26/04/2016

18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 – 01/5/2016) – kỷ niệm 130 năm ngày giai cấp công nhân lao động đấu tranh với giới tư bản để yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc còn 8 giờ/ngày thay vì 11 – 12 giờ/ngày.
Trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, thường là, người lao động luôn là kẻ yếu thế hơn, bởi vậy, Nhà nước đóng vai trò trung gian quản lý trật tự xã hội đã có những chính sách nhằm cân bằng lợi ích trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động – nhất là lao động phổ thông, lao động trình độ thấp thường bị xâm phạm quyền lợi nhưng có khi lại không biết hoặc không có cơ chế tự bảo vệ quyền lợi của mình nên đành im lặng cho qua.

Vì vậy, dưới đây, xin gửi tặng các bạn bộ ảnh infographic kèm với các bài viết liên quan đến chính sách, quyền lợi dành cho người lao động, các bạn ai đã đi làm rồi thì nên đọc để có cơ chế tự bảo vệ quyền lợi của mình nhé!








 

1. Thời gian thử việc tối đa
- 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.
- 30 ngày đối với trình độ trung cấp.
- 6 ngày đối với các công việc khác.
Lưu ý:
- Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.
- Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.
2. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức
Ví dụ: lương chính thức 10 triệu thì lương thử việc ít nhất là 8.5 triệu.
3. Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc
- Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.
- Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.
=> Vi phạm bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động.
4. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là:
Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng.
Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng.
Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng.
Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.
Xem chi tiết các vùng tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP.
=> Trả lương thấp hơn mức này bị phạt tiền từ 20 – 75 triệu đồng.
5. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
=> Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.
6. Yêu cầu người lao động nộp tiền để được ký kết hợp đồng lao động
=> Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.
7. Tiền lương làm thêm giờ
Ngày thường = 150% lương.
Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.
Ngày lễ, Tết = 400% lương.
8. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Ngày thường = 210% lương.
Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.
Ngày lễ, Tết = 490% lương.
=> Trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.
9. 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.
10. Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng
Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.
11. Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
=> Vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.
12. Từ 01/7/2016, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động sẽ bị xử lý hình sự
Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.
13. Phạt đến 7 triệu nếu không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia NVQS
Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 – 7 triệu đồng:
- Tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Bị tạm giam, tạm giữ.
- Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Lao động nữ mang thai.
- Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.
14. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.
Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.
15. Từ 01/7/2016, sa thải người lao động vì lý do kết hôn, sinh con…có thể bị phạt đến 3 năm tù
Sa thải người lao động trong trường hợp họ KHÔNG bị xử lý kỷ luật về các hành vi:
- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy ở nơi làm việc.
- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
- Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật.
- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Hoặc sa thải người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Nếu việc sa thải làm cho người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn thì phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Nếu việc sa thải vi phạm đối với 02 người hoặc phụ nữ mà biết là có thai, người nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc người bị sa thải tự sát thì phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
16. Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng
Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
17. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động
Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.
18. Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án
Cụ thể, người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn toàn bộ án phí, lệ phí tại Tòa án.
Cơ sở pháp lý

 

24/04/2016

SẮP XẾP BÀI TRÍ ĐỒ THỜ CÚNG TRÊN BÀN THỜ GIA TIÊN

Bàn thờ gia tiên là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên việc sắp xếp đồ thờ cúng bằng đồng trên ban thờ gia tiên như thế nào cho đúng, cho hợp với phong thủy không phải ai cũng biết.  
Trước hết bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh khiết nên ngoài những đồ thờ tự và đồ trang hoàng ra không được để vật gì khác lên bàn thờ. Bộ đồ thờ bằng đồng đầy đủ gồm rất nhiều món, nhưng cũng không nhất thiết phải sắm đầy đủ các món mà tùy theo từng kích thước bàn thờ, tùy theo vị trí của gia chủ như con trưởng, con thứ... mà chọn bộ đồ thờ cho phù hợp.
A. Sơ đồ cách sắp xếp bài trí đồ thờ cúng trên ban thờ gia tiên
 Cách sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên

Sơ đồ Sắp xếp đồ thờ cúng bằng đồng trên bàn thờ gia tiên theo truyền thống văn hóa của người Việt
B. Ý nghĩa chi tiết từng món đồ thờ cúng
1. Hoành phi, đại tự, cuốn thư
Theo truyền thống văn hóa người Việt xưa, mỗi khi nhà nào có việc trọng đại như: mừng tân gia, vinh quy bái tổ, chúc thọ thày, mẹ... những người theo học chữ Nho thường tặng nhau đôi câu đối sơn son thiếp vàng hoặc sang hơn thì tặng cả bức hoành phi. Cha ông ta ngày xưa nhà nào cũng vậy, luôn cố gắng sắm sửa một bức hoành phi treo trong nhà, giàu thì sơn son thếp vàng, không thì thếp bạc, nghèo hơn nữa thì nhờ thày đồ viết cho mấy chữ, kính cẩn treo trên bàn thờ để tỏ lòng thành với Thánh hiền, với Tổ Tiên.
Bức Hoành Phi, Đại Tự, Cuốn Thư là phần đầu tiên, đặt trên cùng của bàn thờ sát bức tường với nội dung chính thường là ba chữ Quang Lưu Đức ý muốn nói công đức của tổ tiên lưu truyền cho con cháu, phù hộ cho con cháu, soi sáng đường đi, lối bước cho con cháu, cho thế hệ sau.

2. Câu đối
Câu đối luôn luôn đi kèm với bức Hoành Phi, Đại Tự hoặc Cuốn Thư tạo thành bộ Hoành phi câu đối, Cuốn thư câu đối. Câu đối thuộc loại văn biền ngẫu gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị quan điểm của tác giả, tình cảm của tác giả trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Đôi câu đối trong thờ cúng gia tiên chủ yếu tập trung vào nội dung: công đức, chí hướng của tổ tiên, lời căn dặn của tổ tiên dành cho con cháu:
Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
(Công đức của tổ tiên dành cho con cháu ngàn năm vẫn còn lưu truyền mãi, con ngoan cháu thảo phải biết phát huy, vinh danh truyền thống tốt đẹp đó)
Đôi câu đối được bày treo hai bên bức Hoành Phi, thấp hơn bức Hoành Phi một chút và ở hai bên của bàn thờ gia tiên. Đối với nhà thờ họ, nhà thờ gỗ thì đôi câu đối được treo ốp vào hai bên cột của nhà thờ, còn bức đại tự, hoành phi được treo bên trên hơi xiên xuống một góc 15-30 độ.

3. Ngai thờ
Ngai thờ được đặt chính giữa ban thờ và ở phía trong cùng (vị trí số 3), ngai thờ có thể được đúc bằng đồng hoặc bằng gỗ sơn son thếp vàng, trên ngai thờ đặt bài vị, linh vị tổ tiên.

4. Di ảnh thờ, tượng thờ hoặc tượng đồng chân dung ông, bà tổ tiên
Di ảnh thờ của ông bà tổ tiên được đặt đối xứng hai bên phía trong bàn thờ (vị trí số 4) theo nguyên tắc phong thủy "Tả Nam, Hữu Nữ" (bên trái là Nam, bên phải là Nữ). 

5. Đỉnh thờ, đỉnh đồng thờ cúng
Ở vị trí số 5 là đỉnh thờ. Đỉnh đồng thờ cúng đi kèm với đôi chân nến (vị trí số 6) và đôi hạc (vị trí số 7) tạo thành bộ tam sự, bộ ngũ sự trên bàn thờ gia tiên. Đỉnh thờ đứng trước ngai thờ và sau bát hương. Đỉnh thờ dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, ngày tết, tạo hương thơm thanh khiết, không khí linh thiêng, tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Trên nắp đỉnh là con lân, con nghê trong tư thế nhìn ra. Người xưa quan niệm rằng Lân là hiện thân của sức mạnh tầng trên, của sự trong sáng và trí tuệ nên nó có trách nhiệm kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương, kiểm soát sự trong sáng của con cháu khi đứng trước bàn thờ. 
Đỉnh đồng phải được đặt một chân đưa ra phía trước, hai chân để phía sau nhằm biểu tượng cho chính nhân quân tử. Mỗi chân của đỉnh còn được coi là một con Quỳ, linh vật có đầu giống hổ phù và chỉ có một chân mà thôi. Từ thời Khổng Tử đã đề cập đến linh vật này và cho rằng sự xuất hiện của nó gắn liền với sự xuất hiện của thánh nhân, người tài giỏi xuất thế cứu đời, tinh thần này phù hợp với ước vọng truyền đời của người dân Việt trong ý thức phi chí bất hưng, phi thương bất phú.
Tùy theo kích thước bàn thờ gia tiên mà chọn bộ đỉnh thờ cho phù hợp. Với bàn thờ cỡ lớn trên 2m thì nên chọn bộ đỉnh thờ 65cm, 70cm. Với bàn thờ tầm trung 1m53, 1m76, 1m97 thì chọn các bộ đồ thờ 50cm, 60cm, 65cm còn. Bàn thờ gia tiên cỡ nhỏ 1m27 trở xuống thì chọn các bộ đồ thờ 40cm, 45cm.

6. Đôi chân nến đồng
Vị trí số 6 là đôi chân nến đồng, được đặt hai bên đỉnh thờ, sau bát hương. Đôi nến thờ bằng đồng rất quan trọng, người ta cứ ngỡ rằng đôi nến thờ chỉ có tác dụng thắp nến, tỏa sáng cho bàn thờ, hoặc để châm hương nhưng đó chỉ là công dụng phụ. 
Công dụng chính của đôi chân nến lại khác. Chân nến bên Tả (hướng Đông) tượng trưng cho hành Dương, tức là mặt trời. Chân nến bên Hữu (hướng Tây) tượng trưng cho hành Âm, tức là mặt Trăng. Bởi vì Nhật Nguyệt đổi vần để ngày đêm tuần tự thì muôn vật mới được sinh sôi, muôn vật cần ánh nắng để quang hợp, để trao đổi chất, để trưởng thành, thì muôn vật cũng cần ánh trăng để xui khiến cho đực cái tìm nhau, cho thủy triều lên xuống, cho nhịp mùa được vận hành. Cho nên mặt trăng và mặt trời sẽ được tuần tự trên bàn thờ của người Việt.

7. Đôi hạc đồng thờ cúng
Đôi hạc đồng thờ cúng được xếp ở vị trí số 7 (cạnh hai bên đôi chân nến). Đôi hạc đồng thường được đi kèm với đỉnh thờ bằng đồng và đôi chân nến trên ban thờ gia tiên tạo thành bộ đồ thờ ngũ sự. Tạo hình của đôi hạc là hình ảnh hạc đứng trên mai rùa. Theo quan niệm của người Việt, hạc đứng trên mai rùa thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa đất và trời, giữa âm và dương. Hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên và là biểu tượng của sự trường thọ. Rùa là linh vật trong tứ linh (long, lân, quy, phụng) là biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu. Hạc đứng trên mai rùa biểu thị sự khát vọng trường tồn của người Việt.

8. Bát hương 
Ở vị trí số 8 là bát hương. Bát hương là đồ thờ quan trọng nhất và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Bát hương gồm một bát hoặc ba bát được xếp ở ngay trước bộ tam sự, bộ ngũ sự. Bát hương ở giữa dùng chung thờ thần linh, thổ địa, hai bát hương hai bên là thờ cúng tổ tiên và thờ bà cô ông mãnh. Bát hương là cửa ngõ giữa nhân gian và cõi thiêng liêng, cõi hư vô, là cửa ngõ để con người bày tỏ khát vọng, bày tỏ sùng kính và con người mong cầu nhận được điều may mắn, điều tốt đẹp, những điều phi phàm từ cõi hư vô. Bát hương thường được chạm khắc mặt nguyệt và đôi rồng chầu (song long chầu mặt nguyệt)

9. Đôi mâm bồng 
Tiếp đến là đôi mâm bồng bằng đồng ở vị trí số 9, dùng để đựng hoa quả, trầu cau, tiền mã. Mâm bồng được đặt ở trước và hai bên ban thờ. Mâm bồng bên trái ban thờ (hướng Đông) thường được để hoa, mâm bồng bên phải thường được đặt quả. Vì ngày trước các cụ nhà ta làm nhà hướng Nam thì bàn thờ sẽ quay về hướng Nam theo mô hình 3 gian 2 trái, khi đó mái nhà sẽ theo trục Đông Tây. 
Đĩa bồng ở bên Đông đựng hoa (Đông Bình) và đĩa bồng bên Tây đặt quả (Tây Quả), để mặt trời hàng ngày bình minh lóe rạng cho muôn hoa đua nở rồi hết một vòng của mặt trời đến khi gác núi thì kết trái để mong cầu nhịp mùa, mùa nào thức lấy.

10. Đài thờ, chóe thờ
Trước bát hương được đặt bộ đài thờ hoặc chóe thờ ở vị trí số 10. Bộ Đài thờ gồm 3 đài nhỏ có nắp và trên nắp có núm để cầm. Ba đài này dùng đựng các chén nhỏ bên trong chứa rượu (hoặc nước, muối, gạo tùy theo phong tục từng nơi) những ngày cúng, giỗ còn ngày thường đài được đậy nắp để tránh bụi bặm.

11. Khay chén thờ, ngai chén thờ
Vị trí số 11 là bộ ngai chén thờ dùng để đựng nước hoặc rượu. Bộ ngai chén thờ gồm một ngai 3 chén hoặc 1 ngai 5 chén tùy từng kích thước ban thờ mà chọn cho phù hợp.

12. Ống đựng hương
Đôi ống đựng hương được bày trí sắp đặt ở hai bên ngoài của bàn thờ dùng để đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ gia tiên.

13. Đôi lọ hoa
Đôi lọ hoa được đặt ở hai bên bàn thờ dùng để cắm hoa trong những ngày lễ, ngày tết. Cũng có thể dùng bộ hoa sen bằng đồng gồm 10 bông để thay thế hoa tươi, trang trí bàn thờ.

14. Đèn thờ 
Ở vị trí 14 là đôi đèn thờ bằng đồng. Đôi đèn thờ thường được đặt bên trong và đối xứng hai bên cánh gà bàn thờ. Đôi đèn thờ bằng đồng dùng điện để thắp sáng ban thờ gia tiên.
Cách sắp xếp đồ thờ cúng bằng đồng ở trên là tương đối phổ biến trên ban thờ gia tiên của người Việt, tuy nhiên cũng không nên quá cứng nhắc mà tùy theo từng phong tục tập quán vùng miền, kích thước bàn thờ mà mỗi nơi có một cách sắp xếp có thể khác đi một chút nhưng tựu chung lại vẫn xoay quanh những nguyên tắc trên.
Bài viết có sử dụng tài liệu của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và tư liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Triệu Thế Việt (giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn).  


23/04/2016

Rau ngót có thể gây ra 3 tác dụng phụ...

Đây là theo báo Gia đình, chứ chả thấy các nhà khoa học nào có bằng cấp từ TS trở lên nói hoặc phản biện nên tớ cứ đăng để mọi người tham khảo nhưng không nên vì thế mà từ bỏ món ăn rất bổ dưỡng này. Ta tham khảo mà thôi. Còn theo vi.wikipedia.org nó lại khác. Tùy từng cơ địa mà dùng vậy.
Rau ngót là món rau xanh bổ dưỡng, rất thích hợp cho người già và trẻ nhỏ, nhưng cực nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, người có bệnh mất ngủ…
Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ, dễ ăn, dễ kết hợp và đặc biệt tốt cho người già và trẻ nhỏ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nếu ăn rau ngót sẽ gây hại cho sức khỏe. 3 tác dụng không mong muốn sau đây bạn cần biết để tránh gây hậu họa khi ăn:
Có nguy cơ gây sảy thai
Cho đến nay, chưa có nhiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.
Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Rau ngót gây khó ngủ
Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ. Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác dụng phụ trên.
Hạn chế hấp thụ canxi và phốt pho
Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Các Samurai khoảng năm 1800

Bộ ảnh hiếm hoi về những samurai cuối cùng của Nhật Bản những năm 1800 giúp người xem hồi tưởng về quá khứ huy hoàng của những kiếm sĩ huyền thoại.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 15
Samurai được nhiều người biết đến như những kiếm sĩ huyền thoại của Nhật Bản, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật Bản 1.500 năm qua.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 2
Những bức ảnh quý hiếm được chụp giữa những năm 1863 và 1900, chấm dứt một thời kỳ Samurai hùng mạnh.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 3
Tầng lớp samurai chi phối lịch sử Nhật Bản trong suốt gần 700 năm cho đến khi Thiên Hoàng Minh Trị cấm samurai mang kiếm, dẫn đến việc kết thúc thời kì Samurai vào năm 1876.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 4
Các samurai không phải là các chiến binh đánh thuê mà là thuộc hạ của các lãnh chúa, tuân theo giá trị luân lý được gọi là tư tưởng võ sĩ đạo (Bushido).
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 5
Các samurai nổi tiếng với tính quân tử và tinh thần thượng võ.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 6
Thanh gươm là niềm tự hào của các samurai.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 7
Samurai luôn là một hình ảnh đầy cao quý của những người dân xứ sở hoa anh đào.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 8
Vào thời kì hoàng kim, số lượng samurai chiếm 10% dân số Nhật Bản.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 9
Dù thời huy hoàng của các samurai đã kết thúc, tinh thần võ sĩ đạo vẫn theo mỗi người dân Nhật Bản đến tận ngày hôm nay.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 10
Bộ áo giáp cầu kỳ và vũ khí của samurai.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 11
Hình tượng samurai đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà làm phim trên thế giới.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 12
Có thể kể đến như "The Last Samurai" năm 2003 với sự tham gia của nam tài tử Tom Cruise. Phim giành giải phim ngoại ngữ hay nhất Giải thưởng Viện hàn lâm Nhật Bản, một số giải quốc tế, và được đề cử 4 giải Oscar, và 3 giải Quả cầu vàng.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 13
Ngoài ra có thể kể đến các bộ phim nổi tiếng khác như Seven Samurai (1954), Yojimbo (1961), 13 Assassins (2010), When The Last Sword is Drawn (2005)...
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 14
Những kiếm sĩ huyền thoại một thời.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 1