16/01/2024

Trung Quốc không có tư cách nước lớn

 Trần Đình Hiếu - NNVN



Nhà văn, dịch giả Trần Đình Hiến sinh năm 1933, quê ở Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ông có bút danh là Thiên Lý. Ông là Hội viên Hội nhà văn năm 2003.

Cụ đã từng làm ở Bộ ngoại giao, là tuỳ viên văn hoá của đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. 

Hiện ông đang thường trú tại số 45 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

* Giải thưởng: Ông nhận được Giải B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm dịch "Đàn hương hình" năm 2003.

Sau khi cụ dịch một loạt các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Báu vật của đời, Đàn hương hình… của Mạc Ngôn tờ Thể thao & Văn hoá ví von “Ở Việt Nam có ba bồ chữ Trung Quốc thì Trần Đình Hiến gánh hai bồ bằng đòn gánh trên đôi vai của mình, còn một bồ cho những kẻ buôn thúng bán mẹt

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Khát vọng (Lý Hiểu Minh, năm 1995);

- Cây tỏi nổi giận (Mạc Ngôn, năm 2002);

- Gieo hạt tình yêu (Từ Hoài Trung, năm 1961);

- Đàn hương hình (Mạc Ngôn, năm 2002);

- Báu vật của đời (Mạc Ngôn, năm 2001);

- Tửu quốc (Mạc Ngôn, năm 2004);

- Cây hợp hoan (Trương Hiền Lượng, năm 2001);

- Tuyển tập kịch Lão Xá (năm 1961);

- Rừng xanh lá đỏ (Mạc Ngôn, năm 2003);

- Cây không gió (Lý Nhuệ, năm 2004)

Nói về Trung Quốc, cụ cho rằng có mấy điểm cần phải biết:

- Đừng bao giờ nghĩ đến việc cấm truyền bá văn hóa Trung Quốc bởi muốn làm bạn với người Tàu hay cạnh tranh với họ trước hết phải hiểu văn hóa nước họ đã”.

- Người Việt ta nói đến Trung Quốc là nghĩ họ là những kẻ lật lọng, nói một đằng làm một nẻo từ đó sinh ra tâm lý ghét Tàu. Ta cho đó là bản chất xấu xa, lưu manh nhưng với họ lại là kế sách. Cứ đọc “binh pháp Tôn Tử và 36 kế sách” sẽ thấy.

Ta đừng bị ám thị về chuyện này, sống với thằng hàng xóm nó mạnh, côn đồ như thế, ta cứ hục hặc ấm ức với nó là ta thua nó. Nó có kế sách, thì ta cũng phải có kế sách, nó mưu hèn, kế bẩn ta phải cao sang quảng đại, như kiều Singapore ứng xử với Trung Quốc. Ta phải hữu hảo, bang giao với các cường quốc lớn khác một cách thật lòng làm đối trọng.

- Nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, nói Trung Quốc là con hổ giấy cũng có lý của nó. Trong lịch sử, Trung Quốc chỉ bị các các nước lớn thôn tính, mất đất, chưa bao giờ đem quân ra nước ngoài mà chiến thắng.

Trung Quốc, mềm thì nắn, rắn thì buông, mang tiếng là thiên triều, nhưng đấy chỉ là thiên triều với các nước chư hầu trong thời kỳ Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, loạn xứ quân, không có quốc gia nào xung quanh Trung Quốc coi Trung Quốc là thiên triều.

Bản chất lịch sử Trung Quốc là lịch sử nội trị, để thống nhất được đất nước vấn đề nội trị chính là điểm yếu cốt tử, khiến Trung Quốc không thể trở thành nước mạnh.

Nếu Trung Quốc đem quân đi chinh phạt nước ngoài, trong nước sẽ ắt có binh biến, phản loạn. Trung Quốc rất sợ một cuộc chiến tranh kéo dài ngoài biên giới. Cuộc chiến biên giới 1979 Trung Quốc đánh ta có hơn một tháng rồi vội vàng rút quân có một phần vì lý do nội bộ.

Trung Quốc gây sự với lân bang, là trong nội bộ có biến, lấy việc ngoại trị làm cớ dẹp nội trị.

Để thống nhất và nội trị được đất nước, Trung Quốc có hai thứ được coi là quốc sách:

- Trung Quốc có QUỐC PHÁP, bất cứ kẻ nào dù là hoàng thân quốc thích, thậm chí cả vua cũng bị xử trảm. Thế nào là quốc pháp được cụ thể ghi trong luật có từ hàng nghìn năm trước và vẫn tồn tại cho đến bây giờ.

Vụ làm sữa kém chất lượng gây hại đến sức khỏe của người dân, chủ doanh nghiệp bị tử hình, đấy là quốc pháp.

Không giống như ở ta tội như thế này chỉ xử phạt hành chính, cùng lắm vài năm tù.
Thế nào là Quốc Pháp, đây là một đề tài rất hay, sẽ có dịp chia sẻ về vấn đề này.

- Giữ gìn và đề cao văn hoá truyền thống đất nước, tuyên truyền văn hoá Trung Hoa, biến văn hoá Trung Hoa là một trong chiếc nôi văn hoá loài người. Còn văn hoá là còn dân tộc, riêng việc này Trung Quốc không nói một đàng, làm một nẻo, họ làm rất nghiêm túc làm đâu ra đấy.

Ta cần học họ hai thứ quốc sách này của Trung Quốc.

̣còn tiếp 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét