]
| ||
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
| ||
20/08/2015
16/08/2015
Tiết kiệm thời gian làm bếp
1- Bóc nhanh nhiều quả trứng luộc:
Đầu tiên, bạn cho các quả trứng đã luộc
chín vào bát hoặc một hộp to, xả nước lạnh vào hộp đủ ngập các quả trứng. Bạn
đóng nắp hộp và lắc mạnh. Các quả trứng va vào nhau khiến vỏ tự tách ra. Sau
đó, bạn chỉ việc gỡ vỏ trứng.
2- Lột
vỏ khoai tây nhanh:
Đầu
tiên, lấy một con dao sắc khía ngang củ khoai bằng một đường vòng kín. Sau đó,
bạn cho các củ khoai vào nồi, đổ nước sôi vào, luộc cho nồi nước sôi lục bục,
vỏ khoai nứt ra. Bắc nồi ra khỏi bếp, bỏ nước nóng đi, dội nước lạnh vào. Bạn
chỉ việc rút vỏ ra khỏi củ.
Bây
giờ bạn có thể đem khoai chế biến các món xào, hầm, súp, khoai tây nghiền...
Hoặc bạn cũng có thể bỏ khoai vào nồi, luộc sôi lại lần nữa cho đảm bảo vệ sinh
thực phẩm, rồi thưởng thức món khoai luộc.
3- Bóc tỏi nhanh:
Có hai cách :
- Cách một là đặt các củ tỏi vào một cái bát, sau đó úp
một cái bát khác lên (hoặc trong một cái hộp kín) và lắc thật mạnh. Động tác
này khiến vỏ tỏi trở nên lỏng hơn và bạn sẽ dễ dàng bóc.
- Cách hai, cho củ tỏi vào trong lò vi sóng khoảng 15
giây. Hơi nóng từ lò vi sóng sẽ khiến các vỏ tỏi rời ra để bạn dễ dàng xử lý.
4- Bóc vỏ gừng
bằng thìa:
Bóc vỏ gừng bằng một
chiếc thìa dễ và nhanh hơn là sử dụng dao. Bạn chỉ cần lấy chiếc thìa cạo vào
củ gừng là vỏ sẽ ra. Bạn nên nhớ, cạo bằng thìa phù hợp với tất cả trường hợp
củ quả khi bạn chỉ muốn bỏ đi một phần nhỏ vỏ.
Dưới đây là những mẹo vặt vô cùng hữu ích bạn nên biết:
ST.
14/08/2015
Tập chống đẩy đúng cách
Để kiểm tra tư thế chống đẩy, hãy đặt chổi lên lưng. Nếu chổi chạm đầu, lưng trên và mông, bạn đã làm đúng và hãy duy trì.
Chống tay lên sàn tạo lực làm căng cơ vùng cánh tay, vai và phần lưng trên.
Lời khuyên: Chạm sàn bằng hai bàn tay, thả lòng sau đó siết lại và hướng ra bên ngoài như thể bạn đang cố gắng xé khoảng sàn ở giữa. Khuỷu tay và bắp tay mở về phía trước.
Nếu bạn không giữ cổ thẳng mà ngẩng quá cao hay cúi quá thấp, cột sống sẽ có nguy cơ bị chấn thương. Chống đẩy sẽ không còn tác dụng dù bạn nghĩ là mình đang tập hiệu quả. Giữ cổ thẳng với cột sống cho phép bạn kiểm soát động tác.
Lời khuyên: Chọn một điểm trên sàn ở phía trước cách ngón tay khoảng 15-25 cm. Giữ mắt nhìn vào điểm này trong khi tập chống đẩy để giữ cổ thẳng với phần cơ thể còn lại.
Để kiểm tra, bạn cũng có thể nhờ ai đó đặt một cán chổi lên lưng. Nếu chổi chạm đầu, lưng trên và mông, tư thế của bạn đã đúng và hãy duy trì. Nếu chổi không chạm đủ ba vị trí trên, hãy điều chỉnh lại.
Tưởng tượng mình đang kẹp một danh thiếp hay một tờ giấy mỏng dưới nách giúp kích hoạt các cơ vùng dưới cánh tay tham gia vào hoạt động.
Lời khuyên: Giữ chắc tay trên sàn và ép nách càng sát cơ thể càng tốt.
Không chỉ làm cho động tác chống đẩy kém hiệu quả, co vai còn khiến cổ và lưng bị tổn thương.
Lời khuyên: Đẩy vai về phía sau và hơi ép cơ vai để chúng “gặp nhau” ở giữa lưng.
Bạn sẽ rất dễ hạ thấp thân hoặc nghiêng người khi tập chống đẩy, đặc biệt là khi đã đuối sức và không có gương để kiểm tra.
Lời khuyên: Một khi thân trên đã vào tư thế, siết chặt tay và hơi đẩy về phía sau.
Mông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện động tác chống đẩy. Siết chặt phần mông giúp giữ chắc hông và đảm bảo cơ thể bạn ở đúng tư thế. Áp lực tác động lên phần lưng dưới giảm giúp hạn chế nguy cơ chấn thương và kích hoạt vùng cơ quanh hông.
Lời khuyên: Vào tư thế chống đẩy với cơ mông thả lỏng, bạn sẽ cảm thấy phần lưng dưới như bị ép xuống sàn. Giờ hãy siết cơ mông lại càng chặt càng tốt để đưa phần hông trở về đúng vị trí và giảm bớt sức ép lên cột sống.
Cho dù bạn không đứng thì đôi chân vẫn có nhiệm vụ tạo một nền tảng vững chắc. Hãy khép chặt hai bàn chân lại để chuyển năng lượng từ phần thân dưới vào cơ quanh hông và thân trên, giúp phân bổ sức mạnh ra khắp cơ thể.
Lời khuyên: Đảm bảo rằng hai chân chạm vào nhau, sau đó siết lại như thể bạn đang cố gắng làm vỡ vật gì đó ở giữa. Cố gắng giữ cho hai mắt cá chân càng gần nhau càng tốt. Bạn sẽ nhận thấy cơ chân được kích hoạt và căng lên.
Bạn có thể tăng cường hiệu quả của chống đẩy bằng việc điều hòa hơi thở. Khi thở hết không khí từ trong phổi ra, các cơ bắp quanh hông sẽ căng lên, làm tăng sức mạnh và độ ổn định cho động tác.
Lời khuyên: Khi hạ thấp người, hãy hít sâu. Đến khi nâng cơ thể, nhanh chóng thở ra càng nhiều không khí càng tốt. Lặp lại chậm rãi và có kiểm soát.
Tập trung vào phần ngực sẽ giúp bạn không nhấp nhô đầu và thấp hông. Bạn chỉ cần sử dụng trọng lực để kéo ngực xuống.
Lời khuyên: Khi đã nâng cơ thể, sử dụng cơ sô và lưng để điều khiển động tác hạ người xuống, tưởng tượng như bạn đang kéo phần thân xuống dưới sàn.
12/08/2015
Bấm huyệt chữa đau lưng
Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở bất cứ ai. Nó khiến bạn gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hãy thử cách chữa đau lưng độc đáo dưới đây sẽ cho bạn hiệu quả bất ngờ.
Đau lưng có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Chấn thương, ngồi hoặc đứng quá nhiều, hậu quả của các bệnh, sử dụng thuốc gây nên tác dụng phụ…
Với bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn đau lưng cũng khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khan, đặc biệt với những người lớn tuổi.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị đau lưng
- Cảm giác đau ở vùng chậu, mào chậu
- Đau cạnh cột sống và dần lan tỏa ra 2 phía hông.
- Thoát vị đĩa đệm: Các hành động liên quan đến việc đi lại, tư thế ngồi, nằm hay đứng, giảm cảm giác ở các chi.
- Chệch đĩa đệm thì đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng.
PGS.TS. VŨ THỊ THANH THỦY
80% bệnh nhân đến khám và điều trị chứng đau thắt lưng tại khoa Khớp (BV Bạch Mai) là nhân viên văn phòng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm biến dạng các đốt sống, cơn đau xuất hiện thường xuyên và khó đáp ứng với các liệu pháp điều trị...Tại Việt Nam, nhóm lao động phải ngồi liên tục có tỷ lệ mắc bệnh đau lưng cao hơn nhóm làm việc khác từ 15-20%.
Chữa đau lưng bằng cách bấm huyệt
Bấm huyệt là kĩ thuật dùng tay day lên các huyệt đạo để giúp chúng được “giải tỏa” làm bớt bệnh cho cơ thể.
Đối với những người thường xuyên bị đau lưng nên xoa bóp bấm huyệt mỗi ngày/ lần khoảng 20 phút là tốt nhất.
Bước 1: Day bấm huyệt đại trường du
Ví trí:
Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan.
Cách bấm:
Bạn có thể ngồi trên ghế hoặc đứng sau đó dùng 2 tay ôm eo lưng với tư thế ngón cái phía trước 4 ngón còn lại phía sau. Đặt đầu ngón cái vào huyệt rồi ấn day với lực vừa phải trong 2 phút.
Tác dụng:
Bấm huyệt đại trường du là để trị chứng đau thắt lưng tại chỗ, đau cứng lưng không cúi xuống được.
Bấm huyệt trường du
Bước 2: Day bấm huyệt thận du
Vị trí:
Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn.
Cách bấm:
Tiến hành tương tự như huyệt đại trường du.
Tác dụng:
Giúp bổ thận, làm mạnh xương cốt, thường dùng để chữa chứng đau lưng do bệnh thận gây ra.
Bước 3: Day bấm huyệt thiên khu
Vị trí:
Ở rốn ngang ra 2 thốn, mỗi bên 1 huyệt.
Cách bấm:
Bạn nằm ngửa rồi dùng 2 ngón tay cái day huyệt trong 2 phút.
Tác dụng:
Điều hòa đại tràng, hỗ trợ tiêu hoá, lí khí tiêu trệ, bổ thổ hóa thấp,…dùng trong trường hợp đau thắt lưng.
Bác sĩ Trần Thuấn (khoa Đông y, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội)
Món ăn trị đau lưng
- Thịt ba ba chặt miếng nấu cùng hoài sơn 30g, kỷ tử 30g. Khi chín dùng cả cái lẫn nước.
- Thịt rắn ướp sả, nghệ, lá lốt... xào lăn, ăn với bánh tráng, hoặc hầm trị chứng đau lưng, nhức mỏi rất hiệu nghiệm.
- Đuôi lợn cắt khúc, thêm đậu đen, đỗ trọng, tục đoạn cho vào nấu với 2,5 bát nước to, cô lại còn hơn nửa bát uống thay canh. Mỗi tuần dùng 3 - 4 lần (cách nhật), trị chứng đau, mỏi lưng rất tốt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)