30/05/2019

Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh

ST.

Bài bấm huyệt này là bí quyết cổ xưa của Đông y về cách sử dụng huyệt để làm thông “7 lỗ” trên mặt giúp bạn có được sức khỏe và năng lượng, làm cho nội tạng hoạt động hiệu quả.
Bài mát xa day bấm huyệt Đông y nổi tiếng giúp tỉnh táo, khỏe mạnh, giàu năng lượng
Dưỡng sinh là một khái niệm quan trọng hàng đầu trong cách chăm sóc sức khỏe chủ động của người xưa. Trong các tài liệu về dưỡng sinh nổi tiếng Trung Quốc có cuốn “Hoàng đế nội kinh” bàn về các vấn đề sức khỏe được nhiều thế hệ danh y đánh giá rất cao.
Sách này từng viết, 5 cơ quan nội tạng có hoạt động bình thường được hay không nhờ vào sức khỏe và sự thông thoáng của “7 chiếc lỗ trên đầu” (2 lỗ mũi, miệng, 2 tai, 2 mắt).
Võ sư khí công nổi tiếng và bác sĩ y học Trung Quốc Chu Hạc Đình đã giới thiệu rằng việc điều chỉnh hoạt động của 7 chiếc lỗ này là rất quan trọng, các cơ quan nội tạng sẽ tăng cường chức năng vận động, từ đó có thể cải thiện sự vận động của cơ thể diễn ra tự nhiên và thoải mái hơn.
Hãy dành 5 phút vào mỗi buổi sáng để thực hiện quy trình dưỡng sinh đơn giản này, bạn sẽ có được một ngày dài khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, tăng cường sức khỏe thể chất và nội tạng.
Miêu tả thì dài nhưng cách thực hiện lại khá đơn giản, chỉ mất 5 phút đầu ngày vào buổi sáng, bạn có thể thực hiện ngay khi ở trên giường. Hãy đọc và lần lượt làm theo, làm một vài lần bạn sẽ quen và thành thạo, tự thực hiện dễ dàng hàng ngày.
1. Chăm sóc, làm thông 2 lỗ mũi
Cách thực hiện việc này không khó, bạn bắt đầu bằng việc dùng 2 ngón tay cái ấn vào huyệt nghinh hương, sau đó hít không khí vào, tiếp tục ấn nhẹ vào 2 bên khoang mũi, sau khi ấn xong thì thở ra. Tiếp tục làm tương tự như vậy với mũi bên kia.
Sau khi ấn bóp 2 bên khoang mũi, bạn có thể hít thở vào, không khí sẽ đi vào khoang mũi và đi lên mũi trên và hốc mắt, tiếp tục thở ra đẩy không khí đi qua mũi và khóe miệng bằng cách há miệng nhỏ vừa.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 1.
2. Chăm sóc, làm thông khoang miệng
Khoang miệng của mỗi người là bộ phận rất quan trọng, bởi bạn có thể hình dung, nếu bị trúng gió có thể dẫn đến méo miệng, lệch mặt, thậm chí có thể dẫn đến mức độ nặng hơn là phát triển thành chứng liệt nửa người.
Mát xa và bấm huyệt Địa thương, huyệt Nhân trung và huyệt Thừa tương. Cách làm này có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chứng co thắt thần kinh mặt và cản trở âm thanh, mất tiếng.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 2.
Dùng 2 ngón tay cái bấm vào huyệt Địa thương, hít vào, một bên không di chuyển, bên còn lại bắt đầu di chuyển, sau khi day bấm huyệt thì thở ra bằng đường miệng, và sau đó thay đổi thực hiện với bên còn lại.
Sau khi cả hai bên đã được thực hiện, bắt đầu ấn đẩy tay bằng cách hít vào, đẩy vào khóe miệng, và khi thở ra, đẩy ra khỏi khóe miệng.
Sau đó, tiếp tục hít vào, xoa bóp huyệt Nhân trung bằng ngón trỏ, ngừng thở ra, hít vào, dùng ngón tay còn lại xoa bóp vào huyệt Thừa tương, nín thở, sau đó hít vào, đồng thời xoa bóp vào 2 huyệt này, tiếp tục nín thở khi xoa bóp, làm xong thì thở ra rồi hít vào.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 3.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 4.
3. Chăm sóc, làm thông 2 lỗ tai
Thông thường, bạn có thể chăm sóc tai vào bất kỳ mùa nào trong năm, nhưng quan trọng nhất là vào mùa đông. Nếu bạn đã bỏ lỡ thời gian đã qua, bạn có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào để chăm sóc sức khỏe.
Nếu như một bên tai phải của bạn nghe không rõ ràng, bạn nên dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt ở tai trái và đồng thời miệng nói phát ra âm thanh “Aaaa” trong khi lắc tai phải. Sau đó thả tai phải để xem nó có hoạt động hiệu quả trở lại không.
4. Chăm sóc, làm thông 2 mắt
Đầu tiên, bạn xoa 2 bàn tay cho nóng lên, úp cả 2 bàn tay nóng này vào mắt và chớp mắt khi thở ra.
Thứ hai, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn vào huyệt Tinh minh, nhắm mắt, giữ trong khi hít vào và day bấm trong khi thở ra.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 5.
Thứ ba, sử dụng hai ngón tay cái để bấm huyệt Đồng tử liêu, không di chuyển khi hít vào và ấn khi thở ra.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 6.
Thứ tư, ấn huyệt Toàn trúc, không di chuyển khi hít vào, đẩy lên xuống khi thở ra (cả hai bên đẩy đồng thời, một bên đẩy lên, một bên đẩy xuống).
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 7.
Thứ năm, nhấn huyệt Ngư yêu, đẩy lên và xuống khi hít vào và đẩy xung quanh khi thở ra.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 8.
Thứ sáu, sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ của cả hai tay để ấn vào huyệt Ty trúc không và huyệt Đồng tử liêu. Khi hít vào, ấn giữ nguyên và day nhẹ khi bạn thở ra.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 9.
Thứ bảy, không di chuyển khi hít vào, ấn vào huyệt Dương bạch và Tứ bạch khi thở ra, đầu tiên nhấn lên và xuống, sau đó nhấn trái và phải.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 10.
 Bài bấm huyệt thông 7 lỗ làm khỏe nội tạng nổi tiếng Đông y: 5 phút để khỏe mạnh ít bệnh - Ảnh 11.
*Theo Health/People /  Vân Hồng / Trí thức trẻ

29/05/2019

Tiêu chuẩn cơ bản để gắn sao cho khách sạn

Để các bạn khỏi ngỡ ngàng và thắc mắc khi ta tìm kiếm hoắc lưu trú trong khách sạn nên tôi cung cấp thông tin dưới đây để mọi người tham khảo.

Số sao của khu lưu trú dựa vào tiện nghi phòng và các dịch vụ, những khác biệt nhỏ phụ thuộc vào quy định ở từng quốc gia.


Tiêu chuẩn cơ bản để gắn sao cho khách sạn
Kiều Dương (Theo State Of Digital)

Quy tắc bài trí bàn ăn và những thông điệp bằng dao dĩa

Cách sắp xếp dao dĩa giống như một loại mật mã để người phục vụ đồ ăn và thực khách giao tiếp với nhau.

Quy tắc bài trí bàn ăn và những thông điệp bằng dao dĩa
Kiều Dương
Theo Resorts World Sentosa & HuffPo

Cách sắp xếp được nhiều đồ vào vali nhất


6 cách sắp xếp được nhiều đồ vào vali nhất


28/05/2019

Hạt bụi


Đầu tiên và Cuối cùng
Bắt đầu rồi Kết thúc
Nối hai đầu là gì ?
Giữa hai đầu là chi ?

16/05/2019

Đại thiên thế giới

Kết quả hình ảnh cho Đại thiên thế giới:
   Theo Phật học, mỗi một hệ mặt trời – mặt trăng lại tạo thành một tiểu thế giới, cứ 1000 tiểu thế giới tạo thành một tiểu thiên thế giới, cứ 1000 tiểu thiên thế giới lại thành một trung thiên thế giới, cứ 1000 trung thiên thế giới lại tạo thành một đại thiên thế giới, có đôi khi người ta gọi là tam thiên đại thiên thế giới là để chỉ lũy thừa 3 của 1000 tiểu thế giới tạo nên đại thiên thế giới.

16/04/2019

Thập Toàn Cửu Cung Đồ


   Cá»­u cung và bát quái

Thập Toàn Cửu Cung Đồ, đem Thiên Địa vạn vật, dùng phương thức Nhất Nguyên, Lưỡng Nghi, Tam Tài, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Lục Hợp, Thất Tinh, Bát Quái, Cửu Cung xếp đặt, 

15/04/2019

Vô đề


Trong hình ảnh có thể có: hoa, ngoài trời, nước và thiên nhiên
Hoa rơi cố ý tùy nước chảy,
Nước chảy vô tình trục hoa rơi!
 Mưa hoa tán loạn đầy trời lệ,
Hữu tình vô tình có ai biết!
Nguyện tùy hoa rơi người hữu tình,
 Không làm nước chảy vô tình tâm…



13/04/2019

Cõi Tịnh Độ hay Chốn Bình Yên được cho là ở Tây Tạng

Sưu tầm

   Trong tiếng Phạn, Shambala có nghĩa là “chốn bình yên” hay “cõi tịnh độ”. Vương quốc huyền thoại này được đề cập trong nhiều văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang

   Theo Mật Tông Tây Tạng, vương quốc huyền thoại Shambala được mô tả là nơi tuyệt đẹp giống như một bông hoa sen. Nơi này tồn tại trong một không gian giữa vật chất và tinh thần.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-2

   Chỉ những người thuần khiết, tâm trí rộng mở và tin vào nghiệp báo mới có thể nhìn thấy vương quốc này. Theo đó, không phải ai cũng có thể nhìn thấy hay đặt chân đến Shambala.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-3

   Những người theo đạo Phật tin rằng, vương quốc huyền thoại Shambala nằm bên trong lòng đất. Shambala là nơi những Phật tử đã giác ngộ, hướng thiện có thể đặt chân tới.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-4

   Một số văn bản Hindu như Vishnu Purana cũng đề cập đến Shambhala là nơi sinh ra Kalki - hiện thân cuối cùng của thần Vishnu.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-5

   Rất có khả năng Shambala tồn tại ở khu vực dãy Himalaya. Vương quốc trong lòng đất này được bảo vệ bởi những sinh vật độc nhất vô nhị sở hữu sức mạnh siêu nhiên.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-6

   Một số người đã đi tìm vương quốc Shambala tử nạn trong quá trình trên. Tuy nhiên, cũng có người thành công trong việc tìm ra Shambala. Về sau, những người này chọn ở lại Shambala - vương quốc cách biệt với thế giới.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-7

   Ngoài ra, một số tài liệu còn chỉ ra rằng, nhóm thám hiểm của Đức quốc xã vô tình tìm thấy Shambala và gặp người ngoài hành tinh.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-8

   Khi ấy, người ngoài hành tinh từ chối giúp đỡ Đức quốc xã trong cuộc chiến tranh với phe đồng minh. Thay vào đó, người ngoài hành tinh đồng ý đến Đức phát triển lĩnh vực này. Sự việc này được cho là dẫn đến sự thành lập của hội nhóm thần bí mang tên Vril.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-9

   Trong suốt nhiều năm qua, giới khoa học vẫn chưa thể giải mã được vương quốc Shambala có thật hay không.

Giat minh vuong quoc bi lang quen trong long dat Tay Tang-Hinh-10



12/04/2019


"Mắt sẽ lừa gạt người. Mắt ngươi thấy chưa chắc là thật, có lẽ mắt vẫn luôn lừa ngươi. Ngươi nhìn cây, nó thật sự động sao? Đến cùng thì thân thể ngươi động, hay là cây động, hoặc…thứ gì khác?"
Thay đổi không được mặt đất, thay đổi không được tòa núi, thân người động, cho nên tất cả đều động…nhưng kỳ thật đất không động, núi không động…động là…?
Động là lòng ta!"

08/04/2019

Thanh minh




Thanh minh tiết đẹp mận đào vui

Gò mộ đồng hoang luống ngậm ngùi

Sấm động trời lay rồng rắn dậy

Mưa tràn ruộng thấm cỏ hoa cười

Kẻ xin đồ cúng, khoe cùng vợ

Người trốn rừng thiêu, bỏ tước triều

Xưa Nay hiền ngu ai biết được ?

Nhìn quanh cỏ dại mọc lưng đồi


Đạo Thơ

03/04/2019

Tháng Tư


Tháng Tư có sợi nắng vàng
Tôi đem sợi nắng cột nàng với tôi
Phượng hồng nhuộm đỏ đôi môi
Cho tôi yêu lắm môi em nồng nàn
Tháng Tư có nụ cúc vàng
Tôi đem hoa cúc nhuộm vàng áo em
Môi em mật ngọt ta thèm
Ta xin giây phút êm đềm yêu em

Tháng Tư nắng rớt bên thềm
Áo em lụa mõng làm mềm lòng ta
Ôi em gót ngọc kiêu sa
Cho ta mơ giấc thăng hoa bên nàng

Tháng Tư nỗi nhớ miên man
Tôi đem nỗi nhớ vào trang thơ tình
Tháng Tư có chuyện chúng mình
Cho tôi yêu mãi chuyện tình tháng Tư

Tím My.


02/04/2019

Con gái Hà Nội xưa dưới góc nhìn của một người con Sài Gòn Tháng Tư 2, 2019


Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết… khiến tôi ngờ… bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.
Con gái Hà Nội xưa
Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.
Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:
Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…
Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.
Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:
…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…
Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là… ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…” Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”
Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.
Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Con gái Hà Nội xưa
Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.
Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.
Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.
Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…
Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…
Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô… đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.
Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa. Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “à la mode” hái hoa, giẫm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.
Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn… tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập. Những năm sau 75, trong Sài Gòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.
Con gái Hà Nội xưa
Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ… cám ơn. Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ… cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.” Tôi cũng nhận ra sự “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.
Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số. Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.
Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.
Con gái Hà Nội xưa
Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn… di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.
Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.
Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…” Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội?”“Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.
Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.
Tác giả: Vũ Thế Thành
Theo Facebook Hà Nội