27/02/2021
THÁNG GIÊNG TRÊN ÁO MẸ
Kiên Duyên.
Sau nhà vài búp lá dong
Tháng giêng níu xuống lưng còng Mẹ tôi
Mưa phùn xanh lá nhọ nồi
Hoa đào buông cánh tường vôi nhạt màu
Bao giờ lại đến xuân sau
Con về cho mặn cánh trầu Mẹ têm
Bánh chưng sẽ buộc lạt mềm
Để run tay Mẹ bóc đêm giao thừa
Câu kiều bên Mẹ ngày xưa
Con như đứa trẻ mới vừa lên ba
Liêu xiêu mấy bụi tre già
Xin trời đừng để mắt nhòa Mẹ tôi
Xuân qua - xuân nữa để rồi
Dây trầu đã úa bình vôi còn đầy
Xin đừng để chuối chín cây
Tò vò kén tổ treo dày mái tranh
Tháng giêng con nhện giăng mành
Đồ rau đã nguội củ hành đã khô
Mực phai nét chữ ông đồ
Thạch sùng tắc lưỡi Cóc ho đêm dài..
Lên Chùa giải hạn giêng hai
Chiều mưa thoang thoảng ngân vài giọt
chuông..
26/02/2021
25/02/2021
24/02/2021
Hà Nội, Nam Định không phải là nơi khai sinh ra món Phở huyền thoại ?
Trần Quang Minh
Tiếp theo bài trước: https://tuanhuusac.blogspot.com/2020/11/pho-bo-mon-qua-can-ban.html, tôi xin giới thiệu bài này để tỏ tường hơn về món Phở.
Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều tranh cãi nguồn gốc ra đời của Phở. Tuy vẫn còn bất đồng về nơi xuất xứ thực sự hay thời điểm ra đời nhưng hầu hết cùng chung quan điểm là Phở được khai sinh trong thời Pháp thuộc, ở giai đoạn người Pháp bắt đầu đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
Theo lời kể của ông Võ Văn Côn – Nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại,
có một giai thoại khá thú vị về nguồn gốc của món Phở.
Mình (Tuấn Long) đồng ý với giả thuyết này.
Trong Tự điển tiếng
Việt – Bồ đào Nha – La tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có
từ “Phở”. Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của (biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel
(biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần
đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và
giảng nghĩa: “Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò
hầm”.
Nhà Văn Nguyễn Công
Hoan từng viết: “Năm 1913… tôi trọ số 8 Hàng Hài… thỉnh thoảng, được ăn phở
(hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh
hành nên bị chính quyền đánh thuế: “… Họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày.
Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913”.
Người Việt
ngày xưa 99% là nông dân, họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức
kéo) nên không ăn thịt bò! Thậm chí còn bị xử tội nếu không chứng minh được bò
già hoặc ốm chết (tuanlong).
Vì thế nói
quê hương phở bò ở Nam Định là không hợp lý.
Chuyện là:
Năm 1910, nhiều thanh niên Việt Nam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Sài Gòn tên Huỳnh.
Đơn vị ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và ông được giữ chức bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam. Sáng nào ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to: “Feu! Feu!” có nghĩa là “Nổi lửa lên!” (feu = ngọn lửa - tiếng Pháp) để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô. Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều, ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn.
Sau khi được các
“Sếp Tây ” cho phép, ông bèn lấy nước súp bò của Tây… cho hầm chung với quế,
hồi, gừng. Riêng “ánh tài phảnh” mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi ông
Huỳnh nêm thêm nước mắm vào súp cùng với hành, ngò rí, hành tây… cho hợp khẩu
vị Việt Nam. Tuyệt vời thay, ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da,
mà lại được ăn một bát súp nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh
mì Tây quá ư nhạt nhẽo!
Binh sĩ An
Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình. Nấu bao nhiêu cũng hết! Các sĩ quan Pháp thấy
vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc: “Tên món này là món gì
mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy?”
Không chần
chừ ông Huỳnh trả lời: Thưa Sếp, tên nó là Phở (Feu) đấy!
Phở ra đời
năm ấy – năm 1910, được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên “Feu” từ đó. Khi muốn
ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói “Feu Feu” là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi
khói bốc nghi ngút theo gió thơm lừng cả doanh trại.
Nhiều binh
lính An Nam nhà ở Hà Nội sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao:
Feu….ớ… làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hà Nội
cũng ăn thử và “mê tít” món “Feu” (Phở) từ đó!
Ở Đà Lạt năm
1930 có phở Gare xe lửa là tiệm Phở Bò đầu tiên do con ông Huỳnh làm chủ. Chữ
Tô Xe lửa (Tô lớn) từ đây mà ra. Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận (Sài
Gòn) lấy tên là Phở Bắc Huỳnh.
Ở Sài Gòn
trước năm 1940 có tiệm Phở Turc là tiệm Phở đầu tiên. Chủ tiệm cũng là dân đi
lính Tây giải ngũ về, ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến
ăn.
Ngày nay, món
Phở đã theo chân người Việt đến khắp nơi trên thế giới và trở thành món ăn
“thương hiệu” của Việt Nam. Dù nguồn gốc của món ăn còn gây nhiều tranh cãi
nhưng những giai thoại về Phở vẫn rất đáng để tham khảo.
Ngoài ra,
cũng có thể xem Phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm Bricolage
(lai ghép) mà các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực dùng để chỉ món ăn thiên hướng
lai ghép (kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn thức ăn ngoại lai) hơn là tự thân
sáng tạo.
Đại khái về người Việt Nam
Trần Trọng Kim/ Việt Nam Sử Lược
Người
Việt-nam thuộc về loài da vàng, nhưng mà người nào phải đi làm-lụng dầm mưa dãi
nắng lắm, thì nước da ngăm-ngăm đen, người nào nhàn-hạ phong-lưu, ở trong nhà
luôn, thì nước da trăng-trắng như màu ngà cũ.
Trạc
người thì thấp nhỏ hơn người Tàu, mà lăn-lẳn con người, chứ không to-béo. Mặt
thì xương xương, trông hơi bèn-bẹt, trán thì cao và rộng, mắt thì đen và hơi
xếch về đàng đuôi, hai gò má thì cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, răng thì to mà
lại nhuộm đen. Râu thì thưa mà ít, tóc thì nhiều và dài, đen và hơi cứng.
Dáng-điệu đi-đứng thì nhẹ-nhàng và xem ra bộ vững-vàng chắc-chắn.
Áo-quần
thì dài rộng, đàn-ông thì búi tóc và quấn khăn vành rây, áo mặc dài quá đầu
gối, tay áo thì chật, ống quần thì rộng. Đàn-bà ở Bắc-Việt và phía bắc
Trung-Việt thì đội khăn, mà ở chỗ thành-thị thì mặc quần, còn ở nhà quê thì hay
mặc váy. Ở phía nam Trung-Việt và Nam-Việt thì đàn-bà mặc quần cả, và búi tóc,
chứ không đội khăn bao giờ.
Về đàng
trí-tuệ và tính-tình, thì người Việt-nam có cả các tính tốt và các tính xấu.
Đại-khái thì trí-tuệ minh-mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng
dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều
đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy
vẫn hay có tính tình vặt, cũng có khi quỉ-quyệt, và hay bài-bác nhạo-chế.
Thường thì nhút-nhát, hay khiếp-sợ và muốn sự hòa-bình, nhưng mà đã đi trận-mạc
thì cũng có can-đảm, biết giữ kỹ-luật.
Tâm-địa
thì nông-nổi, hay làm liều, không kiên-nhẫn, hay khoe-khoang và ưa trương-hoàng
bề ngoài, hiếu danh-vọng, thích chơi bời, mê cờ-bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự
lễ-bái, nhưng mà vẫn không nhiệt-tin tông-giáo nào cả. Kiêu-ngạo và hay nói
khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.
Đàn-bà
thì hay làm-lụng và đảm-đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại
biết lấy việc gia-đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ
được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần, kiệm.
Người
Việt-nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong-tục, nói một thứ tiếng. Cùng giữ
một kỷ-niệm, thật là cái tính đồng-nhất của một dân-tộc từ đầu nước đến cuối
nước.
Người
nòi-giống Việt-nam ta mỗi ngày một nẩy-nở ra nhiều, mà ở phía bắc thì đã có
nước Tàu cường-thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện,
cho nên mới theo bờ bể lần xuống phía nam, đánh Lâm-ấp, dứt Chiêm-thành, chiếm
đất Chân-lạp, mở ra bờ-cõi bây giờ.
Từ khi
người Việt-nam lập thành nước đến giờ, kể hàng mấy nghìn năm, phải người Tàu
cai-trị mấy lần, chịu khổ-sở biết bao nhiêu phen, thế mà sau lại lập được cái
nền tự-chủ, và vẫn giữ được cái tính đặc-biệt của giống mình, ấy là đủ tỏ ra
rằng khí-lực của người mình không đến nỗi kém-hèn cho lắm.
Tuy rằng
mình chưa làm được việc gì cho vẻ-vang bằng người, nhưng mình còn có thể
hy-vọng một ngày kia cũng nên được một nước cường-thịnh.
--
23/02/2021
TẾT UỐNG CÙNG ĐỒNG ĐỘI
Hoàng Xuân Họa
Ðêm chuyển giao thế kỷ
ly, tràn ly rượu đầy
khật khưỡng đất trời say
ta vẫn tỉnh, ô hay!
nhớ chiến trường năm xưa
tiểu đội mười hai đứa
có một chiếc bánh chưng
xắn chia mười hai phần
chẳng đứa nào dám ăn
sợ ăn là hết tết.
Nay mỗi độ xuân về
nhà tớ gói khối bánh
thừa chia tiểu đội mình
mỗi thằng hai ba chiếc
Còi ơi mày nằm đâu
mát xanh trên đồi cọ
Rì ơi mày nằm đâu?
thơm hương hồi xứ Lạng
tết nâng ly rượu đầy
nao nao nhớ bọn bay
đắng, cay xè khuông họng
vung chén rượu vào mây.
Ðêm giao thừa 2000
Bẽn Lẽn
Hà Mặc Tử
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em
21/02/2021
Gửi em ở cuối sông Hồng (Thơ)
Dương Soái
Anh ở
Lào Cai
Nơi con
sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng
Hai, mùa này con nước
Lắng phù
sa in bóng đôi bờ
Biết em
năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều
chiều ra sông gánh nước
Nên ngày
ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại
xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo
gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi
cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa
màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em
ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá
chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả
lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra
sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi
nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng
thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ
quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên
cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên
nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ
cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân
thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng
thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu
thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa
này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu
thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa
dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc
loang ố cả một vùng
Thì hỡi
em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp
dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm
thương anh gửi về em đó
Qua màu
nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai,
1979.