16/01/2021

Nội các Trần Trọng Kim

   Mình thích lịch s và văn hiến Việt Nam nên đã đọc nhiều sách và tài liệu v chủ đ này, trong đó có cuốn “Việt Nam sợc” của ông Trần Trọng Kim. Tìm hiểu v ông qua báo Nhân dân, Viện bảo tàng Lịch s Việt Nam và Wikipedia… nên mạo muội gửi tới các bạn 1 giai đoạn ngắn của lịch s Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

   Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam.   

   Một chính phủ được thành lập trong bối cảnh lịch sử như chính phủ Trần Trọng Kim, thông thường dễ bị coi là thân Nhật, là tay sai Nhật. Và thực tế đã bị coi như vậy. Giáo sư Đinh Xuân Lâm có viết: "Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh… Họ đều là giáo sư, luật gia, nhà báo, chưa hề dính líu với bộ máy quan trường, trước đó lại có nhiều hoạt động thể hiện có tư tưởng yêu nước, có tinh thần dân tộc, nên được nhiều người ngưỡng mộ…".

   Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.

Theo tác giả Lê Mạnh Hùng, với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chính đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà Chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc giành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Tuy nhiên, trong tình huống Đông Dương vào năm cuối của Thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Chương trình chính phủ theo lời nói của ông Hoàng Xuân Hãn là làm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi Thế chiến thứ hai chấm dứt.

Trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất Nam kỳ vào đất nước Việt Nam; và thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Hành chính được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lĩnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty của người Trung Hoa.

Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.

Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Vũ Trọng Khánh, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.

Thứ tự

Chức vụ

Tên

Nghề nghiệp

Chức vụ sau cùng

1

Nội các Tổng trưởng

Trần Trọng Kim

Giáo sư sử học

2

Phó Nội các Tổng trưởng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao

Trần Văn Chương

Luật sư

Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ.

3

Bộ trưởng Nội vụ

Trần Đình Nam

Bác sĩ

Niên trưởng Giám sát Viện Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam

4

Bộ trưởng Tư pháp

Trịnh Đình Thảo

Luật sư

Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

5

Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ

Hoàng Xuân Hãn

Thạc sĩ Toán

6

Bộ trưởng Tài chính

Vũ Văn Hiền

Luật sư

7

Bộ trưởng Thanh niên

Phan Anh

Luật sư

Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Phó chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8

Bộ trưởng Công chính

Lưu Văn Lang

Kỹ sư

9

Bộ trưởng Y tế và Cứu tế

Vũ Ngọc Anh

Bác sĩ

tử thương vì máy bay Đồng Minh oanh tạc 23 tháng 7/945

10

Bộ trưởng Kinh tế

Hồ Tá Khanh

Bác sĩ

11

Bộ trưởng Tiếp tế

Nguyễn Hữu Thí

Cựu y sĩ

*

Khâm sai Bắc Bộ

Phan Kế Toại

Tổng đốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*

Khâm sai Nam bộ

Nguyễn Văn Sâm


*

Đốc lý Hà Nội

Trần Văn Lai

Bác sĩ

Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính TP Hà Nội

*

Tổng đốc Nghệ An

Đặng Văn Hướng

phó bảng

Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*

Đốc lý Hải Phòng

Vũ Trọng Khánh

Luật sư

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

*

Đô trưởng Sài Gòn

Kha Vạng Cân

Kỹ sư

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam

Đây là tên nước 'ước mơ' của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.

Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.

Được Nhật Bản trao trả 'độc lập', vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.

Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.

Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.

Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.

Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.

2. Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục

Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.

Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.

Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.

Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.

3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ

Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.

Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.

Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).

Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.

Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.

Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.

Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.

Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận - cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ - mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.

4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập

Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận - bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật - Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp.

Sau khi trao quyền lại cho chính phủ Cách mạng Việt Minh, cựu hoàng Bảo Đại khi đó ngoài 30 tuổi, giữ chức Cố vấn tối cao một thời gian với cái tên công dân Vĩnh Thụy

Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.

Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.

Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.

Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.

Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, cựu hoàng Bảo Đại đã viết:

"Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.

Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân."

Đặc biệt, theo lời cựu hoàng, "Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả."

Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.

Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.

5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng

Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.

Nội các này đã tan rã trong làn sóng cách mạng nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.

Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.

Được biết cựu hoàng Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.

Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam rút lui để cũng khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang Cách mạng và cộng hòa

Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.

Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.

 

Kiến trúc đình làng Bắc Bộ

Tạp chí Kiến trúc số 11-2017

Giản dị và trang nhã, mộc mạc song không kém phần tinh tế, đình làng được ấp ủ dưới những bóng cây, không phô trương, trấn áp mà bình dị, lạc quan… Kiến trúc, mỹ thuật đình làng mang các yếu tố thuần Việt riêng biệt, thể hiện sự trở về, tiếp nối truyền thống văn hóa Đông Sơn, là biểu tượng sống động, chân thực, thành quả nghệ thuật kết tinh hàng ngàn năm của người Việt.

Đình Chu Quyến

Tư duy văn hóa thần linh ở gần cõi người, truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời gắn chặt với đất, với trời nên người Việt ngay từ khi hình thành ý tưởng xây dựng đã luôn có một ý thức sâu sắc về sự hòa hợp với thiên nhiên. Trong môi trường khí hậu có sự thay đổi lớn và thất thường (bão lụt, hạn hán, nắng nóng, lạnh giá…) thì sự cân bằng, ổn định là yếu tố được đề cao. Các loại hình kiến trúc dân gian truyền thống của người Việt đều có xu hướng phát triển theo chiều ngang, bám chặt xuống đất để tạo thế cân bằng và ổn định. Kiến trúc đình làng cũng vậy, nó là thành quả tuyệt vời, thể hiện cách ứng xử khéo léo của cha ông ta đối với môi trường sống, vừa chế ngự, hạn chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa linh hoạt khôn khéo tận dụng những điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển.

Tầm thước và giản dị, kích thước đình làng thể hiện tỉ lệ tương quan hợp lý với cảnh quan thiên nhiên, giữa các bộ phận của từng cấu kiện, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Kỹ thuật lợp ngói hai lớp làm cho mái đình dầy và nặng, có thể chống được các cơn gió giật, đồng thời có tác dụng điều hòa nhiệt độ bên trong. Mái đình sà xuống thấp để tránh mưa hắt, chung quanh không cần tường bao che, thông thoáng tứ bề. Về sau, mái đình cao lên và nhẹ đi thì phần phía trước thường có cánh cửa theo kiểu “thượng song hạ bản”, rất thoáng mát. Mô thức nhà sàn và các đầu đao uốn cong là yếu tố đặc sắc có tính bản địa của kiến trúc đình làng ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó giúp ta phân biệt với các kiến trúc khác ở Việt Nam và khu vực.

Người Việt tư duy thực tế, đình làng được hình thành như một thiết chế tổng hợp, đa chức năng, vừa có sự linh thiêng của tín ngưỡng, vừa có uy lực thế tục của chính thể quân chủ, đồng thời lại hòa đồng gần gũi với đời sống dân dã. Ngôi đình đặt ở đâu, thì tạo ra trung tâm làng ở đó. Vị trí dựng đình được chọn lựa rất kỹ theo thuyết phong thủy vì người ta cho rằng nó liên quan đến sinh mệnh cả làng. Đình to lớn, bề thế, nhưng không gây cảm giác trấn áp, kiến trúc không nặng nề, rườm rà nhưng vẫn có vẻ oai nghiêm nhất định.

Đình Bảng

Mái là yếu tố đặc sắc nhất của đình. Khi xây dựng, những người thợ đã làm cho 4 góc mái đình kéo cong về 4 phía tạo thành các đầu đao duyên dáng làm cho kiến trúc trở nên nhẹ đi, như bay bổng trong không gian. Nghệ thuật lợp mái và lát sàn theo chiều ngang hòa nhập vào cảnh quan, các thành phần của kiến trúc được thực hiện một cách tinh xảo. Những cột, kèo và những chi tiết cấu thành khác luôn luôn được khéo léo phô ra trong sự đơn giản tự nhiên của nó. Những đường mái thẳng hơi võng xuống, những bình đồ không cân đối giao hòa bằng nhịp điệu tinh tế theo độ cao thấp tự nhiên của mặt đất. Dưới bộ mái trùm rộng ra, ngôi đình thể hiện sức khái quát lớn, khiến ta liên tưởng về một sự che chở, ôm ấp, vỗ về…


Đình Đồng Ngạc

Hình thái không gian đình không cố định, thích ứng với địa thế, địa cảnh cụ thể. Mái đình che gần hết không gian bên trong, ở đây không có tín hiệu thị giác nào điều khiển tâm thức theo một nghi lễ định sẵn trừ khi làng có việc. Cơ chế tồn tại của làng phản ánh rõ ở không gian của đình. Nó nặng tính thích ứng hơn chinh phục, linh hoạt do luôn có “độ lơi” trong cấu trúc, dễ dung hợp bởi đa năng, tự điều chỉnh hơn phải can thiệp là những giá trị của văn hóa ở mà người làng tạo ra cho không gian đình.

Trong tinh thần ấy, đình làng không phải là vật để ngắm nhìn mà là thực thể để thực hành. Bản thân nó là một không gian văn hóa đa tầng, nhiều ngữ nghĩa. Không gian đình là không gian “đời” của làng. “Ở đó có nước mắt và lọn tóc của ả làng bị bắt vạ, có niềm thâm nghiêm và hư hãnh khi rước sắc phong, có vết lằn của chiếu chèo, chiếu cỗ trên mặt đất nện hay sân gạch. Tiếng to, tiếng nhỏ khi ăn chia, giọng lễ, giọng vặt khi đón bạn hát ngày xuân, đến đình người ta sống thật, cởi mở và chân tình với nhau hơn…” – KTS Nguyễn Luận.



Đình Hương Lộc

“Nhà kiến trúc trước hết là một người thợ mộc” (M.Gonse). Những người thợ của làng quê Việt Nam đã nâng tình yêu đối với thiên nhiên cây cỏ lên tới đỉnh cao bằng việc đẽo gọt, vuốt ve từng thớ gỗ trên cấu kiện của đình. Cái đẹp của gỗ còn quý hơn cái vĩnh cửu của công trình làm nên. Từ tầm thước quy định của cây gỗ, người thợ áp vào đó một kích cỡ vừa phải, tương ứng với đầu óc chừng mực của họ. Từ bàn tay mềm mại, tạo tác nhanh chóng của họ, từng chất liệu, kết cấu được hiện ra, thời gian phủ lên lớp rêu phong khiến đình hiện lên một cách tự nhiên, chân thật và tôn quý.

Mái đình cong hình thuyền, sống nhà cong, cấu trúc sàn còn lưu lại theo truyền thống văn hóa Đông Sơn, kỹ thuật ghép mộng, phân lực lên các chân cột làm cho kiến trúc linh hoạt, động và biến hóa. Trong khuôn khổ có hạn của các khuôn gỗ, các chi tiết vẫn hiện lên duyên dáng, đầy ấn tượng với cái nhìn từ hai góc. Kiến trúc đình mở, thông thoáng, thoải mái, dân tự góp, tự làm khuyến khích tùy hứng sáng tạo, các thủ pháp điêu khắc đa dạng, không phân biệt đẳng cấp, mang hơi thở của tinh thần dân chủ, khoan dung từ rất sớm (thờ nhiều thần, hỗn dung tôn giáo, không có cực quyền, cuồng tín…).

Mỹ thuật đình làng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo mà trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, chưa từng có một di sản văn hóa nào. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đình làng có giá trị nghệ thuật độc đáo, không có sự lặp lại ở các nền mỹ thuật khác. Nó là tác phẩm của những nghệ nhân dân gian. Nghệ thuật xuất phát từ đời sống, từ cái nhìn có tính bản năng thuần phác của người nông dân. Khi sáng tạo, người nghệ sĩ – nông dân không bị câu thúc bởi bất cứ quy chuẩn tạo hình nào. Họ tự do bộc lộ cái cảm tự thân về hiện thực, bằng bất kỳ thủ pháp nào mà người nông dân cho là phù hợp với bản năng nguyên phác của họ. Trong họ đồng thời có hai con người: Người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sĩ với sự tự do trong tưởng tượng, phản ánh, thể hiện và miêu tả hiện thực. Nhiều thủ pháp tạo hình được sử dụng để sáng tạo ra các bức chạm khắc, thể hiện cái nhìn hồn nhiên, mộc mạc, hóm hỉnh, đầy sức sống như cái nhìn của trẻ thơ.

Điều làm cho các nhà nghiên cứu nghệ thuật nước ngoài ngạc nhiên, thú vị là các tác phẩm điêu khắc đình làng có những nét rất hiện đại, có sự gặp gỡ với những tác phẩm điêu khắc hiện đại phương Tây. Bức đánh cờ ở đình Ngọc Canh có con mắt viễn – cận ngược chiều, từ trong tỏa ra, từ trên nhìn xuống, mỗi nhân vật được vặn theo một không gian riêng, như trong hội họa hiện đại. Ta nhận thấy ở đây cái cảm xúc chân thật, ý muốn giãi bày một hiện thực toàn diện. Con mèo ngoạm cá ở đình Bình Lục lại được vạc đẽo bằng những nhát đục thô gãy, bẳn gắt, như hội họa biểu hiện. Một nét độc đáo của mỹ thuật đình làng là sự xử lý rất thông minh mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc trang trí. Các bức phù điêu trang trí với số lượng lớn được gắn vào khung gỗ chịu lực, lấp các khoảng trống của kiến trúc. Điêu khắc không lấn át kiến trúc, mà tôn trọng và tô điểm cho kiến trúc. Ngôi đình trở nên đẹp đẽ và thiêng liêng hơn.



Đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

Như một quy luật, kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam nói chung và kiến trúc đình làng nói riêng đều tuân theo nguyên tắc tính đăng đối. Tính đăng đối là một thuộc tính của tự nhiên và nghệ thuật. Thật ra, trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam, với tính dân gian đậm đặc, tính đăng đối không đạt tới sự đối xứng tuyệt đối của toán học. Bản chất của nó là sự lặp lại có quy luật, tạo nhịp điệu, làm cho kiến trúc trở nên sinh động, giàu tính trang trí, tác động đến thị giác tạo ấn tượng thẩm mỹ. Nó cũng tác động đến cảm giác, tạo sự ổn định, bền vững, thể hiện nhu cầu thường hằng của cư dân nông nghiệp.

Cũng đăng đối nhưng nếu như kiến trúc truyền thống Trung Hoa nổi bật với màu đỏ rực rỡ của sơn ở cấu kiện gỗ, màu men vàng, xanh của ngói ống, nét duyên dáng, uyển nhã, có xu hướng nổi bật, hướng ngoại, cầu kỳ, thì đình làng Việt mang màu sắc tự nhiên, chân thực của vật liệu, nét rêu phong cổ kính của mái ngói, cái mộc mạc, nguyên sơ của gỗ. Công trình có xu hướng trầm, hướng nội như bị hút xuống đất và lẫn vào không gian cảnh quan… Đình chủ yếu là gỗ, gạch, đá tham gia không đáng kể. Do có sàn, nên thềm và nền đình ít được chú trọng chăm chút, kiến trúc mở, để thoáng xung quanh, công trình gần gũi với con người, chạm khắc của đình nhiều và phong phú làm cho các kết cấu gỗ trở nên mềm mại, uyển chuyển, không gian trở nên sinh động hơn.

Đồng bằng Bắc Bộ phì nhiêu màu mỡ là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Kiến trúc và mỹ thuật đình làng Bắc Bộ (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 đầu 20) đánh dấu đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Việt Nam, chứa đựng những giá trị nhiều mặt về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật vô cùng quý báu, chứa đựng nhiều yếu tố thuần Việt, nguyên bản, không thấy lặp lại ở các nền văn hóa khác. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt được bộc lộ qua tư duy thẩm mỹ, thể hiện qua thức kiến trúc, mối quan hệ giữa kiến trúc và môi trường, qua các thủ pháp nghệ thuật, các môtíp, họa tiết, hình khối, đường nét, màu sắc…đặc biệt là “hồn cốt” của dân tộc toát lên từ những mái đình đơn sơ và bình dị.

 


13/01/2021

Ngàn năm áo mũ

 

Ngàn năm áo mũ
Ngan-nam-ao-mu.jpg
Ấn bản năm 2013
Thông tin sách
Tác giảTrần Quang Đức
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Chủ đềCổ phong
Nhà xuất bảnNhã Nam
Nhà xuất bản Thế giới
Ngày phát hành29 tháng 5 năm 2013
Kiểu sáchbìa mềm
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Thế giới
   Tác giả cho rằng có hai tư tưởng lớn ảnh hưởng đến trang phục cung đình Việt Nam là tư tưởng Đế vương và quan niệm Hoa di (cho mình là người văn minh ở trung tâm), nền văn hóa cung đình ảnh hưởng lớn đến cấu trúc trang phục và trang phục của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của những quốc gia chung quanh, đặc biệt là từ Trung Quốc nhưng với tâm thức của người đứng ngang hàng.

   Theo tác giả viết trong lời kết của sách: “Ngàn năm áo mũ thể hiện một góc nhìn lịch sử, tư tưởng, mỹ thuật Việt Nam thông qua dòng chảy biến thiên của văn hóa trang phục; đồng thời làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa trang phục Việt Nam so với trang phục của các nước đồng văn, đặc biệt là Trung Quốc”. Nhà nghiên cứu Trịnh Bách nhận xét trong lời tựa sách: “Có lẽ đây là một trong những tập tài liệu văn hóa, lịch sử trang phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam, nếu không nói là quốc tế, cho đến nay”.

   Xin trân trọng giới thiệu đến các bạn quan tâm nội dung cuốn sách:

   http://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/09/Ng%C3%A0n-n%C4%83m-%C3%A1o-m%C5%A9.pdf