12/05/2022

Niệm Phật thành Phật

 


1. Niệm Phật để tâm hồn thanh thản.

2. Niệm Phật để an trụ tâm. Đang nóng nảy, niệm Phật lòng dịu hẳn xuống. Đang thù hận, niệm Phật hận thù hóa giải. Đang tham lam, niệm Phật bớt tham…

3. Niệm Phật để không cho niệm ác nảy sinh. Nếu niệm ác đã nảy sinh thì không cho nó phát triển.

4. Niệm Phật để giữ gìn thân-khẩu-ý.

5. Niệm Phật là phương thuật giữ gìn Chính niệm.

6. Niệm Phật tới vô niệm chính là Thiền.

7. Niệm Phật để nuôi dưỡng lòng Từ bi.

8. Niệm Phật để trở thành Phật chứ không phải trở thành nô lệ hay tôi tớ cho Phật.

9. Niệm Phật cũng là phép trị liệu, bảo vệ sức khỏe.

10. Niệm Phật để giải trừ bớt ác nghiệp gây tạo trong quá khứ.

11. Niệm Phật để lúc lâm chung chẳng còn lo sợ, chẳng cần phải nhờ ai cứu rỗi, một mình thẳng tiến lên Cực lạc của Phật A Di Đà.

12. Càng niệm Phật đầu óc càng sáng suốt, lòng dạ thảo ngay, tâm tính hiền từ.

13. Kẻ ác khẩu, nói năng hung dữ chuyên niệm Phật sẽ giải trừ được khẩu nghiệp.

14. Niệm Phật khiến lời nói dịu dàng, khiêm tốn do đó không gây thù chuốc oán.

15. Niệm Phật để chuyển nghiệp.

16. Niệm Phật khiến đi đứng dịu dàng, cử chỉ khoan thai.

17. Niệm Phật có thể ngăn chặn được cám dỗ điên cuồng.

18. Chán nản, thất vọng, niệm Phật khiến tâm địa bình ổn.

19. Lâm vào vòng lao lý, tù tội, mỗi tối nên ngồi ở tư thế "bán già", xoay mặt vào tường niệm Phật khoảng nửa tiếng đồng hồ, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, thời gian ở tù qua nhanh.

20. Niệm Phật khiến ta bình tĩnh, không lao vào chuyện thị phi.

21. Niệm Phật có thể trở thành Thánh tăng, đạt tới trạng thái bất động, nhập đại định.

Thực hành niệm Phật

- Buổi tối nên niệm Phật.

- Trước khi đi ngủ nên niệm Phật cho đến khi nào đầu óc thanh thản để từ từ đi vào giấc ngủ.

- Sáng thức dậy nên niệm Phật, dù vài câu, bởi vì sau giấc ngủ dài đầu óc con người thường hôn trầm. Niệm Phật vào đầu sớm mai cũng là dấu hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành.

- Khi nào thấy buồn chán nên niệm Phật.

- Thấy mất tự tin nên niệm Phật.

- Thấy lòng xao xuyến nên niệm Phật.

- Thấy có thể bị cám dỗ nên niệm Phật.

- Thấy thời gian kéo dài, vô vị nên niệm Phật.

- Gặp rắc rối về pháp lý nên niệm Phật để bình tĩnh ứng phó.

- Bị ai chọc giận, công kích nên niệm Phật.

- Các em khi vào thi, nên niệm Phật để đầu óc thanh thản, bình tĩnh v.v…

- Đêm khuya thanh vắng một mình trên tàu, xe, trên sông nước nên niệm Phật.

- Khi bệnh tật, đau ốm nằm bệnh viện nên niệm Phật để không mất tinh thần,

- Nếu niệm Phật kết hợp với theo dõi hơi thở thì công năng rất lớn chẳng khác gì thiền định vậy.

Tình



Trên giời triệu tỷ vì sao

Nhân gian dưới Thế cũng bao nhiêu Tình

Ít ai thoát khỏi lụy Tình

Tình Người, ân nghĩa, thâm tình,... tình yêu

Không Tình sao sống được trên cõi đời

Có ai hạnh phúc mà không có Tình

Tình là quà tặng cho không

Không màng đáp lại mà lòng thỏa thê

Tình là bến lú sông mê

Khiến người mê đắm mà quên lối về

Dẫu rằng vui ít, khổ nhiều

Vẫn ôm Tình mãi trong tim suốt đời.


11/05/2022

Những câu trả lời của Socrates, nhà hiền triết xứ Hy Lạp

 st trên net




1. - Trong các vật hiện hữu, cái gì xưa nhất ?

- Thượng Đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.

2. – Trong các vật, vật nào đẹp nhất ?

- Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng Đế.

3. – Trong các vật, vật nào lớn nhất ?

- Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.

4. – Trong các vật, vật gì vững bền nhất ?

- Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.

5. – Trong các vật, vật nào tốt nhất ?

- Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.

6. – Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhất ?

- Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.

7. – Trong các vật, vật chi mạnh nhất?

- Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhất.

8. – Trong các việc, việc chi dễ làm nhất ?

- Khuyên bảo.

9. – Trong các việc, việc nào khó nhất ?

- Tự biết mình.


Đặc Tính Người Hoa Ngoài Trung Quốc

 st trên net


Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc như đã nói ở bài trước, người Hoa ở nước ngoài lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở ngoài Trung Quốc được mô tả như sau:

1.- Cần cù, việc gì cũng làm

2.- Yêu nghề, kính nghiệp.

3.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.

4.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.

5.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.

6.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.

7.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.

8.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.

(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto. Ở Thái Lan, Singapore… hay như VN ta cũng có tình trạng như vậy).

 9.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.

10.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.

11.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.


Vài nét về Ninja - Nhẫn giả


Các bạn vẫn thường biết đến Ninja qua phim ảnh, truyện tranh, lời kể của tiền bối.

Hôm nay mình xin mạn phép được tản mạn đôi điều về ninja, có gì thiếu sót, các bạn hãy reply nhé

Ninja (tiếng Nhật: 忍者, Nhẫn Giả) là những cá nhân hay tổ chức từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Tokugawa. có âm Hán-Việt là nhẫn, nghĩa là "chịu đựng", "nhẫn nhịn", trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp". Còn có âm Hán-Việt là giả, nghĩa là "người", trong tiếng Nhật có nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Ninja là những lính đặc công có chức năng thám báo và ám sát các lãnh chúa phong kiến. Ninja không phải là các samurai, nhưng trong cuộc đụng độ kéo dài hàng trăm năm của giới quân sự Nhật Bản họ cũng đã đóng vai trò quan trọng.

Tên gọi thực sự của những cá nhân và tổ chức trên là ninjutsu tsukai (忍術使い). Nhưng sau Thế chiến thứ hai, do ảnh hưởng của một số tác phẩm văn học, shinobi no mono (忍びの者) và ninja trở thành cách gọi mới và vì cách gọi ninja ngắn gọn, dễ nói hơn, nên trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.

Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay.

Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, ninjutsu). Thực tế là các ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến.

Ninja bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới. Ninja nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一).

Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt ninja rất quả quyết và dũng cảm, họ luôn bàn tính kĩ trước khi hành động, khi nhiệm vụ thất bại, thì mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống của mình để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.

nguồn: wikipedia

Các kỹ năng của Ninja :

1. Thuật Phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...).

2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục màu tối & vật liệu hóa trang, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Không thể có chuyện họ tàng hình !

3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: ninja thường dùng dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều. Không có chuyện họ bay nhảy theo phương ngang bằng móc dây qua các tòa nhà như Spiderman ! ......

Các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 ninja phải thuần thục:

1. Kỹ năng sử dụng vũ khí tác chiến trực tiếp (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại...Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động

Đến đây mình xin giới thiệu về một số loại vũ khí tác chiến trực tiếp của ninja:

 Katana (ninja-to)


Kiếm của ninja thường không quá dài (khoảng 28 inchs ~ 71,12 centimeters), chuôi cầm vừa tay (tức là khoảng ~25cm, tuỳ vào thợ đúc kiếm). Kiếm phải luôn được mài sau khi dùng xong. Phần chuôi kiếm thường là nguyên liệu gỗ, sau đó được quấn nhiều lớp chỉ để tạo ma sát cao, người sử dụng không bị trơn tay kể cả khi ra mồ hôi. Kiếm có một rãnh nhỏ ở sống kiếm để khi đâm sẽ dễ dàng hơn, máu sẽ chảy theo rãnh đó, giúp kiếm lâu bị gỉ. Mũi kiếm có đầu hơi vát, không nhỏ hơn 50 độ ~ 5/18 radians. Tùy theo thợ đúc kiếm mà mũi kiếm có thể nhọn, có thể không nhọn, nhưng toàn bộ lưỡi kiếm đến mũi kiếm rất sắc bén. Dây buộc kiếm của ninja rất dài, dây đó có thể tháo ra để chăng bẫy, di chuyển, trói, v.v...

Bao kiếm của ninja có một cái dây buộc từ đầu bao đến cuối bao kiếm, giúp ninja có thể để sau lưng cũng như để bên hông. Theo như mình đã thử thì nếu để kiếm ở sau lưng thì cực kỳ vướng =.=! còn ở bên hông thì không tiện leo trèo =.=! Có lẽ tuỳ từng hoàn cảnh mà ninja sẽ lựa chọn nơi để kiếm =.=!

Song kiếm: Là 2 ninja-to. Các đặc điểm không có gì khác, chỉ có độ dài là nhỏ hơn so với trên.

 Tanto



 Dao. Nhỏ, gọn nhẹ, sử dụng đơn giản khi cải trang ám sát thì thứ này là không thể thiếu.

Bo

 


Đơn giản chỉ là côn. Có thể là gỗ hoặc kim loại. Nhiều người nghĩ rằng, côn chỉ để dùng khi luyện tập nhưng thực sự thì hoàn toàn sai lầm. Côn là vũ khí sử dụng rất biến hoá, gây cho đối phương bị sức ép tâm lý khi khó tìm ra sơ hở của mình. Đòn đánh của côn rất nguy hiểm, chủ yếu là gây nội thương cho đối thủ.

Kama

 


Câu liêm. Lưỡi liềm. Liềm tay. Xuất xứ từ những nông phu vùng Okinawan. Họ sử dụng liềm để thu hoạch nông sản cũng như vũ khí chiến đấu. Cán dài 12 inches (30,48 cm), lưỡi liềm dài 8 inches (20,32 cm). Không chỉ có chém, đâm, vũ khí này còn có thể ném, giật. Khi bị sơ hở, đối thủ có thể sẽ bị nhẹ thì mất 1 phần thân thể, nặng thì làm ma không đầu luôn.

Kusari-fundo

 


Dây xích và cục đồng. Vũ khí cực kỳ lợi hại và biến hoá. Độ dài và cân nặng cục đồng mình không thể rõ là bao nhiêu, vì thứ vũ khí này được gia công... tuỳ tiện! Sử dụng toàn bộ sức nặng của cục đồng cùng với tài quăng dây xích, người sử dụng có thể đập tan 1 quả dừa xanh. Đầu bạn có cứng hơn thế không

Kusari-gama

Cục đồng, dây xích và lưỡi liềm. Độ dài là từ dài đến rất dài. Độ nguy hiểm thì mình đã nêu ở trên kia rồi. Đây là sự kết hợp để loại trừ những khuyết điểm riêng của từng bộ phận. Tuy nhiên thứ này hơi vướng víu khi ở gần nên ... cận chiến có vẻ chắc ăn. Vấn đề là làm sao để đến gần ấy

Kyoketsu-Shoge



Có thêm một công dụng nữa là tước vũ khí đối thủ. Giật 1 cái là mất tiêu. Kết quả sau đó thì ... 
Kyoketsu-Shoge Knife
Đã từng biết trong phim Ninja Assasin của anh Bi "Rên". Phóng, quăng, bổ v.v... Mình ko thích cái này cho lắm 
Sai

Mình ko nhớ tiếng Việt mình gọi là gì. Xuất xứ cũng từ vùng Okinawan. Thứ vũ khí này luôn được sử dụng theo đôi, tức là 2 tay 2 chiếc. Nó được sử dụng như một loại kiếm ngắn, nhưng công thủ thì hoàn hảo hơn. Có thể cầm ngược, kẹp dọc theo cánh tay, đương nhiên trở thành lá chắn nhỏ chống lại những cú đánh. Có thể vô hiệu hoá vũ khí đối thủ nữa. Ưu điểm của vũ khí này là nhanh, không cần nhiều sức mạnh. Nhược điểm là hơi bị ngắn.
Tonfa
Cũng là một vũ khí ngắn, xuất xứ từ Okinawan. Mình cũng không rõ về thứ này lắm. Cái này ninja mang theo mình cũng không biết là để làm gì nữa, chắc để tránh giết chóc  Tuy nhiên, thứ này sử dụng ở thế thủ/phản công khá hữu hiệu.
Tekko
Thiết thủ. Xuất xứ: Okinawan. Có thể những cục kim loại kia là những cái đinh sắt nên thiết thủ có thể được đeo ngay trên tay khi làm nhiệm vụ.
Thứ này còn được biến thể ra thành
: Móng Vuốt. Hiệu quả sát thương tăng lên đáng kể, bù lại là hơi bị vướng nên khi giao đấu mới lấy ra. Có những loại Tekko Kagi dao bấm, tức là bấm 1 cái thì các lưỡi dao mới bật ra. Nhưng mình vẫn thấy bất tiện thế nào ấy 
Nunchaku (nunchucks)

Côn nhị khúc, song tiết côn, lưỡng tiết côn. Đoản côn 2 khúc nối với nhau bằng sợi dây. Đây cũng là một vũ khí của ninja, khá gọn nhẹ.
Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn (nơi nối dây), nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn (nơi cầm trong tay người tập) để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay (khoảng 25-35 cm). Đường kính thân côn phần đầu (to nhất) khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3cm.

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại (để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại), tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.
Côn nhị khúc ngoài các thế thủ, còn có thể ném, xiết cổ đối phương. Khi ninja dùng côn nhị khúc có thể tránh việc để lại vết máu.
Shuriken
Rất nhiều loại, mình chỉ phổ biến 1 số thôi nhé


Loại 4 cạnh thường, có thể ghim sâu vào đối phương.


Loại 5 cạnh, mức độ ghim không sâu bằng 4 cạnh

Cũng là 4 cạnh, nhưng cái này thường sẽ được tẩm thêm độc.

6 cạnh, phải tẩm thêm độc. Ám khí này không gây ra sát thương lớn.


Fuma Shuriken (Windmill Shuriken).

 

 
Cái này có thể cầm đánh cận chiến nhưng ném đi không xa. Thứ này dùng khi có nhiều quân địch (theo lý thuyết là thế)


Phi tiêu dạng kim. Nói là kim nhưng nó dài cỡ 20cm. Sát thương cũng thấp thôi, nhưng khi ám sát thì phải là những cao thủ ám khí, khi đó sử dụng phi tiêu dạng này sẽ cắm vào những điểm yếu như động mạch, cổ, tim, mắt, đầu, huyệt đạo, v.v...
Kunai



Phi dao. Có thể cầm chiến đấu như tanto ở trên, khác là có thể ném được. Kunai có lỗ đằng sau để có thể buộc vào đó vật nhẹ như thư, thuốc nổ, dây thừng, vải (để báo hiệu), v.v...


Yumi

Cung và tên. Tuy nhiên cung của ninja không dài như của Samurai mà chỉ gọn vừa đúng thân hình của ninja. Ngoài việc dùng để ám sát, việc bắn tên còn để bắn dây di chuyển qua một nơi nhất định (như vực, 2 toà nhà, v.v...).
Fukiya

Ống tiêu. Sử dụng rất đơn giản, đưa lên miệng, thổi phù một cái. Tiêu thường được tẩm độc dược hoặc mê dược. Ống tiêu dài ngắn tuỳ vào cự ly đến mục tiêu.
2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói


Metsubishi


Có thể xem nó như là lựu đạn cay. Cấu tạo khá đơn giản. Vỏ có thể là vỏ trứng hoặc vỏ hạt dẻ. Bên trong là cát, bột ớt, mạt sắt, độc dược, thêm một chút thuốc nổ nữa. Không như trên phim ảnh, Metsubishi được ném xuống đất, còn ở đời thực thì được ... tặng thẳng vào mặt đối phương.  Khá là tàn nhẫn

Tương tự như metsubishi, các loại lựu đạn khác cũng có cấu tạo gần giống như vậy. Ví dụ như lựu đạn khói thì thay vì cát, mạt sắt thì sẽ là phân bò, phân chuột, v.v... , tóm lại là những thứ có mùi khó chịu và gây cay mắt. Lựu đạn độc thì sẽ có thêm độc dược mạnh.

Tên lửa, bom cũng là những thứ gây cháy nổ, nhưng mình xin "tiết kiệm" phần này vì... không ai không biết

3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp

Bất kỳ những lần ra quân nào thì đều phải có sự tìm hiểu địa hình địa thế là trước tiên. Thường thì các ninja chọn ban đêm để hành động. Lý do rất đơn giản: Ban đêm thường được ít cảnh giác hơn, sự tỉnh táo kém đi so với ban ngày, tầm quan sát kém, v.v... Những nơi có càng nhiều vật cản thì càng được các ninja chú ý đến. Thậm chí, ninja còn chăng bẫy trước khi hành động, để khi rút chạy sẽ thuận lợi hơn. Khả dĩ như vậy vì khi ám sát thì ninja hoạt động rất ít người, thậm chí là 1 người. Khi chuẩn bị xuất phát, ninja chỉ mang những thứ thực sự cần thiết, đến mức tối giản. Hành lý quá cồng kềnh sẽ là trở ngại cực lớn. Gạo ngũ sắc được dùng như mật hiệu, vật đánh dấu. Đối phó với càng ít đối thủ càng tốt. Qua các bước tính toán kỹ lưỡng, ninja mới bắt đầu hành sự.

4. Kỹ năng xử lý tình huống:

Có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh

Phần này mình xin giới thiệu tiếp 1 số "đồ chơi" nữa:

Tetsubishi

 


Makabishi, chông sắt, gai sắt. Thứ này không có tác dụng khi ném, mà chỉ hữu hiệu khi được rải dưới đất. Một số loại tetsubishi còn có ngạnh ở đầu, làm đối phương khó có thể rút ra ngay sau khi dẫm phải. Ngoài sát thương ra, tetsubishi còn có thể ... gây bệnh cho đối thủ

Tên: (mình bó tay =.=!). Móc sắt và dây thừng. Thứ này dùng để leo trèo, di chuyển lên xuống những nơi có địa hình phức tạp (núi, mái nhà...). Có thể sử dụng như Kusari Shoge.

Có loại móc sắt hình giống bàn tay, nhưng công dụng thì vẫn thế, mình nghĩ nó dễ dàng khi chiến đấu hơn là móc 4 cạnh kia.

Ngoài ra, một ninja phải biết vận dụng bất kỳ thứ gì mình có trong tay để làm vũ khí, cũng như giúp cho việc tẩu thoát nhanh hơn. Không chỉ là những đồ vật, đó có thể là thú vật, như rắn, rết, chuột, bọ, chó, mèo, v.v...

5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ

Điều này là dĩ nhiên để đảm bảo tỷ lệ thành công trong mỗi lần hành sự

6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo:

Quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách

Đó giống như bài học đầu tiên của Ninja, là khẩu quyết của ninja.

Đối với một ninja, nhiệm vụ là trên hết. Không có thương xót, không có nể nang, không yêu ghét, không có tình cảm đan xen. Bất kỳ trở ngại tâm lý đều phải được dẹp bỏ khi thực thi nhiệm vụ. Bí mật được giao không được phép tiết lộ, thậm chí phải tự sát để tránh nói ra bí mật. Vì vậy, những người này có được tên gọi là Ninja (nhẫn giả).


Bắt Đầu

 rezoman



Sợ quá đi thôi hai chữ bắt đầu

Đã già rồi chứ, trẻ chi đâu

Đừng phải cho tôi bắt đầu lại

Ngừng ngay đi nhé chớ bắt đầu.

Từ ấu thơ cho tới bạc đầu

Bao lần làm lại vì thất bại

Cứ phải bắt đầu rất gian nan

Bởi tại cuộc đời luôn xoay chuyển

Đành phải cuốn theo đâu có ngừng

Đã già muốn nghỉ, không thể được

Vẫn phải bắt đầu đến tàn hơi.

10/05/2022

Người Mỹ Chỉ Ra Đặc Tính Của Người Việt Mình

 St và tập hợi từ net



Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.

4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).

[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

Cụ Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Trong phạm vi bài này, chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng

Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?

Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

 

09/05/2022

Lịch sử trang phục Việt Nam

 


Nancy Dương - Reds.vn

Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.

Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.

Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim.

Nancy Dương cho biết, dù đã cố gắng để tái hiện hình ảnh giống với nguyên mẫu nhất, nhưng cô không dám khẳng định rằng tất cả hoàn toàn chính xác. Trong một số hình vẽ, màu sắc là do tác giả tự lựa chọn theo cảm quan của mình vì các tư liệu gốc không có màu sắc để tham khảo. Do không có hiện vật liên quan, trang phục của một số thời kỳ đã không có mặt.

Dưới đây là một số tác phẩm đã được Nancy Dương giới thiệu: