lên kiệu trở về lại hoàng cung. Khác với lúc xuất cung, đoàn ngự đạo đi trong im lặng để giữ sự trang nghiêm, thành kính. Khi họ hồi cung, nhạc và chiêng trống được tấu lên trên suốt quãng đường để báo hiệu với dân chúng rằng cuộc tế lễ đã hoàn thành tốt đẹp, ước nguyện về một thiên hạ thái bình đã được các đấng siêu nhiên ghi nhận.

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp


Nhiều hình ảnh độc nhất vô nhị về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp năm 1879 - 1880.

Đây là các hình ảnh minh họa cho bài viết của tiến sĩ Jules Harmand, nhà thám hiểm, nhà tự nhiên học, dân tộc học và nhà ngoại giao người Pháp đã làm việc tại Đông Dương trong nhiều thập niên.
Pháo đài ở Cam Lộ, Quảng Trị. 
Đò ngang ở Huế.
Một người đưa thư.
Tư dinh của người giàu ở An Nam.
Thăm nhà một ông quan ở Cam Lộ, Quảng Trị.
Mặt tiền ngôi nhà của người giàu An Nam.
Các nhà sư khất thực ở Bassac, Campuchia.
Đám rước một công tử ở Bassac đến lễ hội té nước truyền thống của người Campuchia.
Chân dung những người đàn ông Khơ Mú, một sắc tộc thiểu số có mặt tại Việt Nam và Lào.
Những người Khơ Mú tò mò trước đôi giày của người Pháp.
Đâm cá trên sông.
Bảo vệ cánh đồng khỏi sự tấn công của chim chóc.
Rước kiệu qua những cồn cát.
Tiến sĩ Harman khảo sát về nhân học tại một sắc tộc thiểu số ở Attapeu, Đông Nam Lào.
Hai vợ chồng người Khơ Mú ở Attapeu.
Làm tiêu bản của các loài động vật.
Dòng sông chảy dưới tán rừng rậm.
Những người Khơ Mú đang cầu nguyện.
Tiến sĩ Harmand đóng dấu lên các văn bản tại Wat Phou, quần thể đền tháp cổ của người Khmer ở Nam Lào.
Harmand gặp một vị hoàng tử tại Oubon, Thái Lan trong thời gian ông làm nhà ngoại giao tại Thái.

07/02/2017

Khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan

Sưu tầm trên Net

   Làm cha mẹ thông minh có lẽ là một trong những việc khó khăn nhất có thể đạt được. 

11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan


Mô hình tam quyền phân lập trong chính quyền liên bang Mỹ

Theo http://vnexpress.net

Hệ thống kiểm soát quyền lực của Mỹ khiến cho thẩm phán liên bang của tòa cấp thấp có thể ra phán quyết chặn sắc lệnh tổng thống.
Ngày 3/2, thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở thành phố Seattle, bang Washington đã ra phán quyết hoãn thi hành sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Sắc lệnh này cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày và tạm dừng chương trình nhận người tỵ nạn trong 120 ngày đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số. Thẩm phán đưa ra phán quyết sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện sắc lệnh của tân Tổng thống.
Tam quyền phân lập
Tại sao thẩm phấn của một thành phố lại chặn được sắc lệnh của Tổng thống? Lý do là hệ thống chính trị ở Mỹ được thiết kế theo “tam quyền phân lập” để kiểm soát và cân bằng lẫn nhau, đó là 3 ngành: Hành pháp (Chính phủ), Lập pháp (Quốc hội), và Tư pháp (Tòa án). Mỗi ngành có thể sử dụng quyền hạn của mình để kiểm tra quyền hạn của hai ngành còn lại nhằm duy trì quyền lực giữa ba ngành, và họ phải hợp tác với nhau để lãnh đạo đất nước. Tổng thống nắm quyền hành pháp, còn Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.
Hệ thống tòa án liên bang Mỹ gồm ba cấp độ: tòa án địa phương, tòa án khu vực, và tòa án tối cao. Các tòa án này có quyền thẩm định xem một đạo luật hoặc một quy định của chính quyền có vi phạm hiến pháp hay xâm phạm quyền người dân không. Việc thẩm định này phải thông qua một vụ khởi kiện. Trong trường hợp này là bang Washington và Minnesota đứng ra khởi kiện.
Các thẩm phán liên bang và các thẩm phán Tòa tối cao do các đời tổng thống lựa chọn và Thượng viện phê chuẩn. Các thẩm phán có thể làm việc qua nhiều đời tổng thống. Thẩm phán James Robart ở thành phố Seattle ở trên được bổ nhiệm năm 2004, từ đời tổng thống George W. Bush.
Tổng thống có thể thay đổi phán quyết của Tòa án không?
Khi tòa án cấp thấp ra phán quyết, thì Tổng thống có thể yêu cầu tòa án tối cao phúc thẩm lại phán quyết này. Trước kia, chính quyền ông Obama từng yêu cầu tòa án tối cao lật lại phán quyết ngăn chặn chương trình DAPA (chính sách hỗ trợ người nhập cư bất hợp pháp để giúp họ không bị trục xuất) được ban hành bởi một thẩm phán quận Texas, theo Vnexpress.
Sau khi Thẩm phán James Robart ra quyết định với sắc lệnh của ông Trump, Bộ Tư pháp Mỹ gửi đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm liên bang Mỹ Khu vực 9 (cao hơn tòa của ông Robart một bậc) để yêu cầu đảo ngược phán quyết. Tuy nhiên tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo của Chính phủ Mỹ.

Như vậy cuộc chiến pháp lý này có thể sẽ còn tiếp tục ở cấp tư pháp cao hơn.
   Chính quyền liên bang Mỹ được thiết lập theo mô hình tam quyền phân lập. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Mô hình tam quyền phân lập trong chính quyền liên bang Mỹ

04/02/2017

Khác nhau giữa người tự phụ và người tự tin


   Chloe Chong của tờ Bright Side đã đưa ra những điểm khác biệt giữa người tự phụ và người tự tin - Ta có thể tham khảo thôi nhé. 
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin

(Theo Bright Side)

Lý do để không cho bạn bè mượn tiền|

Tôi xin nói một chủ đề nhạy cảm, đó là tiền. Ở đây là việc cho bạn bè mượn tiền và vì sao bạn không nên làm vậy. Bài viết được tổng kết từ nhiều nguồn và kinh nghiệm cuộc sống.
Bạn không nên cho bạn bè “mượn tiền,” sau đây là 10 lý do vì sao:
1.           Trong đại đa số trường hợp, người mượn nghĩ rằng mình chỉ “mượn” nên không ý thức được ngày trả. Thường thì họ chỉ mượn chứ không thống nhất ngày trả như khi vay ở ngân hàng.
2.           Vì bạn bè quá nể mặt nhau nên một khi đã cho mượn, bạn (người cho mượn) rất ngại xin lại. Vì vậy, người bạn của bạn (người mượn tiền) không cảm thấy có áp lực gì để trả lại.
3.           Người mượn không ý thức được rủi ro trong giao dịch này. Đối với người mượn thì đây chỉ là mượn chứ không phải vay. Có nguy cơ người đó sẽ không thể trả lại. Lúc đó bạn làm gì?
4.           Số tiền cho mượn không tính lãi suất. Vì mượn nên không có lãi suất, không có rủi ro, không có chi phí cơ hội, nên bạn chịu thiệt. Nếu bạn để tiền đó vào sổ tiết kiệm thì được hưởng lãi, còn nếu cho mượn thì sao?
5.           Mượn tiền không có giấy tờ pháp lý để chứng minh, nên người mượn vì thế mà không cần phải trả. Lúc xảy ra xung đột thì người cho mượn là người chịu thiệt.
6.           Bạn cần số tiền đó. Cái này thì hiển nhiên rồi. Số tiền bạn cho mượn là số tiền bạn tích lũy và sẽ cần trong ngắn hoặc dài hạn.
7.           Bạn tạo tiền lệ để người ta mượn thêm tiền. Một khi bạn đã cho người ta mượn tiền thì người ta sẽ vay thêm, xác suất rất cao là họ sẽ làm vậy.
8.           Có những thứ bạn sẽ nói với đối tác kinh doanh mà bạn sẽ không bao giờ nói với bạn bè như vậy. Ví dụ, nếu khách hàng mà thanh toán chậm hóa đơn, bạn có thể chửi và khách hàng sẽ có áp lực chi trả ngay. Nhưng bạn có thể làm điều tương tự với người bạn của mình hay không? Chắc là không, trừ khi bạn muốn chấm dứt tình bạn.
9.           Bạn sẽ ảnh hưởng đến gia đình bạn. Tuy là tiền của bạn, nhưng nếu bạn có vợ hay gia đình thì tiền đó được coi là tiền chung của gia đình. Họ sẽ làm ầm lên. Còn nếu có vấn đề gì thì bạn sẽ là người bị nghe chửi là “đồ ngu” thường xuyên.
10.     Mượn tiền sẽ làm thay đổi tình bạn của bạn. Đúng là có nhiều hoặc vài trường hợp cá biệt nơi tình bạn được xây dựng khi mượn tiền. Nhưng theo kinh nghiệm sống thì hoàn toàn ngược lại. Việc cho bạn bè mượn tiền thì chỉ làm thay đổi tình bạn một cách tiêu cực. Nếu đó là số tiền nhỏ thì cảm thấy bực bội. Còn nếu đó là số tiền lớn thì sẽ có cãi lộn và tình bạn sẽ chết vì tiền.
Cho nên đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền vì xác suất rất cao là họ sẽ không bao giờ trả, vì bạn quá nể mặt nên sẽ không bao giờ đòi. Nên hãy làm theo 3 quy luật này nhé:
1.       Đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền.
2.       Khi cho mượn tiền thì xác nhận một phần là bạn có thể sẽ không lấy lại được.
3.       Và chấp nhận mình là người gánh rủi ro chứ không phải người mượn.
Đó, bạn bè mà dính tới tiền bạc là mệt lắm. Nếu họ có một dự án đầu tư hay kinh doanh thì họ hãy tự huy động vốn. Nếu có tiềm năng thực sự thì đã không tìm đến bạn làm gì. Cho bạn bè mượn tiền sẽ làm thay đổi mối quan hệ hoàn toàn và mãi mãi, dù là ít hay nhiều.
Nên hãy suy nghĩ thật kỹ nhé, tốt nhất là đừng nên làm.