08/08/2014

MẸO HAY DÂN GIAN CHỮA BỆNH


Cơ th người là mt b máy sinh hc vô cùng huyn diu, có kh năng t điu chnh rt cao. Nm được cơ chế ca nó qua các đ hình và sinh huyt s giúp cơ th t điu chnh mi khi b trc trc. Dưới đây là nhng mo dân gian nhm giúp bn t hóa gii mi khi cơ th bt an.
1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:


Ch có di mt mà tn thương đến giác mc. Ch cn thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mt s a ra “lùa vt l” ra khi mt! Nên nh mt điu: nếu b mt phi thì liếm mép bên trái và ngược li.

2. Mắt nhắm không khít:

Mt mt nhm không khít (do b lit dây thn kinh s 7 chng hn), hơ ngi cu bên mt đi xng. Ngày hơ nhiu ln, mi ln hơ đ vài phút, mt s dn dn nhm khít.

3. Mũi nghẹt cứng:

Dù mũi b nght (tc hoc tt) đến mc nào và đã bao lâu ri, ch cn hơ ngi cu vào đ hình mũi trên trán - t gia trán (huyt 103) đến đu đôi lông mày (huyt 26), đ mt phút thôi, mũi s thông thoáng ngay. Tht là mt phép l đến khó tin.

4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:

Dùng đu ngón tay tr gõ vài chc cái vào đu mày (huyn 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay li giơ lên cao được ngay.

5. Bong gân, trật khớp cổ tay:

Hãy bình tĩnh dùng ngón tay tr gõ mnh đ vài chc cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, c tay s tr li bình thường (mun tìm đim chính xác cn gõ, hãy ly ngón tay miết nh vào đuôi mày, thy ch nào hơi lõm xung, đy là đim chính xác - huyt 100 - phn chiếu đúng c tay).

6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:

Mt cá chân bên nào b trt khp, hơ vùng mt cá tay cùng bên. Mt cá chân b đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vn đng viên quc gia, các cu th bóng đá chuyên nghip hãy nh ly mo này đ t cu mình và giúp người.

7. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):

Dùng cườm tay day mnh vào bp tay đ vài chc cái, vp b hết lin. Nh vp b chân bên nào thì day mnh bp tay bên đó.

8. Gai gót chân:

Nh hơ đúng đim tương ng bên gót chân đi xng, ch vài phút thôi, gót chân hết đau lin. Hết sc cn thn ko b phng.

 9. Đầu gối đau nhức:

Hơ vùng khuu tay (cùi ch) cùng bên, ch đ vài phút đu gi (khuu chân) hết đau lin.

10. Bị táo bón lâu ngày:

Dùng hai ngón tay (ngón tr và ngón gia) lăn quanh ming đ vài ba phút - khong đ 200 vòng, táo bón s được gii quyết.
Cách lăn như sau: lăn t mép phi vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và gia môi dưới ri kéo thng xung cm (hình thành mt du hi ln chiếm 3/4 quanh ming). Nh lăn t phi qua trái mi nhun tràng, hết táo bón. Ngược li lăn t trái qua phi, s càng táo bón hơn đy!

11. Nhức đầu

- Bt c nhc b phn nào trên đu, mi nhc hay đã lâu, nng hay nh, ch cn hơ mu bàn tay trái (đã nm li) trên điếu ngi đ vài phút, nhc đu như búa b cũng hết ngay. Nào! Th làm xem.
- Nếu nhc na đu bên phi, hơ na mu bàn tay phía bên phi.
- Nếu nhc na đu bên trái, hơ na mu bàn tay phía bên trái.
- Nếu nhc sau gáy, hơ phía c tay trên.
- Nếu nhc đnh đu, hơ xương g cao nht ca ngón tay gia.
- Nếu nhc thái dương, ch cn hơ thái dương đi xng 1 phút là hết ngay.
- Nếu nhc c hai bên thì hơ đi hơ li.
- Nếu nhc trán, hơ hết các đt cui ca 4 ngón tay đã nm li.
- Nếu ch nhc na trán bên phi, hơ 2 ngón tay bên phi.
- Nếu ch nhc na trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
- Nếu ch nhc gia trán, ch cn hơ 2 ngón gia đ 1 phút là hết ngay.
- Nếu nhc quanh đu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ

Bt k mt ng vì nguyên nhân gì, xin nh không nên dùng thuc ng va tin mt va tt mang. Bí quyết đơn gin đ có gic ng ngon là: trước khi ng, hãy xoa đôi bàn chân cho m. Chân m là bng m, thân m. Đó là điu kin đu tiên đ ng ngon. Sau đó, dùng đu ngón tay gia bên trái gõ vào huyt An thn (tc n đường ca Đông y hoc huyt 26 ca Din Chn - đu đôi lông mày) đ vài phút s làm nhp tim n đnh và tinh thn được thư thái. Tay trái phn chiếu tim, Đu ngón tay gia phn chiếu cái đu. Tâm và Thân an lc – đó là nhng điu kin cn thiết đ ng ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)

Nếu nhà, hãy ly ngi cu hơ vào rn và quanh vùng rn đ vài phút, bng s xp dn. Nếu đang ba tic đông khách, hãy lng l đi ra ngoài đến ch vng người, lăn b môi trên mt lúc: trung tin bùng phát, bng hết sình ngay!

14. Bí tiểu

Người ln hoc các cháu nh có lúc bí tiu, hãy bình tĩnh vut cm đ vài phút, “cơn bí” hết lin! Cách vut như sau: ngón tay cái gi chân cm, ngón tay tr vut cm t trên xung dưới nhiu ln. Bàng quang s được tháo nút, nước tiu t do chy (theo Din Chn, cm phn chiếu bàng quang – huyt 87). Các c già hay đi tiu đêm, các cháu nh hay đái dm, trước khi ng đ 15 phút hãy t vut cm đi, các “tt” trên s t biến rt nhanh!

15. Nấc cụt

Đây là bnh thông thường nhưng li gây nhiu khó chu, làm cho người bnh mt ăn, mt ng. Ăn sao được khi va nâng bát cơm lên đã b cơn nc trào ngược ri; ng sao được khi va nm xung, cơn nc đã r lên âm vang khp nhà! Có người phi nm bnh vin nhiu ngày mà vn không dt căn. Ch cn làm mt trong các hướng dn dưới đây, nc ct s phi “đu hàng”:
- Dùng đu ngón tay tr gõ mnh vào đu sng mũi nm gia cp lông mày (huyt 26 và312) đ 15 cái. Nc ct biến mt đến khó tin (huyt 26 là an thn và huyt 312 thông nghn nght).
- Dùng đu ngón tay tr vut mnh t đu cánh mũi bên trái xuôi xung chân cánh mũi đ 10-15 cái. Nc ct chu phép phi nm im, không dám ló mt ra!
- Dùng 4 đu ngón tay (t ngón tr đến ngón út co sát li vi nhau thành mt đường thng) vch dc gia đu (t trán ngược lên đnh đu) đ 15 cái là hết nc ct! Xin hãy th làm xem!

16. Đau bụng
Có th khi nhanh bng mt trong nhng cách cha đơn gin sau:
- Hơ (bng điếu ngi) hai lòng bàn tay đ 10 phút.
- Hơ hai lòng bàn chân đ 10 phút.
- Hơ rn và ly tay lăn quanh ming.

17. Đau tử cung:
- Gch rãnh nhân trung t đu rãnh (sát mũi) đến cui rãnh (sát b môi trên) nhiu ln.
- Gch hai b nhân trung và b môi trên nhiu ln.

18. Đau đầu dương vật:
Ch cn hơ đu mũi đ 1 phút, đu dương vt s hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gch và hơ đường vin cánh mũi mt lúc, khp háng hết đau. Nh đau khp háng bên nào thì gch đường vin cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đi xng đ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.


Bài và ảnh do TuanLong sưu tầm và biên soạn

07/08/2014

CHẾ ĐỘ QUAN TƯỚC VÀ THẾ TẬP thời phong kiến




   Tài liệu lấy từ cuốn Việt Nam Văn hóa Sử cương của Đào Duy Anh, bản in 14/08/1938 ở Huế:

Ấm thọ, ấm sinh

Các triều Lý, Trần, Lê vẫn có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ dụng.Xét phương pháp dụng nhân của lịch triều thì là thấy đồng thời vẫn có hai đường: một là theo thế tập, hai là theo nhân tài.
Triều Nguyễn cũng có lệ tập ấm phàm quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng tùng lục, gọi là ấm thọ, đó là bực cao nhất; còn bực thấp nhất thì các quan tùng ngũ được một người con tập ấm gọi là ấm sinh.
 Tuy nhiên, phép thế tập ở nước ta không giống như phép thế tập của quý tộc các nước châu Âu, vì lệ tập ấm chỉ hưởng được một hai đời...
Các chọn nhân tài thì mỗi đời một khác. Ngoài chế độ khoa cử đặt từ triều Lý thì các triều Lý, Lê lại có phép tiến cử và phép bảo cử, phàm các quan to ai cũng phải cử một người có tài đức hoặc người có danh vọng để triều đình bổ dụng.

 

Dân chi phụ mẫu

Các quan tại triều là những người giúp đỡ nhà vua mà đảm đương quốc chính. Các quan ngoại chức (tỉnh, phủ, huyện, châu) vâng mệnh thay mặt vua để cai trị nhân dân.
Bởi thế nên các quan cũng như nhà vua, người dân thường gọi là cha mẹ dân...là hạng người có những đặc quyền xứng đáng với tư cách 'dân chi phụ mẫu'.
Quan không phải chịu thuế thân; ngoài tiền lương quan còn có tiền dưỡng liêm cấp cho các quan địa phương khi họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân.
Quan lại tuy nhiều đặc quyền song cũng không phải là ở trên pháp luật.


Chống địa phương chủ nghĩa

Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ cho nên  đã đặt ra nhiều điều lệ để chế tài các quan.
Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà hay ở nơi cách nhà không đầy 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang.
Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.
Cấm không cho tậu ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ để mua rẻ.
Cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.
Cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh.
Ngoài ra nhiều điều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại làm cực khổ nhân dân.


04/08/2014

Sự tích: CÁI BÌNH VÔI Hay hậu quả của lòng Thù oán và Ham muốn




Ngày xưa, có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông. tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy.
Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội:
- Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ.
Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc.
Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về. Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng “Mô Phật” ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạ thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời.
Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm.
Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên.
Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu.
Theo tín ngưỡng trên đây, mỗi lần bình vôi vỡ hay cũ, người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa.

Hà nội - Nhìn từ nóc tòa nhà Lotte Tòa nhà cao thứ nhì ở Hà Nội


   Từ độ cao gần 300 m trên đỉnh cao ốc Lotte sắp khánh thành, bạn có thể phóng tầm mắt xa hơn 10 km để ngắm nhìn 4 hướng thủ đô, từ bờ Bắc sông Hồng cho đến tận quận mới Từ Liêm.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Tòa nhà Lotte Center Hà Nội cao 65 tầng chuẩn bị khánh thành vào dịp 2/9 nằm ở góc giao lộ Liễu Giai - Đào Tấn (quận Ba Đình) ngay gần trung tâm thành phố Hà Nội.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Từ tầng 65 tại nóc tòa nhà, phóng tầm mất về phía Bắc có thể nhìn trọn cả hồ Tây rộng 18km2.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Dùng ốm nhòm bạn dễ dàng tiếp cận sát khu vực quảng trường Ba Đình với Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và công trình Toà nhà Quốc hội đang xây dựng. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 3/9/1973 và khánh thành ngày 29/8/1975, còn Tòa nhà Quốc hôi mới sau khi hoàn thành sẽ là trụ sở làm việc của Quốc hội, nơi tổ chức các kỳ họp và đón tiếp khách quốc tế cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Còn với giới nhiếp ảnh, khi đặt chân lên đây mang theo ống kính tele từ 200mm trở lên là có thể chụp được hình cây cầu Nhật Tân đang xây dựng ở phía Bắc. Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Cầu được khởi công xây dựng tháng 3/2009 và dự kiến khánh thành vào 10/10/2014 tới đây. Công trình sau khi được hoàn thành sẽ trở thành một trong những biểu tượng mới của giao thông Hà Nội, góp phần rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố và sân bay Nội Bài.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Nếu thời tiết tốt, không có sương mù bao phủ thì bạn còn nhìn rõ hơn nữa khách sạn Sofitel Plaza và đường Thanh Niên chạy giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Phía xa là dòng sông Hồng và xa hơn nữa là cây cầu Đông Trù với thiết kế vòm đặc biệt chảy qua sông Đuống trên địa bàn huyện Đông Anh.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Chếch hẳn sang phía Đông và Đông Nam là 4 cây cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Chương Dương. Rõ nhất là cầu Long Biên có lịch sử hơn 100 tuổi.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Quay góc nhìn về hướng Tây và Tây Nam, khung cảnh khu vực "thành phố mới" mở rộng trước mắt với hai hồ nước lớn là Thủ Lệ và Ngọc Khánh, sông Tô Lịch chạy dọc đường Láng cùng tòa nhà cao nhất Việt Nam ở cuối đường chân trời.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Tòa nhà Keangnam cao nhất Việt Nam với 72 tầng sừng sững bên đường Phạm Hùng, phía sau là Tháp truyền hình mới của Đài truyền hình Hà Nội trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố được gọi là "thành phố mới" bởi sự phát triển chóng mặt của hàng loạt tòa nhà cao tầng, chung cư lớn mọc lên san sát làm thay đổi diện mạo của thủ đô.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Một trong những điểm đặc trưng của Hà Nội là ở khu vực nội thành có rất nhiều hồ.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Hồ Thành Công với khu tập thể cũ cùng hàng nghìn bình chứa nước trên mái nhà đã là hình ảnh quen thuộc của Hà Nội.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Hồ Giảng Võ nằm trọn trong góc nhìn từ trên cao. Hà Nội có đến hơn 10 hồ nước ngọt lớn không chỉ tô thêm vẻ đẹp của thành phố mà còn làm cân bằng sinh thái môi trường.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Một nhà hàng ở vị trí cao nhất Việt Nam sẽ được mở cửa đón khách tại tầng thượng của tòa cao ốc 65 tầng này, đây sẽ là điểm hẹn lý tưởng, độc đáo nhất là với những người yêu thích độ cao và nhiếp ảnh. Trong ảnh là phố Kim Mã với hàng cây đẹp như trong tranh ngay phía trước khu Ngoại giao đoàn.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam có trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh cùng tháp truyền hình nằm trọn trong tầm nhìn.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Phố Xã Đàn, con đường được coi là "đắt nhất Việt Nam", nối thông với phố mới Ô Chợ Dừa ở phía Đông Nam thành phố.

03/08/2014

TÌNH MẸ

Nhân tháng Vu lan, xin trân trọng giới thiệu bài thơ hay về Mẹ:

TÌNH MẸ


Đã nên hạt thóc mẩy tròn
Còn lo chớp bể mưa nguồn, mẹ ơi
Cha đi mấy chục năm trời
Một thời con gái mẹ tôi chờ chồng.

Ai ru “bong bóng phập phồng”
Lời ru cắt ruột, cắt lòng đêm thâu
Cầm lòng một bát cơm nâu
Dưới chân nước cóng, trên đầu mưa bay.

Mẹ tôi như nhánh mạ gầy
Hoá thân làm bát cơm đầy nuôi tôi
Miếng trầu không dám mặn vôi
Sợ đôi má đỏ người đời gièm pha.

Giọt mưa đau ở hiên nhà
Mưa trong lòng mẹ hơn là trời mưa...
Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa
Mùa xuân đến sớm, người chưa thấy về.
                                                            
                                                             Xuân Đam