15/09/2019

Đồng Xanh - Greenfields

Bài hát này nhắc về tuổi ấu thơ cùng với 1 người bạn xưa chưa gặp lại hơn 40 năm từ hồi lớp 5 Ngô Sỹ Liên.


Đồng xanh là chốn đây 
Thiên đàng cỏ cây 
Là nơi bầy thú hoang đang vui đùa trong nắng say 
Đây những bờ suối vắng 
In phơi mình bên lùm cây 
Đây những dòng nước mắt khẽ vươn tay về thung lũng 
Và những đôi nhân tình đang thả hồn dưới mây trời. 
Đồng xanh giờ vắng tanh giữa trời lãng quên 
Còn đâu bầy thú hoang đã vui đùa trong nắng êm 
Đâu những bờ suối vắng in phơi mình bên lùm vắng 
Đâu những dòng nước mắt khẽ vươn tay về thung lũng 
Và những đôi nhân tình xưa đã lìa cách xa rồi. 
Ta yêu đồng xanh như đã yêu thương con người 
Ta thương đôi tình nhân kia như gió thương yêu mây trời 
Nhưng sao giờ đây chẳng thấy ai chung quanh ta 
Đất trời như bãi tha ma trên đồng hoang cỏ cháy. 
Giờ ta còn đứng đây giữa vùng hắt hiu 
Trời không một chút mây đã khô cằn như đáy tim 
Sao ta còn đứng mãi như người tình mong đợi ai 
Sao ta còn đứng mãi để nghe tâm hồn tê tái 
Và đã bao năm rồi ta đứng chờ giữa cánh đồng./.

14/09/2019

Độ dài tiêu cự ống kính (Focal Length)


Khi mua một máy ảnh, điều đầu tiên quan trọng chúng ta phải chọn là độ dài tiêu cự ống kính (focal length). Đặc tính quan trọng nhất của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự. Độ dài tiêu cự ống kính bao nhiêu là phụ thuộc vào nhu cầu bạn muốn chụp cái gì (chủ đề / thể loại). Camera Tinhte cũng đã có các bài đề cập đến nhưng rời rạc, nhiều anh em mới chơi còn thắc mắc, mình xin tổng hợp lại cách đơn giản hơn.

Đang tải tieeucuongkinh.jpg…

  • Sách giáo khoa định nghĩa:
    "Tiêu cự lành tới bề mặt phim / cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự của gì? - Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách được tính bằng milimet (mm) từ tâm ống kí ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau. Độ dài tiêu cự của ống kính tạo nên mức độ kéo dãn hay hẹp không gian phối cảnh".
  • Giải thích thực tế dễ hiểu cho người mới:
    • Với tiêu cự ngắn, bạn ở vị trí gần đối tượng khi chụp cận cảnh.
    • Với tiêu cự càng dài, bạn có thể chụp đối tượng từ xa.
    • Một ống kính zoom có thể thay đổi tiêu cự (đa tiêu cự)
    • Một ống kính có một tiêu cự cố định thường là tốt / rất tốt.
  • Bạn quyết định ống kính nào là phụ thuộc bạn muốn chụp gì / chủ đề gì / thể loại gì.
    Trên thân ống kính hoặc phía đầu ống kính có ghi chỉ số độ dài tiêu cự, như hình:
Đang tải tieucuongkinh.jpg…


Lấy một ví dụ cho bạn mới dễ hiểu:

Bạn chụp một vật thể bằng ống kính có tiêu cự là 50mm. Khoảng cách đủ tốt là từ vị trí từ máy ảnh đến người bạn kia khoảng 1.5 mét. Bây giờ bạn thay ống kính 50mm bằng ống 200mm, thì lúc này bạn phải lùi cách vật thể kia vào khoảng 4.5 mét để có khung ảnh gần tương đương góc nhìn.



Nói đơn giản hơn nữa, nếu chụp một con mèo, bạn sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn (35mm / 50mm) thì bạn có thể ngồi gần cạnh nó; thay vào đó là chụp con cá sấu, chẳng ai muốn ngồi bên cạnh, mà sẽ dùng ống tiêu cự dài sẽ giúp chúng ta giữ được khoảng cách và ghi được hình.



Cùng khoảng cách với các tiêu cự khác nhau:


Đang tải cungtieucukhoangcach.jpg…

Ống kính và nhu cầu chụp ảnh gì
Không có ống kính toàn dải tiêu cự từ 8mm - 600mm.
Độ dài tiêu cự được phân nhóm cơ bản thế này:

Đang tải tieucuongkinh2.png…


Ống kính góc rộng

Đặc điểm: "gần to - xa nhỏ" tức là kéo dãn hình dạng những vật thế ở gần và càng xa nhỏ dần, tách rời khoảng cách các lớp không gian ảnh; càng rộng thì càng dễ méo lệch biến dạng vật thể ở gần tại vùng rìa ảnh. Khoảng ảnh rõ (DoF - độ sâu trường ảnh) dày.



Lý tưởng cho người chụp tất cả những gì xuất hiện ngay trước mặt. Phối cảnh trong khung hình như có sự hiện diện của người chụp, thu hút thị giác người xem vào bức ảnh. Ống kính góc rộng cũng được sử dụng chụp sự kiện đông người, trong nhà, không gian hẹp... Không dùng để chụp chân dung, vì đặc điểm của ống góc rộng sẽ làm méo lệch, biến dạng khuôn mặt chân dung.



Ống kính tiêu chuẩn
Ống kính này rất linh hoạt, có thể dùng để chụp nhiều loại ảnh: phong cảnh, cận cảnh... nhưng hiệu quả tốt là chụp đời thường sinh hoạt, chân dung 3/4. Góc nhìn của tiêu cự từ 28mm - 50mm tạo phối cảnh nhìn tự nhiên.



Ống kính tele
Đặc điểm: khuếch đại hậu cảnh phình to, càng dài tiêu cự thì dof càng mỏng cạn, nén các lớp không gian ảnh, giảm hiệu ứng chiều sâu.
Hữu dụng chụp đối tượng ở xa không tiếp cận được, như các sự kiện thể thao, đứng bên lề.



Ống kính super-telephoto
Là loại ống kính dành cho các nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã, chim thiên nhiên. Đây là ống kính nén không gian thị giác rất nhiều, khoảng ảnh rõ rất mỏng, nên kỹ năng thực hành chụp ảnh bằng ống này đòi hỏi thành thạo mới hiệu quả.



Các bước suy xét khi mua sắm:

  1. Độ dài tiêu cự & một tiêu cự hay zoom
  2. Khẩu độ tối đa tương đương ngân sách dự chi
  3. Chính hiệu hay là ống của hãng thứ ba (Tamron, Tokina, Sigma, Samyang...)
  4. Tính năng bổ sung có cần không: chống rung, thiết kế...
  5. Quyết định mua ống mới hay ống qua sử dụng
Đang tải tinhtephotos.jpg…

12/09/2019

Văn hóa trên bàn ăn


Sưu tầm
1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. 
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. 
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung. 
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. 
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. 
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. 
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác. 
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa 
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa. 
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ. 
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá. 
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông. 
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng. 
14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn. 
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói. 
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. 
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa. 
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm. 
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng. 
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp] 
21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm. 
22. Không gõ đũa bát thìa. 
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu. 
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định). 
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người. 
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình. 
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình. 
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào. 
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm… 
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản. 
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm.
 Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn. 
32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn...



31/08/2019

Người Việt ta hời hợt



   Nếu bạn đã từng tiếp xúc với nhiều người bạn sẽ thấy được rằng đa phần người Việt Nam có lối tư duy khá hời hợt, thiếu chiều sâu. Không kể đến những người thuộc tầng lớp lao động bình dân ít học, những người được xem là trí thức có trình độ đại học trở lên cũng rất nông cạn hời hợt nếu xét với những người cùng tầng lớp ở những dân tộc khác. Đừng vội nổi nóng hay tự ái khi tôi nhận xét như vậy. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để xem mình có những đặc điểm của một người hời hợt hay không nhé?
12 đặc điểm của một người hời hợt:
1. Có hiểu biết nông cạn và sơ sài về một vấn đề
   Các bạn trẻ bây giờ hiếm có ai hiểu một cách thấu đáo về một vấn đề nào. Tôi nhiều lần cảm thấy rất bất ngờ vì có những kiến thức tưởng chừng rất phổ thông, rất cơ bản các bạn đều không biết hoặc hiểu biết rất sơ sài. Nếu bị bắt buộc phải tìm hiểu thì các bạn trẻ thường làm qua loa cho có, chứ không hề đào sâu vào. Họ thường có khuynh hướng chọn những gì ngắn gọn và sợ đọc dài. Chính vì tính hời hợt qua loa này mà rất nhiều người chỉ cần đọc tiêu đề của một bài báo thôi đã vào phán như mình hiểu hết mọi chuyện.
2. Không có hứng thú hoặc sự tò mò đối với kiến thức mới lạ
   Kiến thức là vô hạn nên chúng ta chỉ có thể biết nhiều hoặc biết ít chứ không thể nào biết hết được mọi việc. Tuy nhiên con người chỉ học được và tiến bộ khi có sự tò mò và hứng thú với những điều chưa biết. Khi con người trở nên thờ ơ và không hề có đam mê với kiến thức thì việc học chỉ đơn thuần là nhai lại những gì mà người khác cho mình chứ không có sự tìm tòi học hỏi. Các bạn học sinh sinh viên ngày nay dường như thiếu hẳn niềm đam mê với kiến thức. Tôi thường chia sẻ cách học tiếng Anh của mình lúc trẻ là luôn tò mò với những gì có tiếng Anh mà tôi bắt gặp ở bất cứ nơi đâu: một câu slogan trên bảng quảng cáo, một bao bì sản phẩm, một hướng dẫn bằng tiếng Anh ở nơi công cộng… nhưng hầu như rất ít học viên của tôi chịu để ý đến những điều này. Mỗi ngày tôi đều đọc rất nhiều về nhiều đề tài để tự nâng cao kiến thức của mình mà vẫn thấy mình còn quá nhiều điều chưa biết và muốn tìm hiểu.
3 . Lười suy luận, không thích thử thách
   Khi phải đối diện với những vấn đề hóc búa cần suy luận nghiêm túc, phần lớn các bạn học viên của tôi thường đưa ra một câu trả lời ngẫu nhiên theo kiểu ăn may rồi chờ câu trả lời của tôi để ghi chép lại. Nhiều bạn luôn chuẩn bị câu trả lời: “Em không biết!” mỗi lẫn được hỏi tới như một phản xạ vô điều kiện bất kể câu hỏi đó dễ hay khó. Nhiều lúc tôi phải nửa đùa nửa thật nói rằng bạn không sợ lương tâm mình cắn rứt khi trả lời tôi rằng “em không biết” một cách nhanh chóng và dứt khoát như thế. Lười suy nghĩ là một thói quen giết chết khả năng tư duy của con người và biến họ thành những kẻ chỉ biết nghe lời người khác bất kể đúng sai.
4. Không có khả năng kết nối và tổng hợp thông tin
   Những người hời hợt thường chỉ nhìn thấy những thứ nổi trên bề mặt mà ít khi nào chịu khó đào sâu vào những tầng dưới của một vấn đề. Chính vì vậy họ thường không nhận thức được những ẩn ý bên trong, không thấy được mối liên hệ giữa những vấn đề có liên quan, không áp dụng được những kiến thức cũ đã học vào thực tế và cũng không có khả năng khái quát hóa những điều cụ thể để rút ra một khái niệm chung. Ngược lại, khi học một khái niệm mang tính chất trừu tượng, họ không có khả năng tự mình liên tưởng đến những ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm đó. Nói một cách khác, những người hời hợt học một biết một, học hai biết hai chứ hiếm khi tự mình liên kết hay tổng hợp những kiến thức rời rạc đã học được.
5. Tranh luận theo cảm tính, ít khi thấy được tính logic của vấn đề
   Thật đáng buồn là hầu hết các bạn sinh viên, thậm chí thạc sĩ hoặc đã ra đi làm đều không có khả năng trình bày hoặc lý giải vấn đề một cách có logic. Chính vì lười suy nghĩ và lười tra cứu tìm tòi, những luận điểm các bạn đưa ra thường rất ngây ngô, thiếu thực tế và đầy cảm tính như kiểu tư duy của các em học sinh tiểu học. Những lý do đưa ra thường rời rạc chắp vá, kiểu bất chợt nghĩ tới cái gì thì nói cái đó chứ không hề có sự sắp xếp hoặc liên kết chúng với nhau theo một thứ tự hợp lý. Nhiều lúc tôi tự hỏi những năm tháng học đại học đã dạy được cho sinh viên Việt Nam những kỹ năng gì hay thực sự đã giết chết những kỹ năng quan trọng nhất của một sinh viên?
6. Sợ nói đến những chủ đề “nhạy cảm”
   Có rất nhiều bạn “trí thức trẻ” (tạm gọi là thế nếu chỉ dựa vào trình độ học vấn) rất ngại đụng chạm đến những vấn đề nghiêm túc hoặc nhạy cảm như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học… vì những đề tài này rất nhức đầu. Có người còn rất tự hào khi tuyên bố mình không thích nói về chính trị hoặc quan tâm đến những chuyện “không phải của mình” mà chỉ quan tâm tới những gì liên quan tới công việc hiện tại là đủ. Nếu bạn chú ý nghe những câu chuyện của các cô cậu sinh viên thì mới thấy thế giới quan của họ thực sự nhỏ hẹp một cách đáng lo ngại. Câu chuyện của họ xoay quanh những việc chơi game, cua gái, cua trai, ăn gì, chơi đâu… thì không có gì nghiêm túc cả. Gần đây có một bạn trình độ thạc sĩ hỏi tôi BOT là cái gì, em nghe người ta nói mang máng nhưng không hiểu lắm. Tôi hỏi nếu vậy tại sao em không tự mình tìm hiểu. Bạn đó cười cười không nói gì và tôi cũng không chắc là bạn có về tìm hiểu không nữa?
7. Thích theo những trào lưu mới nổi nhưng không bền
   Hễ có trào lưu nào mới, bất kể là có ý nghĩa hay không thì những bạn trẻ đều theo một cách hăng say nhưng chỉ cần vài tuần khi có trend mới hơn thì họ lại chạy theo trend mới. Đây không phải là sự tò mò cầu tiến mà chỉ đơn thuần là sự hời hợt ham vui bên ngoài, cái gì hot, cái gì dễ thì mình theo nhưng nhanh chóng vứt bỏ nó để đi tìm một món đồ chơi mới vui hơn, lạ hơn. Còn cái gì cần phải tốn nhiều thời gian để tìm hiểu thì chắc chắn sẽ không có phần của các bạn. Điều này sẽ giết chết sự kiên nhẫn và lòng đam mê đối với một điều gì đó nghiêm túc, những đức tính rất cần thiết cho sự thành công lâu bền.
8. Tin theo những gì hợp ý mình bất kể tính xác thực
   Khái niệm tìm hiểu thông tin đa chiều để kiểm chứng tính xác thực của thông tin mình nhận được dường như không hề tồn tại đối với rất nhiều người Việt Nam. Điển hình là trên facebook, rất nhiều người share hoặc viết những status mà chỉ cần đọc sơ qua là biết là fake news nhưng họ share bởi vì họ thích nội dung đó. Khi được nhắc nhở, có nhiều người tìm mọi cách cãi chày cãi cối hoặc công kích cá nhân để bảo vệ sự thiếu hiểu biết của mình. Chia sẻ thông tin là một điều tốt, nhưng chỉ chia sẻ những gì hợp ý mình mà thiếu kiểm chứng tính xác thực hoặc không đọc kỹ để tìm ra những điểm ngụy biện hoặc vô lý chứng tỏ sự hời hợt và lười tư duy của người chia sẻ.
9. Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém
   Muốn đánh giá khả năng tư duy của một người, hãy quan sát cách họ sử dụng ngôn ngữ nói và viết vì ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của tư duy. Những người sâu sắc là những người có khuynh hướng sử dụng từ ngữ chính xác, cấu trúc câu gãy gọn và các thức biểu đạt hợp lý. Vì họ chú trọng đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin của mình đến người nghe nên khi nói hoặc viết họ sẽ tìm cách để đối phương hiểu được thông điệp một cách rõ ràng, cụ thể và đúng đắn nhất. Họ không nói thừa và cũng không nói thiếu, không dùng những từ ngữ dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu và điều chỉnh giọng nói của mình về âm lượng cũng như biểu cảm hợp lý. Khi viết họ sẽ chú ý đến cấu trúc câu, lỗi chính tả, cách sử dụng dấu câu, cách viết hoa và hiếm khi viết tắt. Ngược lại những người hời hợt thường không chú ý đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin qua kênh nói và viết. Họ thường có khuynh hướng nói tắt nói gọn và hy vọng người nghe phải hiểu những gì mình không nói hoặc nói dài dòng lê thê những điều không quan trọng. Khi buộc phải phát biểu ý kiến, họ thường nói một cách miễn cưỡng, không đầu không đuôi với âm lượng chỉ đủ cho bản thân họ nghe khiến cho người đối thoại phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần hoặc đặt ra nhiều câu hỏi gợi ý nếu muốn nghe được câu trả lời hoàn chỉnh. Khi viết, những người hời hợt thường viết sai chính tả những từ đơn giản, chấm phẩy hoặc viết hoa tùy tiện và thường hay viết tắt theo thói quen của mình.
10. Kém ngoại ngữ
   Để học tốt một ngoại ngữ, bạn không thể hời hợt qua loa vì mỗi ngôn ngữ đều chứa đựng một logic riêng của nó. Học ngôn ngữ không đơn thuần là học thuộc mẫu câu, từ vựng hoặc công thức rồi lặp lại như cái máy mà phải học cách tư duy của ngôn ngữ đó. Tôi dạy tiếng Anh nhiều năm nên hiểu rất rõ sự qua loa và hời hợt trong cách tư duy của người Việt Nam khi học tiếng Anh. Nếu đổ lỗi hết cho chất lượng đào tạo tiếng Anh ở bậc phổ thông và đại học ở Việt Nam quá kém thì cũng không hẳn vì khi có điều kiện học nghiêm túc và hướng dẫn tận tình, đa số người Việt vẫn rất ẩu tả trong các phát âm, dùng thì, sử dụng danh từ theo số ít số nhiều… nói chung là đều là những lỗi rất đơn giản và rất dễ khắc phục nếu chịu chú ý. Có những lỗi rất cơ bản được tôi phân tích kỹ, cho rất nhiều ví dụ cụ thể nhưng sau đó thì các bạn học viên của tôi vẫn sai đúng những lỗi đó hết lần này tới lần khác. Điều này chứng tỏ rằng các bạn vẫn học tiếng Anh bằng tư duy của người Việt nên không có sự tiến bộ cho dù học rất lâu.
11. Trình độ thẩm mỹ thấp
   Để cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật như văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hoặc kịch nghệ, người thưởng thức phải có một trình độ văn hóa và một độ tinh tế nhất định. Những người hời hợt không có chiều sâu sẽ không thích những tác phẩm đòi hỏi kiến thức cũng như trình độ để có thể cảm thụ được và thường có khuynh hướng chọn những gì đơn giản dễ dãi chủ yếu là để giải trí là chính. Và chính sự dễ dãi thiếu chiều sâu của những sản phẩm giải trí đó tác động ngược lại khiến cho người xem hoặc người nghe trở nên hời hợt và cảm tính hơn. Nhạc não tình, truyện và phim ngôn tình, các gameshow truyền hình là những thứ giết chết tư duy logic của con người hiệu quả nhất vì nó chỉ đánh vào cảm xúc thuần cảm tính chứ không đòi hỏi suy luận hoặc cảm thụ sâu sắc.
12. Không có tính sáng tạo
   Để sáng tạo, con người cần có một nền tảng kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực cùng với một trí tưởng tượng phong phú. Đồng thời một người sáng tạo là một người có tinh thần cầu toàn và kiên nhẫn rất cao. Đây là những đức tính những người hời hợt thiếu chiều sâu không có vì cái gì phải mất công mất sức mà không mang lại kết quả nhanh chóng cho họ đều khiến họ nản lòng và bỏ cuộc. Sinh viên học sinh Việt Nam học giỏi chủ yếu là học vẹt và rập khuôn chứ sáng tạo thì không thể vì kiến thức các bạn học chỉ là bề nổi và sự sáng tạo thì bị bóp chết từ trong trứng nước.


20/08/2019

Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp

Đôi điều về tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ và bệnh lý tại thận. Vì vậy điều trị tăng huyết áp sớm rất quan trọng trong việc ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp – gọi là thuốc hạ áp. Chúng được phân loại thành nhiều loại với cơ chế dược lý khác nhau và gây ra các tác dụng phụ khác nhau.
Với nhiều loại thuốc như vậy thì để tìm các lựa chọn tốt nhất cho bạn có thể sẽ tốn một khoảng thời gian. Bác sĩ sẽ dò liều để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất và phù hợp nhất cho bạn, có thể sẽ bao gồm một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau.
Dưới đây là các loại thuốc tăng huyết áp đang có hiện nay để bạn tham khảo:

1. Thuốc lợi tiểu

Đây là loại thuốc được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu giúp đào thải lượng nước và muối dư thừa qua đường nước tiểu. Từ đó làm giảm khối lượng máu đi qua các mạch máu và hạ huyết áp.
Có 3 loại thuốc lợi tiểu chính: Lợi tiểu thiazide, lợi tiểu giữ kali và lợi tiểu quai. Thuốc lợi tiểu Thiazide thường có ít tác dụng phụ hơn các thuốc khác, nhất là khi sử dụng với liều thấp trong trường hợp tăng huyết áp sớm
Ví dụ về thuốc lợi tiểu thiazid bao gồm:
  • Chlorthalidone (Hygroton)
  • Chlorothiazide (Diuril)
  • Hydrochlorothiazide (Hydrodiuril, Microzide)
  • Indapamide (Lozol)
  • Metolazone (Zaroxolyn)
Ví dụ về thuốc lợi tiểu giữ kali bao gồm:
  • Amiloride (Midamor)
  • Spironolactone (Aldactone)
  • Triamterene (Dyrenium)
Ví dụ về thuốc lợi tiểu quai bao gồm:
  • Bumetanide (Bumex)
  • Furosemide (Lasix)
  • Torsemide (Demadex)
Ví dụ về thuốc lợi tiểu kết hợp bao gồm:
  • Amiloride hydrochloride / hydrochlorothiazide (Moduretic)
  • Spironolactone / hydrochlorothiazide (Aldactazide)
  • Triamterene / hydrochlorothiazide (Dyazide, Maxzide)

2. Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn beta có tác dụng bằng cách ngăn chặn các hóa chất tác dụng lên cơ tim kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn. Cho phép tim được đập với tốc độ và nhịp thấp hơn, từ đó lượng máu được bơm qua các mạch máu giảm và huyết áp được hạ xuống. Các loại thuốc trong nhóm chẹn beta gồm
Hầu hết đối với mọi người, thuốc đầu tiên được lựa chọn để điều trị tăng huyết áp là thuốc lợi tiểu Thiazide. Tuy nhiên thì với nhiều người, chỉ một loại thuốc lợi tiểu không đủ để kiểm soát huyết áp. Trong những trường hợp đó phải dùng kết hợp thuốc lợi tiểu với các loại thuốc khác như chẹn beta, ức chế ACE, ức chế thụ thể angiotensin II hay thuốc chẹn kênh calci. Khi sử dụng thêm một loại thuốc thứ 2 thì huyết áp của bạn có thể sẽ hạ nhanh hơn dùng một loại. Ngoài ra khi kết hợp các loại thuốc với nhau thì lượng thuốc bạn uống mỗi loại sẽ giảm xuống, từ đó hạn chế tác dụng phụ.
Các bạn hãy thật kiên nhẫn và tin tưởng vào các bác sĩ, vì đáp ứng của mỗi người với từng loại thuốc là khác nhau. Do đó để tìm được một đơn thuốc phù hợp với mỗi người sẽ cần thời gian. Chúc các bạn sẽ kiểm soát được huyết áp của mình và có một cuộc sống khỏe mạnh.