06/09/2024

Nhà Văn hoá Hoàng Đạo Thuý bàn về chữ Lễ



Trong bài viết trên báo Thanh Nghị, số 44 ra ngày 1/9/1943nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã phân tích rất kỹ lưỡng về giá trị của chữ "Lễ" trong đời sống người Việt xưa và nay. Ông lập luận rằng giáo dục không chỉ là việc học kiến thức, mà còn là việc học Lễ, học cách làm người. Từ quan điểm đó, ông đi sâu vào việc phân tích và giải thích các nghi thức truyền thống trong văn hóa Việt Nam, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự phai nhạt dần của những giá trị này trong xã hội hiện đại.

Tôi xin mạo muội tóm lược bài viết của Ngài, đăng ở đây nhân dịp năm học mới.

Các bạn có thể tìm được bài viết đầy đủ này của Ông trên net.

Ý Nghĩa Của Việc Học Lễ

Ông Hoàng Đạo Thúy bắt đầu bài viết bằng việc đặt ra câu hỏi: "Đi học để làm gì?" Câu trả lời của nhiều người thường rất đơn giản: "Đi học để học đọc, học viết và học tính". Tuy nhiên, ông nhận định rằng nếu việc học chỉ gói gọn trong ba yếu tố đó thì chưa đủ. Kiến thức kỹ thuật chỉ là phương tiện, còn mục đích thực sự của việc học là để biết Lễ, tức là để biết cách sống, biết cách ứng xử với chính mình và với xã hội.

Theo quan điểm của ông: "người khác loài vật là ở chỗ biết Lễ". Chính Lễ tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài khác. Lễ không phải chỉ là một loạt các quy tắc nghi thức mà người ta phải tuân theo một cách mù quáng, mà nó là sự thể hiện của phẩm giá, lòng tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Khi con người biết Lễ, họ có khả năng nhìn nhận và đánh giá đúng mực mọi việc, biết cư xử đúng đắn với người khác và biết sống sao cho hợp đạo lý.

Lễ Trong Quan Niệm Xưa

Hoàng Đạo Thúy dẫn chứng rằng trong lịch sử, Lễ từng có sức mạnh lớn đến mức có thể ngăn chặn cả chiến tranh. Ông kể lại câu chuyện về một vị vua không dám đánh nước Lỗ vì dân nước này "biết Lễ." Từ đó, ông khẳng định rằng Lễ không chỉ là một giá trị đạo đức cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đến sức mạnh của cả một dân tộc. Dân tộc biết Lễ, biết yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn sẽ tạo nên sức mạnh vô địch, không dễ bị khuất phục.

Tuy nhiên, Hoàng Đạo Thúy cũng nhận thấy rằng nhiều người đã hiểu nhầm Lễ nghĩa, biến nó thành những hình thức giả dối. Ông nêu rõ rằng Lễ không phải là sự cầu cạnh, không phải là những hành động Lễ nghĩa hình thức để mưu cầu lợi ích cá nhân. Lễ chính là việc tự trọng, tự giữ gìn phẩm giá của mình và từ đó cư xử đúng đắn với người khác. Một người biết Lễ là người biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với đạo lý và đúng mực.

Bốn Lễ Trọng: Quan, Hôn, Tang, Tế

Trong bài viết, Hoàng Đạo Thúy đã giải thích rất chi tiết về bốn Lễ lớn trong đời sống người Việt: quan, hôn, tang, tế. Mỗi Lễ đều có ý nghĩa sâu sắc và được gắn liền với những giá trị nhân văn cao cả.

·  Quan: Lễ đội mũ (quan) là một nghi thức quan trọng, biểu hiện sự trưởng thành của người con trai. Khi một thanh niên được làm Lễ quan, tức là anh ta đã được công nhận là một người đàn ông trưởng thành, có đủ phẩm chất để tham gia vào đời sống xã hội. Lễ này không chỉ đánh dấu sự trưởng thành về thể chất mà còn nhấn mạnh sự trưởng thành về mặt đạo đức. Thật tiếc là ngày nay Lễ quan không còn được giữ gìn, điều này đã khiến cho sự suy thoái trong đạo lý và nhân cách của con người trở nên rõ rệt hơn.

·  Hôn: Lễ cưới (hôn) không chỉ là sự kết hợp giữa hai cá nhân, mà còn là sự liên kết giữa hai gia đình. Đó là một sự tiếp nối về mặt huyết thống, tiếp nối truyền thống gia đình. Hoàng Đạo Thúy nhận xét rằng nhiều nghi Lễ cưới hỏi ngày nay đã mất đi ý nghĩa ban đầu, trở thành những buổi Lễ hình thức, thiếu sự trang trọng và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nó từng mang theo.

·  Tang: Lễ tang là lúc con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với người đã khuất. Tuy nhiên, Hoàng Đạo Thúy lo ngại rằng Lễ tang hiện nay đã biến tướng thành những nghi thức phô trương hình thức, xa rời ý nghĩa nguyên thủy của nó. Tang Lễ truyền thống vốn là lúc con cháu thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ đối với tổ tiên, nhưng giờ đây lại trở thành dịp để nhiều gia đình thể hiện sự giàu có, danh tiếng.

·  Tế: Lễ tế, hay việc thờ cúng tổ tiên, là một nét đẹp văn hóa, gắn kết giữa các thế hệ. Theo quan điểm của Hoàng Đạo Thúy, tế không chỉ đơn giản là việc cúng bái mà còn là biểu hiện của lòng thành kính, sự ghi nhớ công ơn tổ tiên. Khi Lễ tế được thực hiện đúng đắn, nó sẽ giúp gia đình duy trì được sự gắn bó, truyền thụ những giá trị văn hóa và đạo đức qua các thế hệ.

Tầm Quan Trọng Của Lễ Trong Xã Hội Hiện Đại

Hoàng Đạo Thúy nhận định rằng sự phai nhạt của các Lễ nghĩa truyền thống là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đạo đức trong xã hội. Ông cảnh báo rằng nếu Lễ nghĩa không được coi trọng, xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng. Các giá trị về lòng trung thành, hiếu thảo và tinh thần cộng đồng sẽ bị lãng quên, thay vào đó là sự ích kỷ, vụ lợi cá nhân.

Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của Lễ trong đời sống xã hội, Hoàng Đạo Thúy mong muốn khôi phục lại những giá trị tốt đẹp của truyền thống. Ông cho rằng hình thức Lễ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng tinh thần của Lễ phải luôn được giữ gìn. Điều này không chỉ giúp cá nhân sống đúng đạo lý mà còn góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, thịnh vượng.

Kết Luận

Chữ "Lễ" trong văn hóa Việt Nam không chỉ là một khái niệm về hình thức, mà là một hệ giá trị toàn diện, bao gồm đạo đức, tư tưởng và cách ứng xử của con người. Hoàng Đạo Thúy, thông qua bài viết của mình, đã khẳng định rằng sự suy đồi của Lễ nghĩa không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của cả xã hội. Ông kêu gọi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phải ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của Lễ, để từ đó biết cách sống, biết cách hành xử sao cho xứng đáng với các giá trị truyền thống mà cha ông đã truyền lại.

Như vậy, Lễ không phải là thứ chỉ để đọc, học và nói cho biết, mà Lễ là nền tảng để con người hoàn thiện bản thân và đóng góp cho xã hội. Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng như bây giờ, việc giữ gìn và phát huy những giá trị của chữ "Lễ" là điều hết sức cần thiết để giữ cho chúng ta một bản sắc, một giá trị đạo đức bền vững.

TL.

Bảng cấp độ gió bão

 

Cấp gió

Tốc độ gió

Độ cao sóng trung bình

Mức độ nguy hại

Thang sức gió

m/s

Km/h

m

0-0,2

<1

- Gió nhẹ

- Không gây nguy hại

1

0,3-1,5

1-5

0,1

2

1,6-3,3

6-11

0,2

3

3,4-5,4

12-19

0,6

4

5,5-7,9

20-28

1

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động

- Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm

5

8,0-10,7

29-38

2

6

10,8-13,8

39-49

3

- Cây cối rung chuyển

- Khó đi ngược gió

- Biển động, nguy hiểm với tàu, thuyền

7

13,9-17,1

50-61

4

8

17,2-20,7

62-74

5,5

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà

- Không thể đi ngược gió

- Biển động rất mạnh, rất nguy hiểm với tàu, thuyền

9

20,8-24,4

75-88

7

10

24,5-28,4

89-102

9

- Làm đổ cây, nhà, cột điện, gây thiệt hại rất nặng

- Biển động dữ dội, làm đắm tàu thuyền

11

28,5-32,6

103-117

11,5

12

32,7-36,9

118-133

14

- Sức phá hoại cực kỳ lớn

- Sóng biển cực kỳ mạnh, đánh đắm tàu thuyền có trọng tải lớn

13

37,0-41,4

134-149

14

41,5-46,1

150-166

15

46,2-50,9

167-183

16

51-56

184-201

17

56,1-61,2

202-220

 

05/09/2024

Văn hoá rượu

 Kẻ nghiện rượu



Người Việt, ngoài truyền thống yêu nước, còn có truyền thống uống rượu. Rượu và trà từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa dân tộc. Qua bài viết này, tôi mong giúp các bạn hiểu đúng về rượu và khôi phục lại khái niệm "văn hóa rượu" thay vì coi rượu là "tệ nạn xã hội".

Rượu vốn là thức uống quan trọng trong lễ nghi, "vô tửu bất thành lễ", và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt khi gặp gỡ bạn bè, tri kỷ. Nguyễn Du đã từng ca ngợi rượu trong cuộc sống tao nhã. 

Khi chén rượu, khi cuộc cờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên


(nên mới có chăng “bầu rượu, túi thơ”)

Chén rượu của cổ nhân là chén rượu hòa với đất trời, với văn hóa và với tri kỷ.

Nhưng ngày nay, uống rượu đã biến tướng thành "nhậu rượu", mất đi nét văn hóa thi vị của thưởng thức rượu, biến rượu thành thước đo bản lĩnh đàn ông. Tuy vậy, người ta cũng đã nhắc nhở về việc uống điều độ:

Rượu nhạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

Các cụ ngày xưa mời rượu nhau gọi là “chén tạc, chén thù”: Chủ rót rượu mời khách gọi là “tạc”, khách đáp lễ gọi là “thù”. Chứ chả ai ép ai mà tùy hứng thì nâng chén nhấp môi thôi hoặc sảng khoái cạn ly, tiêu sái.

Mà bây giờ, khi đi uống rượu ta thường thấy những cảnh kiểu “lúc nãy anh mời chú rồi, bây giờ chú mời lại anh đi”. 

Cái gọi là "ép uống" thực ra là do bản thân không tự chủ. Uống rượu là tự mình quyết định, và khi không kiểm soát được thì đừng đổ lỗi cho rượu hay bạn bè. Chỉ cần giữ mức uống vừa phải, không cần say mèm, vẫn có thể duy trì sự giao tiếp vui vẻ và chia sẻ.

Vấn đề chưa bao giờ là “rượu” hay “chuyện uống rượu”, mà là ở “NGƯỜI UỐNG RƯỢU”. Chúng ta hay đổ lỗi cho rượu nhưng thực sự vấn đề là ở ý thức uống rượu ở mỗi người. 

Hãy uống rượu có trách nhiệm và biến nó trở lại thành nét đẹp văn hóa, chứ không phải là tệ nạn xã hội.

04/09/2024

Chút chuyện về ấm và thú uống trà

Mấy mẫu ấm Tử sa  cổ

Cũng là người mê trà, nghiện trà và sưu tầm đồ pha trà nên mình có vài suy nghĩ lan man, chia sẻ cùng các đồng đạo.

Ấm Tử sa (cát - sét tím) có thể độ chục năm gần đây mới nhận được sự quan tâm, chú ý của giới trà đạo Việt. Có lẽ nhiều lý do, nhưng chắc có phần là hàng Trung Quốc vào nhiều, giá hợp lý; kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú hơn so với hàng trong nước nên được yêu thích, sưu tầm. 

Chứ ngày xưa, các cụ nhà ta khá giả dùng ấm cổ thường khoe ấm gan gà Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần cơ. Cũng là tử sa Nghi Hưng  nhưng nay không còn làm nữa.

Đất làm ấm là loại đất sét, đá, có chứa thạch anh, mica, cao lanh, sắt... gì đó tuỳ thuộc vào vùng gốm nhưng làm ra đất là một quá trình vô cùng cầu kỳ, mất thời gian lại dựa vào bí truyền của từng nghệ nhân: Đất mỏ các loại đem ngâm vào nước trong bể to theo một tỷ lệ nào đó trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn; hỗn hợp này bị nát ra được đánh tan trộn đều cho vào bể lắng, đất sét được lắng xuống đáy còn tạp chất nổi lên trên và bị loại bỏ; Chắt lọc ra đất tinh đem phơi trong râm khoảng 3 đến 5 ngày rồi cho vào bể ủ để đất lên men. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt, làm ra các sản phẩm tinh tế.

Ấm Tử sa là loại ấm đất, không tráng men được nung ở nhiệt độ cao trên 1.000 độ và thường có màu tím - Nó xuất sứ từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Ấm xuất hiện từ thế kỷ 15 và nổi danh dưới thời nhà Thanh cho đến nay.

Ở Việt nam mình, cũng có loại ấm tương tự này gọi là ấm da chu (ấm đất nung, không tráng men màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm - nhỏ khoảng hơn 100ml) nhưng thường đi với bộ chén hạt mít từ 3 đến 7 cái; chứ ấm Tử sa thường dùng  chén sứ - nay cải lương nên có cả chén tử sa. Ngày xưa, ấm da chu thường có 2 lớp, về sau thất truyền. Nay ấm da chu ít được dùng và chỉ còn rải rác trong dân gian

Ấm da chu và ấm đất của Việt Nam có thiết kế giản dị, chú trọng đến sự tinh tế và công năng hơn là yếu tố trang trí. Những chiếc ấm này có bề mặt mộc, thường không trang trí, vẽ hình, phản ánh phong cách thưởng trà thanh nhã của người Việt. Ấm có dáng vẻ trầm lắng, cổ điển, phù hợp với phong cách uống trà mạn của dân ta. Ấm uống trà nhiều, lâu đời có vẻ ngoài mịn bóng.


Bộ ấm da chu 2 lớp do các Cụ truyền lại cho mình.


Ấm Tử sa được làm ra từ các nguyên liệu và cách nung khác nhau. Ví dụ như đất là: Đế Tào Khang, Tử Nê, Thanh thuỷ Nê, Ngọc sa liệu, Ngũ sắc thổ, Tử kim sa, Tử ngọc kim sa... nên tạo ra các sắc màu khác nhau cho ấm.

  

Một vài mẫu đất đá làm nguyên liệu tạo ấm Tử sa.

Ấm Tử sa có nhiều dáng kiểu, điển hình và phổ biến như: Tây thi, Thạch biều, Văn đán, Chuyết cầu, Đức chung, Phan hồ, Tiếu anh, Thuỷ bình, Long đán...



Nhưng nói thật với các bạn, qua tìm hiểu, tôi thấy: Với giá tiền tầm vài triệu trở xuống thì đều là ấm đất sét tím mà thôi chứ đừng mong có đất khoáng tử sa đâu ạ.


Ấm tử sa Phỏng cổ và bộ chén sứ Thanh Hoa - Cảnh đức 
mình đang dùng.



Nói ấm Tử sa pha trà là ngon nhất là điều cần phải nghĩ, bàn. Vì tuỳ nền văn hoá, phong cách uống trà và loại trà ta pha và cách pha trà sẽ có các đánh giá khác nhau. 

Mà muốn thưởng thức trà ngon ta phải quan tâm lần lượt: Nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm. Tỷ dụ như trà móc câu Tân Cương, thì nên ưu tiên ấm sứ, ấm có tráng men trước - còn ấm Tử sa là để dành cho những người sành trà hoặc pha các loại trà Tàu. 

Về nước pha trà, được nước mưa, nước giếng là tốt chứ nước nguồn thì chỉ có lên non mới có; nước máy muốn pha ngon phải để qua đêm ngoài sân mới dùng; chớ lấy nước đóng chai, bình pha mà nhạt thếch.

Những người có thú uống trà đã đưa ra 5 chuẩn mực như “Sắc-thanh-khi-vị-thần” để thưởng thức nhưng không phải lúc nào cũng tròn vị. Nói vậy thôi chứ, tìm bạn cùng thưởng trà còn khó hơn tìm bạn rượu nhiều.

Vậy nên, có trà, có ấm,... có bạn tri kỷ cùng nâng chén không dễ các bạn nhỉ.

Mời các bạn tham khảo thêm bài Chén trà trong sương sớm của Nguyễn Tuân:

https://trabavan.com/chen-tra-trong-suong-som/

01/09/2024

Luật Pháp và Quan Niệm Khác Biệt Giữa Quan Lại và Dân Chúng

Bài viết này là do IA biên tập và đặt tên dựa trên mấy gạch đầu dòng gợi ý. Mình giữ nguyên văn.


Từ xưa đến nay, nhà cầm quyền thường sử dụng nhiều công cụ để duy trì sự sợ hãi và uy quyền, nhằm bảo vệ lợi ích của mình. 

Luật pháp, trên danh nghĩa, là công cụ để duy trì trật tự và công bằng, áp dụng chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng luật pháp trong mắt quan lại và dân chúng thường có sự khác biệt rõ rệt.

Mặc dù luật pháp được thiết lập để áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng trong những tình huống cụ thể, cách thức thực hiện lại khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng, cùng một sự việc, nhưng kết quả có thể khác nhau tuỳ thuộc vào người thực hiện và bối cảnh xã hội. Ở đây, khái niệm “tốt xấu” không còn mang tính tuyệt đối, mà phụ thuộc vào lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.

Đối với người bình thường, họ thường đánh giá một sự việc dựa trên đạo lý, tức là những giá trị đạo đức và truyền thống xã hội. Những người thông minh hơn thì cân nhắc sự việc dựa trên lẽ hơn thiệt, tức là lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Còn những nhà trí thức, họ không chỉ dừng lại ở bề mặt vấn đề mà còn đi sâu vào căn nguyên của nó, để dự đoán những hậu quả tiềm tàng.

Dù ở bất kỳ nơi đâu, chúng ta chỉ có thể thấy được vẻ bề ngoài của vấn đề. Những khó khăn thật sự mà dân chúng phải đối mặt, chỉ những ai thực sự trải nghiệm hoặc có lòng trắc ẩn mới cảm nhận được. Nhìn thấu thế sự không chỉ là sự hiểu biết mà còn là một dạng tri thức. Hiểu rõ ân tình, tức là biết trân trọng và ghi nhận giá trị của tình người, là một dạng văn hóa đã được lưu truyền từ xưa đến nay.

Người xưa có câu: “Người biết khoáng đạt, biết lấy lẽ công bằng mà suy xét, biết nghĩ đến sự tồn vong, có lòng quảng đại thì mới là hiền chủ.” Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự công bằng, khoáng đạt và lòng quảng đại trong việc cai trị và lãnh đạo - những phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo chân chính.

Quốc ca không chỉ nên hát bằng miệng mà còn phải hát bằng tâm.

 

Một dự đoán thành hiện thực?

 


Xưa nay tôi không muốn dự đoán về chính trị, vì rằng nó tựa như xổ số vậy.

Nhưng lần này tôi khẳng định rằngKamala Harris sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới.

Mọi người hẳn ngạc nhiên.

Vì rằng hiện nay, tất thảy hệ thống truyền thông đều PR cho ứng cử viên đảng Dân chủ này.

Triết lý từ một trò chơi đơn giản trên lớp

Nhặt đâu đó trên Đời, nhân khai giảng sắp tới nên biên ở đây.

 

Một giáo viên cấp ba đã dùng một trò chơi rất đơn giản nhưng lại rất sâu sắc để dạy cho các em học sinh về ý nghĩa của thế mạnh và dòng chảy của xã hội.

Ban đầu, thầy giáo cho mỗi học trò một tờ giấy, sau đó bảo các em vo tròn tờ giấy lại.

Tiếp theo, thầy giáo đặt một thùng rác ở phía trên chính giữa lớp học.

Thầy nói với các học trò rằng: “Trò chơi này rất đơn giản. Mỗi em đại diện cho một phần của quốc gia, đều có cơ hội trở nên vô cùng giàu có, có thể chen chân vào tầng lớp thượng lưu”.

“Chỉ cần các em có thể ngồi tại vị trí của mình, ném cục giấy trên tay vào trong thùng rác này, người nào ném trúng có thể trở thành người thuộc tầng lớp thượng lưu”.

Sau đó, các em học sinh ngồi phía cuối lớp bắt đầu phản đối: “Như vậy là không công bằng ạ”. Họ biết rằng các bạn ngồi phía trước sẽ có nhiều cơ hội ném cục giấy vào thùng hơn.

Tiếp đó, tất cả học sinh đều bắt đầu thử ném giấy, kết quả đúng như dự đoán, đa phần các học sinh ngồi hàng trên đều ném giấy vào thùng thành công (nhưng không hoàn toàn trúng 100%), còn các em ngồi ở hàng sau lại chỉ có một số ném vào được.

Và thầy giáo đã giải thích rằng: “Các bạn ngồi càng gần thùng rác thì tỉ lệ ném vào càng cao. Đây chính là cái mà người ta xem là thế mạnh trong xã hội. Các em có chú ý hay không, tất cả những người nghi ngờ về tính công bằng đều là những bạn ngồi ở phía dưới lớp?”.

Ngược lại, các học sinh ngồi phía trên cũng gần như không ý chú đến thế mạnh “bẩm sinh” của mình, những gì các em nhìn thấy chỉ có khoảng cách ngắn ngủi giữa các em và chính mục tiêu của mình.

Thầy nói tiếp: “Vì thế nên là một học sinh được đi học, điều mà các em phải làm chính là để ý đến những ưu thế mà các em có. Sau đó vận dụng thế mạnh được gọi là “giáo dục” này để cố gắng cống hiến cho xã hội cũng như tiếp tục không ngừng để bảo vệ những người bị lãng quên ở phía sau các em do họ không có thế mạnh”.

Một trò chơi đơn giản nhưng lời giải thích đơn giản của thầy giáo lại là một bài học sâu sắc cho các em học sinh. Quan niệm này thật sự là điều rất cần trong xã hội, không được xem nhẹ thế mạnh mình có mà phải biết sử dụng chúng và cố gắng để xã hội trở nên tốt hơn.

Nếu mỗi người đều nghĩ một chút cho xã hội này chứ không chỉ cầu mong cho sự giàu có và thành đạt của bản thân thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Quay cổ tay chữa nhiều bệnh

St từ nhiều nguồn trên net



Vị trí cổ tay có liên quan đến các đốt sống cổ chi phối nhiều bệnh, như thiếu máu não, đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi, thoái hóa… Do vậy chỉ cần tác động đến cổ tay, thì cột sống cổ sẽ chịu ảnh hưởng, sẽ giúp điều trị các bệnh nói trên.

Trước hết, hãy tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của cột sống cổ. Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốt đội, đốt C2­ còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có dạng đường cong ưỡn ra trước. Thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏm móc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từ C2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7.



Sự liên quan của 7 đốt sống cổ với cơ quan nội tạng và bệnh lý

Đốt sống cổ C1: Cung cấp máu cho não – Tuyến yên – Tai trong – Hệ thần kinh giao cảm. Đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, yếu thần kinh, đãng trí, ngất xỉu, chứng mệt mỏi.

Đốt sống cổ C2: Mắt – Dây Thần kinh mắt – Tĩnh mạch – Tai giữa – Lưỡi. Viêm xoang, chảy nước mũi xanh, đau tai, ù tai, lãng tai, điếc, mờ mắt, đau mắt.

Đốt sống cổ C3: Má – Tai ngoài – Răng – Xương miệng. Các bệnh về răng miệng, tai

Đốt sống cổ C4: Mũi – Môi – Miệng – Tai trong. Sốt nóng lạnh, chảy nước mũi, ù tai, lãng tai, viêm yết hầu, sưng Amidan.

Đốt sống cổ C5: Dây thanh quản – Yết hầu. Viêm thanh quản, viêm cổ họng, khan tiếng, nhức vai.

Đốt sống cổ C6: Cơ gáy – Cơ vai – Amydan. Mỏi gáy, tê tay, viêm Amydan, thượng vị, viêm thanh quản, ho liên tục.

Đốt sống cổ C7: Tuyến giáp – Vai – Khớp cù trỏ. Cảm cúm, viêm tinh hoàn, viêm, giãn nở tuyến giáp.

Vì vậy, khi có các đốt sống bị các tổn thương do thoái hoá, viêm, u, chấn thương cột sống cổ, phong cách sinh hoạt thiếu khoa học, dùng cổ chịu tải trọng quá mức, sử dụng bàn ghế không đúng quy cách buộc cổ phải thường xuyên ở tư thế không đổi, quá gù, quá ưỡn… sẽ dẫn đến các bệnh lý tương ứng.

Theo lý luận Đông y và một số môn khí công tu luyện Đạo gia, thân thể con người được xem như là vũ trụ thu nhỏ, đồng thời là đối ứng với vũ trụ rộng lớn bên ngoài. Cơ thể cũng có những bộ phận đối ứng ví như: não người đối ứng với vũ trụ, cổ tay đối ứng với cổ gáy, sống chân đối ứng với sống lưng, loa tai đối ứng với bào thai ngược…

Sự đối ứng tương quan giữa bào thai và loa tai

Trương Huyền – một học giả chuyên nghiên cứu về bách khoa sức khỏe (ở Trung Quốc) cho biết, con người bẩm sinh đã có khả năng tự chữa bệnh, cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh, hệ thống này được liên tục tái tạo qua thời gian. Vì vậy một khi tác động đúng cách lên một phần nào đó của cơ thể, nó sẽ có khả năng tự điều chỉnh phần cơ thể bị mất trạng thái cân bằng (chúng ta gọi là bệnh) đối ứng với phần đó.



Tương đồng giữa mô hình tế bào não bộ (Ảnh: Shutterstock) và mô phỏng phân bố vật chất quy mô lớn trong thiên hà (phát sáng) của Millenium (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sử dụng nguyên lý đối ứng này chính là lời giải cho câu hỏi vì sao chỉ cần quay cổ tay cũng đã chữa được nhiều bệnh, chính xác là phòng và chữa các bệnh liên quan đến các đốt sống cổ.

Cách thực hiện

Theo nghiên cứu của GSTSKH Bùi Quốc Châu:

Chúng ta chỉ cần quay cổ tay 200 lần (theo chiều thuận nhất của mỗi người), ngày làm từ 3 – 4 lần cho các bệnh khó và mãn tính.

Đối với thoái hóa đốt sống cổ: mỗi lần quay độ 200 cái, ngày quay 3 lần. Trong khoảng 2 – 3 tuần thì hết bệnh. Một yêu cầu quan trọng trong việc quay cổ tay chữa bệnh cho cổ, gáy là khi quay bàn tay, ngón tay cái phải nằm trong 4 ngón tay còn lại, thì bàn tay mới đồng hình/đồng ứng với đầu, hiệu quả chữa bệnh cho cổ, gáy, đầu mới đạt được (nắm tay theo hình trên). Còn trường hợp ngón tay cái chìa ra, nằm ngoài 4 ngón kia thì bàn tay lại đồng ứng với quả tim, tức chỉ liên quan đến các bệnh về tim.

Quay cổ tay có những tác dụng sau:

Điều hòa nhiệt độ cơ thể: tùy lúc mà cần nóng hay cần mát người (từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).

An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng. Quay cổ tay chừng 3 phút sau là rất buồn ngủ.

Làm hồng hào da mặt.

Làm tiêu u, tiêu bướu ở các bộ phận trong cơ thể..

Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).

Giảm sưng đau xương khớp. Trị thoái hóa cột sống cổ; viêm khớp khó co bóp các ngón tay, chân.

Làm mạnh gân cốt. Trị liệt chân không đi được do tai biến mạch máu não: Quay cổ tay 200 cái nhưng làm đến 5 lần một ngày.

Làm săn chắc da thịt.

Lưu thông khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.

Chú ý:

Quay Cổ Tay là phương pháp mang cả 2 tính Âm và Dương:

– Tay xoay theo chiều kim đồng hồ là chiều Dương, làm nóng người. Trái lại, xoay ngược chiều kim đồng hồ là chiều Âm, làm mát người.

– Khi quay cùng lúc cả 2 tay với tay trái theo chiều kim đồng hồ (Dương) thì theo phản xạ, tự động tay phải sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm) tức cân bằng Âm Dương, bình ổn nhiệt độ trong người. Trái lại, khi tay trái xoay ngược chiều kim đồng hồ (Âm), tay phải tự động xoay thuận chiều kim đồng hồ (Dương) tức cũng cân bằng Âm Dương.

– Riêng về trường hợp cần làm ấm, nóng người, xoay tay theo chiều Dương, thì cơ thể có thể ấm, nóng lên rất nhanh nếu ta quay nhiều lần, cho nên phải cẩn thận theo dõi kỹ cơ thể để biết hạn chế đúng lúc. Không nên làm quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn là sinh u nhọt do nóng nhiệt trong người.