26/05/2021

Quy tắc quan trọng của Hào trong Kinh Dịch.

 

Trước hết phải phân biệt bản thể, tính cách của hào, và vị trí của hào.

Hào chỉ có hai loại: Dương và Âm. Đó là bản thể của hào.

Tính cách của Dương là: Đàn ông cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý.

Tính cách của âm là: Đàn bà, nhu thuận, ác (xấu, trái với thiện), tà nguy (trái với thành thực) tiểu nhân, bần tiện…

Như vậy, Dương tốt đẹp, Âm xấu xa. Nhưng đó chỉ là nét chung. Còn phải xét vị trí của hào nữa, mới định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung, chính thì cũng xấu; và là hào âm mà vị trí trung chính thì cũng tốt.

Thế nào là trung?

Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt.

Ngoại quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt.

Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức là hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.

Thế nào là chính ?

Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương, những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.

Một hào bản thể là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở một vị trí âm thì là bất chính.

Một hào bản thể là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí Âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí Dương thi là bất chính.

Ví dụ quẻ Thuần Kiền (Càn): sáu hào đều là hào dương cả (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính mà chỉ hào 5 mói được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ỏ vị trí Âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ ).

Bốn hào kia thì hào 1 và 3 đắc chính mà không đắc trung, hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung.

Do đó hào 5 quẻ Kiền là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh Tử “cửu ngũ” (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.

6 không chính cũng không trung

5 vừa trung vừa chính

4 không chính cũng không trung

3 chính mà không trung

2 trung mà không chính

1 chính mà không trung


Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí Tế:

6 chính mà không trung

5 vừa trung vừa chính

4 chính mà không trung

3 chính mà không trung

2 vừa trung vừa chính

1 chính mà không trung



Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào nào cũng tốt ít nhiều có được một đức hoặc trung, hoặc chính, có hào (5) được cả hai, như quẻ này, cho nên mới có nghĩa là kí tế: đã nên việc, đã xong, đã qua sông.

Quẻ này cũng có hào “cửu ngũ” nhưng ở đây, nó không trỏ ngôi vua, vì ở trong quẻ Kiền, quẻ quí nhất (tượng trưng trời) đứng đầu 64 quẻ nó mới thực có giá trị lớn, ở quẻ Kí tế trỏ việc đòi nó chỉ tương đốỉ có giá trị mà thôi.

Quan niệm trung chính là quan niệm căn bản của Dịch, cho nên Trương Kỳ Quân bảo: “Dịch là gì? Chỉ là trung chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính.

Thời – Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa, vì như trên chúng ta đã biết, hào là 1 sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái, hào 4 là sơ thòi, hào 6 là mạt thời của ngoại quái cũng là mạt thời của trùng quái.

Xét về phương diện từ thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thòi.

Ví dụ: Quẻ Kiền, hào sơ, dương ở dương vị, là đức chính nhưng vì là hào sơ, chỉ mới có đức thôi, chưa có tiếng tăm mà tài đức cũng chưa cao, nên còn phải ở ẩn, nếu hấp tấp mà vội xuất đầu lộ diện thì là bất cập thời, bất hợp thòi.

Lên hào 2, mới nên xuất hiện (nhưng chưa nên làm gì) như vậy là cập thời hợp thời.

Lên hào 5, vừa trung vừa chính, tài đức đã trau dồi lâu rồi là lúc làm nên sự nghiệp, làm là cập thời, không làm là bỏ lõ thời cơ.

Tới hào 6, hào cuối cùng, thịnh cực rồi tất phải suy, không biết kịp thời rút lui, thì sẽ bị họa.

Vì vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm trung chính nữa, và Tiết tuyên nói rất đúng:

“Sáu mươi bốn quẻ chỉ có một lẻ, một chẵn (một dương một âm); mà vì ở vào những thời khác nhau, cái “vị” (trí) không giống nhau, cho nên mới có vô số sự biến. Cũng như con người, chỉ có động với tĩnh, mà vì “thời” và (địa) “vị” không giống nhau, cho nên có cái đạo lý vô cùng, vì thế mới gọi là dịch (biến dịch)”.


 

 

14/05/2021

Nghĩ

     Nước muốn Giàu Mạnh thì Phải có lương thực dồi dào (dân không đói), Hàng hóa dư thừa (dân không thất nghiệp - có thu nhập - Quốc gia có thuế) và quân nắm chặt tay súng.

28/04/2021

18 đời vua Hùng

 

Lý giải tại sao 18 đời Vua Hùng lại kéo dài những 2622 năm. Vậy Việt Nam ta đã có gần 5.000 năm lịch sử ư ?

Nguyên nhân của việc này chính là do cách gọi.

Gọi không đúng dẫn đến hiểu sai. Lẽ ra phải gọi là 18 chi thời Vua Hùng, không phải là 18 đời. Mỗi chi có nhiều đời vua, vì vậy thời Hùng Vương mới kéo dài trên 2600 năm.

Ví dụ, chi Khôn: Hùng Chiêu Vương. Chi này có 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi 200 năm, từ năm Canh Tuất ( 1631 TCN) đến Kỷ Tỵ (1432 TCN).

Có một chi tiết đặc biệt nữa là Kinh Dương Vương sinh năm 2919 trước công nguyên, lên ngôi lúc 41 tuổi, vào năm 2818 TCN, nghĩa là gần 3.000 năm TCN. Như vậy đến nay nước ta có gần 5.000 năm lịch sử, không phải 4.000 năm như vẫn nghe.

Xin gửi tới các bạn bài báo "Tìm hiểu 18 chi đời Hùng Vương" của tác giả Nguyễn Duy Chiến Thắng, đăng trên tờ Tin Tức (VNTTX) tháng 2/2000

Nội dung chính của bài báo như sau:

Nhà sử học Biệt lam Trần Huy Bá cùng các cộng sự đã sưu tầm các truyền thuyết và thư tịch cổ về các Ngọc phả của các xã quanh vùng có đền thờ Vua Hùng, lưu giữ tại Vụ Bảo tồn, Bảo tàng Bộ VHTT (số hiệu HT.AE9). Các tài liệu không chép là 18 đời Vua Hùng mà ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời vua. Các đời vua trong một chi cùng lấy hiệu của vua đầu chi.

1. Chi Càn

Kinh Dương Vương, huý Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 trước Công nguyên), lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến năm Đinh Hợi (2794 TCN). So ngang với thời đại Tam Hoàng (?)

2. Chi Khảm

Lạc Long Quân, huý Sùng Lãm tức Hùng Hiển Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 TCN), lên ngôi năm 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm đều xưng là Hùng Hiển Vương, từ năm Mậu Tý (2793 TCN) đến năm Bính Thìn (2525 TCN). Ngang với Trưng Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ đế).

3. Chi Cấn

Hùng Quốc Vương, huý Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 TCN), lên ngôi năm 18 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương. Chi này ở ngôi tất cả 271 năm, từ năm Định Tỵ (2524 TCN) đến năm Bính Tuất ( 2253 TCN). Ngang với TQ vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Chi Chấn

Hùng Hoa Vương, huý Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2254 TCN), không rõ truyền mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hoa Vương. Chi này ở ngôi 336 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 TCN) đến năm Mậu Thìn (1918 TCN). Ngang với TQ vào thời Đế Quỳnh nhà Hạ

5. Chi Tốn

Hùng Hi Vương, huý Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi (2030 TCN), lên ngôi khi 59 tuổi. Chi này không rõ có mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hi Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 TCN) đến năm Mậu Tý (1713 TCN). Ngang với TQ vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Chi Ly

Hùng Hồn Vương, huý Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu ( 1740 TCN), lên ngôi năm 29 tuổi. Chi này truyền hai đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm, đều xưng Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 TCN) đến Kỷ Dậu (1632 TCN). Ngang với TQ thời Ốc Đinh nhà Thương.

7. Chi Khôn

Hùng Chiêu Vương, huý Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 TCN), lên ngôi năm 18 tuổi. Chi này có 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi 200 năm, từ năm Canh Tuất ( 1631 TCN) đến Kỷ Tỵ (1432 TCN). Ngang với TQ thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Chi Đoài

Hùng Vĩ Vương, huý Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 TCN), lên ngôi năm 39 tuổi. Chi Đoài có 5 5 đời vua, đều xưng là Hùng Vĩ Vương, ở ngôi 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 TCN) đến năm Kỷ Dậu (1332 TCN). Ngang với TQ thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chi Giáp

Hùng Định Vương, huý Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 TCN), lên ngôi năm 45 tuổi. Chi được truyền 3 đời vua, đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi 80 năm, từ năm Canh Tuất (1331 TCN) đến Kỷ Tỵ (1252 TCN). Ngang với TQ thời Tiểu Ất nhà Ân.

10. Chi Ất

Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, sinh năm Giáp Ngọ (1287 TCN), lên ngôi năm 37 tuổi. Chi có 3 đời vua, đều xưng là Hùng Uy Vương, ở ngôi 90 năm, từ năm Canh Ngọ (1252 TCN) đến Kỷ Hợi (1162 TCN). Ngang với TQ thời Tổ Giáp nhà Ân.

11. Chi Bính

Hùng Trinh Vương, huý Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 TCN), lên ngôi năm 51 tuổi. Chi có 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 TCN) đến Bính Tuất (1055 TCN). Ngang với TQ thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Chi Đinh

Hùng Vũ Vương, huý Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105), lên ngôi năm 52 tuổi. Chi được truyền 3 đời vua, đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi 96 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 TCN) đến Nhâm Tuất (969 TCN). Ngang với TQ tời Mục Vương nhà Tây Chu.

13. Chi Mậu

Hùng Việt Vương, huý Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 TCN), lên ngôi năm 23 tuổi, truyền được 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương. Chi này ở ngôi 105 năm, từ năm Quý Hợi (958 TCN) đến năm Đinh Mùi (854 TCN). Ngang với TQ thờin Bình Vương nhà Tây Chu.

14. Chi Kỷ

Hùng Anh Vương, huý Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 TCN), lên ngôi năm 42 tuổi, truyền được 4 đời vua, đều xưng là Hùng Anh Vương. Chi này ở ngôi 99 năm, từ năm Mậu Thân (853 TCN) đến Bính Tuất (755 TCN). Ngang với TQ thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Chi Canh

Hùng Triệu Vương, huý Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 TCN), lên ngôi năm 35 tuổi. Chi này có 3 đời vua, đều xưng Hùng Triệu Vương, ở ngôi 94 năm, từ năm Định Hợi (754 TCN) đến Canh Dần (661 TCN). Ngang với TQ thời Huệ Vương nhà Đông Chu.

16. Chi Tân

Hùng Tạo Vương (thần phả ở xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), huý Đức Quan Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (172 TCN), lên ngôi năm 53 tuổi. Chi có 3 đời vua, đều xưng là Hùng Tạo Vương, ở ngôi 92 năm, từ năm Tân Dậu (860 TCN) đến Nhâm Thìn (569 TCN). Ngang với TQ thời Linh Vương nhà Đông Chu.

17. Chi Nhâm

Hùng Nghị Vương, huý Bảo Quân Lang, sinh năm Ất Dậu (576 TCN), lên ngôi năm 9 tuổi. Chi Nhâm có 4 đời vua, đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 TCN) đến Nhâm Thân (409 TCN). Ngang với TQ thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu.

18. Chi Quý

Hùng Duệ Vương, huý Huệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 TCN), lên ngôi năm 14 tuổi. Chi này không rõ có mấy đời vua (có lẽ 3 đời), ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 TCN) đến Quý Mão (258 TCN). Ngang với đời Uy Liệt Vương và đời Noãn Vương nhà Đông Chu, TQ.

Giải thích như trên là rõ ràng và thuyết phục hơn những luận giải khác.

Hàng năm chúng ta đều tổ chức quốc giỗ long trọng, thế nhưng có lẽ không nhiều người hiểu và lý giải được tại sao thời vua Hùng kéo dài trên 2600 năm mà chỉ có 18 "đời" vua. Thiết nghĩ, các nhà sử học, truyền thông cũng như lãnh đạo các cấp cần làm rõ và phổ biến rộng rãi cho người dân biết.

Trân trọng.


26/04/2021

Ngẫm.

    Bao đời nay chẳng có mấy trung thần được cái kết tốt đẹp. Trung thần là dùng để giết. Danh thần, dũng tướng chết oan nhiều lắm vì chết cũng là do đấu tranh, kém trí hơn người thì chết. Đấu tranh chính trị cũng giống như trên chiến trường, thua trận là chết.

20/04/2021

Lưu manh


"Lưu manh" là từ dùng để chỉ những người có hành vi lừa đảo, không trung thực hoặc sống ngoài vòng pháp luật. Người "lưu manh" thường thực hiện những hành vi xấu xa, gian dối, không tuân thủ các quy tắc xã hội và gây phiền hà, thiệt hại cho người khác. Từ này thường được dùng để miêu tả những người có tính cách xảo quyệt, sẵn sàng bất chấp tất cả để đạt được mục đích cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả đối với người khác.

Tuy nhiên, "lưu manh" không chỉ đơn thuần là những kẻ lười lao động, chuyên sống bằng trộm cắp và lừa đảo. Hiện nay, còn xuất hiện các dạng "lưu manh trí thức" hay "lưu manh quan quyền" những người sử dụng trí tuệ hoặc quyền lực của mình để thực hiện các hành vi bất chính.

Theo quan điểm của tôi, "lưu manh" là những kẻ có phẩm chất dữ dằn (côn đồ), không làm việc chính đáng, mà dựa vào thế lực (vũ lực, quan hệ, chức quyền...) để làm bậy, hoặc sử dụng sự xảo trá, lừa đảo nhằm hại người - lợi mình. "Lưu manh" là những kẻ coi thường chính nghĩa, thực hiện những hành động phi pháp và xấu xa chỉ để đạt được mục đích cá nhân.

     


Tiếng trống chùa xứ quê xưa

Trần Hữu Hiệp 


Xóm tôi nằm ở ngã ba sông. Bên này sông là 2 cái nhà thờ Công giáo và đạo Tin Lành. Bên kia sông là ngôi chùa Khmer, còn cạnh nhà tôi là một ngôi chùa Phật.

Nghe ông tôi kể, ngôi chùa cổ này đã có từ thời cố tôi còn nhỏ. Nhiều thiết chế tôn giáo quần cư trong một xóm nhỏ, kể cũng lạ. Có lẽ người dân xứ tôi từ xưa đã mở lòng tiếp nhận đủ thứ đạo, miễn là cái đạo đó khuyên con người làm điều tốt, việc thiện.

Âm thanh quen thuộc đi vào ký ức tuổi thơ tôi là tiếng trống chùa tùng tùng vang lên điểm lúc sang canh giữa đêm khuya, thỉnh thoảng hòa với tiếng chuông nhà thờ ngân nga.

Thời trước, dân xứ tôi không nhà nào có cái đồng hồ xem giờ. Tiếng trống chùa chính là đồng hồ báo thức của cả xóm để thức dậy nấu cơm khuya đi ruộng. Bọn trẻ chúng tôi, thì lấy đó làm giờ báo thức để dậy học bài. Má tôi bảo, học trò phải dậy sớm học bài khi bụng còn đói, học như ăn cơm, nuốt chữ mới mau thuộc, nhớ dai.

Kinh nghiệm học bài của người không biết chữ như má tôi vậy mà hiệu nghiệm. Anh em tôi ai cũng học giỏi. Tiếc vì nhà nghèo, đông anh em mà các chị tôi đều phải bỏ học nửa chừng để các em trai được học hành đàng hoàng, ra trường huyện, lên trường tỉnh, rồi đi Sài Gòn, để sau này có những năm tháng du học xứ người.

Song, tôi vẫn không quên những buổi học bài sớm nhờ tiếng trống chùa điểm canh khuya.

Đường về quê tôi giờ đã khác xưa. Xóm nghèo nay là xã nông thôn mới. Mái chùa cổ kính và cái nhà thờ ngày trước, nay được nhiều phật tử và họ đạo trùng tu khang trang hơn nhiều. Ngã ba sông xưa giờ vẫn con nước lớn, ròng mỗi bữa. Nhưng trẻ con ngày nay, thì nhiều đứa có máy di động đời mới, có định giờ nhắc lịch hẹn, chẳng còn đứa nào phải nhờ tiếng trống chùa điểm canh, nên chắc cũng không còn trẻ con dậy sớm học bài.

Ông từ giữ chùa, đánh trống làm công quả ngày xưa cũng đã mất, không biết giờ còn ai đánh trống điểm canh như trước hay không?

Dù vật đổi sao dời, nhưng cái âm thanh nhà quê từ mái chùa xưa vẫn theo tôi suốt quãng đường dài.



19/04/2021

Chồng cũ

 Bình Nguyễn

 


Chia tay rồi, mỗi người đi một ngã

Mình trở thành... Người lạ đã từng yêu

Em và con làm bầu bạn sớm chiều

Anh rẽ bước, cưới thêm người vợ mới

Chuyện riêng anh, em không hề nhắc tới

Cũng không hề nghĩ ngợi, đắn đo chi

Ly hôn xong, em còn có là gì

Quyền làm vợ đã mất đi từ đó!

Nhưng sâu thẳm trong lòng, em hiểu rõ

Tim sẵn dành một góc nhỏ riêng anh

Dù tình kia như làn khói mong manh

Nhưng hiện hữu trong lòng em mãi mãi!

Chia tay rồi, vài lần anh ghé lại

Ôm chầm con, anh hôn mãi không thôi

Em thoáng buồn vì ý nghĩ xa xôi

Nếu ngày đó chữ... "tôi" đừng hiện hữu

Giá như mình biết mở lòng lượng thứ

Giá như mình biết gìn giữ tình yêu

Thì con mình sẽ vui biết bao nhiêu

Vì trọn vẹn tình thương cha lẫn mẹ

Em bây giờ đã qua thời son trẻ

Đã bước chân bên sườn dốc cuộc đời

Nhan sắc giờ đâu bướm lả ong lơi

Đã qua rồi cái thời khoe xuân sắc!

Chia tay anh, cha mẹ em mãi nhắc

Tuổi còn son thôi... bước nữa đi con

Mãi một mình rồi buồn tủi, héo hon

Em cười trừ: "Mẹ, cha ơi chớ vội!"

Nhìn con mình sao mà em thấy tội

Lấy chồng rồi, con mình sẽ ra sao?!

Với người ta, có huyết thống đâu nào

Biết người ta có mở lòng đón nhận?!

Là vợ chồng tránh được đâu buồn, giận

Sợ người ta trút giận hết vào con

Thương con mà em đánh mất tuổi son

Giờ nhìn lại, cuộc đời bên sườn dốc!

Có nhiều đêm âm thầm em bật khóc

Nhìn con mà thấy dáng vóc của anh

Người dẫu xa, dù duyên đã không thành

Sợi thương nhớ vẫn mong manh hiện hữu...

* * *

Ghé thăm con bao nhiêu là cũng đủ

Anh về đi, kẻo vợ lại ngóng trông

Em hiểu mà cái cảm giác chờ chồng

Luôn bất an trong lòng đầy lo sợ!

Hãy yêu thương, quan tâm nhiều đến vợ

Đừng làm cho cô ấy phải tổn thương

Em vì con mà đi tiếp quãng đường

Về đi anh!... Chồng của em... hồi đó...