Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tía tô
- Năng lượng: 25 kcal
- Tinh bột: 3,5g
- Canxi: 170mg
- Sắt: 3,2mg
- Nước: 89g
- Chất xơ: 3,6g
- Photpho: 18,3mg
- Vitamin C: 13mg
- Và một vài dưỡng chất cần thiết khác
Công dụng chữa bệnh từ tía tô
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy,
lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa
bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu
nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất từ tía tô được phát
hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống
dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể
chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ
hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Thậm chí cành cây còn có tác
dụng an thai.
1. Tăng cường hệ miễn
dịch của cơ thể
Hàm lượng Vitamin C cao trong
tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của
cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh
nguy hai khác.
2. Giảm tình trạng đau
bụng
Lá tía tô có chứa một lượng chất
flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Đặc
biệt, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng
bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.
3. Hỗ trợ ngăn ngừa ung
thư
Lá tía tô có chứa rất nhiều chất
chống oxy mạnh như vitamin C, Omega 3,.. Những chất này sẽ giúp tiêu diệt các
tế bào ung thư và các gốc tự do nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ
mắc bệnh ung thư hiệu quả.
4. Ngăn ngừa các bệnh về
dạ dày
Tác dụng của lá tía tô này được đánh giá rất cao và được nhiều
người sử dụng để phòng chống các bệnh về dạ dày. Lá tía tô bao gồm flavonoid,
axit caffeic, axit rosmarinic có thể ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, điều
tiết dịch vị, trung hòa axit trong dạ dày tốt hơn. Bạn có thể kết hợp tía tô
với các thực phẩm khác để nâng cao khả năng hồi phục của dạ dày.
5. Lá tía tô trị nám da
Nám da là tình trạng da bị đổi
màu, kèm theo tàn nhang do sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố môi trường tác động
đến cơ thể gây ra. Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể lượng
vitamin A và C dồi dào, kèm theo các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt,
photpho sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nám da, giúp da khỏe mạnh như ban đầu,
ổn định nội tiết tố của cơ thể.
6. Giúp hạ sốt, giảm cảm
cúm hiệu quả
Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù
hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm.
Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục
của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.
7. Điều trị hen suyễn,
ho, khó thở
Các bệnh về hô hấp như hen
suyễn, ho, khó thở đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải.
Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic
và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị
ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị
hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.
8. Hỗ trợ chữa bệnh gút
Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn
hằng ngày là được.
9. Ngăn ngừa bệnh tim
Việc sử dụng dầu ăn được chiết
xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm
này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết
khối.
10. Thư giãn tinh thần
Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung
tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit
caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán
tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một
cách rõ rệt.
Tác hại của lá tía tô nếu lạm dụng sai cách
Mặc dù mang lại nhiều giá trị
dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu bạn lạm
dụng sai cách loại thảo mộc này sẽ khiến cho cơ thể có thể gặp phải một số tác
dụng phụ không mong muốn.
- Bà bầu sử dụng lá tía tô với
các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên
sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng
nguy cơ sảy thai và sinh non.
- Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu
sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá
trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn.
- Lá tía tô không nên sử dụng
với những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền. Bởi nó
có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Uống quá nhiều nước ép từ tía
tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng cho bạn.