St và tập hợi từ net
Viện
Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American
Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính
căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần
cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông
minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những
khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo
léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa
thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những
nguyên lý.
5.- Yêu
thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối,
nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì
lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì
những công việc tốt).
[when small, they study because of their
families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở
và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm,
nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô
trương). [to save face or to show off].
8.- Có
tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn
và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu
hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý
do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục
tiêu nhỏ.
10.- Và
sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất
sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently;
2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].
Những
phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại
sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Cụ Trần
Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm
1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu
tố tạo nên những đặc tính đó. Trong phạm vi bài này, chỉ xin trích lại dưới đây
một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ
mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn,
chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta
cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như
câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm
tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm
sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một
nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy
giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình
nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được
cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của
Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày
nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà
chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải
mới có công hiệu vậy.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét