30/12/2023

Kinh Vãng Sinh

Vãng sinh quyết định chân ngôn hay Vãng sinh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chân ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sinh về Cực lạc.
Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sinh thời mạt pháp nên nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sinh về Tịnh độ:
Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sinh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sinh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng:
Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm sáu thời (*), mỗi thời tụng 21 biến.
Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng Chánh pháp. Thường được Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu.  Hiện đời an ổn, phước lạc. Khi trút hơi thở cuối cùng được tùy nguyện vãng sinh. Trì tụng đến ba chục ngàn biến liền thấy Phật ngay trước mặt”.
Xưa nay, phần lớn những hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ thường trì niệm thần chú Vãng sinh theo phiên âm tiếng Hán.
(*) Lục thời còn gọi là lục thì tức là sáu khoảng thời gian. 3 thời giờ ban ngày và 3 thời giờ vào ban đêm, hiệp thành sáu thời được phân định như sau: 
Ba thời giờ ban ngày là: 
- Sáng sớm hoặc gọi là sớm mai.
- Lúc mặt trời giữa trưa.
- Lúc mặt trời lặn.
Ba thời giờ ban đêm là: 
- Đầu hôm tức trời vừa tối.
- Nữa đêm (khoảng 12 giờ khuya trở lên).
- Cuối đêm (khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng).


29/12/2023

CÁC TRƯỜNG PHÁI BONSAI NỔI TIẾNG Ở TRUNG QUỐC

 St trên net


 Nghệ thuật trồng bonsai của Nhật Bản từ xưa vốn đã nổi tiếng toàn thế giới vì sự cầu kỳ, tinh tế. Tuy nhiên, bạn có biết rằng Bonsai thực chất bắt nguồn từ Trung Quốc không? Cùng ChineseRd tìm hiểu các trường phái Bonsai nổi tiếng tại Trung Quốc nhé!



Các trường phái Bonsai nổi tiếng tại Trung Quốc

Bonsai Trung Quốc là một “tên tuổi” khá lớn trong cộng đồng người chơi bonsai thế giới. Bên cạnh một số các đặc điểm tương đồng với bonsai Nhật Bản, bonsai Trung Quốc vẫn có những đặc trưng “dị biết” mang đậm nét dân tộc đặc thù.

Trường phái An Huy

Khu vực Huyện Hợp và Vân Nam của An Huy bốn mặt là núi vây quanh nên dân chúng ở đây thường trồng cây trên sườn núi để dùng cho Bonsai. Vì thế họ có kinh nghiệm phong phú về trồng trọt và tạo dáng. Hình thành một phong cách nghệ thuật độc đáo, trở thành một phái gọi là phái An Huy.

Chậu cảnh phái An Huy có đặc điểm là màu xanh độc đáo. Cái độc đáo của nó là thân cây tạo dáng rất tinh xảo, đối xứng nhau.

Trường phái An Huy

Bonsai An Huy tạo dáng đều bắt đầu từ cây non, rồi dùng gậy cắm vào đất làm vật chống cây giúp tạo dáng. Mỗi năm tiến hành một lần, chủ yếu là uốn cong hình thể cành lớn. Còn cành nhỏ thì không phải gia công. Một chậu cảnh từ lúc đánh rễ cho đến khi định hình thường phải trải qua 10 năm.

Ngoài tạo dáng kiểu quy tắc ra, Bonsai An Huy cũng có các loại cây cảnh dạng tự nhiên. Thân cây hơi cong còn các cành đều dùng phương pháp tạo dáng cắt tỉa để mô phỏng hình dáng cây thiên nhiên.

Trường phái Thượng Hải

Trường phái Bonsai Thượng Hải có nhiều hình thức phong phú. Có loại chăm sóc từ lúc nhỏ, cũng có loại đào trên núi mang về chăm sóc. Tạo dáng đều dùng phương pháp “Bó thô cắt nhỏ”.

Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính. Sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Sau khi thành hình các nhánh cây sẽ uốn cong tự nhiên, đường nét sáng sủa. Các lá cây sẽ phân bổ từng ô, hình thành tự nhiên.

Trường phái Thượng Hải

Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như thần sắc, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Phái Bonsai Thượng Hải thường thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, biến hóa phong phú như vẽ trong tranh.

Trường phái Dương Châu

Chậu cảnh Bonsai Dương Châu, phần lớn là phỏng theo hình ảnh những ngọn núi cao trùng điệp. Có đặc điểm dùng kỹ thuật “quấn” để tạo dáng. Do đó phải gia công từ lúc còn non.

Trường phái Dương Châu

Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu gọi là điểm thạch. Lấy sỏi đá so sánh với thực vật làm cho cây có khí thế ngút trời. Đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên.

Bonsai Dương Châu còn 1 loại đặc biệt là kiểu Thủy hạn, nghĩa là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên rất được ưa chuộng.

Cùng với loại này còn có loại “Hạn bồn thủy ý” dùng đá cuội nhỏ để thay cho nước chảy. Tuy không trữ nước song có cảm giác như nước chảy.

Trường phái Tô Châu

Các nghệ nhân Tô Châu thường chọn dùng các chậu cây theo phong cách cổ xưa tao nhã, mang ý vị sinh động, tình cảnh hòa quyện với nhau. Thường chọn dùng các loại chậu từ đất sét, trang trí với các loại đá như anh thạch, đá Thái Hồ v.v. dùng để tạo núi đá.

Trường phái Tô Châu

Các nghệ nhân thường đào các cây cổ ở núi, rồi ghép thêm cành vào, dùng phương pháp chỉnh hình “quấn thô cắt nhỏ” hình thành. Toàn bộ lấy quấn làm chính và cần tới hơn 10 năm thì quá trình gia công mới hoàn thành.

Gần đây, chậu cảnh phái Tô Châu đã phá vỡ phương pháp truyền thống lấy thiên nhiên làm đẹp, phản đối tạo dáng mềm mại, dùng quấn là chính trở thành dùng cắt là chính, lấy quấn làm cơ bản.

Trường phái Tứ Xuyên

Chậu cây Bonsai ở khu vực Tứ Xuyên chú trọng đến phong cách cổ xưa. Gốc cây trông rất đơn giản, nhưng yêu cầu kỹ thuật của người nghệ nhân rất cao.

Trường phái Tứ Xuyên

Khi cây còn nhỏ, thân và cành phải uốn cong theo nhiều cách khác nhau. Chú trọng cấu trúc không gian lập thể. Phong cách này sử dụng kỹ thuật buộc dây quấn rồi uốn cong các cành cây thành các vòng xoắn tạo nên những nhịp điệu độc đáo. Phối hợp với các bộ núi nhỏ và đá. Đá thường dùng loại đá hoa văn rùa, đá vân mẫu, thạch nhũ,…

Trường phái Lĩnh Nam

Những nghệ nhân Bonsai dùng cảnh sắc “nhấp nhô chập chùng” để sáng tạo ra phương pháp tự hình “cắt tỉa”. Loại chỉnh hình này có tỉ lệ thích đáng giữa cành và lá, trên dưới đều nhau. Chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.

Trường phái Lĩnh Nam

Hình thức thường thấy của Bonsai Lĩnh Nam là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm rạp.

Các trường phái Bonsai tại Trung Quốc vô cùng đa dạng và phong phú, muôn hình muôn vẻ khác nhau. Bạn còn biết các trường phái Bonsai nào khác không?

28/12/2023

Tác dụng tốt đối với sức khoẻ của rau Kinh giới

Tập hợp trên net



Kinh giới, còn có tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, khương giới hoặc bạch tô là loại rau thơm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình, nhất là ăn món đậu phụ hay thịt luộc... mà thiếu nó thì thật kém thú vị. Loại rau này cũng mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ.

Sau đây là những điều tôi muốn các bạn nhận thấy những công dụng của rau kinh giới nếu thường xuyên ăn rau kinh giới.

Tổng quan về cây rau kinh giới

Kinh giới là cây rau gia vị rất phổ biến ở Việt Nam. Rau kinh giới là món ăn kèm không thể thiếu với nhiều người khi ăn các món bún riêu, bún ốc, bún đậu mắm tôm, thịt luộc hay phở cuốn… Bên cạnh đó, kinh giới cũng là cây thuốc được trồng phổ biến ở khắp nơi bởi sự hữu ích của nó trong điều trị bệnh.

Kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế (phổi) và can (gan), tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn (hết lạnh), khu phong (loại trừ gió), chỉ ngứa (làm giảm ngứa), tán ứ (làm tan ứ), phá kết. Khi sao đen, kinh giới có tác dụng chỉ huyết (cầm máu).

Trong y học cổ truyền, kinh giới được dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, lở ngứa, mụn nhọt. Kinh giới sao đen có thể chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu.

Kinh giới còn dùng để chữa trúng phong, hàm răng cắn chặt, tay chân cứng đờ ở phụ nữ sau khi đẻ với liều dùng là từ 6 đến 16g dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc bột.

Ở Nhật Bản, tinh dầu kinh giới còn được dùng làm thuốc hạ nhiệt và lợi tiều.

Rau kinh giới rất tốt cho sức khoẻ

Chữa cảm cúm

Cây kinh giới chứa hợp chất carvacrol và thymol có thể tiêu diệt tác nhân gây nên bệnh cúm. Cũng vì điều này mà loại cây này thường được dùng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng cúm như cảm lạnh, sốt, đau nhức cơ thể.

Nếu phát hiện triệu chứng cảm cúm, bạn có thể nấu cháo trắng và kinh giới, thêm chút hành lá rồi ăn lúc nóng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Không những thế, kinh giới còn giúp thông họng và mũi do dị ứng hoặc cảm cúm. Trong trường hợp này, có thể dùng tinh dầu kinh giới nhỏ vào bát nước nóng rồi hít hơi nước bốc lên để xông mũi.

Tốt cho tim mạch

Kali trong kinh giới có tác dụng kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa từ kinh giới còn phòng ngừa yếu tố gây ra bệnh tim là stress oxy hóa.

Hỗ trợ tiêu diệt ký sinh trùng gây hại cho đường ruột

Carvacrol và Thymol trong cây kinh giới có thể tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây hại cho đường ruột như sán, giun để bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp làm dịu triệu chứng khó tiêu và đau do rối loạn dạ dày. Đối với phụ nữ, loại rau gia vị này còn giúp xoa dịu cơn đau bụng trong kỳ kinh.

Cải thiện giấc ngủ

Flavonoid trong kinh giới có thể kháng viêm, an thần nên giảm stress, căng thẳng hiệu quả và cải thiện chứng đau nửa đầu, mang lại giấc ngủ chất lượng hơn.

Phòng ngừa lão hóa

Rosmarinic là chất trong rau kinh giới có tác dụng chống oxy hóa tương đối mạnh mẽ, nhờ đó mà nó đẩy lùi và phòng ngừa các dấu hiệu lão hóa, mang lại sức sống cho làn da.

Làm sạch đường hô hấp

Flavonoid, carvacrol và tecpen ở cây kinh giới có tác dụng tan đờm, trị ho, tống đờm ra khỏi phổi và phòng ngừa ung thư phổi.

Không những thế, các chất này còn giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang nên rất tốt đối với đường hô hấp.

Giảm viêm

Khi cơ thể bị tổn thương hay mắc một bệnh lý nào đó có thể xuất hiện phản ứng miễn dịch bình thường là tình trạng viêm nhiễm.

Điều đáng nói là viêm mãn tính dễ tác động tới sự tiến triển của một số bệnh như: tim, bệnh tự miễn, tiểu đường. Kinh giới giàu chất chống oxy hóa nên sẽ giảm được tình trạng viêm và trung hòa gốc tự do.

Điều trị mụn nhọt

Đối với việc hỗ trợ điều trị mụn nhọt, kinh giới có tác dụng rất tốt nếu được dùng ngay thời điểm chúng mới khởi phát. Cách trị mụn nhọt đơn giản là dùng rau kinh giới tươi đã được nghiền nát vắt lấy nước thoa trực tiếp lên nốt mụn sau đó đợi cho khô thì rửa sạch.

Rau kinh giới kỵ thịt gà, cá nóc, cua biển, thịt cừu, lừa, ngựa, bò ...và những người hoả vượng âm hư.

Trên đây là những lợi ích mà cơ thể bạn sẽ nhận được nếu thường xuyên ăn rau kinh giới. Nếu bạn không thuộc nhóm những người cần kiêng kỵ thì hãy thường xuyên bổ sung rau kinh giới vào chế độ ăn uống của mình nhé.


27/12/2023

Ảnh tỉnh Thái Bình những năm 20 tk trước

St trên net


Cùng xem những hình ảnh sinh động về cảnh quan và cuộc sống ở tỉnh Thái Bình thập niên 1920 được ghi nhận qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp.

Cầu Bo ở Thái Bình thập niên 1920.

Toàn cảnh cầu Bo nhìn từ sông Trà Lý.

Khung cảnh đường phố ở thị xã Thái Bình năm 1928.

Dinh Công sứ tỉnh Thái Bình, 1928.

Một góc nhìn khác về Dinh Công sứ. Khu vực này ngày nay là Tỉnh ủy Thái Bình.

Khung cảnh tại một bến sông ở Thái Bình, 1928.

Đền Đồng Xâm, ngôi đền cổ nổi tiếng ở Thái Bình, thập niên 1920.

Hoàng hôn trên cánh đồng ở An Vệ, tổng Quỳnh Côi, phủ Thái Ninh, nay là huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, 1928.

Chùa làng Niêm Hạ, tổng Xuân Vũ, phủ Kiến Xương, nay thuộc huyện Kiến Xương.

Những cây cổ thụ bên cánh đồng làng Niêm Hạ.

Các hương chức làng Niêm Hạ, 1928.

Cổng làng Luật Trung, nay là thôn Luật Trung, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương. Cạnh cổng làng có một quán nước, các thợ rèn dạo hành nghề bên gốc cây gần đó.

Những hình ảnh tư liệu quý về Thái Bình thập niên 1920

Các thành viên của một gia đình giàu có ở làng Luật Trung, 1928.

Người cầm loa và các nhạc công bên ngoài cổng dinh quan phủ ở làng Đông Trung, phủ Kiến Xương, nay thuộc hai xã Vũ Quý và Vũ Trung, huyện Kiến Xương.

Người làng Thượng Liệt, nay thuộc xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, trình diễn múa nhân dịp quan Công sứ và Tổng đốc tỉnh viếng thăm.

Các nữ vũ công ở làng Thượng Liệt.

Tòa Hội đồng làng Bộ La, một làng nghề dệt lụa nổi tiếng, nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Cảnh phơi chiếu tại một xưởng làm chiếu. Có lẽ bức ảnh được chụp ở làng Hải Triều (làng Hới), huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với sản phẩm chiếu Hới.

Trại phong Văn Môn ở Thái Bình. Cơ sở này được thành lập năm 1900, nay là Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn (xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Phát thuốc cho bệnh nhân ở trại phong Văn Môn.

Một số bệnh nhân ở trại phong Văn Môn.

Các viên quan thực hiện nghi lễ tại một ngôi chùa ở Thái Bình.

Những người tham gia buỗi lễ mặc trang phục cầu kỳ, mang theo nhiều vật phẩm khác nhau.

Người dân đan cót tre bên bờ sông.

Các nông dân mặc trang phục chiến bình, cầm trong tay 8 loại binh khí (Bát bửu), đứng ở cây cầu bằng đá khi tham gia một lễ hội địa phương.

Cuộc họp mặt trong phòng khách xa hoa của một viên quan địa phương.

Các quý ông chơi tổ tôm trong một dinh thự được trang hoàng lộng lẫy.

Trong một xưởng thêu gia đình ở Thái Bình.

Hai cậu bé đan lạt tre tại một cơ sở sản xuất bàn ghế mây.

Người thợ đang hoàn thiện một chiếc ghế mây.

Người phụ nữ quan sát cậu bé quay xa kéo sợi tơ tằm.

Các thiếu nữ Thái Bình cần mẫn kéo sợi.

Dệt lụa tơ tằm bằng khung cửi ở Thái Bình xưa.

17/12/2023

Tác dụng của đậu bắp

 


Khát Vọng

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn 



Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

 




13/12/2023

Cốt yếu của Phật Pháp

 Thiền sư Ô Sào


  

Chư ác mạc tác, 

Chúng thiện phụng hành, 

Tự tịnh kỳ ý, 

Thị chư Phật giáo.


Tránh làm các điều ác

Năng làm các điều lành

Điều phục tâm ý mình

Đó là lời Phật dạy.

Đứa trẻ lên ba cũng biết nhưng ông già tám mươi chưa chắc đã làm xong…

Phật dạy chúng ta không chỉ tránh sát sinh mà còn phải cứu mạng chúng sinh, xuất phát từ tâm từ bi thương yêu muôn loài. Chúng ta không những không trộm cắp mà còn bố thí, chia sẻ yêu thương, giúp đỡ chúng sinh không phân biệt thân sơ, sang hèn.

08/12/2023

Chiều mưa biên giới

 st trên net



Chiều mưa biên giới anh đi về đâu Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu Kìa rừng chiều âm u rét mướt Chờ người về vui trong giá buốt Người về bơ vơ Tình anh theo đám mây trôi chiều Hoang Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn Cờ về chiều tung bay phất phới Gợi lòng này thường thương nhớ nhớ Bầu trời xanh lơi Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng Người tìm về trong hơi áo ẩm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương thanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi Đêm đêm chiếc bóng bên trời Vầng trăng xẻ đôi Vẫn in hình bóng một người Xa xôi cánh chim tung trời Một vùng mây nước Cho lòng ai thương nhớ ai Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng Người tìm về trong hơi áo ấm Gợi niềm xa xăm Người đi khu chiến thương người hậu phương Thương màu áo gởi ra sa trường Lòng trần còn tơ vương thanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi Lòng trần còn tơ vương khanh tướng Thì đường trần mưa bay gió cuốn Còn nhiều anh ơi




06/12/2023

Lòng biết ơn

 st trên net



Một thanh niên học tập xuất sắc đến xin ứng tuyển vào một chức vụ quản lý ở một công ty lớn.

Anh ta qua được vòng phỏng vấn thứ nhất; vào vòng 2 giám đốc công ty sẽ phỏng vấn anh ta và là người quyết định.

Qua lý lịch của người thanh niên, vị giám đốc biết được thành tích học tập ưu tú của anh ta, từ bậc trung học đến sau đại học, chưa từng có một năm nào kết quả không đạt xuất sắc.

Người giám đốc hỏi:

- Khi đi học ở trường, cậu có được học bổng nào không?

Cậu thanh niên trả lời không

Ông ta hỏi tiếp: “Vậy là cha của cậu trả học phí cho cậu phải không?”

Cậu ta đáp: “Cha tôi mất năm tôi mới lên một; chính mẹ tôi là người trang trải tiền học cho tôi.”

- Mẹ cậu làm việc ở đâu?

- Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo.

Ông ta bảo cậu cho ông xem tay của cậu. Chàng thanh niên đưa ra 2 bàn tay trắng trẻo mịn màng.

Người giám đốc lại hỏi : “ Cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo không?

Cậu ta trả lời : “ Không thưa ông, Mẹ tôi chỉ muốn tôi đọc nhiều sách và lo học. Với lại mẹ tôi có thể giặt đồ nhanh hơn tôi

- Tôi có 1 yêu cầu. Hôm nay cậu đi về gặp mẹ và rửa tay cho bà , sáng mai quay lại đây gặp tôi.

Người thanh niên thấy có nhiều khả năng được tuyển dụng nên về đến nhà cậu vui vẻ bảo mẹ để cậu rửa tay cho bà. Bà mẹ tuy thấy đề nghị của con rất lạ kỳ nhưng bà cảm động và hạnh phúc để cho con trai rửa tay cho mình.

Trong khi cậu chậm rãi rửa 2 bàn tay của mẹ, nước mắt cậu tuôn ra. Đó là lần đầu tiên trong đời cậu nhận thấy đôi bàn tay của mẹ đầy những vết nhăn, vết sẹo thâm đen. Một số chỗ bầm tím mới khiến bà đau và rùng mình khi cậu rửa tay của bà trong nước.

Đó cũng chính là lần đầu trong đời cậu nhận ra chính dôi tay của mẹ đã giặt bao nhiêu là đống quần áo để có tiền đóng học phí cho mình. Những vết sẹo, chỗ bầm trên hai bàn tay mẹ, những nỗi nhọc nhằn, vất vả là cái giá mẹ phải trả cho cậu được học hành xuất sắc, tốt nghiệp ra trường và cả tương lai của cậu.

Sau khi rửa tay cho mẹ, cậu lặng lẽ giặt hết đống quần áo còn lại.

Đêm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu.

Sáng hôm sau, cậu thanh niên trở lại văn phòng của vị giám đốc.

Người giám đốc thấy đôi mắt rướm lệ của cậu đã hỏi:

- Cậu nói xem ngày hôm qua ở nhà cậu đã làm gì và học được điều gì?

Cậu trả lời :

- Tôi đã rửa tay cho mẹ và đã giặt nốt số quần áo còn lại

- Hãy cho tôi biết cảm tưởng của cậu

- Một là, bây giờ tôi đã hiểu thế nào là biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi dã không được học hành như hôm nay. Hai là, nhờ cùng làm việc giúp mẹ, đến bây giờ tôi mới biết làm được một việc gì đều gian khó, vất vả. Ba là tôi đã nhận biết giá trị và tầm quan trọng của quan hệ trong gia đình, với người thân.

Người giám đốc nói: Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý của tôi phải có. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn người khác giúp đỡ, một người thấu hiểu những chịu đựng hy sinh của người khác để hoàn thành công việc, và một người sẽ không xem tiền là mục tiêu duy nhất trong đời. Cậu đã trúng tuyển vào chức vụ này.

Sau này, chàng thanh niên làm việc rất miệt mài và được cấp dưới kính trọng. Nhân viên của cậu cũng làm việc cần mẫn và là một nhóm đoàn kết tốt. Công việc kinh doanh của công ty tiến triển rất tốt.

Một đứa trẻ quen được che chở và nhận được mọi thứ nó muốn, sẽ phát triển tính cách “muốn là được”, sẽ thành đứa trẻ ích kỷ xem mình là số 1, và không đếm xỉa gì đến nỗ lực của cha mẹ.

Khi lớn lên đi làm việc, người này sẽ cho rằng ai cũng phải nghe theo lời mình. Khi thành quản lý, anh ta sẽ chẳng bao giờ biết được những cố gắng, vất vả của nhân viên và sẽ luôn đổ lỗi cho người khác. Với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể một thời thành đạt, nhưng cuối cùng vẫn không thấy hài lòng, thỏa mãn. Họ sẽ càu nhàu, trong lòng luôn bực bội, tức tối và lao vào chiến đấu tranh giành để có nhiều hơn. Nếu chúng ta là những bố mẹ luôn bao bọc con mình, liệu chúng ta có đang thực sự thể hiện yêu thương con đúng cách, hay là ta đang làm hại con cái?

Bạn có thể cho con cái sống trong một ngôi nhà to, ăn ngon, học đàn piano, xem TV màn hình rộng. Nhưng khi bạn cắt cỏ, hãy để cho chúng cùng làm và trải nghiệm. Sau bữa ăn, cứ để chúng rửa bát với nhau. Làm như vậy không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bạn yêu thương con cái một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ có giàu đến đâu, một ngày kia cha mẹ cũng yếu già như mẹ của cậu thanh niên trong câu chuyện kể trên.

Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn, biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc. Con cái cũng phải biết trân quý, biết ơn những gì cha mẹ đã làm và yêu cha mẹ.

Chắc hẳn bạn đã chuyển tiếp câu chuyện này cho nhiều người khác và có lẽ bạn cũng đã nhận được thư chuyển tiếp từ nhiều người trong số đó, nhưng xin bạn cố gắng chuyển tiếp nữa đến càng nhiều người càng tốt. Biết đâu câu chuyện này có thể thay đổi số phận của ai đó.


28/11/2023

Tự cảm

 Chả phải là bi quan và mặc cảm hay bất mãn, lo âu vì thái độ của người thân của ta, nhưng cứ nghĩ và ám ảnh: Sống thọ để làm gì khi không có ích nhỉ?

Đã sống đủ lâu để hưởng vị cuộc đời - bây giờ hưu thấy thừa, mà lại bận tâm suy ngẫm nên nản.

Tuổi tác vẫn biết là con số thôi, nhưng sống lâu mà chả làm gì cho đời, chật đất, tốn cơm thì có nghĩa chi?

Chứ sống dài rồi lại khổ mình, khổ người đâu hay vì đằng nào chả thế, 100 năm thọ mà chi?

Âu là đi sớm hòng còn chút tiền còm để lại có lẽ tốt hơn mà lại được chút ít nhớ thương ấy chứ?

Mọi thứ chỉ là bụi mà thôi.