St trên net
25/10/2022
Kinh nghiệm dân gian về giữ sức khỏe
19/10/2022
Tôi không thể nào mang về cho em
Hoàng Nhuận Cầm
Tôi không thể nào mang về cho em
Trên những đồi biên cương chảy máu
Mắt đồng đội sau những ngày chiến đấu
Khẩu súng ghì nóng bỏng đất Hoà An.
Thương yêu quá! Việt Nam
Lựu đạn bay lẫn trong bầy chim sẻ
Con đứa lên rừng, đứa lần xuống bể
Ngảy đất trời vỡ trứng Âu Cơ.
Sao thương quá ầu ơ
Lời ru ngủ suốt chân trời góc bể
Tay nào mẹ bồng, tay nào mẹ bế
Bàn tay nào đẫm lệ dỗ Nguyễn Du.
Chưa tay nào dỗ nín được Nguyễn Du
Sao tôi thương mùa thu trăng lu
Đêm sao mai lặng lờ cá đớp
Ngày mặt trời đổ rợp bóng cây.
Tâm hồn tôi màu mây
Quân phục xanh màu lá
Việt Nam! Tôi thương quả
Tôi thương quá! Việt Nam.
Trái tim thêm một tuổi
Đất tôi yêu hàng ngày
Xin trao tôi khẩu súng
Khi mà chưa xuôi tay
Mẹ lại đưa ra trận
Khu vườn hoa mướp bay...
Việt Nam ôi yêu thương
Chữ vất vả, gian nan người quá thấu
Bao thế hệ trọn đời đi chiến đấu
Bao cuộc đời nhắc đến đã gương soi.
Sẽ còn in như dao khắc lòng tôi
Dâng đồng đội ngã trong giờ chiến đấu
Ngực áp sát cột biên cương đỏ máu
Mà môi cười tha thiết - Việt Nam ơi...
Dầu ăn và tác dụng
st trên net.
Dầu ăn được
tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi
trường bình thường.
Có
khá nhiều loại được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu
hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu
cám gạo, mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu. Nhiều loại dầu ăn cũng được dùng để
nấu ăn và bôi trơn.
Ta
hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
1. Dầu ô liu
Dầu
ô liu chứa các axit béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm, giảm cholesterol
lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ngăn ngừa bệnh mãn tính.
Chưa
hết, một phân tích tổng hợp lớn được thực hiện vào năm 2014 tại Đại học Vienna
cho thấy, các axit béo không bão hòa đơn trong dầu oliu có thể làm giảm nguy cơ
mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
2. Dầu hạt cải
Dầu
hạt cải được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong nhà bếp, đó là lý do tại
sao nó thường là một mặt hàng chủ lực trong hầu hết các hộ gia đình.
Được
mệnh danh là loại dầu thực vật có khả năng làm giảm Cholesterol số 1 trong chế
biến các món chiên, xào, dầu hạt cải cung cấp chưa tới 10% chất béo bão hòa,
cung cấp ít mỡ chuyển hóa và không cung cấp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cụ
thể, dầu hạt cải rất giàu chất béo không bão hòa là axit béo omega-3.
3. Dầu bơ
Được
chiết xuất từ bơ ép, có hương vị nhẹ cũng như điểm bốc khói cao, dầu quả bơ là
nguyên liệu hoàn hảo cho hầu hết mọi hoạt động nấu nướng trong bếp.
Bơ
là một trong những nguồn cung cấp axit oleic cao nhất, một loại axit béo không
bão hòa đơn giúp giảm huyết áp, thúc đẩy chức năng não và giảm nguy cơ ung thư.
Vì
vậy, không có gì ngạc nhiên khi dầu bơ, được làm từ cùi bơ ép lạnh, cũng mang
những lợi ích này để tối ưu hóa sức khỏe.
4. Dầu mè
Dầu
mè hay dầu vừng là dầu thực vật được ép từ hạt mè (vừng) chứa nhiều calo, chất
béo no không bão hòa, axit béo Omega 3, 6, canxi, Vitamin E, B.
Một
muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega -6, 40,5mg Omega-3 và
119 calo.
5. Dầu đậu nành
Dầu
đậu nành là loại dầu ăn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chúng chứa nhiều
vitamin K, giúp tăng cường sức mạnh của xương. Nó cũng chứa nhiều chất béo
không bão hòa đa và axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm mức
cholesterol.
6. Dầu cây Rum
Dầu
cây Rum, được làm từ hạt cây Rum, có ít axit béo bão hòa và nhiều chất béo
không bão hòa đơn và không bão hòa đa, có lợi cho tim mạch.
Chúng
chứa axit linolenic và axit linoleic có thể cải thiện lượng cholesterol trong
máu, hỗ trợ động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tổng thể.
7. Dầu hạt lanh
Dầu
hạt lanh là sự lựa chọn của rất nhiều người trong cộng đồng ăn thuần chay. Chế
độ ăn giàu omega-3 ALA, vốn có trong dầu hạt lanh, có khả năng làm giảm nồng độ
mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp cao ở những người có cholesterol cao.
Dầu
hạt lanh có hương vị hạt nhẹ, điểm bốc khói thấp nên không thể nấu nướng với
nhiệt độ cao mà thay vào đó là dùng làm salad dressing hoặc gia vị tẩm ướp.
Điều
cần lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh đó là nó rất nhạy cảm với nhiệt, có thể bị
ôi và oxi hóa nhanh chóng, cho nên cần được bảo quản trong bình chứa tối màu
nơi môi trường tủ lạnh.
8. Dầu đậu phộng
Dầu
đậu phộng có nhiều vitamin E, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão
hòa đa, chất chống oxy hóa và axit béo omega-6. Vitamin E là một chất dinh
dưỡng cần thiết cho thị lực tốt, khả năng miễn dịch và lưu lượng máu.
Dầu
đậu phộng ép lạnh, chưa tinh chế, chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất vì đậu
phộng được xử lý thông qua một quy trình cơ học mà không có nhiệt hoặc hóa
chất.
18/10/2022
Hết Duyên (tên do mình tự đặt - Hết Phận cũng được)
Vô danh - TL số hóa
Xót
xa chi
Khóc
để làm chi
Duyên
tình đã cạn
Em
hãy về đi
Mới vừa hưu đã đem trao tình cũ
Ai
bảo rằng người đành phụ ta
Nói
chi thêm những lời giả tạo
Buông
những lời mai mỉa cho nhau
Mà
em ơi, em làm gì nên tội
Cho
những lời bạc tựa như vôi
Cuộc
đời vốn lắm bể dâu
Cho
đi rất nhiều nhưng nhận toàn khổ đau
Dù
núi cao bao nhiêu cũng đo được
Nhưng
lòng người không thước, không phân
Giờ
mình đã lê gót lang thang
Quên
đi chuyện tình mà ta đã trót mang
Thôi
thì quên bao nhiêu là kỷ niệm
Trả
em về thế giới của riêng em
Nếu
mai đây ta có gặp lại
Xem
như là chuyện tình mây bay
Hãy
cho nhau những gì còn xót lại
Ngước
mắt mỉm cười thay dòng lệ tuôn rơi
…
10/10/2022
Ta nên - Ta phải và cố gắng nhớ
Thích
Tánh Tuệ
Đôi khi cần giả điếc, giả câm
Để Đời lừa lọc, nhếch môi cười thầm
Đôi khi phải mắt điếc, tai ngơ
Để Tình bội bạc mà vờ như không
Đôi khi cần biết dại khờ
Để lòng thanh thản một giờ bình an
Đôi khi cần bỏ tính toan
Để ta còn có thênh thang nụ cười.
Đôi khi phải biết thảnh thơi
Việc đến không vội, cứ chờ hôm sau
Đôi khi ''chín bỏ làm mười''
Để thôi câm nín, một lời trao nhau.
Đôi khi thấu hiểu niềm đau
Để thôi phán xét những câu tuyệt tình.
Đôi khi biết giở trang Kinh
Để tìm thấy lại an bình nội tâm.
Đôi khi biết sống lặng thầm
Để nhìn tỉnh thức âm thầm nở hoa.
Đôi khi cần biết lỗi ta
Để lòng độ lượng, thứ tha lỗi người.
Đôi khi.. ngước mắt nhìn trời
Để hồn khoáng đạt rạng ngời nắng xuân.
Đôi khi cần biết dửng dưng
Trước bao cám dỗ trói chân, khổ đời!
Đôi khi cần biết buông lơi..
Để nghe hơi thở là nơi dịu dàng.
Đôi khi nhặt, đôi khi khoan
Để thương yêu chẳng buộc ràng lẫn nhau.
Đôi khi nhớ lúc ban đầu
Để tình trong sáng thuở nào nguyên sơ.
Đôi khi tỉnh giữa đời mơ
Để tâm tỏ ngộ bến bờ thực hư.
Đôi khi biết rãi lòng từ
Để cho nghĩa sống bây chừ lên ngôi.
Đôi khi biết lặng cái tôi
Để đây với đó xa xôi lại gần.
Đôi khi đạm bạc, thanh bần
Đoái thương bao kiếp nhọc nhằn chung quanh.
Đôi khi chuông mõ tu hành
Biết đời hơn thiệt, đua tranh mãi đời.
Đôi khi ngồi giống Phật ngồi
Như như bất động nụ cười thiên thu.
Để ngày nao dứt phàm phu
Mở toang cánh cửa Chân Như bước về...
***
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thập giới thi
Thương Ương Gia Thố
Thứ nhất, tốt nhất là đừng thấy nhau, như thế sẽ
không phải yêu nhau.
Thứ hai, tốt nhất là đừng biết nhau, như thế sẽ
không phải tương tư.
Thứ ba, tốt nhất là đừng bên nhau, như thế sẽ
không phải nợ nhau.
Thứ tư, tốt nhất là đừng thương tiếc nhau, như thế
sẽ không phải nhớ nhau.
Thứ năm, tốt nhất là đừng yêu nhau, như thế sẽ
không phải từ bỏ nhau.
Thứ sáu, tốt nhất là đừng đối đầu nhau, như thế sẽ
không phải gặp lại nhau.
Thứ bảy, tốt nhất là đừng hiểu lầm nhau, như thế
sẽ không phải phụ nhau.
Thứ tám, tốt nhất là đừng hẹn ước nhau, như thế sẽ
không phải cùng nhau.
Thứ chín, tốt nhất là đừng dựa vào nhau, như thế
sẽ không phải quyến luyến nhau.
Thứ mười, tốt nhất là đừng gặp gỡ nhau, như thế sẽ
không phải bên nhau.
Vừa gặp nhau thì đã hiểu nhau, nhưng gặp nhau chẳng
thà chưa gặp.
Có cách nào để đoạn tuyệt với người, tránh cho sống
chết khiến tương tư.
07/10/2022
06/10/2022
Hoa và Mỹ nhân - Trương Trào (1650 − 1707)
Hoa không nên thấy rụng, trăng không nên
thấy chìm, mỹ nhân không nên thấy chết yểu.
Trồng hoa nên thấy hoa nở, đón trăng nên
thấy trăng tròn, viết sách nên viết cho xong, mỹ nhân nên thấy vui vẻ, sung
sướng, nếu không thì uổng công.
Ngắm đàn bà buổi sáng, nên đợi lúc phấn
son xong.
Có những bộ mặt xấu mà dễ coi, có những bộ
mặt không xấu mà khó coi; có những áng văn viết không thông (mẹo) mà khả ái, có
những văn viết thông mà đọc rất chán. Điều đó, không dễ gì giảng cho hạng nông
cạn hiểu được.
Lấy lòng yêu hoa mà yêu mỹ nhân thì tất có
cái thú riêng; lấy lòng yêu mỹ nhân mà yêu hoa thì thêm cái thâm tình và thêm
lòng nâng niu thương tiếc.
Mỹ nhân hơn hoa ở chỗ biết nói; hoa hơn mỹ
nhân ở chỗ tỏa hương. Nếu không được cả hai thì bỏ hương mà lựa biết nói.
Thường hoa đẹp thì không thơm, cánh nhiều tầng thì không thành trái.
Gọi là mỹ nhân thì mặt đẹp như hoa, tiếng
nói như chim, tinh thần như trăng, vẻ như liễu, xương như ngọc, da như băng
tuyết, dáng như nước thu, lòng như thơ, ta không còn chỗ nào chê cả.
Trong thiên hạ không có sách thì thôi, có
thì phải đọc; không có rượu thì thôi, có thì phải uống; không có núi đẹp thì
thôi, có thì phải tới chơi; không có hoa có trăng thì thôi, có thì phải thưởng
ngoạn; không có tài tử giai nhân thì thôi, có thì phải mến yêu, thương tiếc.
Người đàn bà xấu không cho gương là thù
địch vì nó là vật vô tri, nếu gương mà hữu trí thì tất cả đã tan tành rồi.
Mua được một chậu hoa đẹp còn nâng niu
thương tiếc, huống là đối với một "đóa hoa biết nói".
Không có thơ rượu thì sơn thủy cũng vô
nghĩa; nếu không có đàn bà đẹp thì trăng hoa cũng vô ích. Tài tử mà lại đẹp,
giai nhân mà lại biết làm văn đều là không thọ được. Không phải chỉ vì Tạo vật
đố kị, mà còn vì hạng người đó không phải là bảo vật của một thời, mà là bảo
vật của cổ kim vạn đại, cho nên tạo hóa không muốn cho lưu lại lâu trên đời mà
hóa nhàm.
05/10/2022
03/10/2022
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và 2 ca khúc nổi tiếng
chuyenxua.vn
Hẳn nhiều người trong các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên
khi biết được thông tin này: Bài hát Về đây nghe em và Có phải em mùa Thu Hà Nội do nhạc sỹ Trần Quang Lộc sáng tác tại miền Nam trước năm 1975, dưới thời VNCH.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1949 tại Gio
Linh, Quảng Trị. Có nhiều nơi ghi năm sinh năm 1949 và bắt đầu sáng tác khi mới
17 tuổi.
Những bài hát nổi tiếng
nhất mà nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác trước năm 1975 là Về Đây Nghe Em (thơ A
Khuê), Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội (thơ Tô Như Châu), tuy nhiên 2 ca khúc này chỉ
thực sự trở thành hiện tượng và được nhiều người biết đến từ thập niên 1990.
Sau năm 1975, ông sáng tác nhiều thể loại, nhạc vàng
có Người Em Sầu Mộng (thơ Lưu Trọng Lư), nhạc quê hương có Áo Hoa (thơ Đỗ
Nguyên Kha), nhạc nhẹ có bài Còn Tiếng Hát Gửi Người (thơ Nguyễn Đình Toàn), Em
Theo Đoàn Lưu Dân (thơ Phạm Hòa Việt), Cho Tôi Lại Từ Đầu. Nhạc trẻ có Chợt
Nghe Em Hát…
Đồng cảm với thân phận các thiếu nữ vừa đi học, vừa đi làm, Trần Quang Lộc cảm thấy có những ray rứt trong cuộc sống, và nghĩ rằng một lúc nào đó, những cô gái này nên quay về với cuộc sống đời thường, với áo the và guốc mộc. Cùng thời điểm đó, bắt gặp bài thơ của thi sĩ A Khuê với ca từ rất đồng cảm, ông sáng tác Về Đây Nghe Em.
Bài hát này được ca sĩ Elvis Phương hát đầu tiên năm 1970 trong băng Shotguns.
Một bài hát nổi tiếng khác, được Trần Quang Lộc sáng
tác năm 1972 nhưng ai cũng tưởng là sau 1975, đó là bài Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội.
Vào mùa hè năm 1971, nhạc sĩ Trần Quang Lộc từ Sài
Gòn về Đà Nẵng nghỉ hè và có dịp giao lưu với nhóm thơ “Hàn Giang” tại Đà Nẵng.
Tại đây, nhà thơ Tô Như Châu đưa cho Trần Quang Lộc xem bài thơ viết về Hà Nội
mà ông vừa sáng tác. Dù chưa một lần bước chân đến Hà Nội, nhưng Tô Như Châu đã
viết một bài thơ dài đến 5 trang giấy, Trần Quang Lộc xem xong vừa ngỡ ngàng
vừa xúc động bởi bản thân ông cũng chưa từng đặt chân đến Hà Nội nhưng đã trót
yêu “người Hà Nội” qua những câu chuyện kể, những tác phẩm văn thơ, nhạc họa.
Trong niềm cảm hứng dạt dào, Trần Quang Lộc quyết
định mở lời với Tô Như Châu: “Bài thơ hay
quá. Anh để em phổ nhạc cho”.
Đem thơ về nhà, chỉ trong một đêm, nhạc sĩ đã hoàn
thành xong bài nhạc. Từ bài thơ dài đến 5 trang giấy của Tô Như Châu, Trần
Quang Lộc chắt lọc lại những ý thơ mà ông tâm đắc nhất, thả vào âm nhạc làm
thành một nhạc phẩm nồng nàn, quyến rũ, say đắm lòng người.
Ca khúc bị rơi vào quên lãng, chính tác giả cũng không còn nhớ đến, cho đến mãi năm 1994 thì được nhạc sĩ Đức Trí phát hiện ra. Năm đó, nhạc sĩ Đức Trí là người phụ trách thực hiện, hoà âm cho album “Chợt Nghe Em Hát” của Hồng Nhung.
Album này có 10 ca khúc hay nhất của hai nhạc sĩ
Trần Quang Lộc và Lã Văn Cường. Trong tập nhạc gồm 60 ca khúc của Trần Quang
Lộc, nhạc sĩ Đức Trí đã tỉ mẩn xem xét từng ca khúc một và phát hiện ra ca khúc
“bị lãng quên” này, dù đã được sáng tác hơn 20 năm trước đó nhưng có lời ca và
giai điệu tươi mới, nên đề nghị nhạc sĩ Trần Quang Lộc để Hồng Nhung trình diễn
lại và đưa vào album nhạc.
Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội cũng nhanh chóng trở thành
ca khúc hit, được nhiều nghệ sĩ trong nước lựa chọn biểu diễn như Thu Phương,
Mỹ Linh, Thanh Lam,.. và Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Ý Lan,… ở hải ngoại. Tuy nhiên,
thành công nhất trong số này phải kể đến giọng ca của nữ ca sĩ Thu Phương với
hàng loạt giải thưởng danh giá.