31/12/2015

Đại khái về chữ "Tam Bành"

Sưu tầm qua NET.

Mụ nghe nàng nói hay tình
Bây giờ mới nổi Tam Bành mụ lên:
- Này này sự đã quả nhiên,
Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!”
(Nguyễn Du)

   Trong tiếng Việt, thành ngữ nổi cơn Tam Bành có nghĩa là nổi cơn giận dữ, không làm chủ được mình nữa. Đây là một thành ngữ bắt nguồn từ Đạo giáo.
Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo, gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn (giữa), Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (áo đỏ), Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (cầm quạt) cũng chính là Thái Thượng Lão Quân
   Đạo giáo là trường phái triết học của Trung Quốc cổ, có ảnh hưởng lớn tới văn hóa vùng Đông Á (Việt-Nhật-Hàn), chú trọng tới việc rèn luyện bản thân để thành tiên, có mấy ông đạo sĩ kiểu phái Võ Đang trong phim kiếm hiệp. Tôn Ngộ Không cũng tu theo Đạo giáo trước khi đại náo Thiên Cung.
Thái Thượng Lão Quân (mà người ta bảo sau này tái thế thành… Lão Tử), phụ trách lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đan để được trường sinh bất tử.

Tôn Ngộ Không vào lò Bát quái ăn trộm bao nhiêu là linh đan
   Theo giáo lý Đạo giáo thì trong con người có ba con ma ký sinh, luôn muốn làm cho người ta bị bệnh, mau chết, gọi là Tam Trùng (3 con trùng), hoặc Tam Thi (3 cái thây ma). Khi đứa trẻ sinh ra thì ba con ma này chui vào và trú ở 3 cái đan điền ở trán, ngực và bụng (có sách khác nói ở trán, bụng và chân).
Ba con ma cư ngụ trong người. Hình từ trang này 
   Ba con ma này cũng có tên gọi là Bành Cư, Bành Toản và Bành Kiểu. Cả ba con ma đều họ Bành, hoặc là có họ hàng, hoặc được đặt tên theo tên ông thần sống lâu là Bành Tổ, thế nên ngoài các tên gọi trên, còn gọi là Tam Bành. Khi một người nổi giận đùng đùng, quan niệm dân gian cho rằng ba con ma này cùng đồng loạt nổi lên, do đó mới nói “nổi cơn Tam Bành”.
Từ trái qua phải: Bành Cứ (tham ăn tục uống, mê say), Bành Chất (tham tiền, tham của, hỉ nộ thất thường), Bành Kiểu (tham sắc dục).
   Tên ba con ma họ Bành này ghi ở trong sách Trừ Tam Thi Cửu Trùng Bảo Sanh Kinh (thế kỷ 9) của Đạo giáo. Theo giáo lý sách này thì ba con Bành này lấy năng lượng từ ngũ cốc con người ăn vào. Do đó nếu hành phép “tịch cốc” (kiêng ngũ cốc – low carb) thì sẽ làm chúng yếu đi và có thể diệt luôn bằng cách uống đan (tức là HgS, muối thủy ngân lưu huỳnh). Dĩ nhiên thì giờ chúng ta đã biết cả thủy ngân lẫn lưu huỳnh lẫn muối của hai cái này đều rất độc. Tần Thủy Hoàng sau khi lên ngôi Hoàng Đế rất muốn trường sinh bất tử, đã phái người đi khắp nơi tìm thuốc tiên, cộng với tích cực luyện đan, uống đan, rốt cuộc bị ngộ độc đan mà chết.
   Vậy nên, theo Đạo giáo thì đặc tính của thần tiên là chế độ ăn low carb (non-carb thì đúng hơn), chỉ uống gió hút sương, như trong miêu tả tiên trên núi Cô Dịch trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử: “Da thịt như băng tuyết, thơ ngây như gái chưa chồng. Không ăn năm loài thóc, hút gió uống sương, cưỡi khí mây, ngự rồng bay, mà chơi ở ngoài bốn bể.“ 

1 bức tượng hiếm của Phật giáo Việt Nam ở chùa Hòe Nhai - Hà Nội




    Có lẽ nhiều người ở Hà Nội mà không hề hay biết rằng giữa thủ đô có một bức "dị tượng" không giống so với bất kì bức tượng Phật nào khác.















    Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca.
    Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca.
    Pho tượng này là kết quả từ một cuộc pháp nạn của các tăng ni Phật giáo Việt Nam năm 1678.  Khoảng thời gian hậu Trần đó, khi Phật giáo không còn được đứng ở vị trí quốc giáo nữa, thay vào đó là Nho giáo thịnh hành hơn bao giờ hết.
    Đỉnh điểm là đến thời vua Lê Hy Tông đã có một sắc lệnh đuổi hết các sư sãi lên rừng, ai không đi sẽ bị trừng trị nặng nề.  Đạo Phật khi đó đã phải trải qua một thời kỳ nhọc nhằn. Một trong số những hòa thượng đắc đạo pháp danh Tông Diễn, được biết đến với tên Tổ Cua, Tổ Cáy cũng bị buộc phải đi qua con đường hoặc sinh hoặc tử này.
    Không cam tâm thấy tăng chúng phải trải qua pháp nạn quá nặng nề đó, hòa thượng Tông Diễn đã tìm cách len lỏi trở lại kinh thành Thăng Long, tìm cách giáo hóa vị vua Lê Hy Tông đầy quyền uy và kì thị, vị vua mà sau này, nguyện phủ phục dưới Phật để sám hối những lỗi lầm đã phạm.
    Để cảm hóa được vùa Lê Hy Tông, hòa thượng Tông Diễn đã cho một tấm biểu đã viết sẵn vào một chiếc hộp chuyển vào cho vua Hy Tông. Trong biểu chỉ có những điều đơn thuần dễ hiểu như: hãy nhìn vào đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...
    Vua Hy Tông mở chiếc hộp và đọc chiếu mới bừng tỉnh, cho vời hòa thượng Tông Diễn vào trò chuyện. Sau khi nghe hòa thượng thuyết pháp, bèn rút lại sắc lệnh đã ban. 
    Vua Hy Tông từ đây hết sức sửa mình, tự nguyện đề nghị với hòa thượng Tông Diễn rằng nên làm một bức tượng mà trong đó, vua phủ phục dưới Phật, để thể hiện sự sám hối và sửa mình một cách cẩn trọng của ông.
    Đây là bức tượng độc đáo nhất của văn hóa Phật giáo Việt Nam, mang tính cách Việt và lịch sử Việt, không nơi nào trên thế giới có một mã văn hóa như thế. Pho tượng này nằm ở một tầng cao về trí tuệ, một sự sửa mình để sống tốt hơn, một người ở cấp độ cầm quyền cao nhất cũng phải xem lại chính mình.

    Chuyện Nhỏ (hay lớn nhỉ) về Y đức

    Chuyện này mình copy từ bạn Huy Cường (...đâu mình cũng chả nhớ).

    Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:
    – Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim ( hồi đó con chụp bằng phim).
    Nói rồi ông gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.
    Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.
    Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương, quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều Tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm …1970 chỉ cách nau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.
    Khi tôi khéo léo hỏi ông (có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay.
    Ông nói:
    -Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.
    Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vaxin chết người đến chuyện Cát Tường, chuyện dịch sởi v.v…
    Nghe xong câu chuyện này, thiết nghĩ các bạn sẽ hiểu rằng nếu bây giờ, bà Kim Tiến xuống, bà Kim Tiền lên hoặc ông Kim Lùi nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi.
    Cảm ơn Giáo sư N.N.L kính mến, cảm ơn nhân vật chính trong câu chuyện bi hài này là BS Huy, ông đã nói lên cái code của sự thể, khỏi phải tư duy nhiều hơn khi ta là dân Việt.
    Dưới đây là câu chuyện của GS Vỏ Như Lành.
    Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.
    Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
    Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
    Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.
    Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
    Một tuần sau em tôi ra viện.
    Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.
    Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
    -Mời thầy đi theo em.
    Mặc dù tôi chưa dậy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
    Cô đưa tôi lên thẳng phòng …cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
    -Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.
    Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
    Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi.Anh nói ngay:
    -Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
    Tôi lắng nghe.
    Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
    …………………………………………………………….
     “ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.
    Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.
    Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
    Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy”.
    Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.
    Tôi hoàn toàn mất tự chủ.
    Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang nằm xưa.
    Cuối cùng, tôi hỏi:
    – Tôi có dạy các anh làm thế không?.
    – Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.
    Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
    -Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào?.
    Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.
    Thực tế không phải thế.
    Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
     “ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội.
    Bệnh nhân của BV này tòan loại VIP.
    Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội hắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.
    Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế.
    Phải “chặt”!.
    Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
    Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
    Tôi không biết nói gì lúc này nữa.
    Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
    Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….
    Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm. Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.
    Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cả khi thay ba bộ trưởng.
    Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tự nó tốt lên, các bạn ạ.

    Huy Cường.


    29/12/2015

    Lợi ích của rau lang

    Rau lang là một loại rau khá phổ biến, trước đây người ta thường dùng lá khoai lang để chăn nuôi lợn, khiến cho lợn trở nên béo trắng rất bắt mắt. Bởi vì rau lang chứa rất nhiều lợi ích.
    Thải độc:
    Giàu chất diệp lục, có thể “thanh lọc máu”, giúp thải độc.
    Cải thiện hệ thống miễn dịch:
    Rau lang chứa chất chống oxy hoá cao gấp 5-10 lần so với các loại rau thông thường, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, “phòng chống cảm lạnh.”
    Phòng chống thiếu máu:
    Mỗi ngày hấp thụ 300g lá khoai lang giúp bổ sung các nhu cầu thiết yếu như sắt và vitamin A, C, E cho cơ thể cả ngày.
    Phòng chống tăng huyết áp:
    Giàu kali, giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.
    Cải thiện táo bón:
    Giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động dạ dày, ngăn chặn “táo bón và bệnh trĩ.”
    Chống ung thư:
    Giàu polyphenol, có thể ngăn chặn các tế bào ung thư.
    Cải thiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh:
    Giàu sterol thực vật, có hiệu quả trong việc điều tiết chức năng cơ thể.
    Thúc đẩy sự tiết sữa:
    Chứa chất flavonoids và các chất khác, có thể thúc đẩy sự tiết sữa.
    Tăng cường thị lực:
    Rất giàu vitamin A, có thể tăng cường thị lực.
    Một số chú ý:
    Không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn rau lang. Những người dạ dày tiêu hoá không tốt, mắc bệnh thận, khuyến cáo không nên ăn quá nhiều.


    28/12/2015

    Điều dưỡng Ngũ Tạng theo Đạo giáo

    Lời ít mà nội hàm nhiều, đạo thuật hợp nhất.

    Điều dưỡng an toàn cho lá gan

    Lá gan thuộc mộc, có lúc nóng, có lúc vừa, có những lúc trong lạnh mà ngoài nóng. Tuy có thể gọi là vừa nhưng sự nóng giận có thể đến rất nhanh. Cổ nhân xem lá gan ví như một vị “tướng quân”, dùng hình ảnh của vị tướng dễ nổi nóng, tính cách không điềm tĩnh để hình dung đặc tính sinh lý của lá gan. Cảm xúc thay đổi, đặc biệt là u buồn lo nghĩ rất có thể làm cho việc vận hành điều tiết của lá gan bị ứ trệ.
    Nếu như người đó dễ dàng bị cơn nóng giận khống chế thì dễ làm cho lá gan bị nóng. Nổi nóng và u buồn là hai trạng thái rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động của chức năng gan và làm cho người đó phát bệnh. Vì thế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên bảo trì tâm thái bình hòa, làm được không tranh giành với đời, thì khí trong lá gan sẽ không bị ứ trệ, lá gan sẽ vận hành một cách bình ổn chức năng tự nhiên của nó mà không bị tổn thương.

    Điều dưỡng tim – tự cân bằng tâm phiền trong cuộc sống

    Tim thuộc hỏa, là cơ quan trọng yếu nhất trong ngũ tạng, vì nó chỉ huy toàn bộ các cơ quan nội tạng khác làm việc. Đây là cơ quan cân bằng trong bộ máy điều tiết cơ thể. Người thông minh trí huệ thường dựa vào tâm để quyết định sự việc. Các loại cảm xúc thay đổi đều làm loạn tâm, bởi trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Bi ai ưu sầu là do tâm động, tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều động.” Cho nên, trong cuộc sống có gặp bất kể vấn đề gì, chúng ta cũng hãy nên xử lý một cách bình ổn, bảo trì tâm thái bình thản. Như thế tâm sẽ tĩnh tại và cân bằng các cơ quan khác, con người tự nhiên trở nên tường hòa.

    Điều dưỡng cơ quan lá lách – hấp thụ dinh dưỡng thế nào đều do lá lách điều tiết

    Lá lách thuộc thổ, mỗi ngày đều cần chú ý điều dưỡng. Bởi nó là chủ thể của cơ quan tiêu hóa giúp hấp thụ thức ăn tốt hay không, là cơ quan chịu trách nhiệm cung ứng dinh dưỡng cho cơ thể. Để điều dưỡng tốt thì con người cần ăn uống điều độ, không nên ăn quá no, không nên kén chọn đồ ăn, cũng không nên ăn uống một cách vộ độ. Nếu không sẽ gây tổn thương cho cơ quan điều tiết dinh dưỡng, ngăn trở hấp thụ thức ăn, bệnh tật bộc phát. Có câu “Một bữa ăn làm tổn hại cơ thể phải đổi lấy 10 bữa húp cháo” cũng giảng đạo lý này.

    Điều dưỡng phổi

    Trong ngũ hành, phổi thuộc kim, là cơ quan chủ quản điều tiết hô hấp, “Phối hướng tới trăm mạch”, nhưng “nói nhiều cũng hao tổn khí”. Khi nói thành tiếng, khí quản là cơ quan phát ra âm thanh nhưng lại lấy khí từ phổi, vì thế nên nói nhiều cũng hao tổn khí. Trong kinh nghiệm dưỡng sinh của đại danh y Tôn Tư Mạc cũng nói về việc không nên nói nhiều. Bởi nói nhiều sẽ thiếu khí, vì thế nên ít nói sẽ tốt. Ít nói thì hạn chế cơn tức giận, mọi sự cứ thế tan biến. Vì vậy điều chỉnh khí tắc, ít nói, không nói lộng ngữ thị phi, không nói lời bất hảo là bí kíp để điều dưỡng khí cho lá phổi.

    Điều dưỡng thận

    Thận mang bản tính tiên thiên, cơ quan chủ quản của kho tàng sinh trưởng và phát triển. Nếu như tham lam sắc dục quá độ, khí của thận sẽ dễ dàng bị hao tổn, khiến lưng đau, đầu gối bủn rủn, râu tóc bạc sớm, răng nhanh rụng và biểu hiện của tuổi già nhanh chóng xuất hiện trên mặt. Từ xưa, Trung y đã luôn khuyên phải điều tiết sắc dục để bảo vệ thận, không dâm dục quá độ, cũng không cấm dục, tinh khí của thận sẽ bảo toàn, thận tự nhiên khỏe mạnh.

    Thời gian tốt nhất để điều dưỡng 5 cơ quan nội tạng:

    1. 9 đến 11 giờ tối là thời điểm điều tiết các dịch vị trong cơ thể, là thời gian thải các độc tố, vì thế thời gian này nên cần yêu tĩnh hoặc nghe nhạc.
    2. Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, mật thực hiện việc bài độc, cần trong trạng thái ngủ say để tiến hành.
    3. Từ 1 đến 3 giờ sáng, lá gan tiếp tục bài độc.
    4. Từ 3-5 giờ sáng, lá phổi bài độc. Vì thế những người bị ho khan thì thời điểm này cũng bị ho giữ dội. Trong quá trình bài độc đến phổi, không thể dừng ho được vì tránh ức chế khí thải cần bài trừ.
    5. 5 đến 7 giờ sáng, đại tràng bài độc, tương ứng thời điểm nên đi vệ sinh.
    6. Từ 7-9 giờ, là thời gian ruột non hấp thụ lượng lớn dinh dưỡng, vì thế cần ăn đủ chất dinh dưỡng trước 6h30. Người dưỡng sinh tốt thì không nên bỏ ăn và lại càng không nên tạo thói quen ăn trong giờ dưỡng sinh của cơ thể.
    7. Thời điểm từ nửa đêm đến rạng sáng cần nên ngủ say, không nên thức đêm.


    27/12/2015

    Bài dưỡng sinh "Càn Long Tứ Vật - Thập Thường" đơn giản và hữu ích

    Sưu tầm trên Net.

    Vào năm 1793, Maccater, đặc phái viên của nữ hoàng Anh đã vượt đại châu đến Trung Hoa yết kiến vua Càn Long. Viên sứ thần này vô cùng kinh ngạc và sửng sốt khi gặp nhà vua. Ông đã ghi vào nhật ký công tác những dòng như sau: “Hoàng đế Càn Long oai phong lẫm liệt, tinh thần sung mãn, khiêm nhường, hiếu khách. Tính tình bình dị, gần gũi với mọi người. Có ai ngờ một vị hoàng đế đã vào tuổi 83 mà lại vô cùng minh mẫn, tráng kiện. Thoạt trông chúng ta chỉ đoán ngài ở tuổi 60”. Về sau vua Càn Long sống đến 89 tuổi.
     Được như thế là nhờ ông luôn biết kết hợp có khoa học giữa chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện võ nghệ. Hàng ngày vào buổi sáng, ông dậy rất sớm. Trước khi ăn sáng, bao giờ ông cũng tập khí công dưỡng sinh bất kể trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh. Phương châm “thập thường” và “tứ vật” được nhà vua luôn coi trọng.
    Tứ vật” là bốn điều kiêng kỵ:
    - Thực vật ngôn - khi ăn không nói chuyện.
    - Ngoạ vật ngữ - khi nằm không chuyện trò.
    - Ẩm vật tuý - uống rượu vừa sức, không được say.
    - Sắc vật mê - không mê đắm đàn bà và tình dục thái quá.
    Còn “thập thường” là mười bộ phận cơ thể phải được vận động và tập luyện thường xuyên (mắt, tai, mũi, mặt, răng, nước bọt, chân tay, bụng và ruột gan...).
     Mười điều - Thập Thường này rất đơn giản:
     Răng thường đánh: hai hàm răng đánh vào nhau thành tiếng. Cách này giúp răng bền chắc, tránh các bệnh nha khoa, răng khó rụng, góp phần làm tăng lưu thông máu lên não.
     Bọt thường nuốt: nước bọt giúp điều hoà dịch vị, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tránh viêm loét dạ dày và các bệnh đường tiêu hoá. Ngồi xếp bằng trên giường, hoặc lúc rỗi thì ngồi ngay ngắn, thả lỏng cơ thể, tập trung tinh thần, không nghĩ linh tinh, nhắm mắt. Ngậm miệng, dùng lưỡi cuộn lên vòm họng, một lúc sau sẽ dần dần sinh ra nước bọt, từ từ nuốt xuống, lấy 9 làm bội số nhuốt 9 lần, 18 lần… tùy thuộc vào thời gian của mình nhiều hay ít. Mỗi ngày sáng, trưa chiều, làm một lần. Không có thời gian thì làm trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.
    Tai thường rung: hai bàn tay áp vào hai tai, vỗ nhẹ liên hồi; hoặc hai ngón tay đút vào hai lỗ tai rồi rút mạnh ra, cứ thế liên tiếp nhiều lần. Động tác này giúp tránh trạng thái chùng màng nhĩ khi có tuổi, tai vẫn thính khi già.
     Mũi thường vuốt: hai bàn tay xát nóng, vuốt hai bên mũi nhiều lần, có thể phòng cảm mạo, viêm mũi.
    Mắt thường đảo: ngưng mắt nhìn xa, đảo nhãn cầu nhiều lần, tiếp đến lại ngưng mắt chăm chú, rồi lại đảo nhãn cầu. Động tác này giúp tăng thị lực, phòng các chứng hoa mắt.
    Mặt thường xát: hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi xoa mặt nhiều lần, giúp tăng lưu thông huyết dịch ở mặt, tránh hoặc giảm nếp nhăn, phòng các bệnh da mặt.
     Chi thường duỗi: tứ chi co vào duỗi ra nhiều lần, khí huyết toàn thân lưu thông, phòng được các chứng thiểu năng tuần hoàn não cũng như các chứng về mạch.
     Chân thường vuốt: thường xoa vuốt chân từ bàn chân tới đùi, có thể làm giảm tình trạng đọng máu, phòng được nhiễm lạnh cơ thể từ chân, nên tránh được các bệnh ở chân cũng như chứng mất ngủ...
     Bụng thường xoa: dùng bàn tay xoa trên vùng bụng, giúp dạ dày, ruột được vận động nhẹ, tăng khả năng tiêu hoá, ăn ngon miệng, phòng được các chứng chướng bụng, bí trung tiện...
     Hậu môn thường động: mỗi ngày dành vài lần tập trung tinh thần làm co duỗi hậu môn, có thể phòng được viêm tuyến tiền liệt cũng như các bệnh đi lỏng mãn tính.


    26/12/2015

    24 công dụng hay của Gừng

    Một nghiên cứu mới đây cho biết, dùng gừng tươi để làm trà gừng sẽ có tác dụng phòng ngừa và trị được rất nhiều loại bệnh.

    Loét miệng

    Dùng trà gừng ấm để súc miệng, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Những vết loét trong miệng sẽ dần dần biến mất.

    Viêm lợi

    Dùng nước trà gừng ấm để súc miệng, ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Nếu như bị đau họng, có thể cho thêm ít muối để uống. Mỗi ngày 2-3 lần.

    Sâu răng

    Kiên trì dùng nước trà gừng ấm để súc miệng ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Đồng thời uống nước trà gừng nhiều lần trong ngày. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ, phòng ngừa và trị răng sâu tương đối hiệu quả.

    Đau nửa đầu

    Khi bệnh đau nửa đầu phát tác, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm tay, thời gian ngâm khoảng 15 phút. Chứng đau nửa đầu sẽ giảm bớt, thậm chí mất hẳn.

    Mụn trứng cá

    Dùng nước gừng để rửa mặt, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, kiện trì trong vòng 60 ngày, những mụn trên mặt sẽ dần biến mất. Phương pháp này cũng có tác dụng nhất định đối với tàn nhang và bệnh khô da.

    Gàu

    Dùng gừng tươi chà nhẹ lên da đầu, sau đó dùng nước gừng để gội đầu, sẽ có tác dụng phòng ngừa gàu hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên dùng nước gừng ấm để gội đầu, cũng có tác dụng nhất định để trị bệnh hói đầu.

    Eo, vai bị đau nhức

    Cho thêm chút muối và dấm vào nước gừng nóng, lấy khăn mặt nhúng vào nước rồi vắt khô. Sau đó đắp lên chỗ bị đau, làm như thế nhiều lần. Phương pháp này giúp cho cơ bắp được thả lỏng, cường gân hoạt huyết, giúp nhanh chóng giảm bớt cơn đau.

    Bệnh giun kim

    Mỗi ngày trước khi đi ngủ, dùng nước gừng ấm để rửa hậu môn, sau đó uống 1-2 cốc trà gừng. Kiên trì trong vòng 10 ngày bệnh sẽ hết.

    Hôi chân

    Cho một chút muối và dấm vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân trong vòng 15 phút. Sau đó lau khô chân, bôi một chút phấn rôm, chứng hôi chân sẽ nhanh chóng biến mất.

    Cao huyết áp

    Khi huyết áp lên cao, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm chân trong vòng 15 phút. Ngâm chân trong nước ấm sẽ dẫn đến phản xạ khiến cho mạch máu giãn ra, và giúp huyết áp giảm xuống.

    Cảm cúm nhức đầu

    Ngâm chân trong nước gừng nóng, nước đến sát mắt cá chân là tốt nhất. Khi ngâm chân có thể cho thêm một chút muối và dấm, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng. Ngâm chân cho đến khi bàn chân đỏ lên thì thôi. Phương pháp này rất hữu hiệu đối với bệnh cảm cúm, nhức đầu và ho.


    10 vấn đề Phật không muốn trả lời



       
    Trong kinh văn Phật giáo gốc bằng chữ Pali cổ có nhiều chỗ nhắc đến một người họ Bà-sa. Một lần người này đến hỏi Phật: “Gautama tôn kính, Chủ thể tự ngã (cái tôi) có tồn tại hay không?”

       Phật im lặng không trả lời.

       “Vậy là, thưa Gautama tôn kính, bản ngã không tồn tại đúng không?

       Phật vẫn im lặng.

       Trong thời đại của Phật có nhiều người giống như người họ Bà-sa, khi tranh luận với nhau thường hay bàn đến vấn đề thuộc Hình nhi thượng học (những vấn đề rất uyên áo cao viễn). Trong đó có 10 vấn đề Hình nhi thượng nổi tiếng như sau:

      Vấn đề liên quan đến vũ trụ

    1.         Vũ trụ có vĩnh hằng?

    2.         Vũ trụ không vĩnh hằng?

    3.         Vũ trụ có giới hạn?

    4.         Vũ trụ không có giới hạn?

       Vấn đề tâm lý học

    5.         Thân và Tâm là thống nhất?

    6.         Thân và Tâm tách biệt nhau?

       Vấn đề giới hạn của giác ngộ

    7.         Có sự sống sau khi chết?

    8.         Chết là hết?

    9.         Vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi chết?

    10.  Tại sao lại vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi chết?

      Phật không hứng thú với những vấn đề Hình nhi thượng học này, vì thế mỗi khi có người nhắc đến thì Phật chỉ im lặng.

    Lý do Phật im lặng

       Tại sao Phật không trả lời những vấn đề Hình nhi thượng này?

       Trước tiên, những vấn đề này không quan hệ mấy với những giáo huấn của Phật. Trong giáo lý Phật giáo thời kỳ đầu, Phật thường chỉ quan tâm bàn về Tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã). Phật từng nói: “Tì khưu, Pháp mà ta giảng chỉ có hai vấn đề: khổ và khổ”. Loài người tràn ngập đau khổ, nhiệm vụ của chúng ta chính là giải thoát khỏi đau khổ, ta bàn những Pháp này vì hữu dụng, có quan hệ với tu luyện thân tâm, bỏ tâm đố kỵ cố chấp, đạt đến sự thanh tịnh của niết bàn. Đây là lý do khiến ta giảng những Pháp này…”. Trong mười vấn đề Hình nhi thượng trên thì bốn vấn đề đầu là về vũ trụ luận, không liên hệ nhiều đến giáo huấn của Phật. Vấn đề thế giới vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, hữu hạn hay vô hạn không giúp gì cho mục đích thoát khổ của loài người.

       Hai vấn đề còn lại liên quan đến thân và tâm. Theo giáo huấn của Phật thì Chư pháp vô ngã là một trong Tam pháp ấn. Quan niệm “vô ngã” mới là điểm quan trọng mà Phật quan tâm, vì thế câu hỏi Thân và Tâm có thống nhất với nhau hay không, đối với Phật cũng là vấn đề xa xôi phức tạp, không đáng bận tâm. Sau cùng chỉ còn vài vấn đề liên quan đến mức độ giác ngộ. Điều này chỉ có thể thông qua tu hành để ngộ chứng mà thôi. Đối với người bình thường, cho dù Phật có giải thích cho họ thì họ cũng khó mà cảm nhận được cảnh giới siêu việt này. Vì những vấn đề Hình nhi thượng nêu trên không liên quan gì nhiều đến cái gốc tu luyện Thân và Tâm, nó không thể giúp người ta bỏ tâm cố chấp, ganh ghét, đạt được sự thanh tịnh của cõi niết bàn nên Phật không trả lời những câu hỏi này. Có thể hiểu mỗi khi có người hỏi về những vấn đề trên thì Phật chỉ im lặng.

       Những vấn đề làm con người mất phương hướng

       Kỳ thực, những vấn đề Hình nhi thượng học sẽ làm người ta bị mất phương hướng.

       Một bữa nọ, tì khưu Man Đồng Tử đang ngồi tĩnh tọa thì bất ngờ đứng lên đi đến bên Phật, sau khi hành lễ xong liền ngồi xuống và nói: “Thích Ca, con đang ngồi tĩnh tọa thì bất ngờ xuất hiện ý niệm: có mười vấn đề xưa nay con chưa được nghe ngài giải thích tường tận. Mỗi khi có người hỏi ngài những vấn đề này thì chỉ thấy ngài gác qua một bên, giữ thái độ im lặng. Con không thích cách làm này. Thưa Thích Ca, nếu nay ngài giải thích rõ cho con thì con sẽ tiếp tục tu hành; còn nếu Thích Ca vẫn tiếp tục giữ im lặng, con sẽ không còn niềm tin và không tu hành nữa. Nếu Thích Ca biết thế gian này là vĩnh hằng thì xin hãy giải thích cho con hiểu. Nếu vũ trụ không vĩnh hằng thì cũng cho con hiểu tại sao lại như thế? Còn nếu ngài không biết thì cứ nói: Ta không biết.

       Phật nói: “Con thật u tối! Ban đầu con xuất gia tu hành có phải là để hiểu những vấn đề hình nhi thượng này không? Khi con theo ta tu hành ta có nói sẽ trả lời những vấn đề này cho con không?

       Man Đồng Tử thưa: “Thưa Thích Ca, không có ạ!

       Phật: “Con chưa tìm được câu trả lời thì đã chết rồi. Man Đồng Tử, giả sử có người bị thương vì tên độc, bạn thân của anh ta đưa anh ta đi thầy thuốc. Giả sử người đó nói: Tôi không muốn rút tên độc này ra nếu chưa biết ai đã bắn tôi, anh ta là đẳng cấp Kshatriya, Bà la môn, hay Vaishya Sudras; thân thể anh ta là cao, thấp, hay trung bình; da anh ta là đen, trắng, nâu hay vàng; anh ta đến từ thành phố hay làng quê nào. Tôi không muốn nhổ tên độc ra nếu chưa thấy cây cung bắn tôi như thế nào; mũi tên thuộc loại vật liệu gì… Man Đồng Tử, người này sẽ chết trước khi có thể biết được câu trả lời. Tương tự, nếu có người nói rằng họ sẽ không tiếp tục đi theo ta tu hành nếu ta không trả lời rõ ràng vấn đề vĩnh hằng của vũ trụ, người này chưa được biết câu trả lời thì đã chết rồi.” Do đời người ngắn ngủi, nếu suốt ngày băn khoăn vì những vấn đề Hình nhi thượng học này thì cuối cùng sẽ bị lạc đường, không đạt được kết quả gì.

       Ngôn ngữ của con người hữu hạn

       Thêm nữa, do tính hữu hạn của ngôn ngữ nên chúng ta không thể hy vọng hiểu hết vấn đề mà chỉ nhờ vào biểu đạt của ngôn ngữ được.

       Ngôn ngữ là do con người tạo ra để biểu đạt cảm quan, tâm hồn cũng như như vật mà con người được trải nghiệm… Nó để biểu đạt những sự vật mà chúng ta hiểu rõ cùng những ký hiệu tư duy. Nó bị giới hạn trong thời gian, không gian và pháp duyên khởi, ngôn ngữ không thể vượt qua được phạm vi này.

       Nói cách khác, con người chỉ có thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt sự kiện trong phạm vi cho phép của không gian, thời gian và pháp duyên khởi. Nhiều khi ngôn ngữ của con người thậm chí không thể diễn đạt được chính xác sự vật thường ngày. Ví dụ như kinh nghiệm cho chúng ta biết, nhiều khi chúng ta có một loại cảm xúc nào đó mà không biết dùng ngôn ngữ nào để diễn tả được. Vì thế ngôn ngữ của con người không phải vạn năng, nó bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Trong phương diện hiểu biết chân lý, ngôn ngữ càng không dễ dàng cho chúng ta biết được sai lầm. Vì chân lý tuyệt đối (ví dụ niết bàn) thì có tính vượt thời gian, không gian và định luật duyên khởi, chúng ta chỉ có thể cảm nhận nó nhưng sẽ bế tắc nếu muốn dùng ngôn ngữ biểu đạt nó.

       Giống như trong ngôn ngữ của cá, nó không thể hình dung được thế nào là đất liền. Con rùa kể với con cá rằng nó vừa từ đất liền trở về. Cá nói: “Ý của bạn là đi bơi chứ gì?” Con rùa liền giải thích cho con cá rằng, đất liền thì cứng nên không bơi trong đó được, chỉ đi bộ được thôi. Nhưng con cá vẫn không thể hình dung được và cho rằng đất liền cũng là thể lỏng, giống như cái hồ mà nó đang sống có sóng và bơi lội ở trên mặt sóng được. Tương tự, trong hệ thống từ vựng của những người bình thường không thể tìm được từ ngữ thích hợp để diễn tả niết bàn. Nhưng hiện nay rất nhiều người đã dùng những từ ngữ đẹp đẽ nhất để hình dung về niết bàn, nhiều người vắt óc suy nghĩ để kể lại cảnh giới kỳ diệu sau khi Phật qua đời. Kết quả như trong «Kinh lăng già» ghi, kẻ độn câu nệ vào chữ nghĩa ngôn từ cũng giống như con voi sa lầy vào vũng bùn, không thể tự thoát ra được.

       Cuối cùng, phương pháp mà Phật dùng để giáo hóa chúng sinh là Tùy cơ thuyết pháp. Phật không phải cái máy vi tính, bất cứ ai hỏi gì cũng chỉ biết máy móc trả lời. Ngài là người thầy chú trọng hiệu quả thực tế, tràn đầy lòng từ bi và sáng suốt, ngài không trả lời để khoe khoang vốn tri thức của mình mà chỉ muốn giúp đỡ người hỏi đi vào con đường chính giác. Khi thuyết pháp với bất kỳ ai ngài đều luôn chú ý đến trình độ, khuynh hướng, bản chất, tính cách và năng lực hiểu vấn đề của người đó.

       Theo Phật, có bốn loại vấn đề:

    1.         Loại vấn đề thẳng thắn, rõ ràng (không liên quan đến Hình nhi thượng học) cần trả lời trực diện vào vấn đề. Ví dụ nguyên nhân của khổ là gì?

    2.         Loại vấn đề cần phân tích để giải đáp, ví dụ Phật theo Chủ nghĩa duy tâm hay Chủ nghĩa duy vật?

    3.         Loại vấn đề phải trả lời bằng cách hỏi lại.

    4.         Loại vấn đề trả lời bằng cách im lặng. Ví dụ những câu hỏi về Hình nhi thượng học, Phật chỉ im lặng.

     

       Vì thế, khi người họ Bà-sa hỏi Phật có Chủ thể tự ngã (cái tôi) hay không, Phật chỉ im lặng. Sự im lặng của Phật tác động đến người họ Bà-sa mạnh mẽ hơn bất cứ ngôn ngữ nào. Phật vừa trí tuệ lại giàu lòng trắc ẩn nên luôn “hao tâm tổn huyết”, quan tâm sâu sắc đối với những vấn đề người cầu Pháp băn khoăn.

       Có thể có người sẽ hỏi, vậy cuối cùng thì Phật có trả lời được những vấn đề Hình nhi thượng trên không? Tạm thời chúng ta cũng chưa biết được như thế nào, nhưng có một điểm có thể khẳng định là những gì Phật biết chắc chắn nhiều hơn rất nhiều so với những gì ngài đã nói.

       Một lần Phật nhặt mấy chiếc lá đặt vào lòng bàn tay rồi hỏi các đệ tử: “Các tì khưu này! Số lá cây trong tay ta nhiều hay số lá cây trong rừng ở đây nhiều?

       “Thích Ca, trong tay thầy chỉ có vài cái lá, còn lá trong rừng cây nhiều không thể đếm được.

       “Đúng thế, Pháp mà ta biết giống như lá trong rừng cây, còn Pháp mà ta giảng với các đệ tử chỉ như lá trong tay đây, vì thế Pháp ta chưa giảng còn rất nhiều! Tại sao ta chưa thể giảng cho các đệ tử những Pháp này? Vì các đệ tử không có chỗ dùng, không phải con đường đến niết bàn. Đây là nguyên nhân vì sao còn nhiều thứ ta không thể bàn đến cùng các đệ tử.

       Học giả Phật học nổi tiếng Jayatilleak từng nói: “Nhiều vấn đề Phật không trả lời không phải vì ngài không biết, là vì giới hạn của ngôn ngữ khiến Phật không thể dùng ngôn ngữ bình thường để giảng ra được.