09/02/2017

Đông Dương 130 năm trước qua góc nhìn của nhà thám hiểm Pháp


Nhiều hình ảnh độc nhất vô nhị về Đông Dương đã xuất hiện trên các số tạp chí Vòng quanh thế giới (Le Tour de Monde) xuất bản tại Pháp năm 1879 - 1880.

Đây là các hình ảnh minh họa cho bài viết của tiến sĩ Jules Harmand, nhà thám hiểm, nhà tự nhiên học, dân tộc học và nhà ngoại giao người Pháp đã làm việc tại Đông Dương trong nhiều thập niên.
Pháo đài ở Cam Lộ, Quảng Trị. 
Đò ngang ở Huế.
Một người đưa thư.
Tư dinh của người giàu ở An Nam.
Thăm nhà một ông quan ở Cam Lộ, Quảng Trị.
Mặt tiền ngôi nhà của người giàu An Nam.
Các nhà sư khất thực ở Bassac, Campuchia.
Đám rước một công tử ở Bassac đến lễ hội té nước truyền thống của người Campuchia.
Chân dung những người đàn ông Khơ Mú, một sắc tộc thiểu số có mặt tại Việt Nam và Lào.
Những người Khơ Mú tò mò trước đôi giày của người Pháp.
Đâm cá trên sông.
Bảo vệ cánh đồng khỏi sự tấn công của chim chóc.
Rước kiệu qua những cồn cát.
Tiến sĩ Harman khảo sát về nhân học tại một sắc tộc thiểu số ở Attapeu, Đông Nam Lào.
Hai vợ chồng người Khơ Mú ở Attapeu.
Làm tiêu bản của các loài động vật.
Dòng sông chảy dưới tán rừng rậm.
Những người Khơ Mú đang cầu nguyện.
Tiến sĩ Harmand đóng dấu lên các văn bản tại Wat Phou, quần thể đền tháp cổ của người Khmer ở Nam Lào.
Harmand gặp một vị hoàng tử tại Oubon, Thái Lan trong thời gian ông làm nhà ngoại giao tại Thái.

07/02/2017

Khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan

Sưu tầm trên Net

   Làm cha mẹ thông minh có lẽ là một trong những việc khó khăn nhất có thể đạt được. 

11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan
11 khác biệt giữa cha mẹ bình thường và cha mẹ khôn ngoan


Mô hình tam quyền phân lập trong chính quyền liên bang Mỹ

Theo http://vnexpress.net

Hệ thống kiểm soát quyền lực của Mỹ khiến cho thẩm phán liên bang của tòa cấp thấp có thể ra phán quyết chặn sắc lệnh tổng thống.
Ngày 3/2, thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở thành phố Seattle, bang Washington đã ra phán quyết hoãn thi hành sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump. Sắc lệnh này cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày và tạm dừng chương trình nhận người tỵ nạn trong 120 ngày đối với 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số. Thẩm phán đưa ra phán quyết sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện sắc lệnh của tân Tổng thống.
Tam quyền phân lập
Tại sao thẩm phấn của một thành phố lại chặn được sắc lệnh của Tổng thống? Lý do là hệ thống chính trị ở Mỹ được thiết kế theo “tam quyền phân lập” để kiểm soát và cân bằng lẫn nhau, đó là 3 ngành: Hành pháp (Chính phủ), Lập pháp (Quốc hội), và Tư pháp (Tòa án). Mỗi ngành có thể sử dụng quyền hạn của mình để kiểm tra quyền hạn của hai ngành còn lại nhằm duy trì quyền lực giữa ba ngành, và họ phải hợp tác với nhau để lãnh đạo đất nước. Tổng thống nắm quyền hành pháp, còn Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.
Hệ thống tòa án liên bang Mỹ gồm ba cấp độ: tòa án địa phương, tòa án khu vực, và tòa án tối cao. Các tòa án này có quyền thẩm định xem một đạo luật hoặc một quy định của chính quyền có vi phạm hiến pháp hay xâm phạm quyền người dân không. Việc thẩm định này phải thông qua một vụ khởi kiện. Trong trường hợp này là bang Washington và Minnesota đứng ra khởi kiện.
Các thẩm phán liên bang và các thẩm phán Tòa tối cao do các đời tổng thống lựa chọn và Thượng viện phê chuẩn. Các thẩm phán có thể làm việc qua nhiều đời tổng thống. Thẩm phán James Robart ở thành phố Seattle ở trên được bổ nhiệm năm 2004, từ đời tổng thống George W. Bush.
Tổng thống có thể thay đổi phán quyết của Tòa án không?
Khi tòa án cấp thấp ra phán quyết, thì Tổng thống có thể yêu cầu tòa án tối cao phúc thẩm lại phán quyết này. Trước kia, chính quyền ông Obama từng yêu cầu tòa án tối cao lật lại phán quyết ngăn chặn chương trình DAPA (chính sách hỗ trợ người nhập cư bất hợp pháp để giúp họ không bị trục xuất) được ban hành bởi một thẩm phán quận Texas, theo Vnexpress.
Sau khi Thẩm phán James Robart ra quyết định với sắc lệnh của ông Trump, Bộ Tư pháp Mỹ gửi đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm liên bang Mỹ Khu vực 9 (cao hơn tòa của ông Robart một bậc) để yêu cầu đảo ngược phán quyết. Tuy nhiên tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo của Chính phủ Mỹ.

Như vậy cuộc chiến pháp lý này có thể sẽ còn tiếp tục ở cấp tư pháp cao hơn.
   Chính quyền liên bang Mỹ được thiết lập theo mô hình tam quyền phân lập. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Mô hình tam quyền phân lập trong chính quyền liên bang Mỹ

04/02/2017

Khác nhau giữa người tự phụ và người tự tin


   Chloe Chong của tờ Bright Side đã đưa ra những điểm khác biệt giữa người tự phụ và người tự tin - Ta có thể tham khảo thôi nhé. 
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin
8 khác biệt của người tự phụ và người tự tin

(Theo Bright Side)

Lý do để không cho bạn bè mượn tiền|

Tôi xin nói một chủ đề nhạy cảm, đó là tiền. Ở đây là việc cho bạn bè mượn tiền và vì sao bạn không nên làm vậy. Bài viết được tổng kết từ nhiều nguồn và kinh nghiệm cuộc sống.
Bạn không nên cho bạn bè “mượn tiền,” sau đây là 10 lý do vì sao:
1.           Trong đại đa số trường hợp, người mượn nghĩ rằng mình chỉ “mượn” nên không ý thức được ngày trả. Thường thì họ chỉ mượn chứ không thống nhất ngày trả như khi vay ở ngân hàng.
2.           Vì bạn bè quá nể mặt nhau nên một khi đã cho mượn, bạn (người cho mượn) rất ngại xin lại. Vì vậy, người bạn của bạn (người mượn tiền) không cảm thấy có áp lực gì để trả lại.
3.           Người mượn không ý thức được rủi ro trong giao dịch này. Đối với người mượn thì đây chỉ là mượn chứ không phải vay. Có nguy cơ người đó sẽ không thể trả lại. Lúc đó bạn làm gì?
4.           Số tiền cho mượn không tính lãi suất. Vì mượn nên không có lãi suất, không có rủi ro, không có chi phí cơ hội, nên bạn chịu thiệt. Nếu bạn để tiền đó vào sổ tiết kiệm thì được hưởng lãi, còn nếu cho mượn thì sao?
5.           Mượn tiền không có giấy tờ pháp lý để chứng minh, nên người mượn vì thế mà không cần phải trả. Lúc xảy ra xung đột thì người cho mượn là người chịu thiệt.
6.           Bạn cần số tiền đó. Cái này thì hiển nhiên rồi. Số tiền bạn cho mượn là số tiền bạn tích lũy và sẽ cần trong ngắn hoặc dài hạn.
7.           Bạn tạo tiền lệ để người ta mượn thêm tiền. Một khi bạn đã cho người ta mượn tiền thì người ta sẽ vay thêm, xác suất rất cao là họ sẽ làm vậy.
8.           Có những thứ bạn sẽ nói với đối tác kinh doanh mà bạn sẽ không bao giờ nói với bạn bè như vậy. Ví dụ, nếu khách hàng mà thanh toán chậm hóa đơn, bạn có thể chửi và khách hàng sẽ có áp lực chi trả ngay. Nhưng bạn có thể làm điều tương tự với người bạn của mình hay không? Chắc là không, trừ khi bạn muốn chấm dứt tình bạn.
9.           Bạn sẽ ảnh hưởng đến gia đình bạn. Tuy là tiền của bạn, nhưng nếu bạn có vợ hay gia đình thì tiền đó được coi là tiền chung của gia đình. Họ sẽ làm ầm lên. Còn nếu có vấn đề gì thì bạn sẽ là người bị nghe chửi là “đồ ngu” thường xuyên.
10.     Mượn tiền sẽ làm thay đổi tình bạn của bạn. Đúng là có nhiều hoặc vài trường hợp cá biệt nơi tình bạn được xây dựng khi mượn tiền. Nhưng theo kinh nghiệm sống thì hoàn toàn ngược lại. Việc cho bạn bè mượn tiền thì chỉ làm thay đổi tình bạn một cách tiêu cực. Nếu đó là số tiền nhỏ thì cảm thấy bực bội. Còn nếu đó là số tiền lớn thì sẽ có cãi lộn và tình bạn sẽ chết vì tiền.
Cho nên đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền vì xác suất rất cao là họ sẽ không bao giờ trả, vì bạn quá nể mặt nên sẽ không bao giờ đòi. Nên hãy làm theo 3 quy luật này nhé:
1.       Đừng bao giờ cho bạn bè mượn tiền.
2.       Khi cho mượn tiền thì xác nhận một phần là bạn có thể sẽ không lấy lại được.
3.       Và chấp nhận mình là người gánh rủi ro chứ không phải người mượn.
Đó, bạn bè mà dính tới tiền bạc là mệt lắm. Nếu họ có một dự án đầu tư hay kinh doanh thì họ hãy tự huy động vốn. Nếu có tiềm năng thực sự thì đã không tìm đến bạn làm gì. Cho bạn bè mượn tiền sẽ làm thay đổi mối quan hệ hoàn toàn và mãi mãi, dù là ít hay nhiều.
Nên hãy suy nghĩ thật kỹ nhé, tốt nhất là đừng nên làm.


31/01/2017

Ảnh quý về Tết xưa ở Hà Nội

Không rõ tác giả và nguồn cung cấp - Sưu tầm. 

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 1
Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình.

Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 2
Bên cạnh các loại thực phẩm, hàng hóa, một “đặc sản” khác trong dịp Tết là các loại hoa, cây cảnh cũng được những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ven đô như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,… đưa về khu vực chợ hoa Hàng Khoai và Hàng Lược bày bán.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 3
Trong số đó, loại hoa đặc trưng nhất cho mùa xuân miền Bắc chính là hoa đào. Bên cạnh hai giống đào bích và đào phai được trồng nhiều ở Nhật Tân, còn có các giống đào như đào bạch và đào thất thốn mà chỉ các nhà quyền quý mới có thể mua nổi. Kỳ công hơn cả là những nhánh đào rừng được đưa về từ vùng núi Sơn La, Lào Cai…
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 4
Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 5
Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 6
Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 7
Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 8
Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 9
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 10
Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ…
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 11
Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận.