Ngôn
ngữ tiếng Việt rất hay. Có những danh từ ghép mà tổ tiên của người Việt đúc kết
mà thành không chỉ vì đơn thuần về ngữ nghĩa, mà còn là những kinh nghiệm sống,
kể cả tâm linh. Trong số đó, có danh từ Nghề-nghiệp.
Ở
danh từ ghép này có 2 danh từ được ghép lại. Nghề là công việc chuyên môn của
mỗi người làm việc hằng ngày để nuôi sống bản thân và gia đình.
Còn
Nghiệp là cái nghề mà nó đeo mang theo mình suốt đời, nhưng trong nghĩa tâm
linh, nghiệp còn có nghĩa là hánh động có tác ý phát sinh từ tâm của mỗi người
mà ra. Cho nên theo lý thuyết Phật giáo thì Nghiệp liên quan đến phạm trù nhân
quả, gọi là nghiệp quả.
Tác
ý tốt thì gieo nghiệp tốt từ một xuất phát điểm của cái tâm hướng chân thiện
mỹ. Tác ý xấu là phát ra từ một cái tâm xấu đi ngược lại với chân thiện mỹ.
Kết
quả của chữ nghề nghiệp là làm việc chuyên môn của cá nhân suốt đời để nuôi
sống bản thân và gia đình, đôi khi cả cộng đồng và dòng tộc. Nó tùy theo tác ý
từ tâm của người đó hướng thiện hay hướng ác.
Song,
nghề là cái mà chính bản thân người đó chọn được, quyết định được về chuyên
môn. Trong khi đó, nghiệp là cái mà cá nhân người có nghề không thể chọn được,
mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, và tác ý tâm của cá nhân làm chuyển hướng
đến nghè mà thành ra nghiệp. Ví dụ, tôi học y khoa, nhưng sau thời gian tôi
thấy y khoa không hợp, tôi bỏ ngành y đi kinh doanh. Y khoa là cái nghề tôi đã
chọn, nhưng hoàn cảnh xã hội, gia đình và tâm ý của tôi chuyển từ ngành y, tôi
đi làm kinh doanh. Và cái nghiệp của tôi là nghiệp kinh doanh, trong khi cái
nghề của tôi vẫn là nghề y khoa. Lúc đó, tôi kiêm cả luôn cái nghề kinh doanh,
mà tôi phải học hỏi thêm để làm việc kinh doanh.
Trên
thế giới không thiếu những cá nhân học một nghề, nhưng lại làm việc, một nghề
khác với cái mình học. Cái nghề trái khuấy ấy gọi là nghiệp, và cũng là nghề
mới của cá nhân đó. Nhưng cũng có nhiều người học nghề và làm chính cái nghề ấy
suốt đời mình, và nó cũng chính là nghiệp của mình. Trong Phật học gọi nghiệp
thì luôn gọi là nghiệp quả. Vì nghiệp là do tác ý từ tâm của con người mà ra.
Tâm động thì duyên khởi, duyên khởi thì nghiệp sinh, nghiệp sinh thì gieo nhân
và gặt quả. Tất cả là một chuỗi logic của các khái niệm về khoa học xã
hội, mà mỗi cá nhân phải tự kiến giải trước khi tư duy và hành động.
Không
có gì phải tiếc nuối hay trăn trở khi ta học một nghề, mà phải đi làm một nghề
khác. Vì nghề và nghiệp là 1 nhưng là 2, là 2 nhưng là 1.
Chính
vì thế, không phải ngẫu nhiên mà các nhà giàu họ chọn con đường làm từ thiện
cho việc giải nghiệp mà mình đã gieo khi còn hung hăng đi tìm sự giàu có, mà họ
phải tác ý phi chân, thiện và mỹ. Nhưng cũng có lắm nhà giàu chọn con đường làm
từ thiện để cho việc mình làm giàu hơn. Vì không có con đường quảng cáo nào đắc
nhân tâm hơn bằng con đường làm từ thiện.
Mấy
năm gần đây ở Việt Nam ,
có những nhà giàu lên truyền hình làm từ thiện qua những cuộc đấu giá mua vật
phẩm cao ngất ngưỡng, nhưng rồi trốn biệt, không mua. Đó là họ đã tự tác ý gieo
nghiệp quả xấu. Kết cục sẽ khó lường.
Trong
nghề nghiệp cũng thế, chân thiện mỹ luôn yếu hơn phi chân thiện mỹ, nhưng chân
thiện mỹ luôn trường tồn. Ai làm nghề mà với tâm không tốt, ban đầu có thể
thành công, nhưng không bền lâu được. Đó là ý nghĩa tận cùng của chữ nghề
nghiệp.
Bản quyền của net.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét