TS.
Nguyễn Văn Vịnh
Trong hành trình tìm lại cội nguồn văn
hóa các Việt tộc, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới
cũng như trong nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ truyền thuyết đến các Thần tích, Tộc phả được phối kiểm bởi
ngành Khảo cổ học, Khảo Tiền sử, Nhân chủng học, Cổ nhân học, Dân tộc và Ngôn
ngữ học được phối hợp kiểm chứng bởi kết quả phân tích cấu trúc phân tử di truyền DNA của các tộc người trong khu vực đủ rộng tại châu Ấ cho phép
các nghiên cứu xác định tính hiện thực của cộng đồng Bách Việt (Người Việt hiện
nay là sự kết hợp của tộc Âu Việt và Lạc Việt).
Khái niệm Bách Việt cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thí
dụ, Theo Từ Hải, danh xưng này là tiếng để chỉ “chỗ hỗn tạp gồm bảy tám ngàn dặm
của trăm giống Việt từ Giao Chỉ đến Cối Khê, mỗi xứ đều có giòng họ riêng”.
Hoặc Ngô Thì Sỹ: “Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam
đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu
đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một tinh
phận với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt,
Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên
lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt”.
Hoặc Đào Duy Anh thêm một số địa điểm “U Việt ở Chiết Giang, Mân
Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở An
Nam”.
Gần đây, Lăng Thuần Thanh (Ling Shun Sheng), giáo sư đại học ĐàiLoan, còn ghi thêm một vùng nữa cho dân Bách Việt, đó là tỉnh Hồ Nam,
nơi trước kia vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Tam Lư Đại Phu nước Sở là Khuất
Nguyên đã bị đầy tới. Trong khi bị đầy, Khuất Nguyên đã phóng tác ra Cửu Ca
(trong bộ Sở từ). Và theo họ Lăng, nếu xét kỹ Cửu ca thì người ta sẽ nhận ra những
hình ảnh mô tả các cuộc tế lễ tại địa phương này giống hệt hình ảnh đã được vẽ
trên trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt.
Ông Lăng cũng chủ trương rằng “trước kia trung tâm đồng bằng Dương
Tử là nơi cư ngụ của giống người Indonesia mà
sử sách Trung Hoa gọi là Bách Việt hay Lạc Việt”.
Như vậy khái niệm Bách Việt được quan niệm khá mù mờ qua các giai
đoạn và các nhà nghiên cứu khác nhau. Khái niệm Bách Việt được dùng ở đây để chỉ
các cộng đồng người có địa bàn cư trú rất rộng lớn, gồm toàn bộ lưu vực phía
Nam sông Hoàng Hà, tới sông Dương Tử, trải dài hết khu vực Đông Dương đến các
quần đảo trên Thái Bình Dương.
Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nghà
nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ. Kết quả của khoa Phân
tích Di truyền hoàn toàn phù hợp với thư tịch cổ Trung Hoa, Khoa Khảo cổ học,
Nhân chủng học, Khảo tiền sử. Luận chứng khoa học mới nhất có tính thuyết phục
nhất, một lần nữa khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau. Việt
tộc có yếu tố đột biến di truyền đặc biệt của châu Á trong khi Hán tộc không có
yếu tố này.
Đồng thời xác định địa bàn cư trú của tộc người Malaynesian tức
Malayo-Viets (Bách Việt) trải dài từ rặng Tần Lĩnh, hạ lưu sông Hoàng Hà ở
Trung nguyên trải dài xuống tận vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Địa bàn cư
trú của Việt tộc phía Bắc tới lưu vực phía Nam sông Hoàng Hà, phía Tây giáp Tây
Tạng, Đông giáp Nam Hải, Nam xuống tận Bắc Trung Việt, chính là cương giới của
nước Văn Lang xưa của tộc Việt.
Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, giáo sư
Tarentino người Ý và giáo sư sinh vật học người Pháp Varcilla Pascale đã ứng dụng
hệ thống DNA là hệ thống sinh học mới nhất cho chúng ta kết quả có tính thuyết
phục nhất.
Các nhà khoa học đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các
ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó dùng hệ thống
DNA kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt
Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận:
1. Cư dân Hoa Nam, từ miền
Nam Trường Giang xuống tới miền Trung Việt Nam, Lào,Thái đều có cùng một huyết
thống, một chủng tộc.
2. Cư dân này hoàn toàn khác
biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa
lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực song Dương Tử xuống tới
lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ song Hồng là trung tâm
nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.
Năm 1998, giáo sư J.Y. Chu và 13 đồng nghiệp ở Đại học Texas đã phân tích 15-30 mẫu “Vi vệ tinh” DNA (microsatelltes) để
thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở
Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á gồm 2 nhóm thổ dân châu Mỹ, một nhóm thổ
dân châu Úc và một thuộc thổ dân Tân Guinea, 4 nhóm dân da trắng Caucasian và 3
nhóm dân Phi Châu.
Kết qủa của công trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống
kê có tên là “Phân tích chủng loại” (Phylogetic Analysis). Nhà bác học Chu và
13 đồng nghiệp khác tại đại học Texas Hoa Kỳ và các trường đại học và viện
nghiên cứu lớn nhất ở Trung Quốc đã công bố một công trình thành công về di
truyền học mang tên “Genetic Relationship of Population in China” được đăng
trong Tạp chí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of
Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998) như sau:
1. Hai nhóm dân có sự khác biệt
rõ ràng nhất là Phi Châu và các dân khác không thuộc Phi Châu”.
2. Tổ tiên của các nhóm dân
Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Người Trung Quốc ở phía Bắc TQ có
cấu trúc di truyền khác với người Trung Quốc ở phía Nam TQ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét