26/02/2016

Ảnh hiếm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Loạt ảnh của các phóng viên chiến trường miền Bắc Việt Nam đã đem lại cho phương Tây cái nhìn hiếm có về cuộc chiến tranh Việt Nam từ "phía bên kia".
"Một Việt Nam khác" (Another Vietnam) là tên của một cuốn sách ảnh đặc biệt do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Tim Page biên soạn, quy tụ khoảng 150 bức ảnh được thực hiện bởi các phóng viên chiến trường miền Bắc Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Xuất bản năm 2002, cuốn sách đã cung cấp cho người phương Tây một cái nhìn hiếm có về cuộc chiến tranh Việt Nam từ "phía bên kia". Mới đây, một số hình ảnh trích từ cuốn sách đã được giới thiệu trên trang Mashable của Mỹ.
Các nữ cán bộ Giải phóng tới một địa điểm họp mặt trong rừng ngập mặn ở Năm Căn, Cà Mau, 1972. Họ đeo mặt nạ để bảo vệ danh tính, tránh bị lộ trong trường hợp có người bị bắt và thẩm vấn. Trong thời kháng chiến chống Mỹ, việc chuyển hình ảnh từ các căn cứ trong rừng rậm đồng bằng sông Cửu Long ra miền Bắc là rất khó khăn, nhiều khi các bức ảnh thất lạc hoặc bị tịch thu trên đường, theo lời của nhiếp ảnh gia Võ Anh Khánh, tác giả bức ảnh.
Những người phụ nữ kéo lưới đánh cá nặng trĩu trên một nhánh thượng nguồn sông Cửu Long, 1974. Đây vốn là một công việc khá nặng nhọc, thường do nam giới đảm nhiệm trong thời bình. Ảnh: Lê Minh Trường.
Các dân quân thu dọn đống đổ nát của một chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở ngoại ô Hà Nội, tháng 9/1972. Đây có thể là chiếc A-7C Corsair II do Trung úy Stephen Owen Musselman điều khiển, bị trúng tên lửa SAM ở phía Nam Hà Nội trong khi hỗ trợ hoạt động ném bom của máy bay B-52 vào ngày 10/9/1972. Musselman đã chết trong phi vụ này. Di cốt của ông được chính phủ Việt Nam chuyển giao về Mỹ ngày 7/7/1981. Ảnh: Đoàn Công Tính.
Các chiến sĩ du kích canh gác một tiền đồn ở biên giới Việt Nam - Campuchia, 1972. Khu vực này được được bảo vệ bằng chông tre tẩm độc. Ảnh: Lê Minh Trường.
Một bức ảnh rất hiếm hoi cho thấy các chiến sĩ Giải phóng mặt đối mặt với binh lính Sài Gòn ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong trận này, lực lượng Giải phóng tiến đánh từ hai phía và nhanh chóng xóa sổ đối phương. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Hoàng Mai thực hiện.
Dân quân tập bắn máy bay bằng mô hình ở xã Mỹ Yên, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội tháng 9/1965. Nhóm dân quân này đã đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua" ba năm liên tiếp. Chỉ với những vũ khí có từ Thế chiến II, nhiều máy bay Mỹ đã bị dân quân miền Bắc Việt Nam bắn hạ. Ảnh: Minh Đạo.
Công nhân xây dựng thảo luận về việc sửa chữa cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa năm 1973 sau các trận ném bóm của không quân Mỹ. Là cây cầu duy nhất bắc qua sông Mã dành cho xe tải hạng nặng và xe quân sự, cầu Hàm Rồng đã bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt trong chiến tranh Việt Nam. Một số máy bay Mỹ đã bị lực lượng bảo vệ cầu bắn rơi trong cuộc chiến.
Những chiến sĩ hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn năm 1966. Con đường này dài 750 dặm với rất nhiều nhánh trải dài theo vùng biên giới phía Tây Việt Nam, tạo thành xương sống cho các hoạt động của lực lượng Giải phóng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Lê Minh Trường.
Du kích Lào chở vật tư bằng voi và bằng gùi cho quân đội Giải phóng gần đường 9 Nam Lào trong thời điểm quân đội Sài Gòn với sự yểm trợ của Mỹ đang nỗ lực chia cắt đường mòn Hồ Chí Minh với Chiến dịch Lam Sơn 719, tháng 3/1971. Chiến dịch này đã trở thành một thảm họa, kết thúc với việc quân đội VNCH bỏ chạy trong hoảng loạn. Ảnh: Đoàn Công Tính.
Một chiến sĩ du kích người Khmer có tên Danh Sơn Huol được đưa đến trạm xá dã chiến trong một đầm lầy ngập mặn ở bán đảo Cà Mau để phẫu thuật sau khi bị thương do cuộc oanh tạc của Mỹ, ngày 15/9/1970. Bàn phẫu thuật nằm ngay trên mặt nước đầm lầy, được cách ly bằng vải màn. Ảnh: Võ Anh Khánh.
Các chiến sĩ Giải phóng băng qua bãi đất trống gần đường 9 Nam Lào trong hoạt động quân sự đối kháng với Chiến dịch Lam Sơn 719 của quân đội Sài Gòn, 1972. Ảnh: Nguyễn Đình Ưu.
Vô số đôi giày lính bị quân đội Sài Gòn vứt bỏ cùng quân phục nhằm che giấu thân phận của mình trên một con đường ở ngoại ô Sài Gòn ngày 30/4/1975 - ngày Sài Gòn được giải phóng. "Tôi sẽ không bao giờ quên những đôi giày và tiếng 'thùm, thùm, thùm' của chiếc xe khi chúng tôi lái qua chúng. Nhiều thập kỷ của cuộc chiến đã trôi qua và cuối cùng chúng tôi đã có hòa bình", nhiếp ảnh gia Dương Thanh Phong, người chụp bức ảnh này nhớ lại.
Hai cụ bà, một người miền Bắc và một người miền Nam ôm hôn nhau trong hạnh phục vì đã sống được đến ngày dải đất hình chữ S thống nhất và sạch bóng quân xâm lược nước ngoài, tháng 5/1975. Ảnh: Võ Anh Khánh.

25/02/2016

Tác dụng của động tác hít đất

Sưu tầm trên Net.



Cơ thể của bạn sẽ săn chắc, sức mạnh tăng lên, vóc dáng đẹp hơn và cơ bắp của bạn sẽ hiện rõ... nếu chăm chỉ chống đẩy 200 lần một ngày.

Bạn không có thời gian để đến phòng gym và cũng không muốn chi tiền vào việc mua các thiết bị tập thể dục. Nhưng bạn vẫn muốn luyện tập để xây dựng sức mạnh và cơ bắp. Hãy thử chống đẩy, bởi đây là một bài tập rất hiệu quả.
Hãy cố gắng tập luyện sao cho bạn cán đích chống đẩy được 200 lần trong ngày. Kiên trì một vài tháng, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy kết quả. Có thể bạn chưa biết, chống đẩy được kết hợp ngay cả trong các trại huấn luyện quân sự của tất cả các nước. Đây là một bài tập rèn luyện thể lực, xây dựng cơ bắp đơn giản và hiệu quả nhất.
Để chinh phục 200 lần chống đẩy một ngày, bạn phải có kế hoạch cụ thể.  Ngày đầu tiên hãy làm nóng cơ thể bằng 10-15 lần. Trong những ngày tiếp theo mức độ tập tăng dần lên 35-40 lần.  Khi bạn cảm thấy thoải mái, dần dần tăng số lượng cho đến khi đạt đến 200 lần trên ngày. 
Dưới đây là những biến đổi của cơ thể khi bạn kiên trì chống đẩy đạt mục tiêu 200 lần trên ngày. 
Tuần đầu tiên
Cơ bắp của bạn bắt đầu đạt được một số kích thước nhất định. Đặc biệt, ngực và cơ tam đầu được cải thiện, sức mạnh tăng lên và giúp bạn thích thú tập luyện hơn.
Tuần thứ hai
Sức bền tăng một khi bạn đạt đến giai đoạn chống đẩy 60-100 lần một ngày. Đây là thời gian bạn sẽ có được những điều chỉnh trong tập luyện.
Tuần thứ ba
Kỹ năng cân bằng của bạn cải thiện rất nhiều và đây là lúc bạn cảm thấy đã nắm vững các hình thức của bài tập chống đẩy.
Tuần thứ tư
Ở tuần này, bài tập chống đẩy thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể và đốt cháy chất béo dư thừa hiệu quả. Bạn có thể nhận biết được lượng calo tiêu hao khi tập luyện và ghi ra giấy để tự điều chỉnh sao cho phù hợp với các chỉ số của cơ thể.
Tuần thứ năm
Vóc dáng của bạn được cải thiện một cách ngạc nhiên vào tuần thứ 5. Dù bạn không tham gia tập luyện ở phòng tập gym nhưng sẽ sở hữu một thân hình như mơ nếu kiên trì tập luyện.
Tuần thứ sáu
Khả năng chống đẩy 150-200 lần mỗi ngày sẽ tăng lên. Đây là lúc bạn cảm thấy rằng chống đẩy thật nhẹ nhàng và thực hiện nó như một thói quen.
Tuần thứ bảy
Cơ thể của bạn sẽ săn chắc, sức mạnh tăng lên, vóc dáng đẹp hơn và cơ bắp hiện rõ. Hãy kiên trì tập luyện bài tập này để cơ thể bạn được hoàn hảo nhất.


Tác dụng của vỏ họ cam quýt - Tần bì

Sưu tầm trên Net.

vo-quyt
Trị  say xe
Trước khi lên ô  tô, tàu thủy, hay máy bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ  quýt tươi đã được bóp gập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra.
Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất. Trong vỏ quýt có  chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
Chống nấm móng tay, chân
Sau khi rửa sạch, vỏ cam, vỏ quýt có tác dụng rất tốt trong việc chống nấm móng tay, móng chân.
Giúp ngủ ngon
Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc vỏ cam còn tươi với nước nấu sôi trong một giờ, đậy nắp kín, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, hãy ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần.
Trị viêm phế quản mãn tính
Lấy vỏ quýt tươi từ 5 – 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.
Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.
Trị ho
Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.
Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.
Trị đau đầu
Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
Hướng dẫn cách xông hơi
Nhỏ vài giọt tinh dầu có trong vỏ quý, cam vào 1 chậu nước sạch rồi ghé sát mặt vào chậu, có thể dùng thêm khăn mặt để trùm kín lên đầu. Tinh dầu sẽ theo hơi nước phả vào mặt một cách trực tiếp, từ đó góp phần nhanh chóng đẩy các độc tố qua lỗ chân lông, làm da săn chắc lại. Khi nước đã nguội, bạn có thể tận dụng chậu nước này để rửa mặt.
Khử mùi
Do tinh dầu trong các loại vỏ cam, quýt có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể cắt nhỏ và phơi sấy khô để tẩy trùng phòng ốc trong nhà và xua muỗi. Vỏ quýt rửa sạch, để khô giúp khử mùi hôi ở tủ lạnh. Nếu bạn cho vào bếp than vài miếng vỏ quýt khô thì mùi than cũng được khử bớt.
Trị lạnh bụng, buồn nôn
Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.
Trị cảm, phong hàn
Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.
Trị viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau: Dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).
Trị chứng hôi miệng
Ngậm 1 lát vỏ quýt tươi nhỏ trong miệng thường xuyên, từ 5 – 10 phút/ lần. Hoặc có thể nhai trực tiếp vỏ quýt tươi sẽ rất hữu hiệu trong trị chứng hôi miệng.
Nâng cao tinh thần, kích thích ngon miệng
Vỏ quýt thái lát mỏng, rửa sạch, phơi khô trộn thêm lá trà xanh( hoặc lá trà đã phơi khô) nấu thành hỗn hợp nước trà thơm ngon, có tác dụng làm cho tinh thần thoải mái và kích thích ngon miệng.
Hương vị tươi mới tỏa ra từ vỏ quýt cộng thêm lá trà xanh nhiều công dụng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, không cảm thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ.
Trị gàu và hói
Khi có tóc gàu, hãy nghiền nát một vỏ quýt (hoặc vỏ cam) cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện như thế 2 đến 3 lần/ tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe đẹp.
Trị chứng khó tiêu hóa
Ngâm 50g vỏ quýt vào rượu. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ tì  vị, trị chứng nôn mửa kéo dài. Đặc biệt khi ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường có tác dụng tiêu hóa rất tốt.
Trị ghê răng
Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống.Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.


23/02/2016

Tự nhắc:

Tìm được người mà bạn yêu không phải dễ dàng, tìm được một người yêu bạn, sẵn sàng gắn bó cuộc đời với bạn lại càng không dễ dàng gì. 
Nếu như bạn không biết trân trọng người bạn đời đang ở bên cạnh mình, không biết giữ gìn hạnh phúc hiện tại của mình thì một ngày nào đó người bạn đời cũng sẽ trở thành một người khách qua đường trong cuộc đời bạn. 
Và khi ấy, có thể điều bạn đánh mất là hạnh phúc thực sự còn điều mà bạn đang theo đuổi kia chỉ là cái bóng mà thôi.

22/02/2016

Mặt cắt bật lửa Zippo


Ảnh Việt Nam năm 1948 của tạp chí Life

Những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948.
Xe bò kéo chạy qua tòa nhà sau này trở thành thương xá Tax ở Sài Gòn.
Nơi để xe đạp trên vỉa hè đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.
Băng-rôn quảng cáo phim treo đầy trên một đường phố ở trung tâm Sài Gòn.
Hai thầy tu người Pháp đi dạo trên phố Catinat, nay là đường Đồng Khởi.
Cảnh buôn bán trên đường phố Sài Gòn.
Những người đàn ông "đậu" như chim trên hàng rào để xem đua ngựa ngày chủ nhật ở trường đua ngựa Sài Gòn.
Người lính Việt Nam phục vụ chính quyền Pháp tên Trần Đăng Mẫn thực hiện một nghi thức nhà binh.
Tàu vận tải Pháp đậu gần những con thuyền lụp xụp của người Việt trên sông Sài Gòn.
Chân dung Bảy Viễn, một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp, sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.
Một nhóm lính Pháp tại căn cứ hải quân ở Sài Gòn.
Cảnh bếp núc trong một trại lính người Việt của chính quyền thuộc địa.
Binh lính trên một tháp canh tại một trục đường giao thông quan trọng.
Cảnh họp chợ tại một vùng quê.
Đài tưởng niệm quân Pháp chết trận tại Đông Dương trong Chiến tranh thế giới II ở Hải Phòng.
Nghĩa trang chôn 600 quân Pháp bị lính Nhật giết hại trong xung đột ở Đông Dương thời gian Chiến tranh thế giới II.
Lính Pháp tán gẫu trong một quán cà phê vỉa hè.
Người Pháp thư giãn tại hồ bơi ở Sài Gòn.
Các nhân viên thuộc địa chơi tennis tại CLB thể thao cạnh công viên Tao Đàn.
Cạu bé bán báo ngủ gục bên quầy bán báo tiếng Pháp ở Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.
Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn.
Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân của chính quyền thân Pháp ở miền Nam Việt Nam được treo trên cổng chợ Bến Thành.
Cầu quay Khánh Hội, Sài Gòn.
Ba người phụ nữ tạo dáng chụp ảnh trong công viên ở Sài Gòn.
Các sĩ quan Pháp xem đua ngựa tại trường đua Phú Thọ, Sài Gòn.
Công nhân người Việt xây dựng các ụ súng bên bờ sông Sài Gòn.
Sửa đường ven bờ hồ Hoàn Kiếm, gần nhà Thủy Tạ, Hà Nội.
Người dân khấn vái tại một miếu thờ nhỏ ở Hà Nội.
Người phụ nữ thắp hương tại một am thờ, Hà Nội.
Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.
Những ngôi nhà bị phá hủy do giao tranh vũ trang.
Đoàn xe quân sự của Pháp dừng lại nghỉ trên hành trình của mình.
Binh lính người Việt canh gác tại một đồn điền cao su của Pháp.
Một người phụ nữ tát nước trên thửa ruộng của mình.
Nông dân người Hoa quay trở về Trung Quốc trên một con đường ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Trung tâm thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Nữ dân quân của giáo phái Hòa Hảo tập trận trong một cánh rừng ở miền Nam Việt Nam.
Nữ dân quân Hòa Hảo trong hàng ngũ.

21/02/2016

Những bài thuốc từ tỏi ít người biết đến

Tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và được ứng dụng khá nhiều trong các bài thuốc cổ phương cũng như các bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian. Nhưng càng ngày người ta càng thấy rằng những công dụng của tỏi vẫn chưa được tận dụng hết.

Trong cuốn “Dược học cổ truyền” do PGS.TS Phạm Xuân Sinh chủ biên có ghi lại một số cách dùng tỏi chữa bệnh rất đơn giản và hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng thay cho những cách thông thường vẫn sử dụng.
 – Sát trùng, trị giun: Dùng trong trường hợp có giun kim hoặc trùng roi âm đạo gây viêm, hoặc giun móc câu. Ngoài ra còn dùng trị bệnh lỵ amip.
Cách dùng: Tỏi bóc vỏ ngoài 100g, giã nát, thêm 1000ml nước, ngâm trong vòng 24h. Bỏ bã, trước khi đi ngủ dùng nước đó rửa hậu môn. Làm liền 7 ngày sẽ trị được giun kim và bệnh ngứa hậu môn.
Kiện tỳ vị: Dùng khi ăn uống không tiêu.
Dùng 4 – 5 nhánh tỏi sống mà nuốt hoặc lấy 1 củ tỏi bóc vỏ ngoài nhét vào hậu môn gây trung tiện là khỏi trướng bụng.
Trừ đờm, chỉ ho (còn dùng để chữa ho gà, viêm khí quản mạn tính): Dùng 1 củ tỏi, sắc (sấp 2 lần) chừng 5 phút, lọc thêm chút đường cho uống ngày 2 – 3 lần.
Cũng có thể đem tỏi giã nát, trước khi đi ngủ dán vào 2 lòng bàn chân, làm 3 – 5 tối. Nhất là người đang ho nặng vào ban đêm thì nên dùng cách này.
Hạ ápDùng cho người bị cao huyết áp. Mỗi ngày vào buổi sáng, lúc đói ăn vài nhánh tỏi, ăn xong uống chút nước, chút giấm và đường. Ăn liền 10 – 15 ngày huyết áp sẽ hạ xuống.
Phòng bệnh cúm: Dịch ngâm tỏi, nhỏ mũi hàng ngày vào buổi sáng và tối. Cách này còn dùng phòng bệnh sốt rét.
Cầm máu: Dùng trong trường hợp chảy máu mũi, chảy máu bộ phận phía trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày).
Cách dùng: Tỏi sống 2 – 3 nhánh giã nát, cho vào miếng vải, đặt vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân. Chảy ở lỗ mũi bên nào thì băng vào lòng bàn chân bên đó.