KHỐN KHỔ NƯỚC TÔI
Khalil Gibran, Từ Linh dịch
Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là “đất nước”
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là “đất nước”
Khalil
Gibran (1883-1931) là một nhà văn, nhà thơ, nhà yêu nước người Liban. Ông sinh
ra tại thị trấn Bsharri, núi Mutasarrifate trong thời kỳ Đế quốc Ottoman của
Thổ Nhĩ Kỳ. Ông di cư tới Mỹ cùng gia đình từ khi còn bé, nơi ông học nghệ
thuật và bắt đầu sự nghiệp viết văn.
Trong
thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn về văn học và chính trị.
Người Liban thì coi ông như một người hùng văn chương. Gibran sống trong thời
điểm đất nước Liban trải qua rất nhiều biến động chính trị, tôn giáo, trải qua
Thế Chiến thứ nhất.
Trong Khu vườn của Nhà Tiên Tri, thông qua Al Mustafa, Gibran đưa ra quan điểm của mình về hạnh
phúc, và làm sao một người có thể sống hạnh phúc. Bài thơ “Khốn khổ nước tôi”
(Pity the nation) của Gibran nằm trong cuốn sách này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét