15/07/2018

Thông 5 lỗ trên cơ thể để dể hạn chế bệnh tật

Theo quan niệm của Đông y, khi 5 cái lỗ trên cơ thể bị tắc, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ, ngưng lại, từ đó gây ra nhiều bệnh tật. Nếu muốn khỏe mạnh, bạn hãy chú ý làm “thông” nó.
Chúng ta thường nghe nói về những khái niệm dưỡng sinh rất “kỳ diệu” và luôn muốn biết chúng là những gì, liệu có áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để thay đổi tình trạng sức khỏe của mình hay không.
Bài viết này giới thiệu cho bạn một bí mật, đó chính là hãy biết cách làm thông 5 cái “lỗ” trên cơ thể, bạn sẽ duy trì được thể trạng tốt và hạn chế được những căn bệnh phổ biến bắt nguồn từ việc cơ thể bị “tắc” ở 5 chiếc lỗ này.
1, Mắt
Theo quan niệm của Đông y, mắt là đại diện cho các cơ quan nội tạng, không chỉ là “cửa sổ tâm hồn” mà còn là “tấm gương của thể xác”, là nơi soi chiếu của lục phủ ngũ tạng. Mắt là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe khá rõ nét.
Đông y cho rằng, tinh khí trong cơ thể thể hiện trên mắt, mắt kết nối với các kinh mạch, khi mắt quá mệt mỏi, sẽ liên quan đến các cơ quan nội tạng.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 1.
Cách chăm sóc:
Ngâm mắt nước nóng: Khi bạn rửa mặt vào buổi sáng, nên lấy ít nước nóng, ngâm 2 mắt vào trong nước ấm khoảng từ 1-2 phút (chỉ nhúng phần mắt, không nhúng phần mũi vào nước), sau đó rửa sạch mặt và xung quanh mắt, sau khi rửa xong, dùng các nhón tay nhẹ nhàng chà xát xoa vùng mắt khoảng 20-40 lần.
Ăn nhiều cà chua và táo tàu đỏ: Cà chua rất giàu chất dinh dưỡng như gluten và vitamin C. Lấy cà chua tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi và ăn vào buổi sáng và tối khi đói bụng, mỗi lần 1 quả.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 2.
2, Tai
Tai được kết nối chặt chẽ với các kinh tuyến và các huyệt vị của cơ thể con người. Những thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu của tai có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 3.
Cách chăm sóc:
Thường xuyên mát xa vùng tai có thể thúc đẩy lưu thông máu ở vùng tai trong, có lợi rất lớn cho sức khỏe. Trên vành tai có rất nhiều huyệt vị quan trọng, tận dụng đặc điểm này để chăm sóc sức khỏe là việc bạn nên làm hàng ngày.
Hãy bấm huyệt phong trì hàng ngày.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 4.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt và canxi: Đây là cách giúp làm giãn các vi mạch, cải thiện việc cung cấp máu cho tai trong và ngăn ngừa mất thính giác.
3, Mũi
Đông y gọi mũi là “vương diện” (mặt vua), là “đồng hồ dự báo thời tiết” của cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng mũi chính là vệ sĩ của sức khỏe. Mũi có thể “dự báo” chính xác sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 5.
Cách chăm sóc:
Thường xuyên bấm huyệt nghinh hương: Dùng ngón giữa để day bấm huyệt nghinh hương ở vùng lõm 2 bên cánh mũi (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí của huyệt vị).
Khi huyệt vị này được xoa bóp và kích thích, sẽ giúp bạn cải thiện quá trình tuần hoàn máu, phòng chữa các bệnh về mũi, đồng thời khắc phục các bệnh liên quan đến thần kinh trên toàn bộ khuôn mặt, ngăn ngừa liệt mặt.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 6.
4, Miệng
Khi bạn già, tốc độ bộ nhớ và khả năng phản ứng của bạn giảm xuống. Trong thực tế, hiện tượng miệng của bạn bị lắp bắp hoặc không đủ linh hoạt để truyền tải đúng thông điệp mà bạn định nói là do não không hoạt động nhanh nhạy, không được “tập thể dục”. Nên chú ý vận động cơ miệng để chúng trở nên linh hoạt hơn.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 7.
Cách chăm sóc:
Nên ăn số lượng ít để ăn nhiều bữa: Khi bạn càng lớn tuổi, chức năng tiêu hóa thức ăn giảm xuống. Nếu trong một bữa ăn mà bạn ăn với số lượng nhiều, không những gây bất lợi cho sức khỏe, mà còn dẫn đến béo phì.
Cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ số lượng thức ăn cần ăn hàng ngày thành 4-5 bữa, người cao tuổi lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no khoảng 70-80% nhu cầu.
Bài tập thể dục cho răng: Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tập thể dục cho răng bằng cách nhai miệng không hoặc gõ răng khoảng 36 cái. Kiên trì làm việc này có tác dụng làm chắc răng, không bị sâu răng.
Các nhà khoa học hiện đại cũng đã công nhận, việc gõ răng hay nhai hàm không cho 2 hàm răng chạm vào nhau có thể thục đẩy sức khỏe của răng, làm cho các mạch máu vùng răng và hàm hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng phòng tránh bệnh tật.
5, Cửa ra cuối cùng
Niệu đạo (cửa cơ quan sinh dục) và hậu môn được xem là điểm cuối độc nhất trong nhóm “9 điểm cuối” của cơ thể.
Niệu đạo là để bài tiết chất thải lỏng thông qua bộ phận sinh dục, còn hậu môn là để đào thải chất thải rắn. Đây là 2 “lỗ” quan trọng trên cơ thể, việc bảo vệ tốt và làm thông thoáng 2 bộ phận này là nhiệm vụ vô cùng đặc biệt của mỗi người.
Khi 2 “cửa ra” cuối cùng của cơ thể được thông suốt thì bạn mới có sức khỏe tốt, cơ thể mới duy trì trạng thái vào/ra cân bằng, ổn định.
Cách tự làm thông 5 cái lỗ trên cơ thể: Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công - Ảnh 8.
Cách chăm sóc:
Uống nhiều nướcNước có tác dụng lợi tiểu và có thể giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru, thuận lợi, đồng thời có thể rửa sạch vi khuẩn ký sinh trong niệu đạo, loại trừ nhiễm trùng. Chú ý uống nhiều nước, tắm và thay đồ lót thường xuyên. Chọn đồ lót bằng cotton có lợi cho việc thông gió tốt và hấp thụ độ ẩm.
Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán: Bạn nên ăn thêm dầu vừng, dầu lạc và các dầu thực vật khác thay thế mỡ động vật.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu vitamin B, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, thịt động vật.
Chú ý ăn thêm nhiều hơn thực phẩm có tác dụng sinh khí như củ cải, hành tây, tỏi tây… có thể kích thích đi tiêu và thúc đẩy nhu động ruột.
*Theo Health/IF

05/07/2018

9 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu những căn bệnh đe dọa tới tính mạng

Một số cơn đau nhức trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, vì thế đừng bao giờ xem nhẹ nó. Dưới đây là 9 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu những căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
1. Đau vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng – Bệnh tim
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 1
Khi bạn gặp phải vấn đề gì về tim mạch, bạn sẽ cảm thấy đau xung quanh vùng ngực. Tuy nhiên, việc thường xuyên bị đau ở vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng cũng là biểu hiện của bệnh tim.
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Michigan (Mỹ), cơn đau tim dẫn truyền xung động thần kinh đến các khu vực xung quanh và tủy sống, trong đó có khu vực phía bên trái. Bất kỳ cơn đau nào liên quan đến tim mạch đều có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2. Đau cổ hoặc vai gáy – Bệnh phổi hoặc cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 2
Nếu phát hiện cơn đau đến từ một bên cổ hoặc vai, bạn nên đi kiểm tra phổi và cơ hoành. Nguyên nhân có thể do cơ quan hô hấp có vấn đề hoặc các dây thần kinh tác động chạy từ cột sống, thông qua phổi, tới cơ hoành.
3. Đau cổ, vai gáy hoặc dưới ngực – Bệnh gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 3
Các vấn đề liên quan tới gan hoặc túi mật cũng có thể gây đau ở cổ, vùng vai phía trên, phía dưới vùng ngực hoặc phía bên phải cơ thể. Theo Hiệp hội Vật lý Trị liệu Mỹ, bệnh liên quan tới túi mật có thể là nguyên nhân của việc đau xương bả vai. Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị đau ở cổ, vai gáy hoặc dưới ngực thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác nhất.
4. Đau lưng và đau bụng – Bệnh dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 4
Nếu bạn thường xuyên bị đau lưng và bụng ở vị trí như hình minh họa phía trên thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày và tuyến tụy. Theo một nghiên cứu trên website Physio-pedia.com, khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy cấp thường xuất hiện cơn đau ở lưng. Ngoài ra, họ có thể gặp các triệu chứng đau bụng, ở các góc phần tư phía trên.
5. Đau gần rốn – Bệnh đường ruột
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 5
Đau ở vùng bụng gần rốn có thể là dấu hiệu phản ánh các bệnh liên quan tới ruột non như viêm, co thắt ruột hoặc rối loạn chức năng đường ruột. Nếu bạn xác định được chính xác vị trí đau, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện nguyên nhân khiến đường ruột của bạn gặp vấn đề.
6. Đau bụng bên phải hoặc dưới rốn – Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 6
Mọi người hãy lưu ý rằng viêm ruột thừa hoặc các vấn đề liên quan đến đại tràng thường dẫn đến những cơn đau ở phía bụng bên phải hoặc dưới rốn. Theo lời cảnh báo của các chuyên gia, khi đau ở phần bụng bên phải (chấm đỏ trên hình) thì hãy kiểm tra xem có mắc bệnh viêm ruột thừa không. Vì viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nên khi nhận thấy dấu hiệu cảnh báo, mọi người cần đến bệnh viện ngay.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết nếu bạn bị đau ở giữa bụng, phần bên dưới rốn (chấm xanh trên hình) thì sẽ liên quan đến các vấn đề sức khỏe của đại tràng.
7. Đau lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân – Bệnh thận
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 7
Những vấn đề với thận có thể dẫn đến những cơn đau ở lưng, bụng, khung chậu và phần trên của chân. Trang thông tin IhealthBlogger cho biết các vấn đề về thận sẽ khiến bạn bị đau ở vùng lưng dưới hai bên sườn ở dưới xương sườn.
8. Đau phần vùng xương chậu phía trước và phía sau – Bệnh bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 8
Nếu bạn thường xuyên bị đau tại vùng xương chậu thấp ở cả phía trước và phía sau, bạn nên nghĩ đến các vấn đề ở bàng quang. Theo Hiệp hội Vật lý Trị liệu Mỹ, vì bàng quang nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu cho nên nhiễm trùng bộ phận này có thể gây ra đau vùng thắt lưng.
Nếu như gặp phải cơn đau thắt lưng lại kèm theo các vấn đề về tiết niệu thì nên phải đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
9. Đau thắt một bên vùng bụng – Bệnh buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh nguy hiểm - 9
Theo Women’s Health Advice, bệnh u nang buồng trứng có thể gây ra đau thắt ở một bên vùng bụng. Đặc biệt những căn bệnh khác liên quan tới buồng trứng cũng gây đau đớn ở cả hai bên của vùng bụng. Đây là căn bệnh rất nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống vì thế nếu gặp phải bất kỳ chứng đau bụng nặng nào đều cần phải đi kiểm tra ngay lập tức.
Thanh Loan (Dịch từ littlethings)

19/06/2018

Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường

Một nếp nhăn nhỏ trên tai, đốm trắng khó nhìn thấy được hoặc ngáp quá nhiều… có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh tim.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 1.
Đốm vàng: Các đốm nhỏ màu vàng trên mí mắt, mông, khuỷu tay hoặc đầu gối được gọi là “u vàng” thực sự vô hại. Tuy nhiên, những chất béo này cho thấy lượng cholesterol dư thừa quá lớn đến nỗi các mạch máu không còn giữ được nữa và bắt đầu vỡ dưới da. Điều này có nghĩa là bạn cần sự giúp đỡ khẩn cấp, bạn có thể đã bị xơ vữa động mạch và có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch lớn hơn.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 2.
Ngáp trong các bài tập cường độ cao: Một số nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng ngáp giúp thúc đẩy oxy trong máu và làm mát não. Điều này có nghĩa bạn có thể ngáp trong khi tập luyện, đặc biệt trong những ngày nóng. Tuy nhiên, ngáp không ngừng trong khi tập luyện có thể là báo hiệu cơ chế làm mát trong cơ thể đang có vấn đề và đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim .
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 3.
Hơi thở hôi: Viêm nướu, hoặc viêm nha chu có thể dẫn đến hơi thở hôi hoặc thậm chí mất răng. Nhưng đây không phải là tất cả những hậu quả có thể xảy ra của căn bệnh này. Bằng chứng mới cho thấy viêm nướu có thể gây viêm một số nơi trong cơ thể. Nguy cơ mắc bệnh tim ở những người bị viêm nha chu cao hơn 20%.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 4.
Chiều dài ngón tay: Nếu ngón đeo nhẫn ngắn hơn đáng kể so với ngón trỏ, nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Sự tương quan kỳ lạ này được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu Anh. Chiều dài ngón tay được xác định bởi lượng testosterone trong quá trình phát triển của phôi và hệ thống nội tiết tố ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 5.
Môi xanh: Ngay cả đôi môi của một người khỏe mạnh cũng có thể trở thành màu xanh vì hạ thân nhiệt hoặc khi ở độ cao quá lớn. Điều này xảy ra bởi vì chúng ta có lượng oxy trong máu thấp và lưu thông kém trong những điều kiện khắc nghiệt này. Nhưng nếu môi của bạn chuyển sang màu xanh không có lý do rõ ràng, nó có nghĩa là bạn có lưu thông máu kém và bạn nên gặp một bác sĩ tim mạch để kiểm tra tim và mạch máu của bạn.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 6.
Thay đổi móng tay: Nếu móng tay của bạn đang trở nên dày hơn và tròn hơn, bạn cần chú ý đến chúng. Những thay đổi này có liên quan đến các vấn đề về mạch máu, lý do thích hợp nhất là các đầu ngón tay của bạn không nhận đủ nguồn cung cấp máu, dẫn đến sự phát triển của các mảng móng tay của bạn.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 7.
Nếp nhăn tai: Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là một bệnh trong đó các mảng bám hình thành bên trong các động mạch, cản trở lưu lượng máu. Nghiên cứu mới cũng cho thấy mối liên quan giữa những nếp nhăn này với bệnh mạch máu não, vì vậy bạn nên cân nhắc kiểm tra kỹ lưỡng nếu thấy triệu chứng này.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 8.
Răng nhiễm trùng: Các nhà nghiên cứu từ Helsinki đã chứng minh mối quan hệ giữa viêm nha chu đỉnh và hội chứng mạch vành. Người bị bệnh răng này có nhiều khả năng mắc bệnh mạch vành hơn. Mối liên hệ giữa mất răng và các vấn đề về tim cũng đã được các nhà nghiên cứu Úc đưa ra trước đó.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 9.
Rụng tóc: Một trong những triệu chứng bất thường nhất của các vấn đề về tim là rụng tóc sớm hoặc nhanh chóng ở nam giới. Đã có hơn 800 nghiên cứu về rụng tóc và một số người trong số họ phát hiện ra rằng nó có thể là do bệnh mạch máu. Chứng hói đầu cũng có thể là dấu hiệu tăng nhạy cảm với testosterone hoặc bệnh tiểu đường. Tất cả những điều này có thể trở thành vấn đề về tim. Với rụng tóc sớm, nguy cơ mắc các bệnh này tăng lên tới 70%.
 Dấu hiệu bệnh tim có thể được nhìn thấy bằng mắt thường - Ảnh 10.
Tóc bạc: Hội Tim mạch châu Âu trình bày nghiên cứu chứng minh rằng tóc bạc có thể liên quan đến các bệnh tim như hội chứng mạch vành, bệnh thiếu máu cục bộ và xơ vữa động mạch. Vấn đề về tim và tóc bạc là do các yếu tố như stress oxy hóa, sự lão hóa của các tế bào chức năng, thay đổi nội tiết tố và các vấn đề khác.

04/06/2018

Đảo Quan Lạn-1

Không chỉ có những đường bờ biển với cát trắng, Quan Lạn còn vô số góc check-in thú vị du khách mách nhau.

Đảo Quan Lạn, một hòn đảo nhỏ thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nổi tiếng có nhiều bãi biển đẹp. Không chỉ có những đường bờ biển với cát trắng thơ mộng, Quan Lạn còn vô số góc check in "sống ảo" cho du khách. Ảnh: Marie-Claude Ratté.
5 góc 'sống ảo' được du khách rỉ tai nhau trên đảo Quan Lạn
Dòng sông đôi bờ cát trắng

Dòng sông này nằm dọc đường chính trên đảo, cách đường rẽ ra bến tàu Sơn Hào khoảng 100 m, hai bờ cát trắng trải dài, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên chụp vào buổi chiều gần lúc hoàng hôn để được những bức ảnh đẹp nhất.

 
5 góc 'sống ảo' được du khách rỉ tai nhau trên đảo Quan Lạn
Bãi cỏ châu Âu

Nằm cạnh sông là một cánh đồng cỏ như đưa du khách tới vùng đất châu Âu nào đó. Bạn có thể thoải mái tạo dáng, và chụp góc từ trên cao xuống sẽ giúp có những bức ảnh ấn tượng hơn.

 
5 góc 'sống ảo' được du khách rỉ tai nhau trên đảo Quan Lạn
Eo Gió

Một địa điểm khá khó đi tại Quan Lạn là Eo gió, nằm gần đền Cậu, Cửa Đông, tận cùng của đảo, cách bến tàu Quan Lạn khoảng 6 km. Các bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc thuê tuk tuk. Đường khá bụi vì nhiều xe tải chạy qua.

Từ trên đỉnh núi, bạn có thể quan sát được hòn đảo từ trên cao, hay nhìn ra biển xanh, với những con sóng tung bọt trắng xoá. Chú ý đường leo lên khá nguy hiểm, bạn cần cẩn thận và tránh cho trẻ nhỏ theo.
5 góc 'sống ảo' được du khách rỉ tai nhau trên đảo Quan Lạn
Bãi biển Minh Châu

Trong các bãi tắm tại Quan Lạn, Minh Châu có bờ cát trắng mịn nhất nên luôn đông khách. Để có một tấm ảnh ưng ý trên bãi biển vắng người, bạn chỉ cần chịu khó đi thêm khoảng 1 km về phía bến cảng Trụi Minh Châu. Tại đây có một bãi tắm hoang sơ, hầu như rất ít người tắm.
5 góc 'sống ảo' được du khách rỉ tai nhau trên đảo Quan Lạn
Trục đường chính trên đảo

Con đường chính trên đảo thẳng tắp, hai bên là hàng thông. Chỉ cần đứng giữa đường và tạo dáng tự nhiên nhất là bạn đã có một bức ảnh như trời Âu. Trên đảo không đông dân cư nên trục đường chính khá vắng vẻ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chú ý đến các xe tuk tuk thường chạy với tốc độ cao.

27/05/2018

Chăm sóc Thận đơn giản


Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.
Đông y có cách chăm sóc thận đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, không tốn kém mà hiệu quả lâu dài. Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe , tài chính và tuổi thọ.
Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.

1. Xoa bóp tai

Theo Đông y, nhìn hình thức cũng đủ nhận ra rằng tạo hóa đã tạo ra 2 quả thận có hình đôi tai. Thực tế, tai là cơ quan đại diện cho thận. Nếu thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.
Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.
Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

2. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, bao bọc và giữ ấm cho thận. Chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng. mang lại hiệu quả chăm sóc thận tuyệt vời.

3. Ngâm chân

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.
Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.

4. Luyện đầu ngón tay út

Ngỏn tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.
Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì “ngồi chơi”.

5. Úp tay vào lưng

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.
Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

6. Ấn huyệt Thái khê

Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.

7. Ấn huyệt Quan nguyên

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.
Huyệt Quan nguyên (chấm đỏ) nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay

8. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.
Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).
Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.
Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.
Đông y đã hướng dẫn bạ cách chăm sóc thận vô cùng đơn giản, có thể tự làm mọi lúc mọi nơi. Vấn đề là bạn có đủ kiên trì để áp dụng hay không. Sức khỏe trong tầm tay của mỗi chúng ta, hôm nay quan tâm, ngày mai hưởng lợi lớn.