25/07/2024

Phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ cắt cơn cao huyết áp

 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TP.HCM

Động tác trong bài tập Dịch cân kinh

Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do khí huyết dồn lên hệ tuần hoàn trên, trong đó có não.

Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho huyết khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ chạy xuống phía dưới hệ tuần hoàn dưới và tỏa ra lớp da ngoại biên của cơ thể. Nghĩa là mở đường cho máu đang dồn lên não, chạy đi nơi khác như về các bắp thịt lưng, ngực, bụng, chân, tay… để tránh vỡ mạch máu não.

Có những phương cách đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện để hạ huyết áp, hoặc người thân có thể làm để hạn chế phần nào những tác hại của nó, có thể ngăn chặn những diễn biến xấu hơn như tai biến mạch máu não trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Vuốt hai vành tai

Vành tai có những huyệt, điểm phản xạ tương ứng với cột sống, nội tạng như gan, phổi, tim, tuỵ tạng, lách, bao tử… Vuốt vành tai cũng là kích thích các huyệt này tác động vào cột sống và nội tạng làm điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở hệ kinh bàng quang, phân bố dọc hai bên sống lưng.

Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới ít nhất 20 lần. Nhờ người dùng bàn tay vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến thắt lưng sẽ tăng thêm tác dụng.

Vuốt dọc hai bên mũi

Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ khoảng 20 lần. Kích thích huyệt ấn đường ở giữa hai đầu chân mày, có tác dụng phóng thích chất endorphine nội sinh làm an thần, hạ huyết áp.

Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh, là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần dưới, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch máu não.

Vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc mai ít nhất 10 lần.

Vùng chân mày có những điểm phản xạ tương ứng hai cánh tay, động tác này ngoài việc giải tỏa xung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh và bàn tay, giúp nhẹ áp lực ở đầu.

Xoa bóp

Làm ấm lưng, ngực, tay, chân để làm giãn các mạch máu nơi này ra, giúp phân tán máu đang dồn lên đầu chảy về các nơi khác cũng giảm được tai biến mạch máu não, giảm huyết áp não.

Tập dịch cân kinh

Là tạo lực ly tâm và giúp cơ bắp hoạt động bằng cách đánh tay theo hướng trước-sau. Động tác này trợ giúp cho máu lưu thông tốt, làm huyết áp giảm 10mmHg sau khi tập ít nhất 800 lần đánh tay.

Ngồi hoặc nằm thư giãn

Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuống thư giãn hít thở điều hòa, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì ý ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí huyết đang dồn lên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí.

Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.

Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ... người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 6 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

Ngoài việc áp dụng để hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.

 


24/07/2024

Vài nét về gốm sứ cổ

Theo truyền thống gia đình, mình cũng là người ham mê đồ cổ như tranh vẽ, văn thơ, vũ khí, tiền cổ,... trong đó quan tâm nhiều nhất là gốm sứ Tàu. 

Cũng chịu khó tìm hiểu, thưởng lãm, sưu tầm (một ít thôi, do kinh tế chưa phù hợp), còn có đồ gia truyền nên cũng có chút hiểu biết về gốm sứ.

Nói thật với các bạn, để biết và hiểu gốm sứ Tàu, có nhẽ chỉ có các bậc tựa ông Vương Hồng Sển mới có thành tựu chứ bây giờ mấy ai dám vỗ ngực.

Danh từ “ceramics” nghĩa là gốm sứ, xuất phát từ chữ “keramos” tiếng Hy Lạp nghĩa là “vật nung”. Ngày nay ở thủ đô Athens, Hy Lạp vẫn còn một khu phố tên là Kerameikos, nơi ngày xưa người ta sản xuất đồ gốm. Kỹ thuật làm đồ gốm Hy Lạp và Etruria được người La Mã tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ.

Gốm được cho là xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, tuy nhiên cũng có nguồn thông tin cho rằng đồ gốm đầu tiên được con người tạo ra cách đây khoảng 28.000 năm trước công nguyên trong thời kỳ đồ đá cũ, là tượng một người phụ nữ tên là thần vệ nữ của Dolní Věstonice ở gần Brno thuộc Cộng hòa Séc.


Gốm thì được làm từ đất sét, có độ kết dính và dẻo cao. Khả năng thấm hút nước yếu, khi đánh vào phát ra âm thanh rè rè. 

Sứ thì được làm từ đất sét, fenspar và thạnh anh. Không hút nước, chống ăn mòn và có kết cấu cứng, chắc, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh giòn.

Ở Trung quốc, thời kỳ đồ đá, đã có đồ gốm sơ thô và đồ gốm đen đơn giản.

Đến thời nhà Thương (tk XVI TCN – XI TCN), đồ gốm tráng men và gốm tráng men cứng bắt đầu xuất hiện với những đặc tính cơ bản của đồ sứ.

Đến thời nhà Ngụy và Tấn (220 – 429 sau CN), Trung Quốc đã hoàn thành phát minh quan trọng là dùng lửa nhiệt độ cao để làm ra đồ sứ rắn.

Vào thời nhà Đường (618 – 907), công nghệ sản xuất gốm sứ và sáng tạo nghệ thuật gốm sứ đã đạt đến trình độ rất cao.

Vào thời nhà Minh và Thanh (1368 – 1911), công nghệ gốm sứ tráng men đều vượt trội hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Thời Tống có 5 loại sứ “ Nhữ, Quân, Quan, Ca, Định” nổi tiếng và ảnh hưởng nhất định đến các dòng sứ sau này như sứ Cảnh Đức, Giang Tây...

Đồ gốm sứ Trung Quốc nổi bật do có chất lượng tốt. Tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú và độc đáo.

Đồ gốm sứ Trung Quốc cũng vô cùng nổi tiếng với gốm sứ trắng, dòng sứ tưởng chừng như dễ nhưng lại khó đẹp và đạt chất lượng nhất. Cần phải đạt tới tiêu chí “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông”.

Trung Quốc nổi tiếng với 4 loại gốm sứ trứ danh: Sứ thanh hoa, Sứ linh lung. Sứ men hồng (hồng nhung và hồng sậm) và Sứ men màu (đỏ, xanh, lam, vàng và đen).

Bôi uống rượu huynh đệ Mai Tử – Long Tuyền , sứ Thanh hoa màu ngọc bích
Sắc màu sứ Thanh hoa thời Nam Tống

Bát sứ Linh lung Cảnh Đức trấn
Lọ sứ Lung linh
Nai thuý hồng - sứ men hồng

Bình Mai men ngọc đời Đường
Nậm rượu sứ đời Càn Long
Bát sứ thời Minh
Chậu sứ đời Ung Chính


Ấm sứ tứ phương đời Thanh
Ấm sứ cổ mất nắp có giá tương đương 18 tỷ VND
"Bảo nguyệt bình" của vua Càn Long
Bát vẽ chim yến
v.v. 
Nhưng nói chung, về mặt giá cả, những thứ minh hoạ ở trên đều cao ngất ngưởng mà đa số nhà sưu tầm không với tới được.

Như trên mình đã nói, để hiểu về gốm sứ Tàu cổ ta phải chịu khó tham quan các bảo tàng, các triển lãm, các bộ sưu tập đồ cổ, các chợ...; được mạnh dạn tiếp xúc nhiều món cổ vật, kể cả đồ giả; phải vô cùng kiên trì tìm hiểu, ví dụ như các đường dẫn sau tạm để các bạn tham khảo. Còn thực tế, khó hơn nhiều lắm...:

   https://covattinhhoa.vn/news/detail/1203/dac-trung-cua-5-loai-su-nha-tong-va-phuong-phap-giam-dinh.cvth

https://nghethuatxua.com/hieu-de-tren-do-su-ky-kieu/

https://nguyenhadesign.wordpress.com/2024/03/23/van-tu-de-khoan-tren-vai-mon-su-co/

- ...

Gốm Việt Nam có một lịch sử lâu đời trải dài từ vài nghìn năm trước đây, bao gồm một thời gian dài trước thời kỳ Bắc thuộc thông qua các chứng cứ khảo cổ học.

Ở Việt Nam mình, ngoài gốm, sứ thì còn có đồ sành (dù không phải chỉ riêng ta có và phát minh ra nhưng hay nói đến: sành sứ) vì nó được sử dụng nhiều, phổ biến trong dân gian cách đây chưa xa như các đồ gia dụng như chum, vại, chậu... và trang trí cùng đồ sứ trong các công trình kiến trúc như chùa, điện, phủ...

Nhiều đồ gốm sành sứ Việt Nam trong và sau thời kỳ Bắc thuộc bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật, kiểu dáng gốm TQ nhưng nguyên liệu chế tạo xương và men của đồ gốm thời kỳ này được khai thác tại chỗ; nhiều loại hình nồi, vò, vẫn giữ được nguyên dáng của truyền thống gốm Đông Sơn trước đó. 

Do vậy, gốm Việt Nam giai đoạn 10 thế kỷ sau CN, các nhà nghiên cứu quốc tế đã thừa nhận rằng, họ không nhìn thấy sự giống nhau giữa gốm thời Đông Hán ở Trung Nguyên với gốm Việt. Đây quả là sự tài tình của cha ông ta, vừa giữ gìn bản sắc, vừa lựa chọn tiếp thu kỹ thuật bên ngoài, để tạo nên nền móng vững chắc cho kỹ thuật gốm men truyền thống VN. Người Việt còn thêm vào những nét đặc sắc đến từ các nền văn hóa khác như là Kh'me, Ấn Độ và Chăm Pa...

Ở VN mình có các làng gốm truyền thống như Kim Lan, Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Phước Tích, Bạch Liên, Gia Thuỷ, Bàu Trúc, Chu Đậu, Biên Hoà...

Nhưng do mình ham thích đồ sứ Tàu nên không có nhiều kiến thức về đồ Việt Nam ta, thành ra cũng chả dám bi bô.

 

Vò gốm, thế kỷ 5 - 6 của VN
Liễn và ấm men trắng, thế kỷ 11 - 13 của VN

Ấm men trắng, thế kỷ 12 - 13 của VN

Bát men lục, thế kỷ 13 - 14của VN

Ấm men nâu, thế kỷ 13 - 14 của VN

Lư hương gốm men lam xám, thế kỷ 16 của VN
Cổng đồng ở hai đầu cầu Trung Đạo trong Hoàng thành Huế được trang trí bằng các ô Pháp lam.
Đồ sứ sử dụng kỹ nghệ Pháp lam thời Nguyễn đang được trưng bày trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Ảnh minh hoạ là mình nhặt từ nhiều nguồn của các viện bảo tàng, các cuộc triển lãm, đấu giá... đăng trên net.

21/07/2024

THÌ THÔI

 Nhặt trên net, không rõ tác giả


ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI, MUỐN THANH THẢN HÃY HỌC CÁCH NÓI HAI CHỮ: "THÌ THÔI"

Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi còn sống từng có một từ cửa miệng, đó là: “Thôi kệ!”. Ai làm gì, nói gì không thuận tai, ai xấu, ai ác, ai làm mình buồn, ông đều tóm lại bằng câu: “Thôi kệ. Cuộc đời có bao lâu”.

Có lẽ bởi vì kiếp người ngắn ngủi, ta chẳng nên cố chấp điều gì nơi quán trọ trần gian...

Kiếp người sinh ra ngắn ngủi, “Có bao nhiêu ba vạn sáu nghìn ngày. Như chiêm bao, như bóng ảnh, như gang tay”, ấy là ông Cao Bá Quát khi xưa đã nói thế.

Trong ba vạn sáu nghìn ngày ấy, kỳ thực quỹ thời gian dành cho chính mình trầm ngâm, lắng đọng chẳng là bao. Nào tất bật những cơm áo gạo tiền, nào lo toan gia đình cùng con cái. Ngày cuối tuần có bao việc hiếu hỷ, lúc đêm về còn lo nghĩ buổi chợ sớm mai.

Thật ra…

Mọi chuyện dù lớn dù nhỏ, dẫu vui hay buồn, 10 năm sau nhìn lại cũng chỉ là một câu chuyện mà thôi.

Người gặp gỡ dù chân tình hay giả dối, dù yêu thương hay lợi dụng, 10 năm sau nhìn lại cũng chỉ là một cái tên mà thôi.

Gia cảnh dẫu nghèo hèn hay giàu có, công việc dẫu hiển vinh hay tầm thường, khi về già nhìn lại cũng chỉ là cơm ăn ngày ba bữa mà thôi.

Con cái dù ngoan hiền hay bất hiếu, lúc nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ còn là duyên phận đã qua mà thôi.

Thế nên:

Cầu mà không đắc, hi vọng rồi thất vọng, nỗ lực rồi công cốc, gặp những chuyện không như ý toại lòng: “Thì thôi…”

Làm gì có ai trong đời toàn gặp chuyện tốt lành? “Vạn sự như ý” chỉ là lời chúc vĩnh viễn không thành sự thật. Nghịch cảnh thực ra là món quà, trong nghịch cảnh mới luyện nên vàng kim chói sáng.

Yêu người mà chẳng được người đáp lại, “thì thôi…” Không có duyên thì chẳng thể cưỡng cầu, duyên đến duyên đi thảy đều là phúc.

Thực lòng đối đãi mà vẫn bị hiểu lầm, bị oán trách mắng mỏ, “thì thôi…” Nào có ai có trách nhiệm phải tốt bụng với ta? Ta lương thiện là bản tính Trời sinh, ác duyên ấy coi như là hoá giải.

Nỗ lực làm việc, mà công chẳng thành, danh chẳng toại, “thì thôi…” Nếu là một công việc lương thiện, có ích, chỉ cần có cơm ăn áo mặc là được rồi. Đâu phải ai sinh ra trên đời cũng để thành tỷ phú với minh tinh?

Lao tâm khổ tứ nuôi nấng dạy bảo con cái, mà chúng chẳng chịu vâng lời, “thì thôi…” Cha mẹ đã tận tâm mà con chẳng tận hiếu, âu cũng là trả nợ cho nhau.

Có lẽ bởi vì kiếp người ngắn ngủi, ta chẳng nên cố chấp điều gì nơi quán trọ trần gian. Có lẽ chăng mỗi chúng ta nên nhìn vào trong, lắng đọng, tìm cho riêng mình “Một cõi đi về”:

“Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa

Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”


19/07/2024

Xuất xứ từ Nhật Bản, chữ Hán nhưng chỉ người Việt biết chơi bài Tổ Tôm

 st trên net


Các nhân vật trong bộ bài Tổ Tôm mặc Kimono mang đặc trưng Nhật Bản. Nhưng người Nhật hoàn toàn không biết đến trò chơi này.



Tổ tôm, hay theo Hán Việt tụ tam bài (聚三牌), là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt. Về tên gọi, có nguồn cho rằng "tổ tôm" là đọc trại âm "Tụ tam". "Tụ tam" theo từ nguyên là "góp ba thứ lại", tức ba hàng Văn, Vạn và Sách của bộ bài.


Hình vẽ trên mỗi quân bài lại mang phong cách tranh mộc bản (木本 mokuhan) của Nhật Bản nên có người đặt câu hỏi phải chăng tổ tôm xuất phát từ Nhật. Nguyên nhân có lẽ chỉ là do dưới thời Pháp thuộc, công ty A.Camoin & Cie của Pháp đã cho phát hành bộ bài tổ tôm với những hình trang trí lấy cảm hứng từ mĩ thuật Nhật Bản.


Hình ảnh của bộ bài tổ tôm được giữ nguyên từ đó cho đến nay. Có nguồn thì lại phỏng đoán cho tổ tôm xuất phát từ Trung Hoa. Tuy nhiên cho đến nay rõ một điều là cả Nhật và Trung Hoa đều không dùng bộ bài này.


Những nhân vật trên quân bài đều trang phục như người Nhật thời Edo, tức trước cuộc cải cách của Nhật hoàng Minh Trị 1868.


Trong các quân bài thì 18 quân vẽ hình người đàn ông (có tám người chân quấn xà-cạp kyahan), bốn hình phụ nữ và bốn hình trẻ em. Ngoài ra có vài quân vẽ những vật khác nhưng đều là mô hình thông dụng trong ngành hội họa Nhật: cá chép, trái đào, vọng lâu, tàu thuyền.


Lá bài làm bằng bìa cứng, hẹp và dài, một mặt để trơn, mặt kia có hình và chữ. Bề ngang lá bài khoảng chiều ngang hai ngón tay. Bề dọc dài hơn ngón tay giữa.


Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (Trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là “majan” (Ma tước) không?


Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (Mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.


Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn “Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1″ do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.


Đưa cho một số người Nhật đọc thử một số nét chữ trên bộ bài Tổ Tôm, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài “nhất thang” (Chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (Bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.


Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai.


Cửa tiệm Mekong Center ở Nhật Bán thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (Thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc.

13/07/2024

Vài điều có ích trong cuộc sống

 st trên net


1. Nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó, hãy cố gắng nhìn từ phải sang trái. Bởi vì nếu bạn nhìn từ trái sang phải theo thói quen thông thường, mắt bạn sẽ tự động bỏ qua thứ gì đó. Hướng ngược lại mệt mỏi hơn, nhưng bạn có thể nhận thấy nhiều chi tiết hơn.

2. Nếu có 1 người nói liên tục không ngừng, bạn không thể nói chen vào nổi, hãy làm rơi một vật gì đó xuống dưới đất (chìa khóa, bút, vv…), khom lưng xuống nhặt sau đó bắt đầu nói. Như vậy bạn có thể gián đoạn đối phương mà không bị họ phát hiện.

3. Nếu có một người liên tục đến bàn làm việc của bạn làm phiền, bạn tiếp tục trò chuyện với họ, nhưng đồng thời đứng dậy cùng đi về phía bàn làm việc của họ. Họ sẽ “bị dẫn về” chỗ của mình mà không biết là mình đã về bằng cách nào.

4. Nếu bạn đột nhiên nghĩ về sự cố của N năm về trước và cảm giác vô cùng xấu hổ lúc đó, hãy dừng lại và nghĩ về 1 người đã chứng kiến chuyện năm đó. Bạn có nhớ được bất kỳ chuyện xấu hổ nào đã xảy ra với họ không? Có lẽ là không. Tương tự thôi, sẽ chẳng ai nhớ đến chuyện xấu hổ của bạn N năm về trước đâu.

5. Người ta sẽ nhớ đến bạn qua những gì bạn nói về người khác. Hiện tượng này được gọi là “sự chuyển vô thức”. Nếu bạn nói một người nào đó rất lương thiện, người khác sẽ liên tưởng đến bạn với những đức tính đó. Nếu bạn nói những điều không hay, người khác cũng sẽ liên kết những bình luận tiêu cực này lên bạn.

6. Nếu bạn cảm thấy có ai đó đang nhìn mình, bạn có thể nhìn vào đồng hồ trên tường. Nếu người đó đang nhìn bạn, họ cũng sẽ vô thức nhìn vào cái đồng hồ ấy.

7. Nếu có một người muốn làm bạn mất mặt trước rất nhiều người, hãy đối xử với người đó cực kỳ lịch sự. Họ sẽ tự thấy bản thân mình rất ngốc nghếch.

8. Nếu bạn bị mắng, hãy tiến đến gần người đang mắng bạn một chút. Lớn tiếng quát mắng một người ở gần mình sẽ khiến một người cảm thấy rất không thoải mái, nên lời nói của họ sẽ dịu hơn đi.

9. Bạn muốn tỏ ra thân thiện tự tin với người bạn vừa quen? Hãy tập cách ghi nhớ màu đồng tử mắt của họ. Tần suất bạn và họ giao lưu bằng mắt sẽ tăng lên đồng thời khiến bạn tự tin và thân thiện.

10. Nếu bạn cảm thấy hồi hộp lo lắng, hãy nhấm nháp một ít đồ ăn vặt hoặc nhai kẹo cao su. Đại não của chúng ta khá kỳ quặc, nó sẽ tự cảm thấy an toàn khi chúng ta đang ăn thứ gì đó.

11. Tâm trạng của bạn đang không vui? Hãy giả vờ cười, nó khiến đại não của bạn nghĩ bạn đang vui vẻ và giúp bạn cải thiện tâm trạng của mình. (Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp bạn thoáng không vui, còn nếu là trầm cảm thời gian dài, xin đừng giả vờ tỏ ra vui vẻ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.)

12. Đi du lịch cùng một người vài ngày có thể nhìn ra được nhân phẩm của họ, đặc biệt là thông qua các chuyện vụn vặt như thanh toán hóa đơn, thu dọn rác, cách đối xử với những người lạ…

13. Nếu bạn làm công việc chăm sóc khách hàng, hãy đặt một tấm gương đằng sau lưng. Khách hàng hàng sẽ trở nên dễ thương hơn vì không ai muốn nhìn thấy mặt mình đang vặn vẹo khó chịu cả.

14. Những người dễ dàng đỏ mặt thường hào phóng và đáng tin cậy hơn những người không.

15. Những người ăn nhiều thường không hại người khác, bởi họ còn đang bận đi tìm đồ ăn, không có tâm trí nghĩ kế hại người.

 


09/07/2024

Lan man

Mấy hôm rồi, đọc cuốn sách cũ từ thời Pháp thuộc mà đắc ý đoạn này:

Chữ hiếu, nó là gốc rễ của toàn bộ hành vi đạo đức, cũng là cội nguồn của giáo hóa, tứ chi thân thể, lông tóc da thịt đều do cha mẹ ban cho, không được hủy hoại tổn thương, đó là khởi đầu của hiếu thuận. Con người sống trên đời phải tuân theo nhân nghĩa đạo đức, để lại thanh danh cho hậu thế, từ đó làm phụ mẫu vinh diệu hiển hách, đó là mục tiêu cuối cùng của chữ hiếu. Cho nên hiếu là bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ, góp sức cho quốc quân để dựng công lập nghiệp, công thành danh toại.

Hiếu không phân thứ dân hay hoàng đế, hiếu chỉ có một, không có ba sáu cấp hay bảy hai đẳng, người yêu thương cha mẹ mình thì sẽ không ghét cha mẹ người khác, người tôn kính cha mẹ mình cũng không lạnh nhạt cha mẹ người khác...

 Chớ để tới cái tuổi xế chiều rồi mới biết chân tình quý giá. Già rồi, làm cái gì cũng muộn, trừ tưởng niệm ra thì không thể sữa chữa được nữa.

Nghìn non mất bóng chim bay,

Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.

Kìa ai câu tuyết bên sông,

Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.


Thơ cổ thời Đường.