12/01/2015

NHỊ THẬP NGŨ BỘ CHÚ


二十伍部  咒
*****


1/ NHƯ Ý   BẢO  LUÂN  VƯƠNG  ĐÀ LA NI :

Nam mô Phật đà da--Nam mô Đạt mạ da--Nam mô Tăng già da
Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát ,cụ đại bi tâm giả .Đát điệt tha
Án chước yết ra phạt để ,chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế,rô rô rô rô ,để sắc tra ,thước ra a yết rị ,sa dạ hồng phấn ta ha .Án,bát đạp ma chấn đa mạc ni ,thước ra hồng. Án ,bát lặc ;đà bát đẳng mế hồng .

2/ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ :

Nẳng mồ tam mãn đa ,mẫu đà nẫm A bát ra để ,hạ đa xá ta nẳng nẫm .Đát điệt tha ,Án khê khê ,khê hế, khê hế ,hồng hồng ,nhập phạ ra ,nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,bát ra nhập phạ ra ,để sắc sá ,để sắc sá ,sắc trí rị ,sắc trí rị ,ta phấn tra ,ta phấn tra ,phiến để ca,thất rị duệ ,ta phạ ha .

3/ CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ :

Nam mô Phật đà da--Nam mô Đạt ma da--Nam mô Tăng dà da
Án ,Tất đế hộ rô rô,tất đô rô,chỉ rị ba ,kiết rị bà ,tất đạt rị ,bố rô rị ,ta phạ ha .

4/ PHẪT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ :

Khế thủ quy y tô tất đế, đầu diện đảnh lễ thất cu chi .
Ngã kim xưng tán đại Chuẩn Đề ,duy nguyện từ bi thùy gia hộ .
Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề ,cu chi nẫm ,đát điệt tha .
Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ,ta bà ha .

5/ THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ  QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI :

Án, nại ma ba cát ngoả đế ,a ba ra mật đạp ,a ưu rị a nạp ,tô tất nể ,thiệt chất đạp ,điệp tả ra tể dã,đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế tam dược tam bất đạt dã đát nể dã tháp .
Án, tát rị ba ,tang tư cát bị,bót rị thuật đạp ,đạt ra mã đế ,cả cả nại tang mã ngột cả đế ,ta ba ngoã ,tỷ thuật đế ,mã hắt nại dã ,bát rị ngoã rị tá hắt .

6/ DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN :

Nam mô bạt dà phạt đế,bệ sát xả, lư rô thích lưu ly,bát lặc bà,hắc ra xà dã ,đát tha yết đa da, a ra hắc đế ,tam miệu tam bột đà da .Đát điệt tha . Án ,bệ sát thệ ,bệ sát thệ ,bệ sát xả ,tam một yết đế tá ha .

7/ QUÁN ÂM  LINH  CẢM  CHƠN NGÔN :

Án, ma ni bát di hồng ,ma hắc nghê nha nạp ,tích đô đặc ba đạt ,tích đặc ta nạp ,vi đạt rị cát ,tát nhi tán nhi tháp ,bốc rị tất tháp cát nạp ,bổ ra nạp ,nạp bốc rị, thưu thất ban nạp,nại  ma lô kiết ,thuyết ra da ,tá ha .

8/ THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN :

Ly bà ly bà đế,cầu ha cầu ha đế,đà ra ni đế ,ni ha ra đế,tỳ lê nể đế ,ma ha dà đế,chơn lăng càn đế, ta bà ha .

9/ VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ :

Nam mô a di đà bà dạ ,đa tha dà đa dạ,đa điệt dạ tha.A di rị đô bà tỳ ,A di rị đa tất đam bà tỳ,A di rị đa tỳ ca lan đế,A di rị đa tỳ ca lan đa.Dà di nị dà dà na.Chỉ đa ca lệ ta bà ha .

10/ THIỆN THIÊN NỮ CHÚ :

Nam mô Phật đà, nam mô Đạt mạ, nam mô Tăng dà. Nam mô thất rị, ma ha đề tỷ dã, đát nễ dã tha, ba rị phú lâu na, giá rị tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, sa ma ha ca rị dã, ba nễ, ba ra, ba nễ, tát rị phạ lặc tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na  đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di Lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà a tha a nậu, đà la ni.

11.- ĐẠI BẢO QUẢNG BÁC LÂU CÁC THIỆN TRỤ BÍ MẬT ĐÀ LA NI

Nam mô tát phạ đát tha nghiệt đà nẫm, ngàn nĩ bổ lã nghiệt bệ, mô nĩ bó lai bệ, đa tha đa nễ, nại sá nẫm, mo nĩ mo nĩ, tô bô lai bệ nĩ mo lê, bà nghiệp lai nghiêm tỉ lệ. Hồng hồng nhập phạ lã, nhập phạ lã, mẫu đà nỉ lồ chỉ đế. Húng hê dạ, điệp sát sỉ đa nghiệt bệ ta bà ha.

12.- CHÚ NO CƠM ẤM ÁO 

ÚM A  VỊ  RA  HÙM, KHƯ TÁ  RA  (3 lần) 

13.-  KIM CANG TÂM CHƠN NGÔN (Hàng phục ma chướng)

ÁN, Ô  LUÂN  NI,  TA  BÀ  HA   (3 lần)

14.- BÁT  NHÃ VÔ TẬN CHƠN NGÔN (Sanh trí tuệ)

Nam mô bạt già phạt đế, bát rị nhã, ba la mật đa duệ, đát  điệt tha. Án,  hột rị địa rị, thất rị, thú rô tri, tam mật lật tri, phạt  xả duệ  tá ha.

15.- TRỪ ĐỊNH NGHIỆP CHÚ
 
Án, bát ra mạt lân đà nãnh, ta bà ha  (3 lần)

16.- DIỆT NGHIỆP CHƯỚNG  CHÚ 

Án, a  lỗ  lặc kế, ta bà ha (3 lần) 
 
17.- ĐẠI QUÁN ĐẢNH QUANG  ĐÀ  RA NI 

Án,  a  , mô già vĩ, lô ta nẵng, ma hạ mẫu nại  ra, ma nĩ bát nạp ma, nhập phạ lã bát ra, mạt đa dã hồng.

18.- GIẢI OAN NGHIỆP CHÚ 

Án, tam đà ra, dà  dà, ta bà ha   (3 lần)

19.- A-DI-ĐÀ  TÂM  CHÚ  (Cầu về Tây phương)

Án, a  mật lật, đát  đỉnh  tĩnh, hắc ra, hồng hộc rị . (càng nhiều càng tốt)

20.- NGŨ  BỘ  CHÚ     (Trừ  tà  ma)

*Phật bộ:- Án xỉ lâm, án bộ lâm, án phổ hùng, án giang, án  a .
*Bồ Tát bộ:- Án  lãm, án già hồng hộc rị.
-Án xỉ lâm,  bộ lâm, hồng phấn tra.
-Án ma ha tát đát tha, bác đát ra.
-Án ma ni  bát  di hồng.
-Án, chiếc lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề  ta bà ha.


21.- BẠCH Y THẦN CHÚ 

a/-Tịnh Thân Nghiệp Chân Ngôn :- Tu rị  tu rị  ,ma ha tu rị ,tu tu rị  ,ta bà ha (3 lần )
b/-Tịnh Khẩu  Nghiệp Chân Ngôn :-Tu đa rị  ,tu đa rị  ,tu ma rị  ,tu ma rị  ,ta bà ha (3 lần )
c/-An Thổ Địa Chân Ngôn :-Nam mô tam mãn đà ,một đà nẫm ,án, tô rô tô rô,địa vĩ ,ta bà ha (3 lần )
d/- Bạch y Quán Thế Âm Đại Sĩ Linh Cảm Thần Chú :

Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn ,quảng đại linh cảm bạch y Quán Thế Âm Bồ Tát . (3 lần )
Nam mô Phật ,nam mô Pháp ,nam mô Tăng ,nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát .
Đát chỉ đá,án dà la phạt đá ,dà la phạt đá ,dà ha phạt đá ,la dà phạt đá ,la dà phạt đá ,sa ha. Thiên la thần ,địa la thần ,nhân ly nạn ,nạn ly thân , nhất thiết tai ương hóa vi trần .  ( 3 lần ) 

22.- CẦU PHẬT TIẾP DẪN 

Nam mô ra đát nẵng, đát ra đa dã. Án na ma bà đế, dĩ nhã duệ tất địa tất dà lật đế, ta bà ha.

23.- CẦU  BIỆN  TÀI 

Án, phạ nhựt ra mãnh, đảm phá duệ, ta bà ha.

24.- PHÁT BỒ ĐỀ TÂM  ĐẠI ĐÀ-RA-NI   (Chuyển đủ oai đức, khiến tu hành bất thối chuyển) 

Án, bồ địa, thất đa mưu chế, bà đa già nhi.

25.- HOA  NGHIÊM CHÚ  (Bồi bổ trí tuệ) 

A dà ba, ta na la. Đà bà trà, sa ba đa. Da sắc tra  ca, ta ma cà. Tha  thả ta,  dà sa khư. Xoa ta đa như, hạt la đa bà xa.
Ta ma ha bà ta, cát ra noa. Ta pha ta ca dã ta, thất ta sa đà.


HT Thiền sư Thích Từ Quang (Chơn Đức Thiền Viện)
Khẩu truyền ngày Phật Đản 2528 (1984)

11/01/2015

Tuyết phủ trắng Sapa

   Sáng sớm 10/1, người đi đường tại các khu vực Thác Bạc, Trạm Tôn và đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai) có thể ngắm rõ từng lớp băng tuyết phủ dầy trên mái nhà và triền núi.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Sáng 10/1, nhiều nơi ở Sa Pa đã bị bao phủ kín bởi một màu trắng.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Quan sát từ độ cao 200m mới thấy tất cả các ngọn núi ở vùng cao này đều chìm trong mây, sương và tuyết.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
5h sáng tuyết bắt đầu ngừng rơi nhưng mưa vẫn lất phất, nhiệt độ lúc 8h là 3 độ C.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Toàn bộ mái nhà hai bên đèo, triền núi bị phủ kín tuyết.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Vào khoảng 19h30 đêm 9/1 đã xảy ra một vụ sạt lở trên đoạn đường từ thành phố Lào Cai lên thị trấn Sa Pa đã khiến nơi đây ùn tắc giao thông vài giờ đồng hồ.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Trước đó, đêm 9/1, từng đợt mưa tuyết bắt đầu rơi xuống các khu vực đèo Ô Quý Hồ, Thác Bạc, Bản Xèo, Trạm Tôn.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Nhiều người đã sớm lên đèo đón xem và để lại dấu ấn.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Băng tuyết đọng trên các gốc cây ven đường.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Đóng băng trên mái hiên nhà dân.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Việc tuyết rơi làm cho nhiều người thành phố thích thú có thể sẽ đổ xô lên ngắm cảnh trong ngày nghỉ cuối tuần nhưng khiến người dân địa phương khổ sở.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Mọi hoạt động kinh doanh, làm ăn của họ bị đình trệ ngay từ sáng 10/1.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Sáng nay, khu vực này khá vắng người qua lại.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Em Quang, một học sinh cấp 2 cõng em dạo chơi ngắm cảnh.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Những nơi có băng tuyết ở độ cao từ 1.900- 2.600 m.
Toàn cảnh tuyết phủ trắng Sa Pa nhìn từ flycam
Một người dân thủ đô đã kịp lên ngắm tuyết ngay từ 7h sáng.

07/01/2015

Tính Minh triết của đạo Phật

  
   Tính minh triết của đạo Phật vô cùng trong sáng, không áp đặt con người phải tin, mà chỉ gợi mở để con người phát huy nội lực của mình bằng sự hiểu biết thông qua kinh nghiệm tu tập để nhận ra đó là lý tự nhiên, lý siêu nhiên mà Đức Phật đã gợi mở từ xưa đến nay.

   Đạo Phật có tính ưu việt đồng thời mang tính minh triết và tồn tại gần 26 thế kỉ. Đức Phật đã truyền thông điệp giác ngộ và giải thoát xuyên suốt lịch sử trong quá trình hình thành và bây giờ truyền bá khắp thế giới. Vào thời đại văn minh, người ta sống không phải dễ tin bất cứ một điều gì nên chúng ta cần khơi gợi lại những điểm sáng của đạo Phật để có niềm tin không phai mờ. Cũng chính điều đó mà đạo Phật khác hẳn các tôn giáo áp đặt niềm tin.
  Tính minh triết của đạo Phật vô cùng trong sáng, không áp đặt con người phải tin, mà chỉ gợi mở để con người phát huy nội lực của mình bằng sự hiểu biết thông qua kinh nghiệm tu tập để nhận ra đó là lý tự nhiên, lý siêu nhiên mà Đức Phật đã gợi mở từ xưa đến nay. Đạo Phật đặt nặng tri kiến như thật về các pháp, còn các tôn giáo thần quyền đặt nặng về đức tin, nghĩa là phải tin như thế, không được phản bác hoặc suy nghĩ khác.
Đối với Đạo Phật mọi người có quyền nghi ngờ cả lời chỉ dạy lẫn giáo lý của Đức Phật, có quyền phản vấn hoặc đặt câu hỏi với bất cứ một vị chân sư nào truyền đạt thông điệp giác ngộ và giải thoát của Ngài. Đạo Phật nói tri và kiến, tức là thấy biết như thật về các pháp, nên luôn có cách nhìn khách quan về các pháp, thấy bằng công phu thiền tập, bằng sự chứng nghiệm tự thân thì mới thấy giá trị đích thực lời Phật dạy.
Mãi đến bây giờ, những lời dạy của Ngài vẫn còn nguyên giá trị, là đuốc soi đường cho nhân loại ở thế giới đương đại, thế giới nguy hiểm về tính si mê, chạy theo vật dục. Nhà Phật có đề cập đến tri kiến Phật và tri kiến phàm phu. Tri kiến phàm phu là cái thấy biết sai lầm, chẳng hạn trong nhà Phật nói thấy dây thừng mà tưởng thành con rắn, thuyền đi mà ngỡ bờ chạy, mây bay mà tưởng đó là trăng dời. Cái nhìn của phàm phu là nghe, thấy, biết nhưng bằng tham sân si, phiền não, vô minh nghiệp chướng nên còn sai lạc không đúng về sự thật vốn có của các pháp, nên khi gột rửa những cấu nhiễm trong tâm sẽ dần dần thấy biết chính xác hơn. Cái thấy chấp ngã, điên đảo, vọng tưởng, tham sân si chỉ là cái thấy phàm phu.
Đức Phật vốn thấy biết nhưng không còn vọng tưởng vô minh điên đảo như chúng ta, cả một đời Đức Phật xuất hiện để khai thị cho chúng sanh thấy được tri kiến đó tiềm ẩn trong lớp bụi phiền não, trong thân ngũ uẩn, hễ khai phát ra và ứng dụng là tri kiến Phật.
Chúng ta sống với tri kiến phàm phu nên khổ mà chính chúng ta là tác nhân, tác giả của nỗi khổ trên cuộc đời phiền trược này chứ không phải thượng đế hoặc bề trên bắt chúng ta khổ đau hoặc hạnh phúc. Thay vì giải thích nguyên ủy của vũ trụ nhân sinh là chơn tâm phật tánh thì các tôn giáo nói rằng có một đấng bề trên chi phối vận mạng của chúng ta.
 Đến với đạo Phật, thiên đường hay địa ngục, hạnh phúc hay khổ đau, chánh báo hay y báo, phong trần hay phong lưu đều do chúng ta gây ra bởi chính chúng ta là trung tâm của vũ trụ chứ không phải thượng đế hay đấng bề trên bày vẽ ra, đó là tính nhân bản mà cũng là tính dân chủ, bình đẳng của đạo Phật, và chỉ có đạo Phật mới thuyết minh được sự khác nhau giữa con người và con người, là do tính tương tục của nhân quả trong đó ghép thêm yếu tố thuận và nghịch của duyên. Khi luận nhân duyên và quả về lý tự nhiên của trời đất, các pháp đang vận hành thì Đức Phật soi rọi nhân sinh để nói nhân quả báo ứng hay nhân quả nghiệp báo, đó là giải thích sự sai thù về những vận mạng khác nhau của con người mà chính họ đã tạo nhân, đủ duyên, có kết quả, có chánh báo và y báo không ai giống ai.
Đạo Phật giải thích rất công bằng và công tâm. Nhân quả là công lý, là hình thức xử phạt của công lý tự nhiên mà nhân quả là diễn tiến vô thường trong thế giới tự nhiên, nhân mà gặp duyên nghịch thì quả chẳng tốt đẹp. Rõ ràng như cán cân công lý trong đó không phải do Thượng đế thiếu công bằng, nên chúng ta có thể lý luận người nào nghiệp nặng thì gặp ba ác đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, còn thuận duyên nghiệp nhẹ thì gặp ba đường lành, Trời, Người, A Tula. Nhân, duyên và quả có sẵn trong thế giới tự nhiên, tính minh triết về thế giới nhị nguyên tương đối có thiện ác, đúng sai, tốt xấu,  hạnh phúc khổ đau. Sau đây là bài kệ  Nhân quả ba đời:
“  Dục tri tiền thế nhân.
Kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả.
Kim sanh tác giả thị. ”
 Nghĩa là: Muốn biết nhân đời trước thì xem mọi thọ dụng đời này, coi hiện tại mình đang thọ hưởng gì, nghèo hay giàu, sướng hay khổ thì có thể biết được kiếp trước mình đã tạo gì. Muốn biết được tương lai thì không nên xem bói toán hoặc gặp thầy tướng mà chỉ cần nghiệm lại ba nghiệp thân-khẩu-ý mình đã tạo tác những gì ở đời này. Nếu trong từng thời khắc hiện tại chúng ta nói, nghĩ và làm những điều thiện lành và có sự tu tập thì tương lai sẽ tốt đẹp. Bài kệ nhân quả này không có yếu tố của thần linh, không mang ý nghĩa ban phước giáng họa của bề trên, không có đấng quyền năng nào chi phối vận mệnh con người mà tất cả đều diễn tiến theo lý nhân quả tự nhiên.
Tính minh triết của đạo Phật về nghiệp báo luân hồi, nhân quả báo ứng trở thành triết thuyết, chinh phục lương tri lương tâm con người, giải thích sự bất bình đẳng giữa nhân sinh, trong đó phủ nhận yếu tố thần linh chi phối vận mạng con người, đó là vấn đề cơ bản nhất của đạo Phật. Nếu chúng ta không thông hội mà cứ gởi gắm niềm tin hết chỗ này đến chỗ khác thì niềm tin của chúng ta không phải bằng tri kiến như thật mà bằng đức tin Thần Thánh và con người hay ỷ lại vào bề trên.
Đạo Phật là một tôn giáo được xây dựng nền móng bằng trí tuệ Bát nhã mà Bát nhã là trung tâm phát huy nội lực của đạo Phật, xây dựng nên trí tuệ vút cao. Chính nền móng căn bản này mà tất cả những sứ giả Như Lai đem đạo Phật vào đời, tự tạo dựng nên nền minh triết mà thế giới hiện tại khâm phục và quý trọng. Đạo Phật khác hẳn những tôn giáo niềm tin bởi vì đạo Phật có đức tin nhưng không áp đặt niềm tin. Xưa kia vua chúa quan lại có ấn dấu để chứng thực uy quyền của vua quan, nếu không có ấn dấu thì tầng lớp này không làm việc được vì họ nhận trọng trách để điều hành có hiệu lực đối với ba quân tướng sĩ. Đệ tử Như Lai nếu không có pháp ấn thì sẽ làm sai lệch giáo lý của Ngài mà giáo lý là bản chất và cốt lõi của đạo Phật, và càng không thể thừa hành trọng trách “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự ” được. Nếu như ấn dấu là chứng thực uy quyền của vua thì đấng Pháp Vương Vô Thượng dùng ấn dấu để các đệ tử của Ngài trong công tác giáo hóa độ sinh phát huy năng lực truyền bá chánh pháp, lợi lạc quần sanh.
 Ấn dấu của Đấng Pháp Vương bao gồm: Tứ pháp ấn, Tam pháp ấn và Nhất pháp ấn, là những ấn dấu hình thành nên sứ mệnh của đạo Phật trong cuộc đời. Tứ pháp ấn là vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu đệ tử Phật không thông hiểu thì chưa thấy được giá trị của đạo Phật. Vô thường là sự chuyển dịch di dời trong lòng sự vật. Đạo Nho đã viết ra quyển Kinh Dịch nói về sự chuyển dịch của trời đất. Vô thường là đại hóa, biến hóa ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi, vận động di dời là sự sống, đứng yên là chết, nên vô thường là sự sống. Chúng ta cần hiểu sâu vô thường để hiểu đạo lý một cách tích cực, đó là ý nghĩa của Bồ Tát đạo. Nếu hiểu vô thường đem đến khổ đau cho nhân thế rồi chán nản thì chúng ta cố gắng thúc thủ, diệt dục, tiến tu, dừng lại, đứng yên lặng lẽ trong Niết bàn. Đó là Niết bàn tịch tịnh lặng lẽ của Nhị thừa. Nếu hiểu vô thường là sự sống để tích cực hành Bồ Tát đạo, phát huy điểm sáng của vũ trụ thì đó là điểm nhấn của Phật giáo đại thừa. Nhà Phật nói: Vô thường thị thường, quá khứ đã vô thường, hiện tại đang vô thường, tương lai sẽ vô thường.
 Vô thường là một thực tại không thay đổi, là lý thường của trời đất, chúng ta không nên bi quan khi nghe nhắc đến vô thường mà cần thấy rằng vô thường là một thực tại rất nhiệm mầu,  đẹp đẽ và chúng ta hãy ở nơi vô thường mà khuếch đại tự do. Muốn thấy được đạo lý chân thật thì không cần cưỡng ép trên công phu hay gượng ép bằng nghiên cứu, tham khảo mà phải có đời sống buông xả ở nơi tự tâm, hãy để tâm mình bồng bềnh tự nhiên theo nhịp sống thì chỗ thấy biết không cần tìm hiểu. Lý luận về mặt tục đế thì cuộc đời này khổ nhiều hơn vui, khổ chi phối thân tâm nên con người tìm cách diệt khổ để thoát khổ.
Trong kinh, Đức Phật định nghĩa vì vô thường nên khổ, cái gì đã trôi qua sẽ không còn lại gì, càng lớn lên càng hiểu biết thì con người định giá cuộc đời trở nên thâm trầm, nhẹ nhàng và sâu sắc hơn. Khổ làm cho con người mệt mỏi ê chề, ngán ngẩm, chán chường. Nếu không gặp được vị minh sư thì người ấy bi quan và sẽ buông xuôi.
Pháp ấn thứ ba là không, chẳng hạn cái bàn không có thật thể, không có chủ thể, không có ngã riêng, không có thường hằng mà chỉ là một vật thường xuyên di dời, chuyển biến. Nói cái bàn do nhiều duyên hợp lại, nếu đủ duyên thì hiện hữu, không đủ duyên thì ẩn tàng nên chỉ có mặt một cách ước lệ, một cách giả tạm bằng những yếu tố, điều kiện, nhân và duyên. Nói về không của vũ trụ vạn hữu thì tất cả những gì trên trái đất này đều là không mà đại thừa sau này suy tiến lý duy tâm, tất cả là do thức biến tâm hiện, cảnh giới do nghiệp cảm đồng phận chứ không có thật thể nên nói như giấc chiêm bao.
Kinh Kim Cang nói:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán.
(Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt,bóng
Như sương cũng như chớp
Nên  quán chiếu như thế.)
Phật dạy chúng ta nên khởi quán tất cả pháp hữu vi như giấc mộng, huyễn hóa, như hòn bọt, như cái bóng, như sương mù, như điển chớp.Nói đến vô ngã tức là từng sự vật không có cái ngã riêng, như đóa hoa này nếu rời ánh sáng mặt trời, không khí, đất, nước thì không thể hiện hữu. Rõ ràng các pháp không tự có ngã thể nhưng khi hình thành nên thân này từ đất, nước, gió, lửa hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì mới gọi là ta, mà nếu thiếu một yếu tố thì không thể tồn tại được. Thân này được tồn tại, lớn lên và trưởng thành chỉ là giả danh giả tướng. Chúng ta hiểu được Tứ pháp ấn vô thường, khổ, không và vô ngã, quán triệt được vũ trụ và nhân sinh tức là được hỗ trợ bằng Tứ pháp ấn thì cuộc đời chúng ta vô cùng minh triết và đẹp đẽ. Đó là lý do Đức Phật nói Tứ pháp ấn cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia. Nếu người nào muốn thoát khổ thì phải quán triệt được tính minh triết của đạo Phật, điều đó dựng nên cốt lõi bản chất đạo Phật.
Tam pháp ấn là chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tịnh. Chư pháp vô ngã tức các pháp đều vô ngã, chẳng hạn đóa hoa không phải là hoa mà vay mượn những yếu tố để trở thành hoa. Đóa hoa chỉ hiện diện một cách ước lệ và có mặt bằng những yếu tố phi hoa thì mới hiện diện nguyên hình. Kinh Kim Cang nói: “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”. (Nếu thấy các tướng là phi tướng tức thấy Như Lai ). Hoặc: “ Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.” (phàm những gì có tướng mạo đều là hư dối). Do không hiểu được lý như huyễn, như mộng, diễn tiến của các pháp trùng trùng duyên khởi, do tâm lý bên trong của con người thiên biến vạn hóa nên bên ngoài các pháp thiên hình vạn trạng. Kinh Lăng Nghiêm nói: Do bên trong sân nên bên ngoài mới hiện ra lửa, tâm động chuyển theo duyên mới hiện ra gió và bão. Bên trong tâm tham ái nặng nề nên bên ngoài hiện ra nước, do bên trong chấp cứ một cách kiên cố nên bên ngoài hiện ra chất rắn, chất cứng. Tâm con người không có chỗ cùng nên vũ trụ này cũng không có bờ mé.  Tâm do mê lầm, nhận biết sai lầm về các pháp nên sanh tâm khởi niệm, bên trong hình thành sáu căn, bên ngoài hình thành sáu trần, rồi có sáu thức khởi, tùy chỗ thọ nghiệp mà các kiếp sống được tiếp tục, chưa bao giờ dừng.
Pháp ấn thứ ba của Tam pháp ấn là Niết bàn. Có thể lý luận rằng nếu thâm nhập và quán triệt được lý vô thường vô ngã thì đạt Niết bàn trong hiện đời, gọi là hiện tại Niết bàn. Niết bàn là pháp ấn thứ ba thuộc về chân đế trong khi vô thường và vô ngã thuộc về tục đế. Niết bàn là nói về lý chân thật ở trong thế giới siêu nhiên, trong khi vô thường và vô ngã nói về thế giới tự nhiên. Trong có sáu căn, ngoài có sáu trần đối diện hằng ngày nhưng không phan duyên nên ở trong Niết bàn lặng lẽ yên ổn.
Nhất pháp ấn là gì? Đức Phật nói đến Nhất pháp ấn là nhất tâm chân như, là con người chân thật hiện hữu nơi đây, bây giờ. Con người đó vô sắc, vô thinh, vô tung, vô khứ vô lai, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Hư không không có đến, không có qua có lại, sắc thân sanh thân này có đi vào ba cõi sáu đường, sanh sanh diệt diệt và sống chết đắp đổi, nhưng pháp thân vô tung bất diệt đó không đi qua đi lại, không sanh sanh diệt diệt với thân này. Hòa thượng Trúc Lâm dạy chúng ta phải ý thức sâu sắc về thân này. Nơi thân này có pháp thân, nơi những đợt sóng trùng điệp trên biển trùng dương có tánh ướt của biển cả, có nước biển trong từng đợt sóng, muôn ngàn đợt sóng đều có nước. Thân gồm sắc thọ tưởng hành thức, không cách pháp thân mà pháp thân đó là điều kỳ diệu bởi phàm thân tức là Phật thân. Tất cả vũ trụ vạn hữu đều là biến hiện theo nghiệp riêng của từng người và nghiệp chung của chúng sanh giống nhau về một môi trường, tức nghiệp cảm đồng phận, nghiệp riêng giống nhau sẽ dẫn dắt đến hoàn cảnh giống nhau.
Nhất tâm chân như là Nhất pháp ấn. Truyền thống của thiền đốn ngộ nói rằng: Có một lần khi nói xong kinh Pháp Hoa tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm cành hoa sen lên, Ngài đưa mắt nhìn khắp lượt đại chúng,chỉ có Ngài Ca Diếp   nở nụ cười hàm tiếu, mọi người ngơ ngác, Đức Phật truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp làm Sơ Tổ Thiền Tông. Cuối đời, Đức Phật nói kinh Pháp Hoa là đại sự nhân duyên. Đại sự duy nhất mà Ngài thị hiện trên cuộc đời là khai thị để chúng sanh nhận ra tri kiến phật của chính mình. Tức là tất cả chúng sanh đều có chơn tâm phật tánh, bản lai diện mục. Sau khi trao truyền thông điệp ấy thì Đức Phật nhập Niết bàn, nên đó chính là cứu cánh rốt ráo cuối cùng của đạo Phật.
Về sau gọi là Thiền tông đốn ngộ, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Thiền đốn ngộ từ thời Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở Tây Trúc sang Ấn Độ thời Lương Võ Đế. Sau đó mới truyền thừa cho Ngài Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín truyền cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền cho Lục Tổ Huệ Năng, và từ đó về sau dừng y bát, vì có họa tranh giành.
Đời Trần ở Việt Nam các dòng Thiền dung hợp lại thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm là một vị vua bỏ ngai vàng đi tu sau này trở thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Hòa thượng Trúc Lâm là người đặc biệt có công rất lớn, Ngài sinh ra vào thời mạt pháp, nhưng nhờ gặp được những vị thầy là chân sư tu theo Tịnh độ tông. Hòa thượng là người có duyên rất đậm với Thiền tông nên đã phát huy và khôi phục lại dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử cho đến ngày nay. Hòa thượng một đời trọng tâm nhắm đến Nhất pháp ấn của Phật là tu để nhận ra con người chân thật nơi mỗi chúng ta.
Cốt lõi hình thành nên tính minh triết của đạo Phật là Tứ pháp ấn, Tam pháp ấn và Nhất pháp ấn. Nhất pháp ấn là đỉnh điểm cao nhất của đạo Phật, hình thành Thiền đốn ngộ. Thiền đốn ngộ không vượt ra ngoài Nhất pháp ấn. “Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật tánh”. Tức là tất cả chúng sanh đều có tri kiến Phật, đều có đức tướng trí huệ của Như Lai. Vì vậy đạo Phật không phải là tôn giáo thần quyền, ban phước giáng họa hay áp đặt niềm tin, chỉ giúp chúng ta tự tại giữa dòng đời, thoát ra khỏi mọi cám dỗ của cuộc sống, tâm không bị mê mờ, ô nhiễm bởi tham sân si, vọng tưởng điên đảo, để được sống cuộc đời hồn nhiên trong sáng, thênh thang trong từng thời khắc. Nếu kẻ giàu mà mê muội chấp trước, còn người có cuộc sống bình dị mà hạnh phúc thì lòng người ấy sẽ phơi phới giữa thế gian sinh diệt.
 Khoa học vận dụng tri thức vào cuộc sống, xem tri thức là một mắc xích chiến lược để phát triển bền vững cho xã hội loài người nhưng cuối cùng chỉ là cơm no áo ấm rồi chết. Họ không tìm ra chân nghĩa của cuộc sống, đó là bế tắc của khoa học mà tri thức không thấy được tự thân của thực tại. Tri thức động chuyển với cách nhìn thấy và có đối tượng thấy, có người biết là có đối tượng biết, có người nghiên cứu là có đối tượng nghiên cứu nên cứ loanh quanh luẩn quẩn trong vòng tương đối không đi vào Thiền định để nhận chân thực tại.
Nhược điểm của khoa học là tạo ra mọi tiện ích, đồng thời cũng chế ra bom đạn vũ khí làm ảnh hưởng cuộc sống con người. Khoa học được xem là khí giới vạn năng có thể chinh phục thiên nhiên nhưng lại làm cho môi trường bị ô nhiễm từ không khí, mặt đất, nguồn nước. Còn Đạo Phật thì chủ trương lặn sâu vào công huân tu tập đạt trạng thái thênh thang tự tại, hòa nhập thế giới đại đồng. Đạo Phật mang tính bình đẳng, dân chủ, tự do, chính đó là điểm sáng của đạo Phật. Con người sống mê muội tạo nghiệp thọ khổ thì sẽ không hiểu biết ý nghĩa đích thực cứu cánh của đời sống.
Người viết xin phác họa vài điều cần nhận biết về tính minh triết của Đạo Phật trong thế giới văn minh đương đại, để thấy tính ưu việt của Đức Phật và giáo pháp của Ngài sẽ còn đóng góp rất lớn cho nền văn minh nhân loại đang gặp nguy hiểm bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt.
Thích Thông Huệ


06/01/2015

Mười hai nhân duyên

Thuyết Duyên khởi cũng được gọi là Nhân duyên sinh  và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên, là một trong những giáo lí quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi .
Giáo lí duyên khởi được ghi lại trong kinh như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
"Imasmi sati, ida hoti; imass`uppādā, ida uppajjati; imasmi asati, ida na hoti; imassa nirodhā, ida nirujjhati. (MN II.32, SN II. 28)
Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt."
Duyên khởi và Vô ngã là hai giáo lí làm rường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Các nhân duyên (nguyên nhân chính và điều kiện phụ) này gồm có 12 yếu tố:
1.   Vô minh sự không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu Khổ là tính chất căn bản của đời sống;
2.   Vô minh sinh Hành hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân, khẩu và ý;
3.   Hành sinh Thức làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ đúng như Hành tốt xấu quy định;
4.   Thức sinh Danh sắc là toàn bộ tâm lí và vật lí của bào thai mới, do Ngũ uẩn tạo thành;
5.   Danh sắc sinh Lục căn là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu);
6.   Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc.
7.   Xúc sinh Thụ là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài;
8.   Thụ sinh Ái tham ái, lòng ham muốn xuất phát từ vô minh;
9.   Ái sinh Thủ là điều cá nhân mới muốn chiếm lấy cho mình;
10. Thủ dẫn đến Hữu là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
11. Hữu dẫn đến Sinh một thế giới và cá nhân mới xuất hiện hẳn hoi;
12. Sinh sinh ra Lão tử vì có Sinh nên có hoại diệt.
Kinh nghiệm giác ngộ lí duyên khởi bao gồm Mười hai nhân duyên của Phật được ghi lại trong Luật tạng, phần Đại phẩm như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):
“Thời nọ, Phật Thế Tôn an trú tại Ưu-lâu-tần loa, bên bờ sông Ni-liên-thiền dưới gốc một cây bồ-đề, lần đầu tiên đạt chính đẳng giác. Phật Thế Tôn ngồi chân tréo kết già bảy ngày dưới gốc cây bồ-đề, thưởng thức sự an lạc của giải thoát.
Vào canh thứ nhất, Phật quán chiếu trong thâm tâm nguyên lí duyên khởi hướng xuôi chiều và ngược chiều: Từ vô minh mà các hành phát sinh, từ các hành mà thức phát sinh, từ thức danh sắc, từ danh sắc là sáu giác quan (cùng với sáu đối tượng của chúng), từ sáu giác quan sinh ra xúc, từ xúc sinh ra thụ, từ thụ tham ái, từ tham ái ra thủ, từ thủ ra hữu, từ hữu ra sinh, từ sinh ra lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng. Sự hình thành của nguyên khối khổ này là như thế.
Qua sự chấm dứt và tiêu diệt của vô minh mà các hành chấm dứt, qua sự chấm dứt của hành mà thức chấm dứt, qua sự chấm dứt của thức mà danh sắc chấm dứt, qua sự chấm dứt của danh sắc mà sáu giác quan chấm dứt, qua sự chấm dứt của sáu giác quan mà sự chạm xúc chấm dứt, qua sự chấm dứt của sự chạm xúc mà thụ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thụ mà tham ái chấm dứt, qua sự chấm dứt của tham ái mà thủ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thủ mà hữu chấm dứt, qua sự chấm dứt của hữu mà sinh chấm dứt, qua sự chấm dứt của sinh mà lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng chấm dứt. Sự chấm dứt của nguyên khối khổ này là như vậy.
Lúc ấy, sau khi nhận thức rõ điều này, Thế Tôn thốt lên một cách cảm kích: "Thật như thế, khi các pháp hiện rõ cho một người tinh tiến, một hiền nhân đang quán chiếu thì tất cả những nghi hoặc của ông ta tan biến, bởi vì ông ta đã nhận thức được Pháp với nguyên nhân của nó "
 ***
 Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng:
"Vô Minh" là gì?  "Vô Mình" là sự thiếu hiểu biết . Trong ngôn ngữ hàng ngày thi gọi là " bị lẫn lộn". Nghĩa là quý vị không hiểu rõ cái thật. Vì quý vị bị lẫn lộn và không hiểu rõ nên mới có những sinh hoạt mê lầm sai trái. "Sinh hoạt sai lầm" trong ý nghĩa này là quý vị làm những điều mà đáng lý không nên làm. Những sinh hoạt sai lầm này đưa đến nhận thức giả tạo hay là ý thức. Ý thức dẫn đến lầm lẫn danh và sắc. Lầm lẫn danh sắc đưa đến lầm lẫn lục nhập. Bởi con người có sáu giác quan, dữ kiện bên ngoài đưa vào cơ thể và trí óc qua sáu giác quan này. Từ lầm lẫn thâu nhận của giác quan, khởi sanh lầm lẫn tiếp xúc. Khi có lầm lẫn tiếp xúc thì người ta muốn lầm lẫn cảm thọ. Từ lầm lẫn cảm thọ sanh ra lầm lẫn yêu thương hay ham muốn. Từ lầm lẫn ham muốn, nảy sanh lầm lẫn nắm bắt. Một khi có lầm lẫn nằm bất, thì có lầm lẫn thành. Từ lầm lẫn thành, người ta lại sanh. Từ sanh mà có già và chết.
Những nhân duyên này khởi đầu từ vô mình hay lầm lẫn. Vì con người mê lầm từ đầu, nên mê lầm đến cuối; họ mê lầm trôi lăn từ đời này đến đời kế, và đến đời kể họ vẫn lầm mê. “Mười Hai Nhân Duyên” bắt đầu từ trạng thái tâm mê muội, và giải thích nguyên nhân làm chúng ta mê muội. Tiếc thay, người đời thường không hiểu được đạo lý này. 
Trong khi thật sự “Mười Hai Nhân Duyên” dạy chúng ta rằng: "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.”. Không may, vì người đời không hiểu rõ, họ đã làm ngược lại đạo lý này. Kết quả là những vấn đề rắc rối của họ càng ngày càng lớn hơn đến nỗi họ mang thai. Lúc đó vấn để sẽ càng rắc rối hơn nữa khi thay vì sanh đẻ đứa bé, họ lại phá thai khi thai nhi chỉ mới được vài tháng. 
Các dục vọng của con người, dù đó là ham muốn về thức ăn hay tình dục, do đâu mà ra? Tất cả đều là sản phẩm của vô mình. Vô mình chỉ là một tên khác của mê lầm. Khi niệm tưởng phát khởi, một mong muốn hành động liền theo sau. Vì có vô minh, nên có sinh họat tình dục. Những sinh họat tình dục mê lầm bắt nguồn từ trạng thái bị mê lầm, đây là "Vô Minh duyên Hành". Khi có hoạt động mê lầm thì ý thức mê lầm khởi sanh, và khởi sự tạo nên sự phân biệt mê lầm. Ý thức này còn được gọi là "thân trung ấm" (là thân hiện hữu trong khoảng giữa từ lúc chết đến khi có thân kể tiếp). Khi người đàn ông và đàn bà quan hệ tình dục, nếu thân trung ấm này có những nhân duyên liên hệ gia đình với hai người này, thì thân trung ấm này sẽ tìm cách sanh trở lại làm con của họ. Mối duyên ràng buộc giữa ý thức của thân trung ấm và hai người đang quan hệ tinh dục đó mạnh đến nỗi dù xa cả hàng ngàn hay hàng vạn dậm, và dù chỉ có một đốm sáng nhỏ nhoi phát ra bởi hai người lúc quan hệ tình dục, thân trung ấm sẽ thấy ánh sáng đó và sẽ đến chỗ hai người đó để trở thành bào thai trong lòng mẹ. Do đó mới nói rằng "Hành duyên Thức".
“Thức duyên Danh Sắc ". Câu này có nghĩa khi bào thai trở nên hiện hữu thì có "danh xưng và hình tướng". "Danh" chỉ bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức, trong khi sắc là nói đến sắc uẩn. Bốn trong năm uẩn (tức là thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu từ lúc trong lòng mẹ nhưng chỉ là những danh xưng; chưa thành hình. Khi hài nhi được sinh ra, tất cả năm uẩn (tức là danh và sắc) đều đầy đủ, sáu giác quan hay nơi để cảm nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác và ý) cũng vậy.
Đây gọi là “Danh Sắc duyên Lục Nhập". Sáu cơ quan cảm nhận nầy cùng với sáu đối tượng của cảm nhận (hình sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác xúc chạm, và đối tượng tâm thức) là khởi sanh ý thức về cái thấy, cái nghe, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ. Khi tất cả sáu cơ quan cảm nhận hiện hữu đầy đủ, đứa bé bắt đầu biết liên hệ tiếp xúc với ngọai cảnh Vì thế, nên mới nói:  "Lục Nhập duyên Xúc". Sau khi có sự tiếp xúc, đứa bé bắt đầu có cảm giác thọ nhân tiếp xúc; ví thế "Xúc duyên Thọ". Khi có cảm thọ, lòng yêu thích phát khởi (như là ưa thích hoàn cảnh vui sướng dễ chịu, và ghét hoàn cảnh không vừa ý). Vì thế, "Thọ duyên Ái (ưa thích)”. Sau khi sự ưa thích khởi sanh, đứa bé mong muốn để tìm kiếm và nắm bắt những gì nó thích. Vì thế " Ái duyên Thủ (nắm bắt)". Sau khi đã sở hữu cái mình ham muốn, việc nắm bắt sở hữu nầy đưa đến sự hình thành (trong dục giới, sắc giới hay vô sắc giới). Vì thế gọi là "Thủ duyên Hữu". Bước kế tiếp là " Hữu duyên Sanh "; nghĩa là do sự nắm bắt và bám chấp, lại có sự tiếp tục tái sinh. Sau cùng " Sanh duyên Lão Tử (già và chết)". Sau khi Sanh thì sẽ đến Già và Chết . Toàn bộ diễn trình này là vòng quay "Mười Hai Nhân Duyên”.  
Nếu không có Vô Minh thì sẽ như thế nào? Thì sẽ không có Hành (sinh hoạt). Nói một cách khác, khi Vô Minh bị tiêu diệt, thi Hành bị tiêu diệt. Khi Hành bị tiêu diệt thì Thức bị tiêu diệt. Khi Thức bị tiêu diệt thi Danh Sắc bị tiêu diệt. Khi Danh Sắc bị tiêu diệt thì Lục Nhập bị tiêu diệt. Khi Lục Nhập bị tiêu diệt thi Xúc bị tiêu diệt. Khi Xúc bị tiêu diệt thi thì Thọ bị tiêu diệt. Khi Thọ bị tiêu diệt thì Ải bị tiêu diệt. Khi Ải bị tiêu diệt thị Thủ bị tiêu diệt. Khi Thủ bị tiêu diệt thì Hữu bị tiêu diệt. Khi Hữu bị tiêu diệt thì Sanh, Lão và Tử đều bị tiêu diệt. Đó là cách để chấm dứt chu kỳ Mười Hai Nhân Duyên. Do đó mới nói rằng: “Không vô minh tận vì tự tánh không”.  
Khi tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm, giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước đó nóng hay lạnh. Nếu quý vì không thật sự dụng công để tu hành và tỉnh ngộ hiểu được đạo lý “Mười Hai Nhân Duyên” thì thật vô dụng dù cho quý vị có nói rằng “Ồ, Mười hai nhân duyên là tất cả đều không, không, không!".