25/12/2015

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ


Hòa thượng Thích Thanh Từ

1- Chỗ Không Gặp Gỡ Giữa Thiền và Tịnh
Ðiểm thứ nhất: Như chúng ta biết, tu Tịnh Ðộ thì luôn luôn lấy niềm tin làm trên, nên người tu Tịnh Ðộ phải có đủ Tín-Hạnh-Nguyện. 
Tín là lòng tin; tin chắc có cõi Cực Lạc, tin chắc mình niệm Phật sẽ được Phật rước về Cực Lạc. Từ tin chắc, mới khởi hành, tức cố gắng Niệm Phật, gọi là Hạnh. 
Niệm Phật rồi phải phát nguyện sanh về cõi Cực Lạc. 
Như vậy mới đủ Tín-Hạnh-Nguyện, trong đó lòng tin là bước đầu trên đường tu.
Ngược lại, Thiền tông không lấy lòng tin, mà lấy Trí huệ làm bước đầu. Trí tuệ thì giản trạch, phân biệt; còn lòng tin thì khẳng định như vậy, cứ tin rồi làm thôi, thành ra hai bên khác n hau. Tu theo Thiền tông, muốn bước vào cửa Thiền phải đi từ cửa Không. 
Cửa Không chính là trí tuệ Bát Nhã. Từ trí tuệ Bát Nhã, nhận định hiểu thấu được sự thật của muôn pháp trên thế gian, không bị lầm mê cho giả là thật. Các pháp chỉ là tướng duyên hợp tạm bợ hư dối, biết như vậy, chúng ta không còn gặp khó khăn trong sự tu hành, tâm yên lặng thanh tịnh. 
Rõ ràng người tu Thiền muốn cho tâm thanh tịnh phải dùng trí tuệ quán chiếu thấu suốt, hiểu rõ không bị nhầm lẫn, nhờ thế không cố chấp, không vướng kẹt, cho nên tâm rỗng rang nhẹ nhàng. Ðó là bước đầu của người đi vào đạo.
Ðiểm thứ hai: Tịnh Ðộ tông tu nguyện sanh về cõi Cực lạc. 
Có vị nào tu Tịnh Ðộ mà không cầu sanh về Cực Lạc đâu? Ai cũng niệm Phật để khi lâm chung được Phật đón về Cực Lạc. Trong kinh nói Cực Lạc ở phương Tây, cách cõi Ta Bà mười muôn ức thế giới. Thật là xa. Bởi vậy, nếu Phật không đón thì không biết đường đâu mà đi. Như chúng ta hiện giờ muốn qua Nhật, qua Pháp hay qua Mỹ, nếu người chưa từng đi thì phải có thân nhân ở bên đó đón rước mới dám đi. 
Huống là cõi Cực lạc cách cõi Ta bà này tới mười muôn ức thế giới thì làm sao mà chúng ta dám đi? Do đó, phải niệm Phật và nguyện Phật đón tiếp chúng ta, khi nhắm mắt được về cõi Cực lạc. Như vậy, tu Tịnh Ðộ tức là chúng ta phóng ra ngoài, nhắm hướng Tây phương, nhắm cõi Cực Lạc để được sanh qua đó.
Còn Thiền tông dạy chúng ta tu quán sát lại nội tâm của chính mình. Về phần nội tâm, nhà Phật phân nhiều loại. Theo Duy thức học, chúng ta có những tâm vương, tâm sở. Trong tâm sở lại có tâm sở thiện, tâm sở ác v.v... nhưng người tu Thiền không phân biệt như vậy, chỉ thấy trong tâm niệm của chúng ta, có những tâm mà lâu nay chúng ta ngỡ là tâm mình, nhưng thật ra không phải. 
Như quý Phật tử suy nghĩ, tính toán việc gì thường cho tâm suy nghĩ tính toán đó là tâm của tôi. Nếu nó là "tâm của tôi" thì những phút giây không suy nghĩ, không tính toán, tôi còn hay tôi mất ? Nếu nó là tôi, thì khi nó không hiện, tôi cũng phải mất luôn. Nhưng thật ra, không suy nghĩ, không tính toán, tôi cũng hiện tiền. Do đó, nếu cho tâm suy nghĩ tính toán là tôi là một lầm lẫn rất lớn. 
Song tất cả chúng ta đa số đều lầm như vậy. Người tu Thiền biết rõ tâm suy nghĩ tính toán đó không phải thật mình nên để nó lặng xuống, tìm cho ra cái mình chân thật. Ðể nó yên lặng tức là dùng phương pháp định tâm. 
Vì vậy gọi là Thiền Ðịnh. Lặng vọng tâm rồi, chúng ta nhận ra được tâm chân thật của chính mình, đó là mục đích của người tu Thiền. Như vậy, người tu Thiền nhìn lại nội tâm mình chớ không cần hướng ra ngoài, còn người tu Tịnh Ðộ thì trông về cõi Cực Lạc bên ngoài, do đó không giống nhau.
Ðiểm thứ ba: người tu Thiền cốt làm sao cho hiện đời, bao nhiêu thứ phiền não nghiệp chướng sạch, tâm phiền não nghiệp chướng sạch rồi thì thể chân thật sẵn có hiện ra, đó là Niết Bàn, đó là Phật Tánh. 
Còn Tịnh Ðộ, gần đây có nhiều vị cho rằng tu Tịnh Ðộ rất dễ, chỉ cần niệm Phật mười câu thì Phật đón về Cực lạc liền. Dù kẻ tạo nghiệp ác, trộm cắp nhưng niệm 10 câu cũng được Phật đón về Cực Lạc; bởi vì họ nghĩ "đới nghiệp vãng sanh", tức là mang nghiệp vẫn sanh về bên đó, không cần đợi thanh tịnh mới được vãng sanh. 
Người tu Thiền không chấp nhận như vậy. Cực lạc là cõi thanh tịnh của Phật mà mang nghiệp xấu ác ô uế thì ai mà chấp nhận cho vào. 
Như vậy nói "đới nghiệp vãng sanh" là chuyện không thể chấp nhận được. 
Thí dụ chúng ta nuôi con chó, nó bị ghẻ lở, ta nghĩ tại ta nuôi dưới đất nên nó bị ghẻ; bây giờ đem lên lầu chắc nó hết ghẻ nhưng không phải. Ở dưới đất hay trên lầu, chưa trị được hết ghẻ thì nó cũng bệnh như nhau. Ghẻ lở ngứa ngáy là dụ cho nghiệp, nếu chưa lành, thì dù có đem đi đâu ở chỗ nào, đẹp hơn, tốt hơn cũng không tránh khỏi. Muốn cho nó khỏi phải làm sao? Chúng ta nuôi nó ở dưới đất mà biết tìm thuốc trị cho nó hết, nó lành thì ở dưới đất hay trên lầu gì cũng mạnh cả.
Cũng như vậy, nếu cho rằng ở Ta bà, chúng sanh mê muội tạo nghiệp, về Cực lạc hết tạo nghiệp thì chuyện ấy chưa chắc. Một bên dạy muốn nhập chỗ thanh tịnh thì phải hết nghiệp chướng, còn một bên nói mang nghiệp chướng đến cõi thanh tịnh rồi sẽ sạch sau. Như vậy, hai chủ trương không giống nhau. Ðó là những điểm Thiền tông và Tịnh Ðộ tông không gặp gỡ nhau được.

2- Chỗ Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông Gặp Ðược Nhau.
Ðiểm thứ nhất: Về Tịnh Ðộ, trong Kinh A Di Ðà có một đoạn nói rằng người thiện nam tín nữ nào niệm Phật từ một ngày, hai ngày, ba ngày... cho đến bảy ngày "nhất tâm bất loạn" thì khi lâm chung thấy được Phật và Thánh chúng hiện trước mắt. 
Như vậy niệm Phật được nhất tâm bất loạn tối đa là bảy ngày, hoặc sáu ngày, hoặc năm ngày, hoặc bốn ngày, hoặc ba ngày cho đến cuối cùng là một ngày thôi thì nhắm mắt cũng thấy Phật và Bồ Tát hiện ở trước. Chúng ta nghe dễ quá phải không? 
Tôi đọc trong A Hàm (Kinh A Hàm dạy tu Thiền theo Nguyên thủy), bài kinh Tứ Niệm Xứ, Phật dạy: nếu người nào tu quán Tứ niệm xứ từ một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến bảy ngày tâm không rời Tứ niệm xứ thì người đó khi nhắm mắt chứng tối thiểu là sơ quả Tu đà hoàn, nhị quả Tư đà hàm, tam quả A na hàm, tứ quả A La hán. 
Như vậy, chỉ quán Tứ niệm xứ trọn vẹn bảy ngày, không di chuyển, không di đổi, người đó nhắm mắt chứng được quả A La hán. 
Nếu kém hơn hoặc sáu, hoặc năm ngày thì chứng quả A na hàm, bốn ngày hoặc ba ngày thì có thể chứng quả Tư đà hàm. Nếu kém nữa, chỉ một ngày tâm không di đổi thì chứng quả Tu đà hoàn. Tu đà hoàn là quả bất thối chuyển, còn bảy đời sanh tử nhưng chỉ đi lên chứ không đi xuống. 
Vậy Kinh A Di Ðà và Kinh Tứ niệm xứ trong A Hàm nói không khác.
Thế thì dù niệm Phật, hay tu Thiền quán mà tâm chuyên chú an định từ một ngày cho đến bảy ngày thì nhất định người đó đạt được đạo quả. Tu Tịnh thì được thấy Phật, còn tu Thiền thì chứng từ sơ quả đến tứ quả. Chúng ta thấy tu có khó không? Phật hạn chỉ bảy ngày thôi. Cả đời chúng ta bao nhiêu ngày mà chỉ cần 7 ngày chuyên nhất không tạp cho đến dù một ngày thôi, tinh chuyên như vậy thì sẽ đạt được đạo quả. Nhưng sao không ai chịu hy sinh một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày, hoặc niệm Phật nhất tâm bất loạn, hoặc chuyên tâm, không di chuyển khỏi Tứ niệm xứ thì sẽ được Phật đón về Cực Lạc hay chứng Tứ quả Thanh văn?
Bây giờ quý vị thử niệm Phật từ sáu giờ sáng hôm nay cho đến sáu giờ sáng ngày mai, không có một niệm thứ hai chen vô thì nhất định được Phật đón về Tây phương. Người tu Thiền, quán thân bất tịnh, thọ thì khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã; luôn luôn di chuyển trong bốn phép quán đó, không để niệm nào chen vô, trong bảy ngày hoặc ít nhất một ngày đêm thì chứng Tu đà hoàn, nhất định tiến lên Thánh quả, chớ không lùi trở lại.
Như vậy sự tu hành dễ hay khó, có thể làm được không? Nhưng tại sao lâu nay chúng ta cứ trật vuột hoài, leo lên tụt xuống? Là vì sức định tâm của chúng ta yếu, nên đang nghĩ việc này thì không bao lâu thứ khác chen vô mất. 
Như quý vị đang lần chuỗi niệm Phật được dăm ba câu, bỗng có niệm khác chen vô. Cứ thế lặp đi lặp lại , không biết chừng nào xong. 
Nhớ người thì bóng người hiện, nhớ chùa thì bóng chùa hiện, nhớ huynh đệ thì bóng huynh đệ hiện. Phật bảo chỉ có bảy ngày mà không ai làm được dù một ngày, như vậy có dở không? 
Rõ ràng tu Tịnh Ðộ hay tu Thiền gì cũng vậy, nếu chúng ta quyết tâm xem như chết trong câu niệm Phật, chết trong quán Tứ niệm xứ thì đều thành công như nhau. Như vậy mới thấy sự tu rất dễ mà cũng rất khó. Rất dễ vì thời gian không cần nhiều. Rất khó vì tán tâm không làm được. Ðể thấy rằng trên đường tu, việc làm chủ tâm mình là vấn đề rất hệ trọng. Làm chủ mười người, hai mươi người dễ hơn làm chủ tâm mình. 
Ví như ông chủ sở, hay chủ xí nghiệp quản lý mấy chục nhân viên, bảo họ làm việc này, việc kia thì dễ mà bảo nhìn lại tâm mình thì làm không được. Nếu làm đúng như lời Phật dạy thì có lẽ chúng sanh thành Phật nhiều lắm rồi. Nhưng vì kẻ trộm lẻn vào phá hoài làm cho ta rối rắm mất hết công phu, nên Phật bảo điều khiển được mình là một việc làm rất khó. Tu chính là phải điều khiển được mình. 
Ðối với người khác, vì thế lực của mình, vì quyền lợi của người, nên người ta phải nghe lời mình, tuân theo mình. Còn đối với chính mình, không có quyền lợi, không có thế lực gì cả, niệm trước bảo phải làm cái này, nhưng niệm sau nảy ra cái khác, chạy tán loạn hết. 
Vì vậy nói đến việc tu tưởng như dễ, cầm xâu chuỗi lần có gì khó? 
Nhưng nếu lần chuỗi để lần chuỗi thì ai làm cũng được, còn lần chuỗi niệm Phật để nhất tâm thì thật khó làm. Ngồi Thiền nửa giờ, một giờ thì ai cũng ngồi được, mà ngồi một giờ không có vọng tưởng dấy động, thì chuyện đó khó có người làm được.
Trên phương diện hình tướng cụ thể của thân, của cảnh sắp đặt rất dễ. Còn tâm không hình tướng, không chỗ nơi, cứ bỏ hở là vọng tưởng nó nhảy ra phá công phu của chúng ta. Vì vậy người tu năm này tháng nọ dồn hết công phu cố gắng gìn giữ tâm không để trống hở, như canh chừng mấy đứa trộm không cho nó chen vào, như vậy mười năm, hai mươi năm còn chưa thể được, huống là xem thường. 
Tu là canh chừng vọng tưởng. Nhiều người nói: vọng tưởng thì cứ cho nó nghĩ chớ việc gì phải canh chừng? Nó là tâm mình thì cứ để nó nghĩ đã rồi thôi.
Quý vị chưa tu nên nói vậy, chớ có tu sẽ thấy. Lâu nay chúng ta cứ lầm lẫn ngỡ vọng tưởng là tâm mình. Vì ngỡ là tâm mình, nên đuổi theo dục lạc thế gian rồi tạo nghiệp đi trong sanh tử luân hồi, đi này kiếp nọ liên miên. Do nó là chủ tạo nghiệp nên nó có sức mạnh dẫn chúng ta đi trong sanh tử. Dẹp được nó, tức là chúng sanh làm chủ được mình, không tạo nghiệp, hết sự ràng buộc, tự do tự tại, thì sanh tử làm gì lôi kéo được! Phật gọi người này đã giải thoát khỏi sanh tử.
Tôi thường hỏi: - Chúng ta tu để làm gì?
- Ðể giải thoát sanh tử
- Cái gì dẫn mình đi trong sanh tử?
- Nghiệp dẫn chúng ta di trong sanh tử.
- Cái gì tạo nghiệp?
- Thân, miệng, ý là ba chỗ tạo nghiệp.
Rõ ràng mục tiêu của chúng ta là giải thoát sanh tử. Vậy phải làm sao hết nghiệp? 
Thân nằm dài, miệng ngậm câm phải không? Không phải vậy. Thân hoạt động, miệng nói năng gốc từ ý. Tuy nói thân, khẩu, ý , nhưng thật ra ý nghĩ tốt thì miệng nói tốt, thân làm tốt; ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu. 
Nói ba nhưng ý là gốc chủ động. Muốn hết nghiệp, chúng ta phải dứt niệm của của ý. Muốn dứt ý niệm thì đầu tiên chúng ta phải biết ý niệm là cái hư giả không thật. Lâu nay chúng ta khẳng định, "tôi nghĩ như vậy" tức ngầm cho cái ý là thật. Bây giờ biết nó hư ảo không thật, tìm cách dừng lặng để không bị nó tác oai tác quái nữa. 
Người tu Thiền hay niệm Phật cũng vậy, niệm đến nhất tâm thì ý không còn loạn động. Tu Thiền được định thì ý cũng lặng yên. Nhân tạo nghiệp không còn thì cái gì dẫn chúng ta đi trong sanh tử?
Thân này do tứ đại hợp, khi chết trả về cho tứ đại. Chúng ta biết thân sẽ hư hoại, ý nghĩ cũng huyền ảo. Khi dừng được ý hư ảo rồi thì còn gì nữa không? Tu là để nhận ra cái gì giải thoát, chớ thân hoại ý lặng rồi, chẳng lẽ mất hết sao? Cho nên tu là luyện lọc thân tâm, ngay nơi tâm thức của chúng ta cái gì thật, cái gì hư. Biết cái hư, bỏ không theo nó thì cái thật hiện ra, đó gọi là giải thoát sanh tử.
Cái chân thật ấy có nhiều tên gọi như Phật tánh, Chân như, Bồ đề, Niết Bàn... luôn sẵn trong ta. Song lâu nay chúng ta bị chú "Ý" này che phủ đi. 
Quý vị thử ngồi chơi trong năm phút mà không có ý niệm nào dấy lên xem. Nói ngồi chơi, chớ nhớ chuyện hôm qua, hôm kia, không bao giờ tâm rỗng rang nên chúng ta cứ bị ý thức che phủ mãi, vì cái ảo giác đó cứ làm quay cuồng nên chúng ta không nhận ra được cái chân thật của mình. 
Vì vậy ngồi thiền để định tâm hư ảo, định những thứ quay cuồng đó lại. Ðịnh được rồi thì cái thật sẽ hiện ra.
Tu Thiền cốt để dừng những niệm hư ảo của ý thức. Niệm Phật nhất tâm cũng để dừng niệm hư ảo của ý thức. Một bên thấy Bồ đề, Niết Bàn, một bên thấy Ðức Phật A Di Ðà tới đón. Vì ý nghĩa sâu kín mầu nhiệm như vậy, chúng ta mới dụng công tu hành, chớ nếu tầm thường thì tu làm gì? 
Có thông hiểu thấu suốt chúng ta mới thấy việc làm của người tu không phải là hình thức cúng kính bên ngoài; nó sâu thẳm ở bên trong.
 Khi làm chủ được ý niệm lăng xăng cuả mình rồi, những vọng tưởng lặng xuống thì cái chân thật hiện tiền. Sống được với cái chân thật đó là giải thoát sanh tử, đời đời không bao giờ mất. Còn mang nghiệp do ý tạo thì mất thân này chụp thân kia, mất thân kia chụp thân nọ, sanh tử biết bao giờ cùng?
Vì vậy trong kinh Ðức Phật nói, con người sanh ra rồi chết đi, đời này qua đời nọ, mỗi một đời khóc bao nhiêu nước mắt. Nếu gom hết nước mắt của chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp còn hơn nước của biển cả. Cái khổ luân hồi sanh tử thật không cùng. Mấy chục năm hết một đời. 
Trong một đời khóc bao nhiêu lần. Hồi lọt lòng mẹ đã khóc rồi, cho tới già sắp chết cũng khóc nữa, thành một chuỗi dài cứ khóc và khóc. Ðến khi mất thân này, tìm lại thân khác tiếp tục khóc nữa, thành một chuỗi dài cứ khóc và khóc. Còn nghiệp dẫn là còn khổ đau. 
Vì vậy muốn giải thoát sanh tử phải dừng hết nghiệp. Muốn hết nghiệp phải dừng từ trong ý, vì nó là động cơ chủ yếu tạo nghiệp.
Tại sao chúng ta phải ngồi thiền hai ba tiếng đồng hồ, chân tay đau tê cóng mà cũng ráng ngồi? Ngồi là trước để hàng phục thân, làm chủ thân rồi kế đó hàng phục ý. Muốn làm chủ ý phải có thời gian dài, vì nếu ngồi năm ba phút hay nửa giờ, tâm mới vừa hơi yên thì hết giờ, nên ngồi một hai tiếng để có thời gian dài chúng ta mới thấy rõ ý thức còn sức mạnh hay đã yếu rồi. 
Trong các thiền viện tôi bắt ngồi thiền hai ba tiếng đồng hồ. Có nhiều người lúc đầu hăng hái đến xin tập tu, được vài hôm rồi xin rút lui vì theo không nổi. Tôi chủ trương như vậy không phải để hành hạ thân một cách vô ích. Bởi vì có hai lý do:
a. Một, nếu chúng ta không làm chủ được thân này thì chúng ta dễ bị lệ thuộc nó, nên đau thì chịu đau, phải thắng nó mới có thể vượt qua. Chúng ta ai cũng biết giờ phút tắt thở là giờ phút đau khổ nhất, nếu không có sức làm chủ thân thì không sao an ổn lúc lâm chung. Làm chủ được thân thì giờ phút đó chúng ta mới định tĩnh ra đi. Bằng không thì lúc đó rối loạn, thấy cái gì chụp cái ấy, thật nguy khốn. Nên trứơc phải làm chủ cái thân.
b. Hai, là phải làm chủ được ý. Ý thức rất linh hoạt, dễ phóng ra bên ngoài. Nếu không dùng phương tiện để điều phục thì sẽ khó định tâm lặng ý. Do đó từ thời Phật cho đến bây giờ, phương pháp tọa thiền được xem như tối thắng nhất để định tâm. Vì vậy tôi chủ trương Tăng Ni tu muốn tiến lên phải siêng năng tọa thiền. Làm chủ được thân tâm rồi mới đi tới giải thoát sanh tử.
Chúng ta nhìn lại đạo Phật, dù cho tông này hay phái kia khác biệt nhưng rốt lại đều cùng một mục đích là dừng ý niệm lăng xăng, để cái chân thật được hiện bày, đó là chỗ gặp nhau. Vì vậy người tu Tịnh Ðộ hay nói "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương" nghĩa là ba nghiệp hằng trong sạch thì đồng với Phật đi về cõi Phật không nghi ngờ. Tu Tịnh Ðộ thì cầu về Cực Lạc, còn tu Thiền là nhận được bản lai diện mục hay nhận được Pháp thân v.v... Ðó là điểm tương đồng thứ nhất giữa Tịnh Ðộ và Thiền.
Ðiểm thứ hai: nói về lý và sự Tịnh Ðộ. Sự Tịnh Ðộ là chúng ta tin cách đây mười muôn ức cõi có thế giới tên là Cực lạc. Do tin chắc không nghi ngờ nên cố gắng niệm Phật, đến khi nào nhất tâm, chừng đó nhắm mắt thấy Phật rước về Tây phương, sung sướng không còn khổ sở như ở cõi Ta bà này nữa. Ðó là Sự Tịnh Ðộ. Về Lý Tịnh Ðộ thì trong kinh Duy Ma Cật nói: "Tâm tịnh thì Ðộ tịnh". Nếu muốn cõi nước thanh tịnh trước hết phải tịnh tâm của mình. Tâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh. Hoặc có chỗ nói "tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh Ðộ"; tức tánh của mình là Phật Di Ðà, tâm của mình là cõi Tịnh Ðộ. Như vậy Tịnh Ðộ và Ðức Phật Di Ðà ở ngay nơi mình chớ không phải ở bên trời Tây. Lý Tịnh Ðộ này rất phù hợp với Thiền.
Tại sao phù hợp? Vì người tu thiền cốt xoay trở lại nội tâm của mình. Khi dẹp sạch vọng tưởng lăng xăng rồi thì tâm thanh tịnh hiện ra gọi là pháp thân bất sanh bất diệt hằng giác, hằng tri. Nghĩa là chúng ta tu để nhận ra tâm thanh tịnh không còn vọng tưởng, thể nhập được pháp thân bất sanh bất diệt, hằng giác hằng tri. Thì Tịnh Ðộ nói Phật Di Ðà là tự tánh, còn tự tâm thanh tịnh là cõi Tịnh Ðộ. Ðức Phật A Di Ðà tiếng Phạn đọc là Amitabha Buddha. Trung Hoa dịch là Vô lượng thọ, Vô lượng quang. Vô lượng thọ là sống lâu vô lượng, đồng nghĩa với pháp thân bất sanh bất diệt. Vô lượng quang là luôn luôn sáng suốt, đồng nghĩa với Phật tánh hằng tri hằng giác. Ðức Phật A Di Ðà là biểu trưng cho Phật Tánh. Lý Tịnh Ðộ là lý Thiền, không có gì khác nhau hết.
Ðối chiếu như vậy để chúng ta thấy ý nghĩa của người tu Thiền và người tu Tịnh Ðộ không hai, không khác. Do đó Phật Tử chúng ta khi tu Phật đừng quan niệm rằng mình làm thế này, thế nọ, Phật sẽ ban ơn ban phúc. Quan niệm như thế là sai lầm. Tu để chủ động lấy mình. 
Ý nghiệp lặng xuống thì được giải thoát chớ thật tình Phật không ban ơn ban phúc cho chúng ta. Phật dạy nhân quả là gốc của sự tu. Nhân tốt thì hưởng quả tốt, chớ không phải Phật ban cho ta được. 
Song Phật tử chúng ta chỉ muốn xin Phật thôi. Tu coi bộ phiền mất thì giờ. Cứ cúng một ít rồi Phật ban cho con cái này cái nọ là xong. Chỉ cần mỗi tháng đi chùa hai lần, để dành ít tiền ngày 30 hay Rằm, sắm hương hoa, trái cây... quý thầy đánh chuông, lạy ba lạy, cúng đĩa quả là đủ rồi. Phật tử đi chùa như vậy so với lý thật của đạo thật là cách xa muôn dặm! 
Chúng ta phải ý thức rằng tu Phật là cốt làm sao để mình trở thành con người giác ngộ, không còn bị nghiệp lôi dẫn trên đường sanh tử nữa. Ðó là mục đích tối thượng của chúng ta. Dù đời này chúng ta tu không xong, còn phải tới lui cõi này nhưng mục đích tối thượng đó phải giữ vững, đừng để lệch hướng. Cũng như người đi biển cần có la bàn vậy, phải khẳng định không nhầm lẫn. Nhắm đúng rồi, đời này tu được bao nhiêu, đời sau tu tiếp nữa, cứ như vậy tu tiếp mãi, chừng nào xong việc mới thôi.
Trong kinh nói Ðức Phật tu vô số kiếp, hay là ba a tăng kỳ kiếp, tức là ba vô số kiếp. Nghe ba vô số kiếp quý vị có ngán không? Chữ kiếp không phải một đời của mình đâu. Kiếp là trải qua bao triệu năm. Vậy ba vô số kiếp là bao nhiêu triệu năm, qúi vị nghĩ mà ngán phải không?
Phật vì sợ chúng ta ngán nên nói: Không sao! Nếu khéo tu thì mê là chúng sanh, giác là Phật. Nhanh như trở bàn tay, đang úp lật lại thành ngửa. Ðang mê mà giác thì thành Phật ngay thôi. Nói như vậy có gạt chúng ta không? Không gạt, nhưng thành Phật có nhiều cách. Bởi vì Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Ðối với chúng ta, phần tự giác là muốn hết sức rồi lại phải giác tha nữa. Tức là khi nào mình và người khác giác hết mới thành Phật. Nên nhận ra được tánh Phật gọi là thành Phật. Thành Phật đây chỉ là lóe thấy Phật của mình thôi. Còn biết bao nhiêu phiền não, tập khí muôn đời phải trừ bỏ nữa. 
Tôi thường ví dụ chúng ta tu như đi trong đêm ba mươi trời chuyển mưa. Lâu lâu có chớp lóe lên, nhờ đó ta thấy được một đoạn. Trời tối lại, rồi chớp lên thấy được đoạn nữa. Cứ thế tu dần dần. Hiện người tu bây giờ sức tỉnh giác cũng như ánh chớp ấy thôi. Giờ này đang nghe kinh hoặc ngồi thiền thấy tỉnh lắm, nhưng giờ khác tiếp xúc với mọi người liền quên mất, rồi cũng buồn cũng giận. Khi ngồi lại tu thấy tỉnh, thấy giác nhưng đụng việc cũng phiền não như ai . Cứ thế từ năm này sang năm khác, rốt cuộc nhắm mắt cũng chưa xong xuôi. Ðó là bệnh chung của mọi người. Chúng ta cần biết không phải một lần giác là xong ngay.
Phật tử lúc nào cũng tin tưởng lời Phật dạy, tin tưởng lời quý thầy giảng, biết nóng giận là tật xấu, là tiêu mòn công đức. Nhưng vừa gặp người nói trái tai liền nổi giận đùng đùng. Ai gan lắm thì kềm giữ không cho hiện ra ngoài nhưng vẫn ấm ức trong lòng không an. Chúng ta biết đó là tật xấu, biết rõ 100% như vậy mà muốn bỏ không phải là dễ. 
Chúng ta thấy trải qua bao nhiêu kiếp mê lầm giờ đây tỉnh lại nhưng bỏ vẫn không được. Giống như mấy chú ghiền thuốc, ghiền rượu vậy. Biết rượu, thuốc là hại, ngồi một mình, thì nhịn mà có bạn tới đưa thuốc thì lấy liền. Như vậy mới thấy tập khí kéo lôi thế nào. Người chưa từng ghiền thuốc dù có mời họ cũng không thèm lấy, cho nên khi đã huân chủng tử lâu đi thì bây giờ bỏ hết sức là khó.
Lâu nay chúng ta thừơng nghĩ người lớn tuổi rảnh rang công việc dễ tu, còn mấy đứa bé 15, 17 tuổi khó tu. Ðiều này chỉ đúng phần nào thôi. Già thì rảnh rang có thì giờ, nhưng tập khí đầy ắp bên trong, nên ngồi lại là nhớ chuyện năm trên năm dưới, không làm sao tu được. Mấy đứa nhỏ tuy lăng xăng công việc học hành thấy như khó tu, nhưng tâm nó trong trắng chứa ít chủng tử. Như người không ghiền rượu nghe Phật cấm rượu liền cười , dễ quá. Còn người ghiền rượu nghe Phật cấm rượu liền thấy khổ ngay. Người không ghiền, bảo bỏ rượu là chuyện thừa; còn người ghiền, bảo bỏ rượu là việc cay đắng. Các thứ khác cũng vậy. 
Cho nên, trẻ mà ham tu thì mau tiến. Còn người già tuy có thì giờ rộng rãi nhưng tu lâu tiến, vì chủng tử nhiều quá. Nó cứ quay lại, muốn bỏ, bỏ không được. Hơn nữa người già tinh thần suy yếu không đủ sức mạnh gạt bỏ những thói quen cũ nên khó bỏ. Do đó mỗi thế hệ có cái khó riêng, mà cũng có cái dễ riêng. Hiểu vậy rồi chúng ta mới thấy việc tu tập không dành riêng cho giới nào hết, ai quyết tâm thì người đó tu được.
Chúng ta tu là làm sao tiêu diệt được nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp lặng thì quả nghiệp không còn. Quả nghiệp không còn thì chúng ta tự tại, không bị lăn lộn trong sanh tử, đó gọi là giải thoát. Giải thoát sanh tử nhưng vẫn còn cái chân thật hiện hữu nơi mình. Khi còn tại thế, có người hỏi Phật: Thân này chết rồi còn hay hết? Phật không trả lời. Bởi vì còn nghiệp thì còn sanh trở lại. Nếu nói hết, người ta tưởng không còn gì cả. Chỉ người tu khi sạch nghiệp rồi thì tự tại không bị nghiệp lưu chuyển trong sáu nẻo. Phật dạy: Khi mất thân này, diệt được tâm niệm sanh diệt rồi thì thể thanh tịnh sáng suốt của mình trùm khắp. Thể ấy không có tướng mạo, không có gì chi phối cả nên gọi là giải thoát sanh tử.
Hiện tại lúc nào chúng ta cũng sẵn thể chân thật đó. Khi ý niệm dấy khởi tính toán so đo, phân biệt hơn thua, lăng xăng, đó là cái gốc tạo nghiệp. Nhưng khi ý nghiệp không dấy động thì tâm có không? Tâm là cái "Biết" đó. Ý niệm tuy không dấy động nhưng chúng ta vẫn biết. Mắt biết, mũi biết, tai biết, lưỡi biết, thân biết, như vậy là hằng biết. Cái biết ấy thênh thang, không chỗ nơi để chúng ta dò tìm, nhưng luôn hiện hữu. 
Vì vậy khi các thứ che đậy, mê mờ lặng rồi thì nó hiện rõ ràng, còn bây giờ vì vô minh che lấp nên chúng ta không nhận ra nó. Khi nghĩ suy chúng ta nói tôi nghĩ, tôi suy. Khi không nghĩ suy thì ta vẫn hằng tri hằng giác. Có biết nhưng vì tánh biết bàng bạc nên chúng ta không thể chỉ ra được.
Chỉ khi ý thức dấy nghĩ mới có bóng dáng kèm theo. Như vừa nhớ người thì bóng người hiện, nhớ chùa thì bóng chùa hiện, nhớ huynh đệ thì bóng huynh đệ hiện. Nhớ là dấy niệm. Nhà Phật gọi đây là pháp trần. Phần này rất phù hợp với khoa tâm lý học. 
Như hôm rồi xuống bắc Mỹ Thuận, tôi thấy chú thanh niên một chân bị hư máng trên vai, còn một chân, chống cây gậy. Trước khi thấy chú, trong tâm tôi không có bóng dáng đó; nhưng thấy rồi thì đến nay nhớ lại, hình ảnh ấy hiện ra rõ ràng. Bóng dáng mà tôi nhớ ở trong lòng đó, nhà Phật gọi là "pháp trần". Chữ "trần" là những hình dáng tế nhị chớ không phải thô phù; hình dáng ấy lưu lại trong tâm ta nên khi nhớ đến thì chúng hiện ra ngay. Như vậy từ nhỏ đến già những bóng dáng đó ghi vào tâm thức của chúng ta nhiều hay ít? Nếu phân ra không biết mấy trăm, mấy ngàn lớp? Do đó, khi ngồi yên, lớp này nhẩy ra tới lớp khác liên miên chập chồng. 
Vì vậy, khi tu là chúng ta cố gắng gạt nó qua một bên để cái chân thật được hiện bày. Bởi vì chỉ khi bóng dáng đó lặng hết thì ông chủ xưa nay mới hiển lộ. Do đó dụng công tu là việc hết sức tế nhị chớ không phải thường.
Người ta thấy ở chùa quá đơn giản, gõ mõ tụng kinh, đi tới đi lui có gì là quan trọng. Nhưng thật ra người tu phải quan sát nội tâm, luôn luôn chiếu soi để làm chủ trọn vẹn được mình, không còn lệ thuộc với pháp trần là điều rất khó. 
Tóm lại, tất cả pháp của Phật dạy tuy có chia ra nhiều môn, nhiều phái, song các phái đều y cứ theo những gì Phật dạy mà tu hành. Tuy phương tiện có khác nhưng cứu kính đều gặp nhau. Người tu Tịnh Ðộ thì niệm Phật cho tới Nhất tâm. Người tu Thiền thì phải được Ðịnh.
Có người nói Thiền-Tịnh song tu, tức là tu một lượt cả hai pháp. 
Như vậy làm sao tu? Bởi vì Tịnh Ðộ đặt lòng tin lên trên. Tin có cõi Cực Lạc, tin có Ðức Phật Di Ðà chuẩn bị đón tiếp nên cố lòng niệm Phật, niệm chí tâm đến chỗ nhất tâm, thì thành công. Nhờ niềm tin mạnh cho nên quyết tâm tu, mà quyết tâm thì thành công. Còn tu Thiền là biết rõ các pháp duyên hợp, như huyễn không thật nên không tham trước, không dính mắc, cố gắng dẹp những bóng dáng che phủ nội tâm khiến cho nó lặng sạch nên tâm được định. 
Như vậy, một pháp tu suốt đời chưa rồi mà dồn hai pháp lại làm sao kham? Lại Ngài Bạch Ẩn, một Thiền Sư Nhật Bản nói thí dụ này: Người sợ tu Thiền không đủ, phải tu thêm Tịnh Ðộ giống như người muốn qua sông gấp, sợ đi một chiếc đò chậm, nên kêu hai chiếc rồi đứng một chân chiếc này, một chân chiếc kia. Như vậy đi được tới bờ không, hay nửa đường đò sẽ bị rơi? Chúng ta phải hiểu thật kỹ. Nếu không chín chắn, muốn cho mau chóng và dễ tu, không ngờ chính chúng ta làm trở ngại sự tu của mình.
Tu các pháp môn của Phật giống như người leo núi. Một ngọn núi cao, người ở hướng Tây có lối lên của hướng Tây, người ở hướng Ðông có lối lên của hướng Ðông, hướng Nam, hướng Bắc cũng vậy. Trong bốn lối đó chúng ta thích lối nào thì đi lối đó. Ðã chọn rồi phải quyết chí đi. Dù leo lên thấy khó, cũng ráng mà leo lên đến đỉnh. Ðường đi từ bốn hướng khác biệt, nhưng tới đỉnh rồi thì đều gặp nhau. Cũng vậy, pháp môn Tịnh Ðộ, pháp môn Thiền v.v... tên có khác, hướng tu có khác, nhưng cứu kính đều gặp nhau.
Hiểu như vậy rồi, chúng ta tu không còn chê bên này, khen bên kia, mà chỉ nên tự trách mình chưa cố gắng, chưa quyết tâm. Mong rằng tất cả chúng ta cố gắng thực hiện công phu tu hành của mình đạt đến kết quả viên mãn, theo nhân duyên riêng của mỗi người trong tinh thần hòa hợp và đúng với tinh thần của Phật dạy.
Hòa thượng Thích Thanh Từ

Tự kiểm tra sức khỏe tại nhà

   Theo Daily Mail, không cần đến bệnh viện hay các thiết bị ý tế đắt tiền, phức tạp, bạn có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân với các cách đơn giản dưới đây.
1. Kiểm tra thị lực khi nhìn qua khung cửa sổ
   Để kiểm tra thị lực tại nhà, bạn dùng tay che mắt trái và nhìn vào một khung cửa lớn trong 30 giây. Sau đó, lặp lại với mắt phải.
   Nếu hình ảnh các cạnh của khung cửa bị biến dạng, méo mó, bạn đã bị thoái hóa điểm vàng.
   Điểm vàng hay hoàng điểm là bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh.
   Tình trạng hoàng điểm bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng AMD.
   Bệnh thoái hóa gồm 2 dạng thoái hóa. Dạng thoái hóa khô, chiếm khoảng 90% và dạng thoái hóa ướt, chỉ chiếm 10% nhưng lại là nguyên nhân của 90% tình trạng mất thị lực nặng.
   Bệnh thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn cuối hầu như không thể điều trị được.
   Tuy nhiên bệnh thường tiến triển chậm qua một thời gian dài nên chúng ta có thể ngăn chặn sự tiến triển đó bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc mắt thích hợp.

2. Kiểm tra hơi thở, đoán bệnh đường tiêu hóa
   Dùng một chiếc thìa café nhỏ để lấy chất nhờn trên bề mặt lưỡi của bạn. Để chiếc thìa dưới ánh sáng đèn tròn 1 phút và kiểm tra mùi của nó.
   Nếu chất nhờn có mùi trái cây – acid ceton, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu chất nhờn trên lưỡi dày, có màu vàng, mùi amoniac khó chịu, đó là dấu hiệu sớm của các vấn đề với thận, hệ tiêu hóa.
   Theo các chuyên gia, 90% các trường hợp hơi thở có mùi mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm amidan hoặc sâu răng.

3. Kiểm tra chức năng tuần hoàn bằng một chiếc đệm
   Nằm thẳng trên nệm hoặc ghế sofa mềm, nâng chân lên một góc 45 độ sau đó nhanh chóng vặn mình để 2 chân ép xuống đệm.
   Giữ tư thế đó trong 1 phút và quan sát tình trạng 2 chân của bạn. nếu hai bàn chân nhợt nhạt và trở lại hồng hào sau vài phút, bạn có thể đã mắc bệnh nghẽn mạch máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.
   Theo các chuyên gia, ở người bình thường, 2 chân sẽ trở nên hồng hào sau 10 – 30 giây.
   Nhưng người nghẽn động mạch nghiêm trọng, máu có thể cần vài phút để lưu thông trở lại. Người có triệu chứng nghẽn động mạch có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim nhiều hơn 30%.

4. Đo nồng độ axit dạ dày
   Nồng độ axit dạ dày có thể cảnh báo dấu hiệu các bệnh đường tiêu hóa. Bạn uống một muống thuốc muối (bicarbonate soda) khi bụng đói.
   Nếu hiện tượng ợ ơi xuất hiện trong vòng 5 phút, đường tiêu hóa của bạn không có vấn đề bất thường. Nguyên nhân ợ hơi do axit dạ dày tác dụng với thuốc muối sinh khí carbon dioxide.
   Nồng độ axit dạ dày thấp có thể gây các vấn đề đường tiêu hóa như kém hấp thu chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng.
   Khi nồng độ axit dạ dày quá thấp, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng axit, bởi chúng có thể khiến tình trạng tiêu hóa tệ hơn.

5. Vẽ đồng hồ đoán sức khỏe
   Thử vẽ một chiếc đồng hồ trên giầy. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vẽ hình tròn, phân chia các con số, bạn có thể gặp vấn đề về suy giảm nhận thức nhẹ hoặc mất trí nhớ sớm, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
   Theo tiến sĩ tâm lý học và chuyên gia về chứng mất trí lâm sàng Dan Nightingale, thí nghiệm vẽ đồng hồ có thể chuẩn đoán các khả năng ghi nhớ, nhận thức, chức năng điều hành của não.
   Từ đó, chúng ta có thể dự báo sức khỏe tinh thần.

6. Bắt chéo chân để kiểm tra xương khớp
   Bài kiểm tra đứng lên ngồi xuống trong tư thế bắt chéo chân có thể kiểm tra tính dẻo dai của các khớp xương.
   Nếu bạn có thể đứng, ngồi linh hoạt trong tư thế 2 chân bắt chéo mà không cần sự trợ giúp khác thì hệ thống xương khớp và các gân của bạn khá tốt.
   Nghiên cứu trên tạp chí European Journal phát hiện rằng người trên 50 tuổi có thể thực hiện bài kiểm tra này dễ dàng thì sống thọ hơn gấp đôi.
   Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người mắc bệnh xương khớp không nên thử bài tập này vì nó có thể gây tổn thương khớp.

23/12/2015

Kinh nghiệm đi phượt Sapa.


Đi phượt Sapa bằng phương tiện gì?


Mình đi bằng tàu hỏa, xe máy. Tại sao không đi ôtô? Vì giá vé cao (250. - 270.000VNĐ/lượt). Xe máy và tàu hỏa là hai phương tiện hợp lý để tiết kiệm chi phí.


– Đi xe máy: Chọn một chiếc xe số (xe honda) chạy quãng đường 300.000 km mất khoảng 150.000VNĐ tiền xăng. Chi phí cả đi, về và chi phí xăng xe khi ở Sapa mất tổng khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ (trung bình 350k tiền xăng). Không tính đến những trường hợp hỏng xe dọc đường… Nếu đi hai người, share tiền xăng giá quá tốt, chỉ tốn khoảng 150 – 200.000VNĐ/người.


– Đi tàu hỏa: đi tàu chi phí sẽ nhiều hơn, vé tàu Hà Nội – Lào Cai ghế cứng giá 140.000VNĐ/lượt (ngày thường) và 150.000VNĐ/lượt (ngày cuối tuần). Cộng thêm tiền 50.000 VNĐ/lượt bus từ ga Lào Cai đến Sapa (bus 16 chỗ, bus công cộng rẻ hơn 1/2 thì phải - cái này mình chưa check). Cả tiền thuê xe máy 80.000 VNĐ/ngày và đổ xăng 60.000 VNĐ nữa thì tổng cộng tối thiểu chúng ta mất 540.000 VNĐ.


Tuy nhiên việc đi tàu hay xe máy còn tùy thuộc vào sức khỏe và kinh nghiệm. Đi xe máy chặng đường hơn 350km từ Hà Nội tới Lào Cai (hướng Lai Châu hơn 400km) là một trải nghiệm thú vị, nhưng cũng tương đối mệt mỏi với những bạn không quen đi đường dài. Tuy nhiên nếu bạn đi được xe máy, thì sẽ có cơ hội tận hưởng những cung đường vô cùng đẹp.


Đi phượt Sapa bằng xe máy


Có 2 đường đi Sapa là đi theo hướng Lai Châu và hướng qua Lào Cai lên Sapa. Tuyến đường đi qua thành phố Lào Cai gần và dễ đi. Nhưng đi theo lối Lai Châu bạn sẽ được chinh phục hai trong “tứ đại đèo” huyền thoại của Tây Bắc là Khau Phạ dài 30km và Ô Quy Hồ dài hơn 50km. Không chỉ thoải mái chinh phục các con đèo, thoải mái dừng nghỉ ngơi, chụp ảnh… đi xe máy còn giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí cho việc di chuyển. Chuyến đi lần trước của tôi, chiếc xe wave alpha đời cũ chỉ mất khoảng 1,5 lần đổ xăng (130.000 VND) là có thể đi thoải mái quãng đường gần 400km, quá ổn phải không nào. Ý tôi là: nếu đi xa ta nên chọn loại phương tiện tiết kiệm xăng và ổn định.


Đây là chỉ dẫn đường đi Sapa.


Cách 1 (qua Lào Cai): Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km)


Cách 2 (qua Lào Cai): Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – dọc đường 70 – Lào Cai – Sapa (Tổng đường 370km)


Cách 3 (qua Lai Châu): Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km)


Làm thế nào để tìm chỗ nghỉ giá rẻ ở Sapa?
Ở Sapa cách xin nghỉ nhờ trên Couchsurfing không dùng được. Mà muốn đi 700k nhất định phải tìm phòng dorm, hoặc một chỗ nghỉ miễn phí. Chỗ ở miễn phí thì có 2 cách mình hay dùng: xin ngủ nhờ trong bản người dân tộc (nhà trưởng bản) và mang theo đồ (sách vở, quần áo) để tặng cho bọn trẻ trong bản. Ý mình không phải chỉ các bác 1 cách để ngủ miễn phí, mà là nếu có thể các bác có thể kết hợp chuyến đi chơi của mình để làm một điều gì đấy ý nghĩa, giúp ích được cho người nào đấy không chỉ ý nghĩa với họ, mà còn là ý nghĩa với bản thân các bác. Ngủ nhờ ở trong nhà trưởng bản, trong trường học... khi đi thì các bác có kinh nghiệm đã kinh qua nhiều rồi, nhưng với các bác chưa từng thử nên thử để có thêm một trải nghiệm mới - rất hay.



Danh sách hostel giá rẻ ở Sapa
Dorm room mà vào, chứ đợi xin ngủ nhờ, hay ngủ lều lạnh bỏ ***. Tốt nhất với các bác lười làm mấy chuyện trên, và muốn solo nhanh gọn nhẹ là tìm một cái dorm. Dorm ở Sapa đủ giá, mình không biết giá dorm của các bạn làm lẻ. Có thông tin của mấy dorm này trên Booking.com, mình đi đâu cũng đặt ở đây cho tiện. Có chỗ nghỉ rồi như Phương Nam (chỗ anh bạn quen nghỉ không mất tiền), có chỗ chưa nghỉ. Các bác cứ tham khảo thoải mái lựa chọn, 5$/1 đêm tính ra khoảng 120k tiền Việt. 

*Mẹo: ở Sapa từ ngày đg cao tốc lý thông, giờ giá phòng đắt như tôm tươi. Nhà nhà, người người thi nhau mở phòng. Rồi x2, x3 giá, đó là điều đáng buồn với du lịch ở Sapa, vì cầu nhiều hơn cung, và một phần là người làm du lịch đặt lợi nhuận lên cao quá, thấy nhà khác tăng mình ko tăng không chịu được, vì phòng không có mà bán. Nên tốt nhất, các bạn làm 1 cái visa (hoặc master, american express) đặt ở mấy trang Agoda, Booking luôn khi nó giá rẻ để giữ chỗ, tới sát ngày đi muốn đổi vẫn được mà không mất phí. Khỏi lo tìm phòng mệt. Mình toàn dùng Booking vì nó tiện, giá báo là bao gồm tất cả, không có cái kiểu như ông Agoda báo 4$ hí hửng click vào đặt, xong phí của ông lên 5,5$, tụt hứng.


Ăn gì để tiết kiệm khi đi phượt Sapa?
Mì, bánh mì, mì, bánh mì, cơm bụi. Chịu khó làm bạn với mấy thứ này 2 ngày không ảnh hưởng gì tới sức khỏe đâu. Quy định mỗi bữa chỉ ăn 20k, mỗi ngày bỏ ra 30k tiền nước. Nếu tỉnh táo thì có thể xin nước ngay tại hàng cơm (mình toàn làm thế, ở Thái Lan mỗi ngày mình uống 2L, đi cả tháng không phải mua 1 chai nước nào, cứ vào đồn cảnh sát, nhà dân, quán cơm xin, không ai tiếc mình chai nước, nhưng mình đi kiểu lão Hạc nên tiết kiệm bao nhiêu cứ tiết kiệm). Mình đi Sapa chuyến trước mua mì và xúc xích về, xin nước ở hostel nấu ăn ngon lành. Khéo thì mua thêm rau, trứng nhờ bếp nấu ăn thì xịn hơn cả nhà hàng. Mỗi bữa chi 20k.




Đến Sapa có thể ghé thăm những địa điểm nào?


Mình đi:
1. Tả Phìn (30k) ở đây suối, núi, mây, cỏ cây hoa lá, nhà thờ đổ... một bức tranh không thể đẹp hơn.
2. Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Kim (chỗ này cứ đi qua trạm kiểm soát, bảo vào trường tiểu học Thanh Kim chơi sẽ không phải mua vé 40k. Cứ mạnh dạn mà bước qua, đừng nao núng. Hoặc gan lì thì vào thẳng trạm bán vé xin, mình có vài lần dùng cách này, nhớ lần đi vĩ tuyến 17 vào chỗ cột cờ tham quan mua vé, mình nói với anh bán vé là em không có tiền, cho em vào được không? Họ cũng vui vẻ cho, vì bớt một vé của mình không ảnh hưởng gì tới ngân sách tu bổ đâu) - ở đây có thung lũng Mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang nằm trong top đẹp nhất TG.



3. Đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc, thác Tình yêu, cổng trời Ô Quy Hồ (cổng trời ô Quy Hồ thì quen thuộc với nhiều người rồi) - chỗ này hết tổng 45k tiền vé.


Số tiền tôi bỏ ra mua vé chỉ 75.000 VNĐ. Còn điểm nữa cũng đẹp mà không mất vé là bản Sâu Chua, cách Sapa khoảng 20km, đi lên một ngọn núi cao, trên đấy mùa tuyết là nơi duy nhất còn đóng băng. Ở đấy không có khách du lịch, lang thang chụp ảnh chỉ có đã.


Giá vé các điểm du lịch tại Sapa


Núi Hàm Rồng 70.000VND
Bản Cát Cát 40.000VND
Bản Sín Chải 20.000VND
Bản Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ 40.000VNĐ (điểm này bạn cứ đi qua không cần phải mua vé cũng được, cứ nói là đi vào trường tiểu học xã Thanh Kim)
Bản Má Tra – Ta Phìn 30.000VND
Thác Bạc 10.000VND (nên đi)
Thác Tình Yêu 35.000VND (nên đi, kết hợp với đi cổng trời trên đỉnh Ô Quy Hồ)

Tính tổng chi phí cho một chuyến phượt Sapa (đi solo)



350.000VNĐ tiền xăng xe nếu đi xe máy (mình ước tính thế trong chuyến đi xe máy, có khi còn rẻ hơn) hoặc 340.000VNĐ nếu đi tàu hỏa ghế cứng và dùng xe bus công cộng.


120.000VNĐ tiền nghỉ 1 đêm tại hostel


150.000 VNĐ tiền ăn (ăn 20.000đ/bữa – có thể ăn mỳ, bánh mỳ hoặc cơm bụi trong chợ và dành 30k mua 2 chai nước 1,5l)


75.000VNĐ tiền mua vé du lịch (chỉ đi 3 điểm trong lịch trình)


Tổng tiền 695.000 VNĐ (làm tròn 700.000VNĐ).

LỊCH TRÌNH PHƯỢT SAPA BẰNG XE MÁY
Ngày 1: Hà Nội – Sapa
Cách 1: đi theo đường Yên Bái – Lào Cai: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km)
Cách 2: đi theo đường Lai Châu: Khởi hành từ Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km)
- 6h khởi hành từ Hà Nội 
- 15h có mặt tại Sapa, tới khách sạn gửi đồ, tắm và nghỉ sau một đoạn đường dài
(Nếu đi theo đường Lai Châu bạn nên check in đỉnh đèo Ô Quy Hồ, rẽ vào thác Tình yêu, thác Bạc trước khi về Sapa) sau đó về chỗ nghỉ check-in phòng.
- 17h30 bạn có thể đi ra cuối đoạn đường Fansipan để ngắm hoàng hôn.
- 18h15 ra phố trung tâm thị trấn tìm quá ăn tối (có thể mua mì, bánh mì tại siêu thị ở trung tâm thị trấn. Hoặc có thể ăn cơm bụi trong chợ hoặc ăn đồ ăn đã chuẩn bị sẵn)
- 19h check in Nhà thờ đá, dạo quanh khu vực nhà thờ mua quà tặng (ví, vòng tay…) từ người dân tộc.
- 20h check in phố cổ Cầu Mây
- 21h check in hồ Sapa vào ban đêm
- 22h có thể đi ăn đồ nướng (tùy thuộc vào kinh phí, nên dành khoảng 100k/người để ăn đồ nướng ở Sapa)

Ngày 2: Khám phá Sapa và về lại Hà Nội
- 7h dây ra phố ăn sáng (có nhiều hàng bán xôi, bánh cuốn, bún phở… nhưng giá hơi đắt. Để tiết kiệm bạn có thể mua mì về tự chế tại hostel)
- 7h30: đi bản Tả Phìn chơi (ở đây có nhà thờ đá đổ, suối, cảnh quan rất đẹp, giá vé rẻ 30k/người)
- 9h30 quay lại trung tâm thị trấn, đi xe máy xuống khu vực Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ. Ở đây có thung lũng Mường Hoa, có suối, có cầu, có bãi đá cổ… bạn có thể gửi xe và đi bộ vào trong các bản làng để tìm hiểu cuộc sống của người dân (có thể mang đồ ăn đi ăn trên đường hoặc đợi lúc quay về trung tâm ăn)
- 14h quay lại trung tâm thị trấn, lên đường về lại Hà Nội (nên đi một đường về một đường sẽ thú vị hơn)
- 22h có mặt tại Hà Nội.

LỊCH TRÌNH PHƯỢT SAPA BẰNG TÀU HỎA
Đi bằng tàu hỏa tốt nhất nên đi chuyến 10h đêm, mua vé đi tối thứ 6, thứ 7 có mặt ở Sapa, chơi một ngày Chủ Nhật về lại. Đi tàu hỏa có nhiều thời gian hơn xe máy, không tốn sức.
- Mua vé tàu đi Sapa vào tối thứ 6 (chuyến 10 hoặc 11h để đến Lào Cai vào buổi sáng)
Ngày 1:
- Khoảng 5h sáng mua mì trên tàu ăn, hoặc chuẩn bị đồ ăn từ đêm hôm trước để ăn sáng (bánh, sữa…)
- 6-7h sáng có mặt tại Lào Cai, bắt xe bus đi Sapa
- 8h có mặt tại Sapa, check-in khách sạn để gửi đồ. Thuê xe máy lên đường khám khá Sapa. Bạn nên lưu ý, thuê luôn xe tại khách sạn (hoặc hostel) và thương lượng với chủ cho thuê là mình sẽ thuê 1,5 ngày để tiết kiệm được tiền (đừng thuê 2 ngày vì không cần thiết)
- 9h đi Tả Phìn chơi ở nhà thờ đổ, những con suối ở Tả Phìn.
- 11h về lại trung tâm thành phố tìm quán ăn trưa/hoặc mua mì theo nấu trên đường (nếu có đồ nấu trên đường ăn rất thú vị. Hoặc không bạn chỉ cần mua theo bánh mỳ, sữa, xúc xích ăn cũng tiện. Hoặc mua xôi ở chợ Sapa từ buổi sáng mang đi ăn luôn). Đi Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ (đi bộ quanh mấy bản này cũng mất cả buổi chiều).
- 16h về lại trung tâm Sapa check-in nhà thờ đá
- 17h về khách sạn tắm, nghỉ
- 19h ra phố ăn tối, có thể đi dạo phố và ăn đồ nướng ở chợ Sapa hoặc trung tâm quảng trường có nhiều quán ngon, giá cũng không quá đắt. 
- 20 đến 22h đi dạo ở phố cổ Cầu Mây, bờ hồ Sapa, trung tâm quảng trường (khu nhà thờ đá) chơi. Nếu đi tối thứ 7 thường có ca nhạc biểu diễn ở quảng trường miễn phí. Nhưng vui nhất vẫn là đi cùng bạn bè, kiếm một quán đồ nướng, gom tiền vào ngồi ăn. Trời lạnh ăn đồ nướng, uống chén rượu vùng cao (táo mèo, sán lìu) thì tuyệt vời.
- Về lại khách sạn nghỉ (nhờ chủ khách sạn đặt vé tàu giúp hoặc tự mua từ hôm trước. Thường tàu về chuyến 18h nên bạn phải có mặt ở khách sạn lúc 16h30 hoặc 17h để xuống Lào Cai)
Ngày 2: 
- 8h: Sáng đi đèo Ô Quy Hồ càng sớm càng tốt
- 8h30: chơi ở thác Bạc
- 9h30: đi đến cồng trời Ô Quy Hồ chơi, chụp ảnh, ngồi uống nước lá và ăn trứng hoặc ngô khoai nướng.
- 10h30 quay lại thác tình yêu chơi
- 12h quay lại trung tâm thành phố tìm quán ăn
- 13h30 trả xe máy, bạn có thể đi chơi quanh thị trấn hoặc leo lên đỉnh Hàm Rồng chơi (vé hơi đắt nhưng đứng trên đây nhìn toàn cảnh thành phố rất thú vị)
- 16h về lại khách sạn/hostel lấy đồ và ra bắt xe bus đi Lào Cai
- Đêm có mặt tại Hà Nội
(bạn có thể chọn về bằng tàu hỏa hoặc bằng xe khách. Xe khách giá vé từ 250- 270k chỉ đắt hơn tàu một chút, nhưng đi giường nằm, và có nhiều khung giờ để đi, kể cả 21h và 22h. Như vậy sẽ có thêm nhiều thời gian ở Sapa hơn)
- Sáng sớm về tới Hà Nội. Ngày hôm sau có thể đi học/đi làm bình thường



LỊCH TRÌNH PHƯỢT SAPA BẰNG XE MÁY
Ngày 1: Hà Nội – Sapa
Cách 1: đi theo đường Yên Bái – Lào Cai: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (Tổng đường khoảng 360km)
Cách 2: đi theo đường Lai Châu: Khởi hành từ Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa (Tổng đường hơn 420km)
- 6h khởi hành từ Hà Nội 
- 15h có mặt tại Sapa, tới khách sạn gửi đồ, tắm và nghỉ sau một đoạn đường dài
(Nếu đi theo đường Lai Châu bạn nên check in đỉnh đèo Ô Quy Hồ, rẽ vào thác Tình yêu, thác Bạc trước khi về Sapa) sau đó về chỗ nghỉ check-in phòng.
- 17h30 bạn có thể đi ra cuối đoạn đường Fansipan để ngắm hoàng hôn.
- 18h15 ra phố trung tâm thị trấn tìm quá ăn tối (có thể mua mì, bánh mì tại siêu thị ở trung tâm thị trấn. Hoặc có thể ăn cơm bụi trong chợ hoặc ăn đồ ăn đã chuẩn bị sẵn)
- 19h check in Nhà thờ đá, dạo quanh khu vực nhà thờ mua quà tặng (ví, vòng tay…) từ người dân tộc.
- 20h check in phố cổ Cầu Mây
- 21h check in hồ Sapa vào ban đêm
- 22h có thể đi ăn đồ nướng (tùy thuộc vào kinh phí, nên dành khoảng 100k/người để ăn đồ nướng ở Sapa)

Ngày 2: Khám phá Sapa và về lại Hà Nội
- 7h dây ra phố ăn sáng (có nhiều hàng bán xôi, bánh cuốn, bún phở… nhưng giá hơi đắt. Để tiết kiệm bạn có thể mua mì về tự chế tại hostel)
- 7h30: đi bản Tả Phìn chơi (ở đây có nhà thờ đá đổ, suối, cảnh quan rất đẹp, giá vé rẻ 30k/người)
- 9h30 quay lại trung tâm thị trấn, đi xe máy xuống khu vực Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ. Ở đây có thung lũng Mường Hoa, có suối, có cầu, có bãi đá cổ… bạn có thể gửi xe và đi bộ vào trong các bản làng để tìm hiểu cuộc sống của người dân (có thể mang đồ ăn đi ăn trên đường hoặc đợi lúc quay về trung tâm ăn)
- 14h quay lại trung tâm thị trấn, lên đường về lại Hà Nội (nên đi một đường về một đường sẽ thú vị hơn)
- 22h có mặt tại Hà Nội.

LỊCH TRÌNH PHƯỢT SAPA BẰNG TÀU HỎA
Đi bằng tàu hỏa tốt nhất nên đi chuyến 10h đêm, mua vé đi tối thứ 6, thứ 7 có mặt ở Sapa, chơi một ngày Chủ Nhật về lại. Đi tàu hỏa có nhiều thời gian hơn xe máy, không tốn sức.
- Mua vé tàu đi Sapa vào tối thứ 6 (chuyến 10 hoặc 11h để đến Lào Cai vào buổi sáng)
Ngày 1:
- Khoảng 5h sáng mua mì trên tàu ăn, hoặc chuẩn bị đồ ăn từ đêm hôm trước để ăn sáng (bánh, sữa…)
- 6-7h sáng có mặt tại Lào Cai, bắt xe bus đi Sapa
- 8h có mặt tại Sapa, check-in khách sạn để gửi đồ. Thuê xe máy lên đường khám khá Sapa. Bạn nên lưu ý, thuê luôn xe tại khách sạn (hoặc hostel) và thương lượng với chủ cho thuê là mình sẽ thuê 1,5 ngày để tiết kiệm được tiền (đừng thuê 2 ngày vì không cần thiết)
- 9h đi Tả Phìn chơi ở nhà thờ đổ, những con suối ở Tả Phìn.
- 11h về lại trung tâm thành phố tìm quán ăn trưa/hoặc mua mì theo nấu trên đường (nếu có đồ nấu trên đường ăn rất thú vị. Hoặc không bạn chỉ cần mua theo bánh mỳ, sữa, xúc xích ăn cũng tiện. Hoặc mua xôi ở chợ Sapa từ buổi sáng mang đi ăn luôn). Đi Tả Van, Lao Chải, Bản Hồ (đi bộ quanh mấy bản này cũng mất cả buổi chiều).
- 16h về lại trung tâm Sapa check-in nhà thờ đá
- 17h về khách sạn tắm, nghỉ
- 19h ra phố ăn tối, có thể đi dạo phố và ăn đồ nướng ở chợ Sapa hoặc trung tâm quảng trường có nhiều quán ngon, giá cũng không quá đắt. 
- 20 đến 22h đi dạo ở phố cổ Cầu Mây, bờ hồ Sapa, trung tâm quảng trường (khu nhà thờ đá) chơi. Nếu đi tối thứ 7 thường có ca nhạc biểu diễn ở quảng trường miễn phí. Nhưng vui nhất vẫn là đi cùng bạn bè, kiếm một quán đồ nướng, gom tiền vào ngồi ăn. Trời lạnh ăn đồ nướng, uống chén rượu vùng cao (táo mèo, sán lìu) thì tuyệt vời.
- Về lại khách sạn nghỉ (nhờ chủ khách sạn đặt vé tàu giúp hoặc tự mua từ hôm trước. Thường tàu về chuyến 18h nên bạn phải có mặt ở khách sạn lúc 16h30 hoặc 17h để xuống Lào Cai)
Ngày 2: 
- 8h: Sáng đi đèo Ô Quy Hồ càng sớm càng tốt
- 8h30: chơi ở thác Bạc
- 9h30: đi đến cồng trời Ô Quy Hồ chơi, chụp ảnh, ngồi uống nước lá và ăn trứng hoặc ngô khoai nướng.
- 10h30 quay lại thác tình yêu chơi
- 12h quay lại trung tâm thành phố tìm quán ăn
- 13h30 trả xe máy, bạn có thể đi chơi quanh thị trấn hoặc leo lên đỉnh Hàm Rồng chơi (vé hơi đắt nhưng đứng trên đây nhìn toàn cảnh thành phố rất thú vị)
- 16h về lại khách sạn/hostel lấy đồ và ra bắt xe bus đi Lào Cai
- Đêm có mặt tại Hà Nội
(bạn có thể chọn về bằng tàu hỏa hoặc bằng xe khách. Xe khách giá vé từ 250- 270k chỉ đắt hơn tàu một chút, nhưng đi giường nằm, và có nhiều khung giờ để đi, kể cả 21h và 22h. Như vậy sẽ có thêm nhiều thời gian ở Sapa hơn)
- Sáng sớm về tới Hà Nội. Ngày hôm sau có thể đi học/đi làm bình thường


Kết


Bạn đã có thể thu dọn quần áo ngay hôm nay và lên đường trải nghiệm Sapa theo cách của riêng mình, bước đi trên đôi chân của chính bạn, khám phá những góc khác trong con người bạn. Số tiền và bài viết này không hẳn là hướng dẫn các bác cách đi với 700k, hay cách trốn vé…vv Mỗi người một quan điểm, một cách để đi khác nhau. Với mình thì ở Việt Nam có lúc đi chỉ tiêu 2 -3$/ngày là chuyện bình thường. Nhưng có nhiều người không quen. Điều mình muốn nói là các bác hoàn toàn có thể đi với kinh phí vô cùng, vô cùng tiết kiệm. Nhất là các em sinh viên, giống mình ngày xưa, không xin tiền nhà sớm nên để vừa lo cho cuộc sống sinh viên, vừa đi được cũng vật vã, nhiều khi thích quá còn phải vay tiền bạn. Nhưng những ngày tháng đấy, những chuyến đi 700k dạy cho mình rất nhiều thứ. Mình luôn cảm ơn quãng thời gian đấy.