04/07/2020

Ngũ Tạng ứng với Ngũ Hành

chín lời khuyên của chuyên gia giúp bạn có gan khỏe mạnh   
     Theo thuyết Ngũ hành, mọi việc trên thế giới diễn ra bởi sự tương tác và sự kết hợp với nhau của Ngũ hành. 
   Tương sinh và tương khắc trong ngũ hành cũng có thể được áp dụng để giải thích các hiệu ứng bệnh lý giữa ngũ tạng.
      Gan chủ giận, tâm chủ vui mừng, tỳ chủ suy nghĩ, phổi chủ đau buồn, thận chủ sợ  
   Trong chương "Hồng Phương" của sách Thượng Thư, ngũ hành ngụ ý là kim, mộc, thủy, hỏa, và thổ.

   - Thủy (nước) tương ứng với độ ẩm và hướng xuống. 
   - Hỏa (lửa) tương ứng với [ngọn lửa] cháy và hướng lên trên. 
  - Mộc (gỗ) thì hoặc cong hoặc thẳng. 
   - Kim loại thì không ổn định nếu bị nung bởi lửa. 
   - Thổ (đất) thì không thể thiếu đối với nông nghiệp. 
   Nước trở nên mặn khi đi xuống dưới. Lửa trở nên đắng khi cháy lên trên. Gỗ có thể trở nên chua (có tính axit) khi nó thay đổi hình dạng. Kim loại có thể trở nên có gia vị (cay) khi nó không bền. Đất có thể trở nên ngọt khi được dùng cho nông nghiệp." Những ghi chép lịch sử này mô tả mối quan hệ giữa ngũ hành và ngũ vị (mặn, đắng, chua, cay, và ngọt).
Các đặc tính kết hợp
   Y học cổ truyền Trung Quốc kết hợp các đặc tính của ngũ hành với ngũ tạng của người: 
   - Mộc (gỗ) thì linh hoạt và phẳng. Gan tương ứng với mộc. Gan không thích chất hôi, và thải chúng ra khỏi cơ thể người. 
   - Hỏa thì đi lên và nóng. Tim tương ứng với hỏa. Trái tim là mặt trời của cơ thể người và làm ấm toàn bộ cơ thể. Ngọn lửa của trái tim cũng hướng lên trên. 
   - Thổ (đất) có phổ biến trong tự nhiên. Đất sản sinh ra tất cả. Lá lách tương ứng với thổ. Lá lách giúp tiêu hóa, vận chuyển dinh dưỡng và nuôi dưỡng tất cả các cơ quan nội tạng, tứ chi, và xương. Lá lách cũng là nguồn gốc của khí và máu trong cơ thể người. 
   - Kim thì mát mẻ. Phổi có chức năng tương tự với kim loại.Phổi giúp cơ thể người giữ được mát mẻ. 
   - Nước [có chức năng] nuôi dưỡng và đi xuống. Thận tương ứng với thủy. Thận xả chất thải xuống dưới và lưu trữ những tinh chất cho cơ thể.
   Theo thuyết ngũ hành, thì chúng (ngũ hành) là tương sinh (sinh ra nhau), tương khắc (khắc chế nhau), tương thừa (thừa thế lấn át), và tương vũ (khinh nhờn). Nói cách khác, ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau (hỗ trợ lẫn nhau và đồng thời kiềm chế lẫn nhau). 
   Trình tự tương sinh giữa ngũ hành là
  Mộc sinh hỏa. Hỏa sinh thổ. Thổ sinh kim. Kim sinh thủy. Thủy sinh mộc. 
   Trình tự của tương khắc của ngũ hành là
   Mộc khắc thổ. Thổ khắc thủy. Thủy khắc hỏa. Hỏa khắc kim. Kim khắc mộc. 
   Vượt quá hoặc thiếu đi quan hệ tương sinh và tương khắc sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa ngũ hành, mà cho kết quả tương ứng hoặc là cùng phát triển hoặc cùng tiêu hủy. 
   Ví dụ, nếu mộc hoạt động quá mức và kim không khắc được mộc, thì thổ trở nên yếu hơn. Điều này sẽ được gọi là mộc tương thừa và thổ tương vũ (bị khinh nhờn) (bình thường thì mộc khắc thổ, trong trường hợp mộc quá mạnh sẽ trấn áp thổ).
   Lấy một ví dụ khác, bình thường thì thủy khắc hỏa, tuy nhiên, nếu thủy bị thiếu hụt, hỏa thì cực kỳ mạnh mẽ, và thủy sẽ không khắc chế được hỏa. Thay vào đó, lửa (hỏa) sẽ làm khô hết nước (thủy). Điều này được gọi là hỏa chống lại thủy hay hỏa khinh nhờn thủy.
  Không thể có tương sinh mà không có tương khắc để cân bằng ngũ hành. Nếu không có tương sinh, không có gì trên thế giới được sinh sản hay phát triển. Nếu không có tương khắc, mọi thứ sẽ phát triển không tương xứng, do đó, sẽ phá hoại sự cân bằng bình thường của thế giới. Cân bằng động của tương sinh và tương khắc giữa ngũ hành là chìa khóa cho sự phát triển bình thường của thế giới.
   Tương sinh và tương khắc
   Các nguyên tắc tương sinh và tương khắc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc để giải thích mối tương quan giữa năm cơ quan nội tạng (ngũ tạng), các hiệu ứng bệnh lý của chúng với nhau, cũng như các chẩn đoán và điều trị y tế tương ứng.
   Mối tương quan nuôi dưỡng giữa năm cơ quan nội tạng là thể hiện nguyên lý tương sinh của thuyết ngũ hành. 
   Ví dụ, thận (thủy) lưu trữ những tinh chất. Gan (mộc) lưu trữ máu. Các tinh chất trong thận có thể nuôi dưỡng máu trong gan. Nói cách khác, những tinh chất của thận nuôi dưỡng gan. Đây là ví dụ mà thủy sinh mộc trong cơ thể người. Gan (gỗ) lưu trữ máu. Tim (hỏa) quản lý việc lưu thông máu. Máu trữ trong gan và sự điều chỉnh bình thường số lượng lưu thông của máu giúp động mạch của tim hoạt động bình thường. Nói cách khác, gan nuôi dưỡng tim. Đây là một ví dụ mộc sinh hỏa trong cơ thể người. Tim (hỏa) điều khiển việc lưu thông máu, và cũng [điều khiển] ý thức của người. Lá lách (thổ) điều khiển sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đó là nguồn gốc của năng lượng và máu. Lá lách cũng điều khiển máu.
  Hơi nóng của tim làm ấm lá lách. Nếu tim điều khiển việc lưu thông máu tốt thì máu có thể nuôi dưỡng lá lách, giúp lá lách tạo ra máu và kiểm soát máu được tốt.
   Nói cách khác, hỏa trong tim làm ấm thổ trong lá lách. Đây là ví dụ hỏa sinh thổ trong cơ thể người. Lá lách (thổ) vận chuyển các chất để tăng khí nhằm nuôi dưỡng phổi, và giúp khí duy trì sự kiểm soát phổi. 
  Nói cách khác, khí của lá lách nuôi dưỡng khí của phổi. Đây là ví dụ thổ sinh kim trong cơ thể người. 
  Phổi (kim) điều khiển khí và thải chất thải tra khỏi cơ thể người. 
   Thận (thủy) lưu trữ các chất và thu [hút] khí. Khí được tinh lọc của phổi sẽ giúp thu [hút] khí và lưu trữ các chất trong thận. Khi khí của phổi được tinh lọc và sạch sẽ, nó giúp thận kiểm soát nước. Nói cách khác, kim trong phổi sinh nước trong thận. Đây là ví dụ kim sinh thủy trong cơ thể người.
   Tương tự, quan hệ tương khắc trong ngũ hành cũng áp dụng cho ngũ tạng. Ví dụ sau đây là về kim khắc mộc trong cơ thể người, nếu phổi (kim) thanh lọc khí, sau đó bộ máy khí sẽ chạy thông suốt trong cơ thể người, kiềm chế gan (mộc) không cho hoạt động quá mức. Khi gan (mộc) hoạt động tốt, nó làm thông thoáng lá lách (thổ). Còn đây là ví dụ về mộc khắc thổ. hoạt động thông suốt của lá lách (thổ) sẽ kiềm chế thận (thủy) hoạt động quá mức. Đây là ví dụ về thổ khắc thủy. Chất dinh dưỡng của thận (thủy) ngăn không cho sức nóng trong tim (hỏa) trở nên quá lớn. Đây là ví dụ thủy khắc hỏa. Sức nóng của tim (hỏa) kiềm chế phổi (kim) hoạt động quá mức trong quá trình thanh lọc. Đây là ví dụ hỏa khắc kim.
   Các hiệu ứng bệnh lý
   Tương sinh và tương khắc trong ngũ hành cũng có thể được áp dụng để giải thích các hiệu ứng bệnh lý giữa ngũ tạng. 
   Ví dụ, bệnh gan có thể lây nhiễm sang lá lách. Đây là ví dụ thổ sinh mộc. Bệnh lá lách có thể ảnh hưởng đến gan. Đây là ví dụ mộc khắc thổ. Bệnh gan ảnh hưởng đến lá lách và ngược lại. Đây là ví dụ mà mộc yếu làm thổ suy yếu, và ngược lại, thổ yếu làm suy yếu mộc. Bệnh gan cũng có thể lây nhiễm sang tim. Đây là ví dụ bệnh tật của mẹ gây ảnh hưởng đến đứa trẻ. Ví dụ mộc khắc kim là khi bệnh của gan ảnh hưởng đến phổi. Nếu bệnh gan ảnh hưởng đến thận, thì đó là ví dụ khi bệnh của trẻ em nhiễm vào người mẹ. Các bệnh khác của các cơ quan nội tạng cũng theo các nguyên lý của thuyết ngũ hành. 
   Chúng ta có thể sử dụng nguyên lý tương sinh và tương khắc trong ngũ hành để giải thích các ảnh hưởng bệnh của một cơ quan này lên các cơ quan khác.
   Thuyết ngũ hành đối với các chẩn đoán lâm sàng và điều trị làm chỉ đạo trong Y học cổ truyền Trung Quốc.
   Ví dụ, chúng ta biết mộc khắc thổ, gan tương ứng với mộc, lá lách tương ứng với thổ. Như vậy gan khắc lá lách. Khi chúng ta chữa trị lá lách, nó có tác dụng (ảnh hưởng) chữa bệnh cho cả gan và lá lách. Vì vậy, việc điều trị lá lách minh họa nguyên lý "sinh thổ để khắc mộc" Hơn nữa, gan tương ứng với màu xanh lá cây, và chua. Nếu bệnh nhân có da màu xanh và có xu hướng với thức ăn chua, gần như có thể chắc chắn rằng bệnh nhân này đang có vấn đề về gan. 
   Có vô số ví dụ để minh họa cho thuyết ngũ hành. Người ta có áp dụng chúng một cách thành công trong Y học cổ truyền Trung Hoa. Nói chung, Y học cổ truyền Trung Hoa có liên quan chặt chẽ với thuyết ngũ hành khi chẩn đoán y tế và định ra phương pháp điều trị và thuốc men.
   Mối quan hệ tương sinh tương khắc giữa ngũ hành cũng có thể được áp dụng cho các ảnh hưởng bệnh lý về cảm xúc lên năm cơ quan nội tạng. 
   Theo Su Wen, sách Y học cổ truyền Trung Hoa, "Giận làm hại gan; buồn thì kiềm chế sự tức giận." "Mừng làm hại tim, trong khi lo sợ khắc chế được vui mừng." "Suy nghĩ quá nhiều làm hại lá lách, trong khi cơn giận ngăn chặn suy nghĩ." "Buồn làm hại phổi, trong khi vui mừng khắc chế được lo lắng." "Sợ hãi làm hại thận, trong khi suy tư ức chế nỗi sợ hãi." Nói cách khác, nguyên lý tương khắc giữa ngũ hành có thể được dùng để điều trị rối loạn tâm thần.
   Tương sinh:
   * Kim sinh thủy: Mạng Kim sẽ sinh mang lợi lộc cho mạng Thủy, kim loại bị đốt thì sẽ chảy thành nước.
   * Thủy sinh Mộc: Nước sẽ tưới cho cây cối xanh tươi, nước là nguồn sống cho cây cối.
   * Mộc sinh Hỏa: Gỗ sẽ là nguồn đốt tạo ra lửa.
   * Hỏa sinh Thổ: Khi hỏa đốt các vật khác sẽ tạo nên tro bụi làm cho đất đai màu mỡ trù phú.
   * Thổ sinh Kim: Đất thì sẽ tạo ra kim loại.

   Tương khắc
   * Kim khắc Mộc: Cây cối sẽ bị kim loại cắt gây nguy hại.
   * Mộc khắc Thổ: Đất đai sẽ bị cây cối mọc lên hút hết chất dinh dưỡng.
   * Thổ khắc Thủy: Nước sẽ bị đất đai ngăn dòng chảy.
   * Thủy khắc Hỏa: Lửa sẽ bị nước dập tắt.
   *Hỏa khắc Kim: Kim loại sẽ bị lửa đốt tan chảy.
Ngũ hành và các màu sắc tương ứng.



    Biểu đồ quan hệ giữa ngũ hành và các giác quan, nội tạng
- Xem tai biết thận
- Xem mũi biết phổi
- Xem môi biết lách
- Xem mạch biết tim
- Xem mắt biết gan.
   Quan hệ với các lĩnh vực khác

Ngũ hành
Mộc
Hỏa
Thổ
Kim
Thủy
Số Hà Đồ
3
2
5
4
1
Cửu Cung
3,4
9
5,8,2
7,6
1
Thời gian trong ngày
Rạng sáng
Giữa trưa
Chiều
Tối
Nửa đêm
Năng lượng
Nảy sinh
Mở rộng
Cân bằng
Thu nhỏ
Bảo tồn
Bốn phương
Đông
Nam
Trung tâm
Tây
Bắc
Bốn mùa
Xuân
Hạ
Chuyển mùa (mỗi 3 tháng)
Thu
Đông
Thời tiết
Gió (ấm)
Nóng
Ẩm
Mát (sương)
Lạnh
Màu sắc
Xanh Lục
Đỏ
Vàng
Trắng/Da Cam
Đen/Xanh lam
Thế đất
Dài
Nhọn
Vuông
Tròn
Ngoằn ngoèo
Trạng thái
Sinh
Trưởng
Hóa
  Tiểu vũ trụ
   Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Giống như vạn vật trong vũ trụ, ngũ tạng tương sinh và tương khắc với nhau, giữ môi trường bên trong cân bằng và ổn định. 
   Thuyết ngũ hành mô tả một cách đầy đủ tính biến động và sự phối hợp giữa ngũ tạng để duy trì mối quan hệ cân bằng. Sự mất cân đối của cơ chế này luôn luôn dẫn tới những triệu chứng bệnh lý. 
   Các nguyên lý tương thừa và tương vũ giữa ngũ hành cũng có thể được sử dụng cho các mục đích lâm sàng. Những nguyên lý này giải thích sự lây lan bệnh của một cơ quan, và dự đoán sự phát triển của nó. Chúng cũng cho phép chẩn đoán và đưa ra các điều trị tương ứng.
   Y học cổ truyền Trung Quốc không chỉ tin rằng cơ thể người là một thể thống nhất, hay một tiểu vũ trụ, mà còn tin rằng trong ngũ tạng, các cơ quan quan trọng, và 5 giác quan tương ứng với 5 hướng, 4 mùa, và 5 mùi vị của môi trường tự nhiên. 
   Thuyết này hợp nhất cơ thể người và thiên nhiên, và phản ánh tính biến động giữa cơ thể người và vũ trụ. Thuyết ngũ hành thể hiện niềm tin truyền thống của người Trung Quốc, rằng "con người là một phần của vũ trụ." Ví dụ, mùa xuân tương ứng với phía đông, nơi khí và gió chiếm ưu thế. Vì vậy, mùa xuân khí hậu ôn hòa, khí dương tăng trưởng nhẹ, và tất cả mọi thứ trên trái đất phát triển. Khí của gan trong cơ thể người tương ứng với mùa xuân. Do đó khí của gan thịnh vượng vào mùa xuân.
   Con người tương thích với các yếu tố tự nhiên khác, chẳng hạn như bốn mùa, ngũ khí, cũng như ngũ vị trong chế độ ăn uống; tất cả đều bắt nguồn từ các nguyên lý của ngũ hành.

25/06/2020

Bấm huyệt bàn chân

   1 bài viết ích lợi để mọi người tham khảo của tác giả Nguyễn Thanh nhân.
   Do bài viết dài lại dưới dạng pdf nên tôi để liên kết dưới đây cho những người quan tâm:
   Trân trọng.

20/06/2020

SỰ KÌ DIỆU CỦA BÀN TAY - 2


Sự kết nối kỳ diệu này phải kể đến huyệt Tam nhãn (nằm ở mặt phía trong và ở đốt thứ 3 của ngón áp út). Huyệt này là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, nếu bấm vào đây sẽ giúp "sửa sai" những điểm nhạy cảm đang gặp vấn đề trong đường ruột và dạ dày, điều hòa âm dương, chống lão hóa.
Theo kinh nghiệm của Đông y, người bị đau dạ dày, yếu bụng, lão hóa sớm các bộ phận cơ thể, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, chỉ cần bấm vào huyệt Tam nhãn. Điều này mới nghe thật khó tin nhưng nhiều người sau một thời gian kiên trì bấm huyệt đã đem lại hiệu quả bất ngờ mà không cần dùng thuốc.
Sức khoẻ tốt lên nhanh bất ngờ khi ấn vào điểm đơn giản này trên bàn tay mỗi ngày - Ảnh 1.
Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, trong lòng bàn tay (xem hình minh họa).

Theo sách "Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học" ( 董氏奇穴針灸學) ghi chép lại, bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông thuận lợi.
Khi dương khí hư yếu, đặc biệt là khí huyết vùng dạ dày tắc nghẽn sẽ gây ra chứng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng các bộ phận khác trên cơ thể.
Đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày nếu uống thuốc sẽ có tác dụng giảm đau ngay tức thì. Tuy nhiên, càng uống thuốc bạn sẽ lại càng thấy khó chịu. Bệnh đỡ một thời gian rồi đau trở lại, đơn giản vì "chướng ngại vật" trong đường ruột vẫn tồn tại. Lúc này, theo kinh nghiệm của Đông y xưa, hãy bấm huyệt Tam nhãn.
Sức khoẻ tốt lên nhanh bất ngờ khi ấn vào điểm đơn giản này trên bàn tay mỗi ngày - Ảnh 2.
Huyệt Tam nhãn có nhiều công dụng đối với các bệnh tiêu hoá, đau bụng kinh giúp khí huyết lưu thông và trẻ hoá làn da.

Cách xác định huyệt Tam nhãn
Huyệt Tam nhãn nằm trên hai ngón áp út (ngón đeo nhẫn) của chúng ta, song việc xác định đúng huyệt lại rất cần thiết, không thể áng chừng một cách mơ hồ. Việc tìm chuẩn xác huyệt Tam nhãn sẽ giúp cho việc day bấm huyệt hiệu quả nhất.
photo-1
Cách xác định huyệt Tam nhãn. Ảnh minh hoạ

Đầu tiên, bạn duỗi tay trái ra, hướng lòng bàn tay về chính mình, trên đốt đầu tiên tính từ gần lòng bàn tay của ngón đeo nhẫn vẽ lấy 3 đường hướng dọc chia nếp gấp vân ngang thành 4 phần, sau đó hướng ngang vẽ 2 đường chia đốt ngón tay thành 3 phần, như vậy hình thành 6 giao điểm bên trong. Đó chính là huyệt Tam nhãn. 
Cách bấm huyệt
Để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, chuyên gia Đông y khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít vào hết cỡ và thở ra tận cùng.
Đối với người cao tuổi, do cơ thể ít nhiều đã bị lão hóa, các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài tập bấm huyệt này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.


19/06/2020

SỰ KÌ DIỆU CỦA BÀN TAY

Theo Phan Vu Binh




Bàn tay của chúng ta có thể chữa được những bệnh sau:
Thứ nhất là nếu một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn thấy cảm giác vùng cổ của mình bị cứng, có thể kèm theo đau vùng chẩm gáy, lúc này hãy bấm huyệt Lạc Chẩm. Huyệt Lạc Chẩm (H1), vị trí nằm ở mu bàn tay, giữa đốt xương bàn tay ngón 2 và 3, sau khớp nối bàn và ngón tay khoảng 0,5 thốn. Tên như ý nghĩa, chẩm có nghĩa là chẩm gáy, cho nên lúc này, hãy bấm mạnh vào huyệt này thì tình trạng bệnh sẽ đỡ. Ngoài ra kết hợp vuốt ngón tay nhẫn (thuộc đường kinh Tam Tiêu) và bấm Tam Dương Lạc, thì mình đảm bảo hiệu quả cực nhanh.
Thứ hai là nếu bạn bị đau nửa đầu (migraine) và buồn nôn, lúc này hãy vuốt mạnh 2 bên của ngón tay giữa sẽ đỡ hiện tượng nhức đầu buồn nôn.
Tiếp tụp, mỗi ngày sáng thức dậy, hãy thường xuyên vê mạnh 10 đầu ngón tay của mình, thực sự mà nói phương pháp này chữa được rất rất nhiều bệnh, điều kiện là bạn áp dụng mỗi ngày. Mình có 1 trường hợp bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, cũng hướng dẫn cho bệnh nhân dùng phương pháp tự tập luyện để khai thông sự bế tắc 1 vài vị trí trên cơ thể của bệnh nhân, và 1 trong những bài tập mình dặn đi dặn lại làm mỗi ngày là vê 10 đầu ngón tay và ngón chân. Kết quả bệnh nhân phản hồi rất tốt, thể trạng cải thiện rõ rệt lên trông thấy và đến nay gần 2 năm, bệnh nhân vẫn kiên trì tập phương pháp mình hướng dẫn mỗi ngày.
Thứ tư, dân đông y ai cũng nằm lòng câu “Đầu hạng tầm liệt khuyết, Diện khẩu hợp cốc thâu”. Vâng, mình đang nói đến 1 huyệt rất quan trọng, được mệnh danh là tủ thuốc của cơ thể-huyệt Hợp cốc (H2). Theo như câu nói ở trên thì lúc nào bị đau răng miệng hay vùng mặt thì hãy bấm huyệt Hợp Cốc. Nhưng thực tế huyệt này nằm ở phần đầu của kinh Dương Minh đại trường, nên phạm vi ứng dụng huyệt này rất rộng, vừa có thể giảm đau, cân bằng tỳ vị, cải thiện chức năng tiêu hóa (viêm dạ dày, trường bụng), tăng miễn dịch, làm đẹp dưỡng nhan.
Thứ năm, nếu đau vai không dơ tay lên được, hãy bấm huyệt Ngư Tế (H3) và Hợp Cốc, bấm ngày 3 lần, mỗi lần 1 phút thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy cái vai của mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều.
Thứ sáu, người già răng yếu, nướu yếu, hay đau răng hoặc những người nào đánh răng hay bị chảy máu thì hãy vuốt và nhéo 8 kẽ ngón tay mỗi ngày để cải thiện tình trạng trên, nhất là tình trạng chảy máu chân răng, hiệu quả rất nhanh.
Thứ bảy, nói về các khe bàn tay. Nếu bạn gặp tình trạng bị 1 số vấn đề về tim mạch, hay là bị hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim không đều thì hãy vuốt mạnh khe 2 ngón tay út và áp út (H4) ngay vùng huyệt Thiếu Phủ, vuốt từ trong bàn tay ra khe ngón tay để chữa. Tiếp tục, vuốt khe bàn tay ngón 3 (ngón giữa) và 4 (ngón nhẫn) để chữa đau vai gáy, điều chỉnh các bệnh lý hô hấp. Và hãy vuốt khe bàn tay ngón 1 và 2 để chữa các bệnh về gan và dạ dày.
Thứ tám, bạn bị ra mồ hôi tay chân, hãy chà mặt trong giữa khe 2 ngón tay trỏ và ngón giữa (H5) là sẽ đỡ, có 1 vài trường hợp thì hết bệnh.
Thứ chín, bạn bị viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa hay thời tiết thì hãy vuốt ngón tay giữa mỗi ngày, ngày 3 lần thì dần dần bệnh sẽ đỡ và hết. Còn nếu như sáng mai ngủ dậy thường xuyên có hiện tượng chảy nước mũi thì hãy vuốt dọc phần từ cổ tay tới ngón tay cái (H6) mỗi ngày nhé, mũi khô ngay. Nhắc đến ngón tay giữa thì thực sự mình thấy điều trị được rất nhiều cái hay ho nữa, ví dụ như đau lưng cũng có thể biểu hiện lên đốt thứ 3 ngón tay giữa, lúc này vuốt ở đây sẽ đỡ đau lưng. Hay như mỗi chứng nấc cụt, cứ vuốt ngón tay giữa kiểu gì cũng hết.
Tạm thế đã, lưu ý các huyệt trên ngày làm 3 lần, mỗi lần 1-2 phút cho mỗi huyệt. Ứng dụng của bàn tay trong chữa bệnh thì nhiều nhưng trong 1 bài viết khó mà nói hết được. Nếu bạn hiểu được nguyên lý thì lúc này bất cứ bộ phận nào trên bàn tay đều chữa được bệnh hết. Ai muốn hiểu được nguyên lý, hãy đọc bài viết về Vạn Vật Đồng Nhất Thể trước đây của mình.
Và hãy ghi nhớ, một vật dù vô dụng nhưng nếu đặt nó vào đúng thời gian và vị trí nhất định thì nó sẽ thành hữu dụng, giống như kẻ tiểu nhân, nếu ở vào thời điểm và môi trường thích hợp, thì dù là tiểu nhân cũng phát huy được tác dụng to lớn. Đó là nguyên lý đắc thời, đắc vị trong kinh dịch. Với huyệt cũng vậy, một huyệt rất tầm thường, nhưng ở vào 1 thời điểm nào đấy nó lại phát huy tác dụng chữa bệnh một cách phi thường. Quan trọng bạn có thể tìm ra được thời điểm đó hay không mà thôi. Lúc bạn hiểu được nguyên tắc này, bạn sẽ không còn lệ thuộc tác dụng của huyệt theo sách vở nữa mà sẽ thấy hẳn một bầu trời kiến thức vô tận đang chờ mình khai thác.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với mọi người, chúc mọi người ngày mới An Lạc.


18/06/2020

Lời chúc Thọ Hay



- Tùng Hạc duyên niên, phúc thọ an khang.


- Nhật Nguyệt đồng huy, Xuân thu bất lão.

- Nhật Nguyệt hưng thinh, Tùng Hạc trường xuân.

- Sự Sự thuận tâm, Thiên luân vĩnh hưởng.

- Cát tường như ý, hậu phúc vô cương.


26/05/2020

Yoga trị liệu kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục


3 động tác yoga (Asana) có thể làm giảm hoặc chữa đau lưng mà bạn nên tập luyện thường xuyên
(1) Động tác Mèo/Bò - Cat & Cow Pose
Bạn có thể thực hiện trên thảm, trên sàn hay trên giường tư thế này. Chú ý hít thở sâu và đều. Hít vào khi ngẩng đầu lên cao và thở ra hết khi cúi đầu xuống.
Thực hiện lặp lại động tác nhiều lần trong khả năng của bạn. Ít nhất 10 lần, tăng dần lên đến 30 lần hoặc hơn.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 3.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 4.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 5.
(2) Động tác Cây cầu - Bridge pose
Thực hiện động tác này bằng cách gập đầu gối và nhấc hông lên cao, giữ sao cho cơ thể thẳng, đầu gối vuông góc với cẳng chân.
Giữ yên tư thế trong khả năng của bạn, khoảng từ 3-10 giây.
Lặp lại động tác nhiều lần. Có thể thực hiện nhiều đợt trong ngày.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 6.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 7.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 8.
(3) Động tác Gió Hồi sinh - Wind Reliving pose
Động tác này giống như một sự thư giãn. Bạn chỉ cần ôm chân lên ngực, sát vào bụng, rồi duỗi chân ra và đổi bên.
Thực hiện nhiều lần trong khả năng của mình.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 9.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 10.
Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục - Ảnh 11.
Kết quả của việc tập luyện này sẽ đến ngay sau mỗi bài tập mà bạn thực hiện. Tình trạng lưng của bạn sẽ có xu hướng giảm đau dần dần. Bạn cần kiên trì tập luyện với cách nhẹ nhàng, tăng dần đều.
Nếu có bất kỳ sự bất thường nào sau khi tập, bạn cần lắng nghe cơ thể, theo dõi tiến triển và xin tư vấn từ chuyên gia.

04/05/2020

Cách tính chi phí xây nhà giúp tiết kiệm tối đa cho một căn nhà

huong dan cach tinh chi phi xay nha giup tiet kiem toi da cho mot can nha nhu y - 5
Chi phí xây nhà gồm những khoản nào, dự trù bao nhiêu chắc hẳn là vấn đề nan giải đối với những ai đang có ý định xây nhà. Nắm được cách tính chi phí xây nhà là bạn đã hoàn thành được 50% quá trình hoàn thiện ngôi nhà trong mơ của mình.
Chỉ với 3 bước chính bạn đã có thể tự mình dự trù kinh phí một cách gần như chính xác cho ngôi nhà mơ ước của mình.
1. Những điều cần lưu ý khi tính chi phí xây nhà:
Nhiều người thường rất lo lắng về cách tính tiền xây nhà trước khi thi công. Vì sao ư? Bởi điều này không những đảm bảo rằng bạn sẽ có căn nhà như ý mà còn tránh hiện tượng chi trội không cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết là chi phí xây nhà có thể chênh lệch tuỳ thuộc vào nhà thầu, vị trí địa lý và giá lao động tại địa phương. Đôi khi, hiện tượng khan hiếm nguyên vật liệu cũng có thể đẩy giá thành lên rất cao, đặc biệt là khi nhà bạn sử dụng gỗ cây. 
huong dan cach tinh chi phi xay nha giup tiet kiem toi da cho mot can nha nhu y - 1
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bị “hù doạ” mà lo lắng về bài toán có vẻ hóc búa này. Hãy làm mọi thứ từng bước chậm rãi và chắc chắn và mọi chuyện đâu sẽ vào đấy. Dựa trên hồ sơ thi công, bạn có thể lên kế hoạch thi công hoàn chỉnh, việc còn lại là nằm ở nhà thầu lên dự toán chi tiết công trình. Nếu đồng ý, bạn có thể tiến hành thi công với hạn chế rủi ro.
2. Cách tính chi phí xây nhà:
Với các bước này, bạn có thể áp dụng cho hầu hết các kiểu nhà và cách tính chi phí xây nhà cấp 4 hay các kiểu nhà khác cũng gần tương tự.
2.1 Cách tính diện tích:
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tính giá thành xây nhà chính là diện tích thi công. Bạn muốn xây bao nhiêu tầng lầu thì giá cả sẽ tăng lên bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn xây thêm các khu vực phụ như sân thượng hay hiên nhà thì chắc chắc mức chi phí bỏ ra sẽ phải khác.
Để tiện tham khảo, chúng tôi xin trình bày với bạn một trong những cách tính diện tích phổ biến nhất hiện nay như sau:
* Tầng trệt: 100% 
* Tầng lầu: 100%/ lầu (bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu) 
* Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% cho mái bằng và mái ngói là 70% 
* Sân: 50%
huong dan cach tinh chi phi xay nha giup tiet kiem toi da cho mot can nha nhu y - 3
2.2 Cách tính chi phí xây nhà dựa trên mét vuông:
Sau đó, chi phí xây nhà sẽ được dựa trên mét vuông để tính toán. Phương pháp này đang rất được ưa chuộng vì nó khá đơn giản mà lại nhanh chóng. Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng sẵn sàng đăng lên website của mình giá cả thi công để khách hàng tiện tham khảo trước khi liên hệ. Lưu ý là bạn phải tính phần diện tích của tất cả phòng ốc trong nhà, bao gồm các tầng lầu (nếu có) và thậm chí là mái hiên, sân thượng theo phần trăm diện tích đã nêu ở trên.
Nhìn chung, giá xây phần thô áp dụng cho nhà phố và biệt thự tại thành phố lớn hiện nay dao động vào khoảng 2.800.000 – 3.200.000 VNĐ/ mét vuông xây dựng. Trong khi đó, giá xây nhà trọn gói có thể từ 4.300.000 – 7.000.000 VNĐ/ mét vuông tuỳ theo qui mô công trình và chủng loại vật tư yêu cầu.
2.3 Chi phí làm móng nhà:
Hẳn ai cũng đều biết rằng phần móng là một bộ phận tối quan trọng của căn nhà vì nó chịu toàn bộ tải trọng của kiến trúc bên trên. Do đó, việc tính toán chi phí cũng sẽ phức tạp hơn. Nếu phần móng của bạn làm đơn giản như móng băng một thì công thức tính có thể được tham khảo như sau: 

- Móng đơn: đã bao gồm trong đơn giá xây dựng.
- Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
- Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000 đ]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].
- Móng cọc (khoan nhồi): [450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô].
Tuy nhiên, đối với móng cọc thì ta còn phải chịu ảnh hưởng của số lượng và chiều dài cọc, chưa kể đến chi phí cho nhân công ép cọc nếu bạn sử dụng móng cọc ép tải. Mong rằng cách tính chi phí xây nhà đơn giản và dễ hiểu được giới thiệu trên đây sẽ làm giảm bớt nỗi lo lắng về chi phí xây nhà của bạn và giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc xây dựng ngôi nhà của chính mình.

03/05/2020

TRAI TÂY NHẬN DIỆN GÁI HÀ NỘI...XỊN !

   Một chàng trai người Pháp nghiên cứu văn hóa Việt, nhìn mấy cô sinh viên tập quân sự về rửa chân bên máy nước, anh chỉ một cô gái da màu bánh mật nhỏ nhắn bảo: “Cô gái ấy là dân Hà Nội xịn đấy, còn các cô kia là dân ngoại tỉnh hết…”. Rồi anh gọi to: “Cô gái Hà Nội ơi!”. Cô gái hơi giật mình, quay lại, ngơ ngác. Anh cười đắc thắng: “Thấy chưa. Mình đoán sai bao giờ, không tin ra hỏi mà xem…”.
   Anh bảo: “Con gái Hà Nội xịn (là Hà Nội gốc đấy) đặc biệt lắm. Nhìn mà xem, cô ấy rất ý tứ, không chen lấn tranh giành máy nước như mấy cô kia, mà cô ấy kéo cái ống quần lên cũng rất ý tứ, không kéo cao như mấy cô kia, cũng không cười nghiêng ngả, hô hố, như mấy cô kia…”.
   Chàng trai Pháp ấy khoe, anh có cô bạn gái người Hà Nội xịn rất quyến rũ. Cô ấy lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã. Dáng đi của cô cũng rất duyên, nhẹ nhàng cứ như lướt, dù cô đi giầy hay đi dép cũng không cành cạch, chát chúa. Anh thích nhất tiếng nói của cô, cứ ngọt lịm, dịu dàng, rõ ràng, chuẩn xác khác hẳn các cô gái khác…
   Anh bảo: “Ở trên đất Hà Nội nhưng nhìn những cô gái model, phấn son lòe loẹt, quần áo diêm dúa, sặc sỡ thì đừng tưởng đó là con gái Hà Nội xịn. Mình chắc chắn, đó là các cô nguồn gốc tỉnh lẻ, chứ con gái Hà Nội xịn ăn mặc rất trang nhã, lịch sự bởi họ có khiếu thẩm mỹ bẩm sinh, được cha mẹ truyền con nối…”
   Anh phân tích: Con gái Hà Nội đi đâu cũng chẳng lẫn. Không phải vì mầu da trắng như trứng gà bóc hay dáng người thanh mảnh, mà vì cốt cách thanh tao, lịch lãm của một cô con gái gia đình nền nếp, được giáo dục từ gốc. Con gái Hà Nội thanh lịch từ cách ăn uống. Cho dù đói đến mấy cũng ăn từ tốn, chậm rãi từng miếng nhỏ, khi nhai không phát ra tiếng kêu chóp chép. Cho dù khát đến mấy cũng uống từng ngụm nhỏ chứ không ngửa cổ tu ừng ực… Con gái Hà Nội cáu giận cũng biết nói lời chua cay nhưng không tục tằn thô lỗ, không đay đả, lắm điều, không văng tục, chửi thề… Con gái Hà Nội nói lời dịu dàng mà không đong đưa giả dối. Con gái Hà Nội điệu đà, thích làm đẹp làm duyên nhưng không quá lố, không hở hang khêu gợi, không sặc sỡ lòe loẹt.
   Cái duyên ngầm của người con gái Hà Nội nhìn càng đắm ngắm càng say, chính là những bộ trang phục nền nã may rất khéo, rất hợp với thân hình, dáng vóc họ chứ không phải ở những bộ đồ model hở trước hở sau. Thế nên anh chàng người Pháp kia nể con gái Hà Nội lắm, vì ở môi trường nào họ cũng mang tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Họ mạnh dạn, tự tin.
   Dù Hà Nội nghìn năm muôn vàn thay đổi thì con gái Hà Nội vẫn tiếp thu được nếp sống của mẹ, mềm mỏng, ý nhị, tươi tắn, lịch sự… Con gái Hà Nội không chém to kho mặn, mà rất cầu kỳ từ cách chọn mớ rau miếng thịt cho đến cách nhặt rau thái thịt, cách nấu nước, cách bầy biện… Bữa cơm của người Hà Nội không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, sạch sẽ.
   Con gái Hà Nội chẳng lẫn vào đâu được bởi giọng nói chuẩn xác, ngọt ngào, rất thanh và cũng rất dịu của đất kinh kỳ.
   Chàng trai người Pháp ấy rất tự hào vì cô bạn gái người Hà Nội xịn của mình. Nhưng ở Việt Nam này, không chỉ con gái Hà Nội xịn mới đẹp, mới duyên mà tất cả những cô gái được giáo dục nề nếp đều duyên, đều đẹp. Nhiều phụ nữ nông thôn Nam bộ có chồng, có con lớn nhưng vẫn khoanh tay chào bề trên, ra đường hoặc về nhà vẫn khoanh tay xin phép người lớn, mở lời vẫn một điều thưa gửi, họ cũng rất giỏi nữ công gia chánh. Nhiều người văn hóa không cao nhưng biết hiếu nghĩa, thủy chung. Bởi đó là nếp nhà, là gia phong của người Việt mà họ được dậy dỗ, rèn giũa từ nhỏ.
   Nhiều gia đình Việt kiều, tuy sống trên đất nước tự do, hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn giữ được nếp nhà, giữ được lễ giáo của một gia đình gốc Việt. Con cái sinh ra trên đất khách nhưng họ vẫn dạy con tiếng Việt, về nhà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. bố mẹ kể cho con cái nghe những câu chuyện về gia đình, nếp sống Việt Nam, kể cho con nghe về họ hàng để con cái không quên cội nguồn. Mẹ nấu những món ăn của người Việt để con không xa lạ với quê hương. Dạy con phong tục của người Việt cưới xin, cúng giỗ để để con mãi mãi vẫn là người Việt, đẹp người đẹp nết…
Nguồn: Hạnh phúc gia đình