21/12/2019
Tản mạn về Anh hùng
Tôi thế hệ 6x chắc giống
nhiều người trước và đến thế hệ 7x hoặc cả lớp trẻ sau này đều đọc và thích rồi
ngưỡng mộ các nhân vật trong các tác phẩm văn học Trung Quốc như Đông Chu Liệt
Quốc, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Thuyết Đường, Thủy hử vv... với các nhân vật
như Hàn Tín, Hạng Vũ, Khổng Minh, Chu Du, Quan Công, và vô số các
anh hùng khác.
Mình thấy Trung Hoa
là cái nôi sản sinh không ngừng các danh tướng kiệt xuất của nhân loại.
Nhưng, lùi xa một
chút, có một cảm giác không hẳn là ổn. Lịch sử Trung Hoa chứa đựng một quá
trình chiến đấu không ngừng với các bộ lạc phương Bắc. Và xem ra, họ không mấy
thành công. Để tiện so sánh, tính từ thế kỷ 10 khi Việt Nam giành độc lập cho đến
thời cận đại, Trung quốc trải qua bốn triều đại phong kiến Tống, Nguyên, Minh,
Thanh. Hai trong số đó (Nguyên và Thanh) được lâp ra qua sự xâm lược của người
Mông cổ và người Mãn, các bộ tộc phương Bắc có dân số kém Trung quốc mấy chục lần.
Dưới triều đại nhà Tống, Trung quốc cũng có đến quá nửa thời gian khốn đốn đối
phó với các cuộc xâm lược của Liêu và Nữ Chân, và chịu mất một nửa lãnh thổ cho
đến khi bị diệt vong. Trong cùng thời gian đó, người Việt chỉ có chừng 20 năm mất
tự chủ sau khi nhà Hồ bị đánh bại.
Vậy trong thời gian rất
dài đó, các tướng như vậy ở Trung Hoa kiệt xuất ở đâu ?
Nếu để ý, các nhân vật
lỗi lạc được nêu ở trên, và phần lớn các tướng Trung Hoa oai phong mà các bạn
biết, đều là anh hùng của các cuộc nội chiến.
Không lẽ Trung quốc
không sản sinh ra một đội ngũ đông đảo các tướng lĩnh ngang tầm trong các cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm, diễn ra trong một quá trình rất dài ? Hay đơn giản
là các viên tướng của những kẻ xâm lược đã xuất sắc hơn họ ?
Lan man thêm một
chút, Trung Hoa là nước có chữ viết rất sớm. Các sự kiện, hay truyền thuyết, được
ghi lại rất chi tiết. Các ghi chép công phu cùng số lượng không nhỏ các truyền
thuyết về một nhân vật nôi tiếng là nguyên liệu dồi dào cho các nhà văn. Tầm vóc
của các bác tướng Trung Hoa chắc phải cảm ơn rất nhiều ngòi bút siêu việt của
các nhà văn đồng hương.
Trong một ví dụ tiêu
biếu, ta thử phân tích sự nghiệp của Khổng Minh, có thể nói là một soái được nhắc
tới nhiều nhất như một quân sư đại tài trong lịch sử Trung quốc.
Không nghi ngờ gì, Khổng
Minh là môt người thông minh và có kiến thức cao trong rất nhiều lĩnh vực, liêm
khiết và tận tâm với nhiệm vụ. Nhưng thiên tài quân sự của ông phần nhiều được
tưởng tượng ra bởi La quán Trung, tác giả tiểu thuyết Tam quốc có ảnh hưởng rất
sâu rộng trong văn học sử và cả đời sống hàng ngày.
Các mưu mẹo tuyệt vời
của Khổng Minh được viết đến cực nhiều trong Tam quốc, và vô số sách “ăn theo”
sau đó (Tam quôc ngoại truyện, vvv). Nhưng nếu đọc kỹ, rất khó có thể phân biệt
giữa truyền thuyết và sự thật, và khá nhiều chi tiết mang tính thần thánh hoá,
cho trẻ con đọc cho vui (chẳng hạn Thạch trận đồ). Để khách quan, ta sẽ dựa vào
các nét lớn được lich sử ghi nhận mà thôi.
Công bằng mà nói,
viên tướng xuất sắc nhất trong quân Thục, chính là Lưu Bị. Hai chiến dịch thành
công lớn, lấy Đông Xuyên và Tây Xuyên, đều do ông trực tiếp chỉ huy, với tham
mưu là Pháp Chính, Bàng Thống, chứ không phải Khổng Minh.
Khi Lưu Bị lên ngôi,
Pháp Chính là ngừoi nắm quyền cao nhất. Nguỵ Diên được làm thái thú Hán Trung,
vị trí quan trọng sau Thành đô, cũng nhờ công lao của ông ta trong hai chiến dịch
trên.
Sau khi Lưu Bị mất,
các chiến dịch do Khổng Minh chỉ huy chống lại nước Nguỵ, mặc dầu được tả hết sức
hấp dẫn với nhiều mưu mẹo tuyệt vời làm mọi người thích mê, đã không thu được lợi
ích gì nhiều.
Quân Thục dưới quyền
Khổng Minh chưa bao giờ tiến sâu được vào nước Nguỵ, và sau 6 lần xuất quân, đường
biên giới hai nước gần như không thay đổi. Trong toàn bộ cuộc chiến, trận đánh
lớn nhất ở Nhai Đình, quân Thục thua và thiệt hại rất nặng.
Trong khi đó, Hàn Toại
và Mã Siêu, trước đó không lâu, đã chiếm được Tràng An, thành phố trung tâm về
phía Tây của nhà Nguỵ, môt cách tương đối dễ dàng.
Chíến dịch thành công
nhất của Khổng Minh là cuộc chinh phục các bộ tộc phương nam (bình Mạnh Hoạch).
Các chi tiết được La quán Trung mô tả rất ly kỳ, nhưng đã được đẩy cao lên quá
tầm quan trọng của chúng.
Đây là lần đầu
tiên Khổng Minh trực tiếp cầm một đạo quân lớn, và để chắc ăn, ông mang theo ba
viên tướng giỏi nhất lúc đó của nhà Thục là Triệu Vân, Nguy Diên và Mã Đại, mà
có lẽ bất kỳ ai trong số họ cũng đủ sức điều khiển toàn bộ chiến dịch thành
công.
Vài năm trước đó, Tào
Chương (con trai Tào Tháo) bình đinh bộ lạc Ô Hoàn ở miền Bắc, một nhiệm vụ
không kém khó khăn, mà không dùng bất kỳ đại tướng nào của bố.
Khổng Minh chọn
Khương Duy, học trò cưng của mình, làm người kế nghiệp về mặt quân sự. Kế tục sự
nghiệp của thầy, Khương Duy tiếp tục tấn công nước Nguỵ. Các cuộc ra quân liên
miên này không mang lại ích lợi gi đáng kể , và đã làm nước Thục kiệt quệ về mặt
kinh tế, dẫn tới sự sụp đổ chỉ 30 năm sau khi Khổng Minh mất.
Một nhân vật Việt Nam
có hoàn cảnh tương tự như Khổng Minh là Đào Duy Từ. Trong thời ông (thế kỷ 17),
bối cảnh Việt Nam khá giống thời Tam Quốc.
(Theo Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia - Đào Duy
Từ (chữ Hán: 陶維慈, 1572-7/12/1634) là nhà quân sự, nhà thơ[1] và
nhà văn hóa, danh thần thời
chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Chỉ vỏn
vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc
dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược
gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần
định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong. Vì vậy ông được coi là đệ
nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.[2])
Chúa Trịnh lập vua Lê
lên ngôi, nhưng giữ hết quyền hành. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng, xây
dựng căn cứ phía Nam. Ngoài Bắc con cháu nhà Mạc vẫn giữ Cao Bằng.
Đến lúc Đào Duy Từ
lên nắm quyền (1627), nhà Mạc đã về hàng chúa Trịnh, Trịnh Tráng quyết tâm bình
định phương Nam. Thế lực họ Trịnh hơn họ Nguyễn nhiều lần. Về qui mô, số dân
Đàng trong và Thục có lẽ cũng xấp xỉ nhau (nươc Thục thời Tam quốc có chừng 1
triệu dân).
Giống Khổng Minh, Đào
Duy Từ được chúa Nguyễn tin dùng, cất nhắc từ thư sinh lên làm tể tướng. Ông chấp
chính, đắp luỹ để phòng thủ. Đàng Trong lực lượng mỏng hơn nhưng nhờ chiến luỹ
chắc chắn chặn được biết tiến của chúa Trịnh, quân dân không bị tổn hại nhiều.
Ông không Bắc tiến, mà chủ trương Nam tiến khai khẩn bờ cõi, cùng lúc giúp chúa
Nguyễn xây dựng được đinh chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng cho một
thể chế lâu dài.
Đào Duy Từ cầm quyền
vỏn vẹn 8 năm, mà đặt được nền móng 100 năm cho cơ nghiêp của các chúa Nguyễn,
được nối tiếp thêm bởi các vua nhà Nguyễn sau đó, tồng cộng hơn 300 năm.
Những người được ông
tiến cử như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến chẳng những giữ được thế cân bằng về
quân sự với Đàng Ngoài, mà còn góp phần quyết định cho cuộc khai khẩn phương
Nam của người Viêt. Con trai của Nguyễn Hữu Dật là Nguyễn Hữu Cảnh là người xác
định chủ quyền của người Việt tại Sài gòn-Gia Định.
Đến đời Nguyễn Ánh,
Đàng Trong và Đàng Ngoài đã có dân số xấp xỉ nhau. Sự trù phú của đất phương
Nam và ảnh hưởng của các chúa Nguyễn ở đây là yếu tố quyết định giúp ông thống
nhất được Viêt Nam sau một cuộc nội chiến dai dẳng. Về sự nghiệp mà nói, có thể
nói Đào Duy Từ đã thành công hơn người đồng nghiệp phương Bắc Khổng Minh rất
nhiều.
Như vậy, đọc internet
và sách báo Lịch sử Ta tôi mới Ngộ ra là thần tượng vốn dĩ tồn tại chỉ do Ta
không chịu khó đọc sách và suy nghĩ mà thôi.
Nước Việt nhỏ nhưng
Anh Hùng đâu ít … Xa như dưới thới Bắc thuộc không có tài liệu và sách nhưng sau
thới đó thì sao ?... và cả nay nữa ?
20/12/2019
Anh ngủ thêm đi anh Em phải dậy lấy chồng
Phạm Thiên Ý
2014
Anh ngủ thêm đi anh
Em phải dậy lấy chồng
Mùa thu vừa rụng lá
Lòng em đã sang đông.
Em phải dậy lấy chồng
Mùa thu vừa rụng lá
Lòng em đã sang đông.
Đừng cười và đừng khóc
Đừng tin và đừng nghi
Hãy bình thường mà sống
Em lấy… kẻo lỡ thì.
Đừng tin và đừng nghi
Hãy bình thường mà sống
Em lấy… kẻo lỡ thì.
Anh bảo rằng rất yêu
Rất thương và rất nhớ
Rất cần nhưng không thể
Cưới em? Chuyện trong thơ
Rất thương và rất nhớ
Rất cần nhưng không thể
Cưới em? Chuyện trong thơ
Chẳng cần phải lí do
Giải thích và phân bua
Chỉ cần anh im lặng
Em đã hiểu: Mình thừa.
Giải thích và phân bua
Chỉ cần anh im lặng
Em đã hiểu: Mình thừa.
Ừ! Thôi em lấy chồng
Chẳng còn gì luyến tiếc
Ừ! Thôi lên xe hoa
Bên chồng mà câm điếc.
Chẳng còn gì luyến tiếc
Ừ! Thôi lên xe hoa
Bên chồng mà câm điếc.
Anh cứ ngủ say thôi
Em dậy đeo nhẫn cưới
Kẻ mắt môi cô dâu
Tím ngực buồn rười rượi
Em dậy đeo nhẫn cưới
Kẻ mắt môi cô dâu
Tím ngực buồn rười rượi
Yêu mà sao lại thế
Thương mà sao vậy anh
Em – đàn bà yếu đuối
…Muốn đời mình duyên lành
Thương mà sao vậy anh
Em – đàn bà yếu đuối
…Muốn đời mình duyên lành
Nhưng anh đã không thể
Mạnh mẽ để làm chồng
Cởi áo mà không dám
Mặc cho em váy hồng?
Mạnh mẽ để làm chồng
Cởi áo mà không dám
Mặc cho em váy hồng?
Thì thôi anh ngủ đi
Nhắm mắt và câm điếc
Em cười nụ cuối cùng
Giễu đời này quá nghiệt.
Nhắm mắt và câm điếc
Em cười nụ cuối cùng
Giễu đời này quá nghiệt.
21/11/2019
Huyệt ở vành tai
ST
Mình bị cao huyết áp và đã bị tai biến lần 2 nên bây giờ rất cẩn thận với huyết áp của mình. Một trong những cách ổn định huyết áp là sống cân bằng, tránh xung đột..., thứ hai là dùng các biện pháp dưỡng sinh không dùng thuốc ví dụ như bấm, masage huyệt.
Huyệt ổn định huyết áp có nhiều, trong đó vành tai mình thấy hiệu quả và dễ làm.
Hàng ngày ta nên xoa sát cái cơ thể thu nhỏ là hai vành tai – cách được các thầy thuốc coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Bởi tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có vùng phản xạ ở bộ phận vành tai.
Việc xoa xát vành tai được coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Trời càng lạnh, càng cần mát xa vành tai, bởi nhờ mát xa vành tai mà bạn đã có thể kích thích các huyệt vị trên tai, thông qua đó kích thích toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, điều hòa thần kinh thực vật...
Cách thực hiện
Theo hướng dẫn của bác sĩ Quách Tuấn Vinh:
- Trước hết, hãy xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi ấm nóng.
- Dùng đầu ngón tay trỏ khẽ xoa xung quanh mặt trước của tai khoảng 10-20 lần, chú ý nhất vào vùng hõm (ngay trước lỗ tai, nơi có vùng đại diện của tim mạch), và phía trên mặt trước vành tai - nơi có huyệt "thần môn", có tác dụng an thần, điều hòa thần kinh thực vật, giảm đau, chống viêm).
- Tiếp đó, dùng ngón tay cái xoa mặt sau tai (ở vùng này có "rãnh hạ áp", việc tác động vào rãnh này giúp hạ huyết áp – cho người bị tăng huyết áp). Cùng lúc đó, có thể dùng lòng bàn tay ấp hẳn vào tai, xoa day nhẹ nhàng cho đến khi tai có cảm giác nóng ấm.
Lưu ý khi xoa xát là “rãnh hạ áp” ở trên mặt sau vành tai. Không nên xoa xuống cuống tai – vì đó là vùng xoa xát để tăng huyết áp cho người bị huyết áp thấp.
Mỗi ngày, bạn có thể dành 3-5 phút cho việc mát xa vành tai đều đặn. Hiệu quả không đem lại ngay lập tức, nhưng kiên trì luyện tập bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện nhiều.
6 huyệt vị ở vành tai:
Trên một vành tai đã có 6 huyệt vị có tác dụng giảm đau. Các cơn đau từ xương khớp, mũi họng, dạ dày hay đau đầu, lưng, vai… đều có thể được giải quyết bằng mấy động tác cực kỳ đơn giản. Mỗi vị trí kẹp tương ứng với mỗi huyệt vị, kết nối với các bộ phận liên quan trên cơ thể, từ đó mang lại tác dụng giảm đau cho bạn.
“Tai chứa một bản đồ phản xạ hoàn chỉnh của cơ thể, dây thần kinh và những kết nối đến hệ thần kinh trung ương “, Helen Chin Lui , một người nghiên cứu chuyên thâm niên về bấm huyệt cũng khẳng định. Do đó, khi một bộ phận bị đau, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng tay để bấm huyệt hoặc kẹp quần áo ở một vị trí trên tai, nơi tương ứng với bộ phận đó.
Khi bị các triệu chứng đau ở vùng vai, lưng, nội tạng, khớp xương, mũi họng, dạ dày, đau tim hoặc đau nửa đầu, hãy tham khảo video và áp dụng thử bạn nhé.
Bấm huyệt vành tai số 1: Đây là huyệt được cho là huyệt kết nối giữa lưng và vai của bạn. Bạn chỉ cần bấm vào huyệt này và giữ khoảng 60s sẽ giúp giải phóng căng thẳng cho vùng lưng và vai của bạn.
Nếu bạn bấm vào điểm số 2: trên vành tai sẽ giúp làm giảm sự khó chịu trong cơ thể của bạn.
Vùng huyệt vị được đánh dấu số 3 trên vành tai, khi bấm vào đó sẽ giúp giảm sự tê cứng khó chịu giữa các khớp xương trên cơ thể bạn.
Điểm huyệt số 4 trên vành tai bạn được cho là nơi kết nối giữa xoang và họng. Khi bấm vào đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu vì nó giúp giảm nghẹt mũi tắc nghẽn mũi.
Huyệt số 5 trên tai được cho là vị trí liên kết có tác động tới hệ thống tiêu hóa. Khi bạn có những vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày có thể bấm vào vị trí này trên tai
Điểm số 6 trên tai sẽ giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu cho bạn. Ngoài ra nó cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
Các bạn hãy thử thực hiện xem hiệu quả như thế nào nhé!
05/11/2019
Bài test nhanh cho sức khỏe bản thân
Nhặt từ báo
Mất 30 giây tự kiểm tra sức khỏe tại nhà, bạn sẽ biết cơ thể của mình có đang ổn hay không.
Bạn sẽ có thể nhận biết được sức khỏe của mình đang ở mức độ nào, từ đó có phương hướng khắc phục để cải thiện đúng cách.
Bóp chặt đầu ngón tay
Hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ phải bóp vào đầu ngón tay cái bên trái. Giữ trong vòng 3 - 5 giây rồi tiến hành tương tự với các ngón tay khác.
Sau khi bạn thả tay ra, máu sẽ ùa về trong không quá 2 giây. Nếu đúng như vậy thì cơ thể của bạn đang có đủ lưu lượng máu lưu thông. Các ngón tay được kết nối chặt chẽ với các cơ quan nội tạng và nếu bài kiểm tra trên gây đau đớn, có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Các chuyên gia nhận định, đây là những nguyên nhân gây đau ở các ngón tay:
- Ngón tay cái: dấu hiệu có vấn đề ở phổi.
- Ngón trỏ: dấu hiệu có vấn đề ở đại tràng, dễ bị táo bón.
- Ngón giữa: dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón đeo nhẫn (áp út): dấu hiệu có vấn đề ở tim.
- Ngón út: dấu hiệu có vấn đề ở ruột non.
Nắm chặt tay thành nắm đấm
Đối với bài tự kiểm tra sức khỏe này, bạn nên nắm tay và giữ bàn tay ở cùng một vị trí. Sau 30 giây, hãy mở nắm tay và bạn sẽ thấy lòng bàn tay chuyển sang màu trắng. Khi bạn nắm tay thì các mạch máu sẽ bị ép lại, gây hạn chế lưu lượng máu đến tay.
Sau khi thả lỏng bàn tay, máu lại ùa về, điều này đồng nghĩa là các mạch máu của bạn đang hoạt động tốt và khỏe mạnh. Mặt khác, nếu phải mất một thời gian để lòng bàn tay trở lại màu hồng hào thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch.
Kéo căng cơ mông
Hãy nằm úp xuống sàn trong tư thế thoải mái, giữ cả hai cánh tay thẳng bên hông. Giữ chân trái thẳng và từ từ nâng chân phải lên, giữ vị trí này trong 30 giây.
Nếu bạn làm điều này thành công thì chứng tỏ cơ thể bạn khỏe mạnh. Thế nhưng, nếu khi kiểm tra thấy đau mỏi thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gluteus maximus (một trong những cơ bắp kéo mạnh nhất trong cơ thể).
Giữ hai chân co lên 30 giây
Hãy nằm xuống, đối mặt úp song song với sàn nhà. Giữ cánh tay thẳng, từ từ nâng cả hai chân của bạn lên, trong khi cơ thể vẫn giữ nguyên. Giữ vị trí này trong khoảng 30 - 35 giây.
Nếu bạn có thể làm những điều trên mà không co giật chân hoặc di chuyển chúng thì cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh. Mặt khác, nếu bạn thấy nhiệm vụ này thực sự khó khăn thì có thể điều gì đó không ổn với bụng hoặc cột sống của bạn.
Nâng phần thân trên
Hãy nằm xuống thoải mái với bụng úp xuống sàn nhà, chỉ nâng phần thân trên gồm cả bàn tay lên cao một chút. Giữ vị trí này trong khoảng 30 - 35 giây.
Nếu bạn vượt qua bài kiểm tra này mà không gặp khó khăn gì thì cơ thể vẫn khỏe mạnh. Nếu bạn thất bại thì có thể bạn đang gặp vấn đề về cột sống của mình.
*Chú ý: Hãy lưu ý rằng các xét nghiệm này không phải là sự thay thế cho các xét nghiệm thực tế được thực hiện bởi các chuyên gia. Đây chỉ là bài tự kiểm tra nhanh mà bạn có thể tiến hành tại nhà. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào, đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện khám ngay.
20/10/2019
Ưu, Nhược điểm Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ
Ưu điểm của thẻ Ghi nợ - Debit card
-
Thủ tục đơn giản, ra ngân hàng làm rẹt rẹt.
-
Bạn dùng tiền của bạn, không phải nợ ai.
- Có
thể sử dụng để thực hiện các thao tác online banking như chuyển tiền, thanh
toán vv.
-
Phí duy trì và sử dụng thẻ thấp.
Nhược điểm của thẻ Ghi nợ - Debit card
-
Bạn chỉ sử dụng bằng số tiền thực có của bạn, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Có
thể có ngân hàng cho thấu chi, nhưng hạn mức thấu chi không cao và bạn phải
chịu phí.
- Ít
hoặc không được ưu đãi khi sử dụng thẻ.
-
Một số giao dịch bằng thẻ Debit khi cần hoàn tiền thì thời gian hoàn tiền
thường rất lâu, có thể lên đến 45 ngày.
-
Tiền trong thẻ ghi nợ debit card là tiền của bạn, nếu
bạn làm mất thẻ và người khác xài thì là họ xài tiền của bạn, chính vì vậy bạn
cần quản lý thẻ thật chặt chẽ. Ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn tối đa, nhưng không đảm
bảo là bạn sẽ lấy lại được hoàn toàn số tiền bị mất.
-
Ngược lại, tiền trong thẻ tín dụng Credit card là tiền của ngân hàng, lỡ có mất
thẻ người ta quẹt thì vẫn là quẹt tiền ngân hàng. Chính vì vậy nên họ sẽ sốt
sắng hơn trong việc hỗ trợ bạn, và nếu bạn chứng minh được giao dịch đó là bất
hợp pháp thì chắc chắn ngân hàng không được quyền bắt bạn phải thanh toán.
19/10/2019
Luận Anh hùng qua Tào Tháo
Nhặt nhạnh qua sách, báo
Trong
mắt người đời, Tào Tháo là gian hùng thời kỳ Tam Quốc, "hùng" tất
nhiên là chỉ năng lực của Tào Tháo, còn "gian" chỉ sự giảo hoạt. Tào
Tháo một đời trải qua không biết bao trận chiến, cũng để lại cho hậu thế rất
nhiều kho tàng văn hóa, đặc biệt là những câu nói của Tào Tháo vẫn còn được lưu
truyền cho đến tận ngày nay.
Tào Tháo – một kẻ "gian hùng" nhưng không
thể phủ nhận tài năng
Tào
Tháo sinh năm 155 và mất năm 220 (thọ 66 tuổi), tự là Mạnh Đức là nhà
chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập
nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc và trở thành đối trọng lớn
nhất với nhà Thục (do Lưu Bị đứng đầu) và nhà Ngô (do Tôn Quyền đứng đầu).
Trong
thời gian 25 năm (196 - 220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu phương
bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự,
phải kể tới đóng góp trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc của Tào Tháo.
Thời chiến loạn, nhiều chư hầu
không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi cần lương thực thì lùng sục để
giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi khi không còn lương
thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã điển hình trong số đó là Viên
Thuật. Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông dân
thì chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn
phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của
ông. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của
Tào Tháo ở trung nguyên.
Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có
đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm
học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự của Tào Tháo trong
khu vực mà họ quản lý.
Tuy nhiên, cũng bởi Tào Tháo đi
theo con đường bá đạo, trọng lợi hơn trọng đức; dùng người cốt hiệu quả không
tính đến phẩm chất đã gây ra những "tác dụng phụ" có liên hệ mật
thiết đến sự suy vong nhanh chóng của triều đại Tào Ngụy sau này. Mầm quyền lực
của cha con họ Tư Mã nhen nhóm, không lâu sau đã lấy ngôi của con cháu Tào Tháo
như cách ông đã dần dần lấy ngôi của nhà Hán. Nhà Tấn thống nhất được toàn
thiên hạ sau này, phần lớn là thụ hưởng cơ nghiệp mà Tào Tháo đã xây dựng.
Trong lịch sử gần 2000 năm qua,
hình tượng về Tào Tháo vẫn là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử
Trung Quốc, hầu hết đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm "Tam Quốc
diễn nghĩa". Chính vì thế, hình ảnh về ông không được người đời ưa
thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ, bất
nhân, bất nghĩa.
Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 20, các
học giả đã có nhìn nhận khác khách quan hơn về Tào Tháo. Những nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng của Trung Quốc như Lỗ Tấn hay Quách Mạt Nhược đều đánh giá Tào
Tháo là anh hùng. Nhà lãnh Đạo ĐCS Trung Quốc Mao Trạch Đông từng đánh giá
Tào Tháo là vị đế vương mà ông khâm phục nhất, gọi ông là "vua của các
vua".
Trong “Tam Quốc Chí” cũng đã
từng ca ngợi Tào Tháo” “Phi thường chi nhân, siêu thế chi kiệt” (tạm dịch: Người phi thường, là người tài giỏi xuất chúng). Một số tài liệu chính sử còn
cho biết ông là một người có gan có chí, quý trọng nhân tài và cực kỳ quyết
đoán cùng sự kiên nghị trong tất cả mọi việc.
Những câu nói hay của Tào Tháo vang danh thiên cổ
Nhắc đến Tào Tháo, ngoài việc
ông là một người tài giỏi trong lĩnh vực chính trị, quân sự thì ông còn là một
nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam
Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu
mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.
Ngoài ra, với tài năng và mưu
lược hơn người của mình, Tào Tháo đã để lại cho đời những câu nói vô cùng có
giá trị, không chỉ là “kim chỉ nam” giúp ông đạt được những thành công lớn
trong cuộc đời mình mà những câu nói ấy còn được lưu truyền và để lại rất nhiều
bài học cho hậu thế sau này. Dưới đây là 11 câu nói hay nhất
của Tào Tháo đã được chọn lọc:
“Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”
Đây
dường như chính là triết lý sống cả đời của Tào Tháo. Chính sự đa nghi khiến
ông không thể tin vào bất kỳ ai ngoài bản thân mình. Với Tào Tháo, bất kỳ ai
bên cạnh cũng đều có thể quay lưng, 'trở mặt' với mình, nên ông càng sống ngờ
vực và nắm thế chủ động trong mọi việc. Câu nói này nhắc nhở chúng ta đừng quá
tin người mà hãy sống có chút đề phòng, hoài nghi để đề phòng người khác lừa
gạt, phản bội.
“Kẻ nhận
sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược”
Câu nói
này dạy chúng ta rằng, con người phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết
định của mình. Dù kết quả có như thế nào, cũng tuyệt đối không phủ nhận những
gì mình đã làm được.
“Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”
Ở đây,
Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết 'ruột gan' của mình cho người
khác biết để họ thấu rõ tâm can của mình. Người thông minh là người biết giấu
đi những điều cần giấu.
“Thắng
bại là chuyện thường tình của binh gia”
Câu
khẳng định này thức tỉnh những người binh lính không được ngủ quên trên chiến
thắng, cũng đừng chết vì thất bại. Hãy rút ra bài học từ những chiến thắng và
thất bại để có những bước đi khôn ngoan hơn.
“Ta nhẹ
nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy
tay chào không một chút vấn vương”
Hãy học
cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lý trí
quá nhiều, vì điều đó sẽ làm hỏng việc lớn.
“Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin”
Nổi
tiếng là một nhà chính trị - quân sự rất giỏi trong việc dùng người, đây chính
là một trong những thuật dùng người giúp Tào Tháo thành công trong sự nghiệp
của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải có lòng tin. Lòng tin
có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người, thậm chí có thể quyết định kết
quả thắng hay bại.
“Phàm
những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược
lại. Ắt sẽ thành công”
Đối với
Tào Tháo, phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ
đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lý
chung của con người. Vậy nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm
tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi vì chỉ có vượt qua được nỗi sợ hãi của con
người để chiến đấu, thì mới có thể nắm chắc chiến thắng trong tay.
“Mỹ nhân
trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất
chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú”
Câu nói
này hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm
yếu của kẻ thù để tấn công.
“Biết
sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai”
Đối với
Tào Tháo, nhận sai chính là nhu nhược, vì thế không được nhận mình sai về những
điều mình đã làm. Nhưng bên cạnh đó, bản thân phải luôn biết điều gì khiến mình
thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và sửa sai để không đi vào
vết xe đổ lần nữa.
“Can đảm
cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp”
Nam nhi
chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà phải
điềm tĩnh, cẩn trọng. Có như vậy mới tạo nên được những thành công và thành tựu
trong sự nghiệp.
“Không
được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức
mạnh”
Nếu không có cảm giác tức giận,
thì nhiệt tâm và trí tuệ cũng trở nên thờ ơ, chẳng quan tâm đến điều gì nữa.
Nếu không có oán hận, thì sẽ chẳng còn cố gắng trau dồi thêm sức mạnh chiến đấu
và sức mạnh sẽ giảm bớt. Ở đây, Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con
người có vai trò to lớn trong khi hành sự.
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo
là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là
người luôn hoạt động, dám nói dám làm, như ông từng nói: “Người đời đều nói ta là gian
hùng nhưng không làm được gì một kẻ gian hùng như ta. Các ngươi tự khoe mình là
quân tử nhưng đều thua trong tay một kẻ gian hùng như ta. Nếu cái giá của việc
làm quân tử là bị lăng nhục, bị giẫm đạp, bị tiêu diệt, thậm chí là bị giết thì
ta làm một kẻ gian hùng có thể thực hiện được hoài bão của mình. Từ trước tới
nay, gian xảo như trung hiền, trá ngụy tựa chân thật, trung nghĩa và gian ác đều
không thể nhìn thấy được dựa trên biểu hiện bên ngoài. Có thể trước nay các
ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta, bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước
đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)