12/11/2014

TAM QUY, NGŨ GIỚI


1. Quy y nghĩa là gì?
- Quy: là trở về; Y: là nương tựa; Quy y là trở về nương tựa. Quy y cũng có nghĩa là kính vâng, phục tùng.
2. Tam bảo nghĩa là gì?
- Tam là 3; bảo là quý báu; Tam bảo là 3 ngôi quý báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
- Phật bảo: là đấng giác ngộ sáng suốt, là những tượng Phật chúng ta đang thờ.
- Pháp bảo: là những lời dạy của Đức Phật, là những kinh điển đang lưu truyền.
- Tăng bảo: là những vị xuất gia, truyền trao lại lời dạy của Đức Phật
3. Quy y Tam bảo là gì? Tại sao phải quy y Tam bảo?
Quy y Tam bảo là trở về nương tựa 3 ngôi quý báu Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta phải quy y Tam bảo để được hướng dẫn vào con đường chân chánh, làm những điều thiện lành, thoát khỏi khổ đau.
4. Lợi ích của Quy y Tam bảo?
Người Phật tử quy y Tam bảo thì khỏi đọa lạc vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
5. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử phải giữ Ngũ giới. Vậy Ngũ giới là gì?
Ngũ giới là 5 điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để chúng ta đừng đi theo đường xấu. Gồm có:
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
- Không sát sanh: là không giết hại sanh mạng từ loài người cho tới loài vật, vì sanh mạng vô cùng quý giá.
- Không trộm cắp: là không lấy của người khác mà không có sự ưng thuận, cho phép của họ.
- Không tà dâm: là không quan hệ nam nữ bất chánh, hoặc ngoại tình, đi bia ôm, xem phim bậy bạ...
- Không nói dối: là không nói sai sự thật gây tổn hại cho người khác.
- Không uống rượu: là không dùng những chất gây say sưa, nghiện ngập, kể cả cờ bạc, cá độ, hút chích ma túy...
6. Lợi ích chính của việc không sát sanh?
- Không bị người giết hại.
- Sống thọ, không chết yểu.
- Tránh được chiến tranh.
7. Lợi ích chính của sự không trộm cắp?
- Không bị người khác trộm cắp.
- Được giàu sang sung sướng.
8. Lợi ích chính của sự không tà dâm?
- Gia đình hạnh phúc.
- Được sắc đẹp vẹn toàn.
9. Lợi ích chính của sự không nói dối?
- Có uy tín, được tin tưởng giao cho công việc quan trọng.
- Không bị kẻ khác lừa gạt.
10. Lợi ích chính của sự không uống rượu?
- Được thông minh, trí tuệ.
- Gia đình hạnh phúc, con cái ít bệnh tật.

-------------------------
Nguyện đem tất cả công đức này hối hướng trang nghiêm cảnh Tây phương Cực lạc để sau khi xả báo thân, con và tất thảy chúng sinh đều được vãng sinh vào đất Phật ở Thượng phẩm Thượng sinh.
Nam Mô A Di Đà Phật

Giữ xương khớp cho mùa lạnh

60% bệnh nhân thoái hóa khớp chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, trong đó nữ bị tác động nhiều hơn nam. Nay đang vào mùa lạnh nên cần phãi giữ ấm cơ thể, vận động hợp lý, dinh dưỡng đúng cách để sụn khớp khỏe lúc chuyển mùa.



Làm quen với máy ảnh


11/11/2014

NHỮNG NGƯỜI NIỆM PHẬT PHẢI CÓ 6 THỨ TÍN TÂM

1 - Tự tin, phải tin chính mình. Tin chính mình là gì?
Phật trong kinh Đại thừa thường nói: Tất cả chúng sinh vốn là Phật.
Phải tin chính mình đây vốn là Phật, điều này quá quan trọng vì chúng ta sẽ trở thành Phật như lời Đức Phật đã khẳng định: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành".
Đối với chính mình không tin mình, thì Phật cũng chẵng giúp nổi.
2. Tin Thích Ca Mâu Ni Phật, tin A Di Đà Phật. Cho nên nhà Phật nói về chữ Tin cùng các tôn giáo khác thông thường khác nhau. Các tôn giáo khác, đầu tiên là tin Thần, tin Ngài thì được cứu nhưng Phật pháp không như vậy. Đầu tiên là tin chính mình, thứ nhì là tin vào Phật.
3. Tin lý
4. Tin sự
5. Tin nhân
6. Tin quả
Nhà Phật nói: Tự - Tha, Lý - Sự, Nhân - Quả là như vậy.
Ngẫu Ích Đại sư cho chúng ta biết: Nếu quý vị có 6 thứ tín tâm kiên định này, không luận là pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, tất cả pháp quý vị đều có thể thành tựu viên mãn.
Cho nên: Tín - Nguyện - Hành - Tín là gì?
Kinh dạy: “Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu” nghĩa là: “Tín là nguồn gốc của đạo, là mẹ đẻ của phúc đức”.
Chúng ta học Phật đối với chính mình chẳng có lòng tin thì không thể được.
(Trích: lời khai thị của Pháp sư Tịnh Không năm 2010)
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.


Đi bộ có lợi cho sức khỏe


09/11/2014

51 động tác dưỡng sinh “hồi xuân”

Hướng dẫn bài tập dưỡng sinh “hồi xuân” gồm 51 động tác, mỗi động tác tập 4 lần - 8 nhịp như sau: 
1. Đảo hông: Hai chân rộng bằng vai, tay chống vào hông rồi đảo về phía bên phải và ngược lại. 
2. Giơ tay lên xuống: Hai chân rộng bằng vai, tay thả lỏng, 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau cao ngang bằng vai. 
3. Xoay tròn hai cánh tay: Chân như trên, tay trái giữ nguyên tư thế, tay phải xoay tròn, đủ nhịp thì đổi bên. 
4. Đấm về phía trước: Chân sang ngang bằng vai hơi khuỵu xuống, bàn tay nắm lại, tay trái đấm úp về phía trước, tay phải nắm ngửa rút về hông và ngược lại.
5. Vỗ bụng: Tay phải vỗ vào bụng, tay trái vỗ ngược ra sau vào thắt lưng (tình trạnh cơ thể mà vỗ mạnh hay nhẹ nhưng tốt nhất vỗ vừa phải), cứ thế đổi tay này sang tay kia.
6. Nhảy chéo: Nhảy nhẹ 1 chân co, 1 chân giữ thăng bằng. Tay cùng phía với chân co thì đưa về phía trước, cao bằng trán. Tay kia đánh ra sau gần bằng gáy.
7 Đánh vai và lưng: Tay phải vỗ vào huyệt ở bả vai, tay trái vỗ vào giữa lưng và ngược lại.
8. Mở rộng lồng ngực: Hai bàn tay nắm lại, giơ vuông góc ngang bằng vai rồi kéo tay hai tay ra phía sau để lồng ngực được căng ra, rồi lại chụm về phía trước.
9. Quay tay: Hai tay giơ song song trước mặt, bàn tay nắm lại rồi đưa hai tay sang bên phải, sau đó đưa tay về bên trái.
10. Vung nắm đấm: Hai tay nắm lại, 1 tay đấm vào huyệt ở dưới bả vai, tay kia đấm vào giữa lưng.
11. Vơ cỏ: Hai tay giơ trước mặt động tác như đang túm cỏ, đưa từ trái sang phải và ngược lại.
12. Đánh hông bên phải và ngược lại.
13. Chạy tại chỗ: Đứng tại chỗ và chạy bước nhỏ.
14. Cánh tay chuyển động: Nhẹ nhàng đưa tay lên xuống.
15. Ấn bàn tay: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay làm động tác như đánh đàn piano cứ đưa sang bên trái rồi lại đưa qua bên phải.
16. Xoay bóng: Xoay bóng cao: Hai tay giơ cao qua trán, động tác như đang ôm quả bóng xoay từ bên trái sang bên phải và ngược lại.
17. Với tay trên không: Chân nhướn lên, đồng thời tay đưa lên cao gập tay hơi mạnh, mắt nhìn theo, sau đó nhẹ nhàng đưa tay xuống và chân cũng trở về tư thế bình thường.
18. Quay tời: Quay người sang bên phải, bước chân trước chân sau, chân trước vuông góc, hai tay với về phía trước làm động tác chèo thuyền.
19. Mò cá: Hai tay giơ song song để ngang bằng hông rồi làm động tác quơ tay, bàn tay chuyển động như đang mò cá và đưa từ trái sang phải rồi dừng lại khi tay chạm sát hông bên phải và ngược lại.
20. Quay tay đảo hông: Hai tay giơ song song trước mặt, sau đó đảo tay theo chiều kim đồng hồ, đồng thời hông cũng đảo theo.
21. Bốc bùn: Gập người xuống, hai bàn tay chuyển động làm động tác như múc nước rồi giữ nước trên tay (2 tay chụm vào nhau) từ từ đứng dậy đưa phần nước múc trên tay lên cao, qua đầu sau đó hắt nước tung lên. Hai bàn tay lúc này mới rời ra và tỏa sang hai bên, từ từ úp lòng bàn tay xuống rồi lại nhẹ nhàng cúi xuống làm động tác như trên.
22. Đánh đầu gối: Tay trái vỗ vào đầu gối bên trái, tay phải vỗ vào chân phải, cứ tay này vỗ thì tay kia giơ lên.
23. Ngoảnh đầu gót: Ngoảnh đầu ra sau nhìn xuống phía gót chân, tay phải chạm vào eo, tay trái vắt ra sau lưng.
24. Cúi lưng: Chân rộng bằng vai, từ từ cúi gập lưng xuống, hai tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống đất, gập người bên trái rồi sang phải.
25. Cong cột sống: Chân như trên, lưng cúi ngang bụng, hai tay đan vào nhau, hướng về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài và đẩy tay ra vào.
26. Đảo hông nhanh: Chân chụm lại, hai tay chống hông rồi đảo hông nhanh về phía bên phải và ngược lại.
27. Quay đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau và xoay đầu gối từ phải sang trái rồi quay ngược lại. Chân kia cũng làm như vậy.
28. Ấn đầu gối: Chân phải bước lên vuông góc, hai tay chồng lên nhau vỗ vỗ vào đầu gối 4 cái, sau đó ấn tay vào đầu gối. Rồi đổi chân làm tương tự.
29. Đá phía trước: Hai tay chống hông, chân trái giữ thăng bằng, chân phải co lên sau đó đá về phía trước rồi chuyển sang chân kia.
30. Nhảy nhẹ: Hai chân chụm lại, tay chống hông sau đó nhảy nhẹ 4 lần 8 nhịp.
31. Gõ 7 huyệt tay: Lần lượt lấy tay này gõ vào 7 huyệt tay kia và ngược lại.
32. Gõ 8 huyệt chân: Lấy tay vỗ vào 4 huyệt chân trái và 4 huyệt chân phải.
33. Ngồi xổm: Hai tay giơ trước ngực, ngồi xổm xuống rồi đứng lên.
34. Đánh đầu gối: Làm tương tự động tác đánh đầu gối ở trên.
35. Ôm hầu não: Hai tay đan vào nhau ôm hầu não rồi nhìn lên, xuống.
36. Điều hòa ruột: Hai tay đan vào nhau để sát bụng (Hông bàn tay tiếp xúc với bụng, lòng bàn tay hướng lên phía mặt) rồi lắc tay lên xuống để bụng rung.
37. Đạp chân: Chân co vuông góc rồi đạp mạnh về phía trước.
38. Đá phía sau: Hai tay chống hông, chân đá ngược về phía sau (càng gần mông càng tốt).
39. Quay cổ: Lắc đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
40. Xoay đầu gối: Chân phải bước lên một bước vuông góc, hai tay ôm đầu gối, chồng tay trên tay dưới xoay đầu gối để chúng di chuyển nhẹ theo vòng tròn rồi xoay ngược lại. Chân trái làm tương tự.
41. Rửa mặt: Hai tay để sát vào mặt xoa từ trán xuống mắt má, mũi miệng.
 42. Quay mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay đặt lên hai mí mắt, sau đó day mí mắt vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
43. Vuốt mí mắt: Mắt nhắm, lấy hai ngón tay vuốt mí mắt kéo ra hai bên, sau đó thả ra rồi lại vuốt.
44. Vuốt lông mày ray thái dương: Lấy hai ngón tay vuốt hai bên lông mày từ chân lông mày phía trong rồi di chuyển ra thái dương, sau đó day thái dương theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
45. Đảo huyết mắt: Lấy hai ngón tay đặt chỗ quầng mắt (phía dưới mắt) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi đảo ngược lại.
46. Ấn khóe mắt: Hai ngón tay đặt vào khóe mắt rồi ấn để khoảng 30 giây đến 1 phút.
47. Day cánh mũi: Hai ngón tay đặt vào hai bên cánh mũi (chỗ kẽ mũi) sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
48. Ngoáy tai: Lấy hai ngón tay đặt vào hai lỗ tai (Sâu vừa phải không làm đau tai) sau đó xoay tròn ngón tay trái, phải.
49. Ấn tai: Lấy hai bàn tay úp vào hai tai, sau đó ấn vào tai để khoảng 30 giây đến 1 phút.
50. Sát tay: Hai tay úp vào nhau rồi cọ lên, xuống.
51. Điều hòa: Tay vòng lên cao rồi thả xuống, nhịp thở nhẹ nhàng theo tay, đầu nhìn theo tay.

05/11/2014

22 câu Hỏi - Đáp súc tích về căn bản Phật giáo

   Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.

 - Phật giáo là gì?
- Phật giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "Buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật giáo phát nguồn từ hơn 2500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
- Có phải Phật giáo chỉ thuần là một tôn giáo?
- Đối với nhiều người, Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật giáo là một triết học, vì danh từ "triết học - philosophy" có nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:
(1) sống có đạo đức,
(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.
- Phật giáo giúp tôi bằng cách nào?
- Phật giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.
- Tại sao Phật giáo trở nên phổ biến?
- Phật giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất hiệu quả.
- Đức Phật là ai?
- Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc.
Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.
- Có phải đức Phật là Thượng Đế?
- Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là Người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.
- Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?
- Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.
- Tại sao nhiều quốc gia Phật giáo lại nghèo như vậy?
- Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật giáo thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.
- Có phải có nhiều tông phái Phật giáo không?
- Có nhiều tông phái trong Phật giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.
- Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?
- Phật giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật giáo. Cũng vì thế mà những người phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.
- Phật giáo có tính khoa học không?
- Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.
- Đức Phật đã dạy những gì?
- Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.
- Diệu đế thứ nhất là gì?
- Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật giáo giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.
- Diệu đế thứ nhì là gì?
- Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.
- Diệu đế thứ ba là gì?
- Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết bàn.
- Diệu đế thứ tư là gì?
- Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.
- Bát Chánh Đạo là gì?
- Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức - qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.
- Ngũ giới là gì?
- Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật giáo. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.
- Nghiệp là gì?
- Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại.
Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta?
Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính:
(1) ý định đằng sau của mỗi hành động,
(2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và
(3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.
- Trí tuệ là gì?
- Trong Phật giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng với từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.
- Từ bi là gì?
- Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.
- Tôi phải làm thế nào để trở thành một người theo đạo Phật?
- Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.
   Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.
Theo PHẬT GIÁO VIỆT NAM

04/11/2014

Một số hình ảnh Việt Nam thời Pháp thuộc.

Hồ Hoàn Kiếm có đến hai cây cầu, trẻ em tập đánh bốc, chiếu bạc ven đường... là những hình ảnh độc đáo về Việt Nam thời  Pháp thuộc, được tập hợp trong cuốn sách có tựa đề "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde) của tác giả. J. P. Dannaud.
Cuốn sách xuất bản năm 1962 được minh hoạ bằng những bức ảnh do các tay máy người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Kim Khánh, Pierre Ferrari, Guy Defive... thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương. Các hình ảnh này được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của  Pháp.
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.
Gánh hàng tào phớ trên đường phố.
Dịch vụ cà trắng răng ngay trên vỉa hè.
Nhiều cư dân Hà Nội thời thuộc Pháp đến từ các vùng nông thôn lân cận.
Người đàn ông theo Công giáo và những bức tượng nhỏ.
Chiếu bạc ven đường. Các bộ bài Tây đã du nhập vào Việt Nam từ nước Pháp.
Xem bói ở phía ngoài một ngôi đình.
Những đứa trẻ tập đánh bốc. Môn thể thao này cũng được đưa vào Việt Nam từ nước  Pháp.
Người nông dân lỉnh kỉnh đồ nghề đi đánh giậm.
Những chiếc hũ dùng để đựng nước mắm chất thành đống cao tại một tỉnh Nam Kỳ.
Mùa nước nổi trên lưu vực sông Mekong.
Lễ hội đua thuyền.
Một cô gái thuộc gia đình quý tộc người  H'Mông ở miền núi phía  Bắc.
Phụ nữ H'Mông trên một cánh đồng thuốc phiện. Nghề trồng và chế biến thuốc phiện đem lại cho họ các khoản tiền mặt lớn cũng như nhiều thứ hàng hoá của miền xuôi.
Trẻ em H'Mông đã biết lao động từ khi còn rất nhỏ.
Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trồng lúa, ngô trên nương rẫy để bảo đảm nguồn lương thực.
Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.
Phụ nữ thuộc một bộ tộc ở Lào.
Một đội voi của người  Lào.